Các nền kinh tế kết nối chặt chẽ với nhau cơ thực sự cần thiết và có ích với các quốc gia hay không

Mục lục bài viết

  • 1. Phân tích những tác động của toàn cầu hoá, khu vực hoá
  • 2. Toàn cầu hoá và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay
  • 2. Pháp luật lao động trong quá trình toàn cầu hóa
  • 3. Những cái tất yếu thời toàn cầu hóa ?
  • 4. Việt Nam và toàn cầu hóa

1. Phân tích những tác động của toàn cầu hoá, khu vực hoá

Toàn cầu hoá, khu vực hóa (TCH, KVH) tạo ra những thời cơ thuận lợi cho sự phát triển của các nước đang phát triển (ĐPT). Một trong những thời cơ thuận lợi đó là các nước ĐPT nếu chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế so sánh của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế. Trong quá trình TCH, KVH sẽ có sự phân chia thành các nhóm nước với những lợi thế so sánh tương ứng để bổ sung cho nhau trong sự hợp tác và phát triển.

I. Tác động tích cực của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang phát triển

1. Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển

Lợi thế so sánh luôn biến đổi phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước. Nước nào có nền kinh tế càng kém phát triển thì lợi thế so sánh càng suy giảm. Đa số các nước ĐPT chỉ có lợi thế so sánh bậc thấp như lao động rẻ, tài nguyên, thị trường... Đó là một thách thức lớn đối với các nước ĐPT. Nhưng TCH, KVH cũng mang lại cho các nước ĐPT những cơ hội lớn mới, nếu biết vận dụng sáng tạo để thực hiện được mô hình phát triển rút ngắn. Chẳng hạn, bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao động, thị trường, các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch, dịch vụ... các nước ĐPT có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu với cơ cấu kinh tế có các ngành sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hoá - dịch vụ không thể thiếu trong cơ cấu hàng hoá - dịch vụ trên thị trường thế giới. Để làm được việc đó các nước ĐPT có cơ hội tiếp nhận được các dòng vốn quốc tế, các dòng kỹ thuật - công nghệ mới và kỹ năng quản lý hiện đại. Như­ng cơ hội đặt ra như nhau đối với các nước ĐPT, song nước nào biết tận dụng nắm bắt được chúng thì phát triển. Điều đó phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, vào nội lực của mỗi nước.

Việc phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình TCH, KVH của các nước ĐPT là nhằm tận dụng tự do hoá th­ương mại, thu hút đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Tỷ trọng mậu dịch thế giới trong tổng kim ngạch mậu dịch thế giới của các nước ĐPT ngày một tăng (1985: 23%, 1997: 30%). Các nước ĐPT cũng ngày càng đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ kinh tế quốc tế, tỷ trọng hàng công nghiệp trong cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng tăng (1985: 47%, 1998: 70%) và các nước ĐPT đang nắm giữ khoảng 25% lượng hàng công nghiệp xuất khẩu trên toàn thế giới.

>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi: 1900.6162

2. Tăng nguồn vốn đầu tư

Kinh tế TCH, KVH biểu hiện nổi bật ở dòng luân chuyển vốn toàn cầu. Điều đó tạo cơ hội cho các nước ĐPT có thể thu hút được nguồn vốn bên ngoài cho phát triển trong nước, nếu nước đó có cơ chế thu hút thích hợp. Thiết lập một cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư nội địa hợp lý là cơ sở để định hướng thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm các ưu đãi từ những điều kiện và môi trường đầu tư bên trong để thúc đẩy chương trình đầu tư của họ. Các nước đang phát triển đã thu hút và sử dụng một lượng khá lớn vốn nước ngoài cùng với nguồn vốn đó, vốn trong nước cũng được huy động. Theo Báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, năm 1996 các nước ĐPT tiếp nhận 129 tỷ USD FDI, đến năm 1999 FDI vào các nước ĐPT tăng lên 198 tỷ USD, trong đó 97 tỷ USD vào Mỹ Latinh (Braxin chiếm 31 tỷ), 91 tỷ USD vào Châu Á (riêng Trung Quốc chiếm 40 tỷ).

TCH, KVH đã tạo ra sự biến đổi và gia tăng cả về lượng và chất dòng luân chuyển vốn vào các nước đang phát triển, nhất là trong khi các nước ĐPT đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư cho phát triển. Chẳng hạn, lượng vốn đầu tư vào các nước ĐPT tăng khá nhanh: 1980: 30 tỷ USD; 1990: 60 tỷ USD; 1996: gần 200 tỷ USD; năm 1997 các nước ĐPT thu hút tới 37% lượng vốn FDI toàn thế giới. Trong dòng vốn đầu tư vào các nước ĐPT thì dòng vốn tư nhân ngày càng lớn.

3. Nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ

Tr­ước xu thế TCH, KVH, các nước ĐPT tuỳ theo vị thế, điều kiện lịch sử cụ thể và trình độ phát triển của mình đều có cách thức riêng phát triển theo con đường rút ngắn. Hai trong số nhiều con đường phát triển là: Thứ nhất, du nhập kỹ thuật - công nghệ trung gian từ các nước phát triển để xây dựng những ngành công nghiệp của mình như là một bộ phận hợp thành trong tầng công nghiệp hiện đại. Tuỳ thuộc vào khả năng vốn, trí tuệ... mà các nước ĐPT lựa chọn một hoặc cùng lúc cả hai con đường phát triển nói trên. TCH, KVH cho phép các nước ĐPT có điều kiện tiếp nhận các dòng kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ của mình. Nhưng điều đó còn phụ thuộc vào khả năng của từng nước biết tìm ra chiến lược công nghiệp hoá rút ngắn thích hợp.

Trong quá trình TCH, KVH các nước ĐPT có điều kiện tiếp cận và thu hút những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, qua đó mà nâng dần trình độ công nghệ sản xuất của các nước ĐPT. Do vậy, mà ngày càng nâng cao được trình độ quản lý và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế các nước ĐPT. TCH, KVH được đánh giá như một công cụ đặc hiệu để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ ở các nước ĐPT. Bởi lẽ, trong quá trình tham gia vào liên doanh, liên kết sản xuất quốc tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án FDI... các nước ĐPT có điều kiện tiếp cận những công nghệ, kiến thức và kỹ năng hết sức phong phú, đa dang của các nước đang phát triển.

4. Thay đổi được cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực

TCH, KVH đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có các nước ĐPT phải tổ chức lại với cơ cấu hợp lý. Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Nhưng ở các nước phát triển những ngành có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng vốn lớn... đang chiếm ưu thế, còn ở những nước ĐPT chỉ có thể đảm nhận những ngành có hàm lượng cao về lao động, nguyên liệu và hàm lượng thấp về công nghệ, vốn. Tuy nhiên, nếu nước ĐPT nào chủ động, biết tranh thủ cơ hội, tìm ra được con đường phát triển rút ngắn thích hợp, thì có thể vẫn sớm có được nền kinh tế tri thức. Điều đó đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn. Quá trình TCH, KVH sẽ dẫn đến tốc độ biến đổi cao và nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu, điều đó buộc nền kinh tế mỗi nước, muốn phát triển, không còn con đường nào khác là phải hoà nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế nào bắt kịp dòng vận động chung thì phát triển, không thì dễ bị tổn thương và bất định. Mỗi nước ĐPT cần phải tìm cho mình một phương thức để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích hợp để có thể phát triển rút ngắn. Hầu hết các nền kinh tế của các nước ĐPT đều tiến tới mô hình kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế dựa vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến. Đây là một mô hình kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực. Nh­ưng nền kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế đòi hỏi chính phủ các nước phải có quan niệm đúng và xử lý khéo quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộ ở mức cần thiết; đồng thời phải nắm bắt được các thông lệ và thể chế kinh tế bên trong, giải quyết đúng đắn việc kết hợp các nguồn lực bên ngoài thành nội lực bên trong để phát triển. Nền kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế muốn phát triển ổn định, đòi hỏi cơ cấu kinh tế bên trong phải đủ mạnh, cơ cấu xuất khẩu đa dạng, thể chế kinh tế linh hoạt và có năng lực thích ứng để đương đầu với những thay đổi của các điều kiện phát triển toàn cầu. Điều đó buộc các nước ĐPT phải tìm ra con đường công nghiệp hoá rút ngắn thích hợp. Nhiều nước chọn mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, dựa vào tăng trư­ởng các sản phẩm công nghiệp chế tạo. Phát triển công nghiệp chế tạo sẽ giúp nền kinh tế các nước ĐPT nhanh chóng chuyển được nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và từng bước chuyển tới nền kinh tế tri thức. Sự dịch chuyển này đến đâu phụ thuộc vào trình độ thích ứng về tiếp nhận công nghệ, khả năng về vốn, khai thác thị trường. Dù bước chuyển dịch ở trình độ nào, nền kinh tế ở các nước ĐPT đều chú trọng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ; đồng thời tập trung nỗ lực phát triển các ngành có khả năng cạnh tranh. Chính vì vậy, cơ cấu kinh tế của nhiều nước ĐPT đã có nhiều biến đổi theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng thay đổi, chất lượng hàng hoá xuất khẩu được nâng lên theo hướng đạt các tiêu chuẩn quốc tế, tỷ trọng sản phẩm qua chế biến đã tăng từ 5,65% (năm 1980) lên 77,7% (năm 1994).

TCH, KVH đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia cơ cấu lại nền kinh tế của mình. Nền kinh tế toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng, thì nền kinh tế của các nước ĐPT, nếu muốn phát triển, không còn con đường nào khác là phải nhanh chóng hoà nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Các nước phải bắt kịp các động thái của dòng vận động tiền vốn, kỹ thuật - công nghệ, hàng hoá - dịch vụ khổng lồ của thế giới. Tính bất định và mức độ dễ bị tổn th­ương với tính cách là hệ quả của những động thái này đang ngày càng gia tăng, nhất là đối với nền kinh tế các nước ĐPT.

5. Mở rộng kinh tế đối ngoại

TCH, KVH làm cho quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu và diễn ra hết sức mạnh mẽ do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. TCH, KVH đang diễn ra với tốc độ cao, càng đòi hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nước ĐPT. Và chỉ bằng cách đó mới có thể khai thác có hiệu quả nguồn lực quốc tế. Đồng thời, TCH, KVH, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế càng đẩy mạnh thì càng tạo ra những cơ hội và thách thức mới mà chỉ có sự phối hợp quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại thì mới có thể tranh thủ được những cơ hội, v­ượt qua được những thách thức. Thực tế lịch sử cũng đã khẳng định rằng: ngày nay không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không thiết lập quan hệ kinh tế với các nước khác, và do vậy không một quốc gia nào, kể cả các nước ĐPT, lại không thực hiện việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Trong hoàn cảnh quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng, quá trình TCH, KVH được thúc đẩy mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế đối ngoại trở thành một nhân tố không thể thiếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng ở mỗi nước, nhất là những nước ĐPT.

6. Cơ sở hạ tầng được tăng cường

Quá trình TCH, KVH đã tạo ra cơ hội để nhiều nước ĐPT phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, về b­ưu chính viễn thông, về điện, nước... ở các nước ĐPT, mức thu nhập tính theo đầu người rất thấp, do đó tích luỹ cũng vô cùng thấp vì phần lớn thu nhập dùng vào sinh hoạt. Trong khi đó các nước ĐPT lại rất cần những lượng vốn lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng và xây dựng những công trình thiết yếu nhằm phát triển kinh tế. Bởi vậy, xuất hiện khoảng cách lớn giữa nhu cầu đầu tư và tích luỹ vốn. Cho nên các nước ĐPT muốn tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng thì phải biết tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ có thông qua các quan hệ kinh tế đối ngoại mới có thể cải tạo, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất hiện có; cải tiến, hiện đại hoá công nghệ truyền thống; xây dựng những hướng công nghệ hiện đại... Nhờ đó mà xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế.

7. Học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến

Các nước có nền kinh tế phát triển thường có phương thức, cách thức quản lý nền kinh tế tiên tiến với những công cụ quản lý hiện đại. Thông qua các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế các nước ĐPT học tập những kinh nghiệm quản lý tiên tiến hiện đại của các nước phát triển. Học tập trực tiếp qua các dự án đầu tư, qua các Xí nghiệp, Công ty liên doanh..., qua việc đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế...

II. Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang phát triển

1. Tăng trưởng kinh tế không bền vững do phụ thuộc vào xuất khẩu

Nền kinh tế các nước ĐPT đang cơ cấu lại theo chiến lược kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế. Nhưng trong quá trình đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều nước ĐPT phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu. Mà xuất khẩu lại phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường thế giới, vào giá cả quốc tế, vào lợi ích của các nước nhập khẩu, vào độ mở cửa thị trường của các nước phát triển... do vậy, mà chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, khó lường trước.

Những thập niên gần dây, ở nhiều nước ĐPT, tỷ lệ tăng tr­ưởng kinh tế và thu nhập đầu người bị giảm. Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Châu Phi là 5%, nhưng hiện nay đã giảm xuống 2,6%. Trong hơn 10 năm qua, thu nhập đầu người của hơn 100 nước ĐPT giảm đi, hơn 60 quốc gia bình quân đầu người về tiêu dùng giảm đi mỗi năm 1%.

2. Lợi thế của các nước đang phát triển đang bị yếu dần

Nền kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Do vậy mà những yếu tố được coi là lợi thế của các nước ĐPT như tài nguyên, lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động thấp... sẽ yếu dần đi, còn ưu thế về kỹ thuật - công nghệ cao, về sản phẩm sở hữu trí tuệ, về vốn lớn... lại đang là ưu thế mạnh của các nước phát triển. Ba dòng luân chuyển toàn cầu là kỹ thuật - công nghệ, thông tin và vốn đang trở thành động lực thúc đẩy TCH, KVH. Trong quá trình đó, lợi thế so sánh của các nước cũng biến đổi căn bản: trên phạm vi toàn cầu lợi thế đang nghiêng về các nước phát triển vì ở đó dang có ưu thế về trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao và vốn lớn. Các nước ĐPT đang bị giảm dần ưu thế do lợi thế về lao động rẻ, tài nguyên phong phú... đang bị suy yếu. Và các nước càng kém phát triển thì càng phải chịu nhiều thua thiệt và rủi ro do sự suy giảm về lợi thế so sánh gây ra. Đó là thách thức cho các nước đi sau. TCH, KVH trong khi làm tăng vai trò của các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành có công nghệ cao, lao động kỹ năng... thì sẽ giảm tầm quan trọng của các hàng hoá sơ chế và lao động không kỹ năng. Cuộc cách mạng công nghệ sinh học, tin học, điện tử... làm giảm tầm quan trọng của các mặt hàng công nghệ thô. Do đó, các nước ĐPT, trước đây được coi là giàu có, được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, thì ngày nay đang trở thành những nước nghèo. Sự tiến bộ về khoa học - công nghệ không chỉ làm thay đổi cơ cấu, mà còn làm thay đổi về lợi thế so sánh giữa các nước phát triển và đang phát triển. Các ngành công nghiệp hiện đại sử dụng ngày càng ít tài nguyên thiên nhiên, do đó, tài nguyên thiên nhiên không còn là lợi thế lớn, không còn là yếu tố cạnh tranh quan trọng. Trong nền kinh tế hiện đại, chỉ có công nghệ tri thức, kỹ năng tinh xảo được coi là các nguồn lực có lợi thế so sánh cao. như vậy, các nước ĐPT, các nhà xuất khẩu hàng hoá sơ chế và lao động không kỹ năng ngày càng bị rơi vào tình thế bất lợi. Hơn nữa, TCH buộc các nước ĐPT hoạt động theo nguyên tắc của thị trường toàn cầu, làm hạn chế tính hiệu quả của chính sách phát triển quốc gia của họ. Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, tầm quan trọng của nguyên liệu thô và lao động kỹ năng thấp đang giảm dần, trong khi lao động kỹ năng và tri thức ngày càng trở nên quan trọng. Lợi thế đang ngày càng nghiêng dần về phía các nước phát triển.

3. Nợ nần của các nước đang phát triển tăng lên

Sau một thời gian tham gia TCH, KVH nợ nần của nhiều nước ĐPT ngày càng thêm chồng chất. Khoản nợ quá lớn (trên 2200 tỷ USD) là gánh nặng đè lên nền kinh tế của các nước ĐPT, nó là lực cản kéo lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này. Theo báo cáo của WB về tình hình tài chính toàn cầu năm 1999, tỷ lệ nợ nước ngoài so với GNP của Braxin là 24%, Mêhicô là 38%, Inđônêxia là 65%, Philippin là 51%... Những khoản nợ quá lớn đang làm cho nền kinh tế một số nước ĐPT ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế các nước chủ nợ, mà chủ yếu là các nước tư bản phát triển. Có những nước khoản vay mới không đủ dể trả lời những khoản vay cũ. Điều đó càng làm cho nền kinh tế một số nước ĐPT lâm vào bế tắc, không có đường ra, dẫn đến vỡ nợ, phá sản. TCH như cỗ xe khổng lồ nghiền nát nền kinh tế một số nước bị vỡ nợ.

4. Sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu kém

TCH, KVH đã làm cho vấn đề cạnh tranh toàn cầu trở nên ngày càng quyết liệt. Xuất phát điểm và sức mạnh của mỗi quốc gia khác nhau, nên cơ hội và rủi ro của các nước là không ngang nhau. Nền kinh tế của các nước ĐPT dễ bị thua thiệt nhiều hơn trong cuộc cạnh tranh không ngang sức này. Càng phải phá bỏ hàng rào bảo hộ thì thách thức đối với các nước ĐPT càng lớn. Chính sự yếu kém về kỹ thuật, công nghệ, vốn, kỹ năng tổ chức nền kinh tế của các nước ĐPT sẽ làm cho chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước ĐPT với các nước phát triển sẽ ngày càng cách xa hơn. Từ đó cho thấy rằng: việc áp dụng nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng cho các nước có trình độ kinh tế khác xa nhau thực chất là một sự bất bình đẳng. Trên một sân chơi ngang bằng, cạnh tranh ‘’bình đẳng’’ những nền kinh tế lớn mạnh, những công ty có sức mạnh nhất định sẽ chiến thắng những nền kinh tế còn kém phát triển, những công ty còn nhỏ yếu. Tính chất bất bình đẳng trong cạnh tranh quốc tế hiện nay đang đem lại những thua thiệt cho các nước ĐPT.

5. Mở rộng lãnh thổ, tăng thêm dân số.

Trước khi CHXH ở Liên Xô và Đông Âu (cũ) tan rã, các nước ĐPT trên thế giới là 163/191 quốc gia và khu vực. Hiện nay con số này là 180/210. Bởi lẽ các nước Liên Xô và Đông Âu là 9 nước, nay đã chia tách thành 28 nước. Điều đó làm cho dân số ở các nước ĐPT hiện nay tăng thêm khoảng hơn 400 triệu, đất đai tăng thêm hơn 25 triệu km2.

6. Phân hoá giàu nghèo giữa hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển tăng lên

Quá trình TCH, KVH là quá trình làm tăng thêm sự phân hoá giàu nghèo giữa hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. Hiện nay các nước phát triển đang nắm giữ 3/4 sức sản xuất của toàn thế giới, 3/4 phân ngạch mậu dịch quốc tế, là nơi đầu tư và thu hút chủ yếu các luồng vốn FDI (năm 1999 trong 827 tỷ USD tổng vốn FDI của thế giới, các nước phát triển chiếm 609 tỷ USD, riêng EU gần 300 tỷ USD, Mỹ gần 200 tỷ USD). Các Công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới cũng chủ yếu nằm ở các nước phát triển. Các nước này cũng nắm giữ hầu hết các công nghệ hiện đại nhất, các phát minh, sáng chế, bí quyết và các sản phẩm chất xám khác. Đây cũng là nơi liên tục thu hút được "chất xám" của toàn thế giới. Ngoài ra các thiết chế kinh tế, tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế như WTO. IMF, WB... đều nằm dưới sự chi phối của các nước phát triển, đứng đầu là Mỹ. Với những sức mạnh kinh tế to lớn như vậy, các nước phát triển đang chi phối nền kinh tế toàn cầu. Còn các nước ĐPT thì nền kinh tế chưa đủ sức để chống đỡ được vòng xoáy của cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới. Do vậy mà các nước ĐPT ngày càng bị nghèo đi so với tốc độ giàu nhanh của các nước phát triển. Năm 1998, 24 quốc gia phát triển chiếm khoảng 17% dân số thế giới thì chiếm tới 79% giá trị tổng sản lượng kinh tế quốc dân toàn thế giới; còn các nước ĐPT chiếm 83% dân số thế giới thì chỉ chiếm 21% giá trị tổng sản lượng kinh tế quốc dân toàn thế giới; 20% số dân thế giới sống ở những nước thu nhập cao tiêu dùng 86% số hàng hoá của toàn thế giới. 20% số dân nghèo nhất thế giới năm 1998 chỉ chiếm 1,1% thu nhập toàn thế giới, tỷ lệ đó năm 1991 là 1,4%, năm 1996 là 2,3%. Hiện nay, tài sản của 10 tỷ phú hàng đầu thế giới đã đạt 133 tỷ USD tương đương với 1,5 lần thu nhập quốc dân của tất cả các nước ĐPT.

7. Môi trường sinh thái ngày càng xấu đi

Việc chuyển dịch những ngành đòi hỏi nhiều hàm lượng lao động, tài nguyên... nhiều những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sang các nước ĐPT; việc các nhà tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước ĐPT ngày càng trở nên xấu đi nhanh chóng. Hơn nữa, trong quá trình TCH sự phát triển của các nước phát triển không chỉ dựa vào tài nguyên giá rẻ, sức lao động rẻ, thị trường giá rẻ, hàng hoá và dịch vụ rẻ; mà còn dựa vào đầu độc môi trường sinh thái ở các nước ĐPT. 2/3 rừng của thế giới đang bị phá huỷ và đang mất đi với tốc độ mỗi năm 16 triệu ha. Lượng gỗ dùng cho sản xuất giấy (gần như toàn bộ lấy từ các nước ĐPT) thập kỷ 90 gấp đôi thập kỷ 50, mà tiêu dùng chế phẩm giấy của Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu chiếm 2/3 thế giới. Toàn thế giới mỗi năm có 2,7 triệu người chết vì không khí bị ô nhiễm, thì 90% số người đó là ở các nước ĐPT. Ngoài ra, mỗi năm còn có khoảng 25 triệu người bị trúng độc vì thuốc trừ sâu, 5 triệu người bị chết vì nhiễm bệnh do nước bị nhiễm bẩn...

III. Đối sách của các nước đang phát triển

1. Chủ động hội nhập từng bước vững chắc

TCH, KVH là xu thế khách quan do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội, trước hết là những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ quy định. TCH, KVH không chỉ là thách thức nghiêm trọng, mà còn là cơ hội cho các nước ĐPT. Do vậy, các nước ĐPT tất yếu phải tham gia quá trình TCH, KVH. Nhưng vấn đề là biết chủ động hội nhập từng bước vững chắc.

Quá trình TCH, KVH đòi hỏi nền kinh tế các nước ĐPT phải theo mô hình kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế. Nh­ưng thực hiện mở cửa nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế phải thực sự chủ động, thận trọng và từng bước vững chắc. Thực hiện tự do hoá nền kinh tế một cách quá nhanh sẽ dẫn đến hậu quả to lớn. Các nước ĐPT cần thấy rằng nội lực trong nước là nhân tố tiên quyết quyết định, còn ngoại lực là nhân tố hết sức quan trọng không thể thiếu. Một nền kinh tế, nhất là ở các nước ĐPT, không thể phát triển bền vững nếu chỉ dựa vào vốn bên ngoài, phục vụ thị trường nước ngoài. Điều quan trọng nhất đối với các nước ĐPT là phải phát huy cao độ nội lực của mình, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài với cơ cấu hợp lý, đúng mục đích. Mở rộng thị trường xuất khẩu là vô cùng quan trọng, như­ng đồng thời phải chú ý đúng mức đến thị trường trong nước. Thị trường trong nước là cơ sở để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.

2. Biết lợi dụng những yếu tố thuận lợi

TCH, KVH là thách thức nghiêm trọng, đồng thời cũng là cơ hội cho các nước ĐPT. Các nước ĐPT cần tích cực chủ động tham dự, đề ra đối sách tương ứng, khéo tranh thủ cái lợi, tránh cái hại, chẳng hạn như thu hút đầu tư nước ngoài để bù đắp những thiếu hụt về vốn trong nước. Nhập trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, quy trình quản lý tiên tiến, thực hiện bước nhảy vọt về hiện đại hoá kỹ thuật - công nghệ, quản lý, phát huy ưu thế tương đối, khai thác thị trường quốc tế...

Trong quá trình TCH đang bị chi phối, áp đặt bởi các nước tư bản phát triển, nhưng với số lượng trên 100 nước trong tổng số 145 nước của WTO, vị thế của các nước ĐPT không thể bị coi nhẹ. Các nước tư bản phát triển không thể không tính đến những phản ứng của các nước ĐPT và cũng không thể áp đặt các nước ĐPT hoàn toàn tuân theo ý muốn và lợi ích của các nước phát triển. Thị trường của các nước ĐPT về lâu dài vẫn có tính hấp dẫn. Nếu sức mua của thị trường các nước này được nâng lên thì đây sẽ là một dung lượng thị trường lớn mà các nước phát triển không thể bỏ qua. Bởi vậy các nước phát triển nhiều khi phải tham gia giải quyết các vấn đề ở nhiều nước ĐPT. Các nước ĐPT cần lợi dụng điều này để làm lợi cho mình.

Ngay trong quá trình TCH, về nguyên tắc các nước phát triển nhất trí với nhau và có cùng quan điểm, nhưng xét về lợi ích trên từng vấn đề, từng lĩnh vực thì lại có nhiều mâu thuẫn khó giải quyết. Vì vậy, các nước ĐPT phải biết lợi dụng điều này để làm lợi cho mình.

3. Vừa hợp tác, vừa đấu tranh

TCH, KVH là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh. TCH ngày nay chủ yếu do các nước TBCN phát triển dẫn dắt và thúc đẩy. Họ đề ra và định đoạt lề lối và quy tắc quốc tế áp dụng trong quan hệ quốc tế hiện nay. Trong đó có khá nhiều điều khoản bất hợp lý, không công bằng, kỳ thị và gây tổn hại cho các nước ĐPT. Chẳng hạn, nông sản là sản phẩm chủ yếu do các nước ĐPT xuất khẩu, nhưng các nước phát triển lại đặt ra mức thuế rất cao. Mức thuế quan trung bình mà các nước phát triển áp đặt đối với hàng hoá của các nước ĐPT rất nặng so với mức thuế giữa họ với nhau. Họ còn quy định đưa quá trình sản xuất vào cái gọi là ‘’tiêu chuẩn thương mại công bằng’’ quốc tế, cho rằng hàng hoá của các nước ĐPT sản xuất sử dụng lao động rẻ mạt trong điều kiện sản xuất thô sơ không phải là sản xuất tiêu chuẩn và vì vậy họ cự tuyệt nhập khẩu. Đó là một điều cực kỳ phi lý và áp đặt. Do đó, các nước ĐPT để mư­u lợi ích cho mình, vừa phải đấu tranh kiên quyết có lý, vừa phải có tình trên vũ đài quốc tế như tại Liên Hiệp Quốc, WTO... để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nước ĐPT trong quan hệ quốc tế với các nước phát triển. Các nước ĐPT cần khéo triển khai đấu tranh trong thời gian và trường hợp thích hợp để phá bỏ trật tự kinh tế thế giới cũ hiện tồn tại nhiều điều bất hợp lý, tích cực tham gia xây dựng quy tắc giao lưu và hợp lý, tích cực kêu gọi sửa đổi các quy tắc không công bằng, không hợp lý, từng bước xây dựng trật tự thế giới mới công bằng, hợp lý, thật sự phù hợp lợi ích của các nước ĐPT. Chỉ có dám và giỏi đấu tranh thì các nước đang phát triển mới có thể không bị TCH TBCN đè bẹp, mà còn có thể giữ được tính độc lập của quốc gia dân tộc mình, đồng thời còn ngày càng phát triển mạnh lên. Các nước ĐPT nếu đoàn kết, có tiếng nói chung, trên cơ sở nhận biết được lợi ích chung lâu dài, thì sẽ dành được thắng lợi ở nhiều mặt. Khi tiếng nói chung đó càng mạnh mẽ, thể hiện sự đồng tâm, hiệp lực sẽ làm cho bản thân bên trong các nước phát triển cũng như các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ có những biểu hiện và thái độ khác đi, đối xử với các nước ĐPT khác đi.

4. Liên kết để có tiếng nói chung

TCH TBCN sẽ dẫn đến sự thống trị của các nước TBCN phát triển đối với toàn thế giới, do đó các nước ĐPT phải biết liên kết lại mang tính toàn cầu để chống lại sự thống trị đó. Các nước ĐPT hiện nay đều đang đứng trước nhiệm vụ chung là chống lại chủ nghĩa bá quyền, duy trì hoà bình thế giới, phát triển nền kinh tế quốc dân. Đứng trước TCH TBCN, các nước ĐPT đang phải đối đầu với nhiều khó khăn và vấn đề chung. Các nước ĐPT có ưu thế về số lượng quốc gia, dân số, diện tích, đường giao thông chiến lược, tài nguyên... và có truyền thống đoàn kết hợp tác, chi viện lẫn nhau. Các tổ chức như ‘’Phong trào không liên kết’’, ‘’nhóm 77 nước’’... đã, đang và tiến hành đấu tranh trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế ... Chỉ cần các nước ĐPT nhận rõ hơn nữa sự tồn tại và lợi ích chung căn bản, kiên trì cùng tôn trọng chủ quyền các nước, không can thiệp vào công việc nội bộ, bình đẳng cùng có lợi, cùng nhau hợp tác, liên kết tìm tiếng nói chung thì nhất định giải quyết thoả đáng các vấn đề do lịch sử để lại, từng bước liên kết với nhau, đoàn kết đấu tranh thì nhất định nâng cao được hơn nữa vị thế của các nước ĐPT, nhất định đẩy mạnh được việc xây dựng trật tự mới về chính trị, kinh tế thế giới công bằng, hợp lý. Nếu các nước tư bản phát triển cứ tiếp tục không tôn trọng những quy tắc chung đã đề ra, thì các nước ĐPT, nhất định đẩy mạnh được việc xây dựng trật tự mới về chính trị, kinh tế thế giới công bằng, hợp lý. Nếu các nước tư bản phát triển cứ tiếp tục không tôn trọng những quy tắc chung đã đề ra, thì các nước ĐPT đương nhiên phải hợp sức lại để có lập trường phản bác chung.

PGS. TS. Vũ Văn Phúc (Nguồn: Tạp chí Kinh tế châu Á-TBD)

2. Toàn cầu hoá và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng nổi trội và do đó đã trở thành môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới.

Tuy thế, giữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu hóa. Những nước và các nhóm xã hội yếu thế thường bị thua thiệt do tác động từ những mặt trái của toàn cầu hóa và luôn phản đối nó hoặc trong tâm thế thích ứng bị động. Trong khi đó, những nước và những người có sức mạnh chi phối toàn cầu hóa lại coi nó là cơ hội mang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức tận dụng những mặt tích cực của nó. Cho dù vậy, toàn cầu hóa vẫn đã và sẽ diễn ra, chi phối dưới hình thức này hay khác, với các mức độ khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội của hầu hết các nước, nếu nhìn về dài hạn.

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập một số khía cạnh về ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đến quan hệ cạnh tranh.

1. Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đến cạnh tranh quốc tế

Do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, nền kình tế thế giới hiện nay đang chuyển thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua các mạng lưới công nghệ thông tin. Toàn cầu hóa đòi hỏi các quyết định kinh tế, dù được đưa ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đều phải tính tới các yếu tố quốc tế (1). Từ cuối thế kỷ XX trở lại đây sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ và các nguồn vốn đầu tư giữa các nước gia tăng ngày càng nhanh, tạo ra sự biến đổi về chất so với trước đây

Xu thế mới nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới và cũng là xu thế cơ bản của cạnh tranh quốc tế ngày nay là một mặt, tất cả các nước đều phải gia tăng thực lực kinh tế của mình và lấy đó làm điểm tựa chính để mở rộng khả năng tham dự vào cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên phạm vi toàn cầu; mặt khác, cuộc cạnh tranh quốc tế lấy thực lực kinh tế làm cốt lõi có xu hướng ngày càng quyết liệt đó cũng khiến cho nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng quốc tế hóa và tập đoàn hóa khu vực.

Toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực làm gia tăng sự liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp của các nước, nhưng đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, toàn cầu hóa hoàn toàn không phải là ‘‘trò chơi’‘ hai bên đều thắng, mà nó thường gây ra hiệu ứng hai mặt. Có những khu vực, những nước và doanh nghiệp giàu lên nhanh chóng nhờ toàn cầu hóa; nhưng có những khu vực, những nước và doanh nghiệp bị thua thiệt hoặc thậm chí bị đẩy ra khỏi dòng chảy sôi động của thương mại và đầu tư quốc tế (2)

>>Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoại gọi số: 1900.6162

Ngày nay, muốn tránh thua thiệt và được hưởng lợi trong cạnh tranh quốc tế, thì vấn đề cốt lõi và phải tăng cường thực lực kinh tế và chủ động hội nhập.

Động lực của toàn cầu hóa chính là lợi ích mà các lực lượng tham dự có thể thu được nhờ vào sự mở rộng thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Việc mở rộng này là hoàn toàn phù hợp với công nghệ đang thay đổi, làm giảm chi phí vận tải và thông tin liên lạc quốc tế, tạo điều kiện cho việc khuyếch trương các hoạt động sản xuất và tiếp thị trên khắp thế giới. Song, do khởi điểm mà các nước gia nhập quá trình này rất khác nhau, lợi ích mà họ thu được từ toàn cầu hóa và tự do hóa không thể ngang nhau. Những nước kém phát triển nhất hoặc những nhóm xã hội yếu thế do hạn chế về năng lực cung ứng các nguồn lực, họ không được lợi trong thương mại. Trong lúc nhiều quốc gia thuộc nhóm đang phát triển đã mạnh dạn áp dụng chính sách mở cửa, thu hút FDI và đẩy nhanh thương mại, nhờ đó đã rút ngắn được khoảng cách so với các nước phát triển.

Cho dù đã và sẽ còn những nghi ngại đối với toàn cầu hóa, nhưng không thể phủ nhận và né tránh ảnh hưởng khách quan của nó đối với tất cả các nước. Trong tiến trình toàn cầu hóa, chắc chắn là cạnh tranh quốc tế sẽ ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Xu hướng này liên quan đến hàng loạt nhân tố, đó là: sự ra đời của thị trường toàn cầu; sự ra đời với tốc độ nhanh chóng của hàng loạt công ty mới giàu tinh thần lập nghiệp và năng lực sáng tạo kinh tế; sự xuất hiện liên tục của những kỹ thuật mới và thị trường mới; sự gia tăng thường xuyên sức ép trên thị trường chứng khoán đối với giá cổ phiếu; sự rút ngắn vòng đời của sản phẩm và sự nhất thể hóa kinh tế có hiệu lực về mặt pháp lý… Ngày nay, bất kỳ chủ thể nào muốn trụ vững và giành thắng lợi trên thị trường khu vục và thế giới, đều phải tính toán đầy đủ các nhân tố đó khi thiết kế và thực hiện chính sách cạnh tranh.

2 - Về một số vấn đề liên quan đến Việt Nam

Phát triển đất nước theo đường lối đổi mới Chính phủ Việt Nam ngày càng nhận thấy rõ hơn sự cần thiết phải tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế và cạnh tranh quốc tế. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010 nêu rõ, phải ‘‘Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển… Trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chế lượng, hiệu quả, không ngừng tăng năng lực cạnh tranh và giảm dần hàng rào bảo hộ’‘(3). Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10-2003) Quốc hội khóa XI, cũng thẳng thắn thừa nhận: Tăng trưởng kinh tế trong ba năm vừa qua (2001- 2003) chủ yếu vẫn theo chiều rộng, tăng về số lượng, nhưng chậm chuyển biến về chất lượng... Nhìn chung, sự cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp và nền kinh tế đều thấp(4). Từ đó nhấn mạnh một trong các giải pháp lớn là ‘‘phải tạo bước phát triển mới về kinh tế đối ngoại... Năm 2004 phải có bước đi mạnh mẽ hơn, với quyết tâm cao về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đi đôi với với việc thực hiện cam kết về lộ trình tham gia Khu vực Mậu dịch tự do Đông Nam á (AFTA) và phát triển các quan hệ kinh tế song phương, cần đẩy mạnh đàm phán gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với phương án thích hợp để sớm trở thành thành viên của tổ chức này’‘(5).

Như vậy, quyết tâm về mặt chính trị đối với vấn đề tham gia quá trình toàn cầu hóa kinh tế của Việt Nam đã rõ. Nhưng phân tích về thực chất, thì cho đến cuối năm 2003, Việt Nam vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan đến việc tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế.

Một là, những vướng mắc về nhận thức.

Hiện thời, ngay trong giới nghiên cứu và hoạch định chính sách ở cấp chiến lược, vẫn còn nhiều bàn cãi về vấn đề nên hội nhập như thế nào(6) Gắn liền với câu hỏi lớn này là hàng loạt vấn đề cụ thể vẫn chưa có đáp án mạch lạc: Tốc độ tự do hóa nên như thế nào? Phải chăng cần trì hoãn quá trình tự do hóa để các doanh nghiệp hiện tại có thời gian thực hiện cơ cấu lại và chuẩn bị sẵn sàng cho cạnh tranh quốc tế? Nên hay không nên phân kỳ tự do hóa trên cơ sở căn cứ vào quá trình phát triển các thể chế cần có cho một nền kinh tế thị trường hiện đại? Phương thức hội nhập nên như thế nào: thông qua việc tham gia vào các hiệp định đa phương, khu vực và song phương, thông qua việc đơn phương tự do hóa, hay thông qua việc kết hợp các yếu tố này? Để bổ trợ cho tự do hóa thương mại và đầu tư nhằm tối đa hóa các lợi ích và giảm thiểu các rủi ro thì cần có những biện pháp nào? v.v..

Hai là, những vướng mắc trên thực tế thể hiện ở một loạt chỉ tiêu so sánh khả năng cạnh tranh(7)

Về khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu và du lịch (bao gồm kim ngạch xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người, thu nhập từ du lịch tính theo đầu người; tổng kim ngạch dịch vụ xuất khẩu): Tính đến giữa năm 2003, Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu chỉ ở mức trung bình yếu trong khu vực châu Á, với tỷ lệ khoảng 45% GDP. Trong khi đó tỷ lệ này của Thái Lan là 55%, Xin-ga-po là 152%, Ma-lai-xi-a là 114% và Trung Quốc là 22%. Năm 2001, Việt Nam nhập siêu 1,2 tỉ USD, bằng 8% xuất khẩu, năm 2002 là 3 tỉ USD, bằng 18% xuất khẩu; năm 2003 lên tới 4,5 tỉ USD (về số tuyệt đối là năm cao nhất từ trước đến nay, bằng 23% xuất khẩu và 11% GDP(8)

Về khả năng cạnh tranh đầu tư (liên quan đến các chỉ số: hoàn thành vốn gộp, tổng đầu tư cố định của tư nhân, tăng trưởng tổng đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài thuần-tính theo tổng số và trên đầu người): Tổng đầu tư nội địa của Việt Nam đạt tỷ lệ 25% GDP, tuy có cao hơn mức trung bình của khu vực ASEAN (23 - 24%), nhưng đầu tư nước ngoài (FĐI) còn thấp hơn rất nhiều so với nhiều nước trong khu vực, như Trung Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po. Suất đầu tư cho tăng trưởng (hệ số ICOR) của Việt Nam tăng nhanh và ở mức cao (năm 1995, một đồng tăng trưởng cần 3,4 đồng, năm 2001cần trên 5 đồng, năm 2002 - 2003 giảm không đáng kể(9).

Về khu vực tài chính (liên quan đến các chỉ số: tiền và tiền tương đương được tính bằng % của GDP; tín dụng trong nước từ khu vực ngân hàng; tín dụng cấp cho khu vực tư nhân; đánh giá mức độ rủi ro trong tín dụng quốc tế; tổng tiết kiệm trong nước): Vào năm 2000, Việt Nam được đánh giá là nước có tỷ lệ tiết kiệm cao, xếp hạng 49/147 nước. Tuy nhiên, khu vực tài chính trong nước hiện nay vẫn ở tình trạng kém phát triển, chưa có khả năng cung cấp tín dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực tư nhân. Tín dụng trong nước được khu vực ngân hàng cung cấp còn ở mức thấp; mức độ rủi ro trong tín dụng quốc tế xếp ở mức 79/127 nước. Cho đến cuối năm 2003, ‘‘tình hình tài chính - tiền tệ vẫn còn là yếu tố thiếu vững chắc, chứa đựng mầm mống có thể gây mất cân đối kinh tế vĩ mô; nổi lên là: nguồn thu ngân sách chưa vững chắc, tỷ lệ thu nội địa còn thấp; trong hệ thống tài chính - tín dụng, tỷ lệ nợ xấu tuy có giảm nhưng vẫn còn cao, nợ chưa thanh toán trong xây dựng cơ bản khá lớn, việc sử dụng tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn vượt quá giới hạn an toàn, lãi suất tín dụng quá cao so với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp...’‘(10).

Về môi trường vĩ mô (bao gồm các chỉ số: lạm phát, thâm hụt ngân sách, tổng thương mại, thuế nhập khẩu, tiền thu từ tư nhân hóa): Phần lớn các chỉ số về chính sách vĩ mô của Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình, riêng thuế nhập khẩu vẫn ở mức 26% - mức quá cao so với yêu cầu của WTO (từ 13 đến 15%).

Về quy chế môi trường kinh doanh (bao gồm các chỉ tiêu: số lượng doanh nghiệp mới thành lập; về xử phạt hành chính; chỉ số về nhận thức tham nhũng; chỉ số về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; về xử lý quan liêu của chính phủ; mức độ hoạt động của kinh tế ngầm; chỉ số về tự do kinh tế): Theo phân loại của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Việt Nam được xếp ở nhóm thấp về thành tích trong quy chế hành chính, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, về sự quan liêu hành chính và mức độ mở cửa của nền kinh tế. Vào năm 2001, chỉ số nhận thức về tham nhũng của Việt Nam ở mức 75/91nước; chỉ số di sản về tự do kinh tế ở mức 144/149 nước. Tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 1l-2003) Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Doanh nghiệp nhà nước (sửa đổi), nhưng dư luận xã hội cho rằng luật này chưa đáp ímg được các đòi hỏi bức xúc của thực tiễn hiện nay: chưa tăng quyền tự chủ, tự hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, chưa xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, cơ chế bao cấp, ‘‘xin cho’‘ và các đặc quyền đặc lợi khác (khoanh nợ, dãn nợ, xóa nợ, bù lãi suất tiền vay...). Đây chính là những kẽ hở, là nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý phổ biến của các doanh nghiệp nhà nước là trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước, không muốn vươn lên bằng cạnh tranh lành mạnh. Những hạn chế này cũng là một căn nguyên làm tăng thêm nạn tham nhũng và tiêu cực vốn còn đang rất nghiêm trọng trong nhiều doanh nghiệp nhà nước hiện nay.

Về khả năng cạnh tranh trong khoa học và công nghệ (bao gồm các chỉ tiêu: số lượng tiến bộ công nghệ được ứng dụng; số kỹ sư và nhà khoa học trên một triệu dân; tổng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển): Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Việt Nam có điểm rất thấp về sự tiến bộ công nghệ. Cho đến cuối năm 2003, vẫn chưa tạo được những cơ chế thiết thực để gắn kết khoa học - công nghệ với sản xuất, kinh doanh; chưa hình thành được thị trường khoa học - công nghệ. Hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ vẫn dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước. Chưa phân biệt rõ hoạt động nghiên cứu cơ bản cần được Nhà nước tài trợ với hoạt động nghiên cứu ứng dụng mà sản phẩm nghiên cứu phải trở thành hàng hóa, được tạo nguồn kinh phí từ người sử dụng các sản phẩm đó. Môi trường kinh doanh và sự phát triển ít coi trọng chất lượng và còn mang nhiều yếu tố bao cấp nên chưa tạo được động lực và sức ép buộc mọi doanh nghiệp chăm lo đổi mới công nghệ, tìm đến các cơ sở khoa học, công nghệ(11).

Về công nghệ thông tin và truyền thông (bao gồm các chỉ tiêu: số máy tính cá nhân trên 1000 người; số thuê bao In-tơ-nét; chi phí gọi điện thoại trong nước và quốc tế; xếp hạng về sự sẵn sàng trong kinh doanh điện tử...): Nếu so với trước đây, tốc độ tăng trưởng công nghệ thông tin của Việt Nam những năm qua là khá nhanh; nhưng so với các nước khu vực ASEAN và nhất là các nước phát triển, Việt Nam vẫn được Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp ở mức thấp về công nghệ thông tin và truyền thông, do chưa sẵn sàng để kinh doanh điện tử, ít sử dụng thư điện tử và chi phí bình quân của các cuộc gọi trong nước và quốc tế còn cao...

Về kết cấu hạ tầng (bao gồm các chỉ số như đường đã được lát nhựa hoặc bê-tông hóa trên tổng số đường hiện có; số km2 đường được lát tính bình quân theo đầu người; mật độ điện thoại cố định; mật độ điện thoại di động; tiêu thụ điện năng trên đầu người...): Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những nỗ lực lớn để phát triển kết cấu hạ tầng, nhưng vẫn chỉ được xếp ở mức 76/100 nước; chỉ số về tiêu dùng điện bình quân đầu người/năm mới đạt 39/kwh (trong khi Ca-na-da là 17000 kwh/năm, Mỹ là 14000 kwh/năm, Trung Quốc và 926 Kwh/năm, Hồng Kông là 5700 kwh/năm, Nhật Bản là 8200 kwh/năm, Ma-lai-xi-a là 2800 kwh, Thái Lan là 1600 kwh, Xin-ga-po 8100 kwh, Cam-pu-chia 20 kwh).

Về nhân lực (bao gồm chỉ số phát triển con người, tỷ lệ lao động nữ, tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ không được vào trung học trong độ tuổi, mức rò rỉ chất xám ra nước ngoài): Trong năm 2003, Việt Nam mới chỉ đạt trình độ trung bình yếu về nhân lực, xếp thứ 3,79/10 - đứng cuối cùng trong 13 nước ở khu vực; đáng lo ngại hơn là trình độ tiếng Anh và trình độ tiếp cận công nghệ cao đều còn ở mức cuối bảng.

3. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

Theo chúng tôi, nguyên nhân khách quan mang tính bao trùm của tình hình là do Việt Nam hiện nay vẫn chưa ra khỏi giai đoạn khởi động của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Nhưng chủ yếu vẫn là do nguyên nhân chủ quan bắt nguồn trực tiếp từ những khiếm khuyết trong hoạt động quản lý nhà nước: Môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế chưa đủ sức hấp dẫn, do chưa đủ quyết tâm chuyển mạnh và đồng bộ sang thể chế kinh tế thị trường. Khung pháp lý hiện có chưa đáp ứng kịp nhu cầu hình thành và phát triển của các thị trường thiết yếu, bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương chưa đủ sức kiểm soát và ngăn chặn được các ‘‘thị trường ngầm’‘ gây nhiều tiêu cực. Trong việc thiết kế và áp dụng các công cụ điều tiết vĩ mô, nhiều cơ quan nhà nước vẫn thiên về lợi ích cục bộ của chính mình, chưa thực sự coi trọng lợi ích và nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp và nhân dân. Tình trạng phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế vẫn còn khá phổ biến. Những hình thái biến tướng của bao cấp, bảo hộ và độc quyền kinh doanh đang kìm hãm khả năng phát triển của đất nước, nhưng chưa có biện pháp đủ mạnh để khắc phục. Trong một số lĩnh vực, sự độc quyền của Nhà nước bị các tổng công ty lợi dụng để biến thành đặc quyền riêng, biểu hiện ở giá cả của hầu hết sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mang tính độc quyền đều cao hơn giá quốc tế, dẫn đến làm tăng chi phí ‘‘đầu vào’‘ của các doanh nghiệp. Trong khi đó, chúng ta chưa xây dựng được khuôn khổ pháp lý bảo đảm cho sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. áp lực của hội nhập kinh tế và cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh, nhưng nhiều địa phương và doanh nghiệp vẫn ‘‘đủng đỉnh’‘ để trông đợi vào sự đầu tư và bảo hộ của Nhà nước. Nguồn vốn ngân sách đang khan hiếm và tín dụng ưu đãi bị sử dụng dàn trải, thậm chí vẫn bao cấp tràn lan kéo dài cho nhiều doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn không có hiệu quả. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp nhìn chung vẫn can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi lại bỏ qua hoặc thực hiện không tốt những chức năng đích thực của mình. Biểu hiện cụ thể là: quy hoạch vừa kém chất lượng vừa thiếu hiệu lực, chưa xây dựng được hệ thống thể chế mang tính đồng bộ và thống nhất phù hợp với yêu cầu khách quan của cơ chế cạnh tranh thị trường trong điều kiện toàn cầu hóa, quản lý và sử dụng tài chính cũng như tài sản công còn rất lãng phí - nhất là đối với đất đai, đầu tư công cộng và mua sắm bằng tiền ngân sách,...

Những thiếu sót nêu trên cùng với sự yếu kém về kết cấu hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởng rất tiêu cực đến khả năng tham dự toàn cầu hóa kinh tế và cạnh tranh quốc tế của Việt Nam.

Để tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa đang ngày càng tác động mạnh mẽ cần phối hợp trí tuệ của nhiều nhà khoa học và quản lý ở nhiều cấp, nhiều ngành. ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu một số vấn đề chủ yếu.

Trước hết, cần thống nhất nhận thức uy thế lớn nhất của nền kinh tế thí trường chính là ở tính cạnh tranh. Nói cách khác, cạnh tranh là linh hồn của nền kinh tế thị trường. Vì thế, thủ tiêu hay hạn chế cạnh tranh tức là triệt phá sức sống của nó. Muốn có kinh tế thị trường theo nghĩa đích thực phải bảo vệ và duy trì cạnh tranh bằng các thể chế cần thiết, đặc biệt là bằng các quy định pháp luật minh bạch, dễ hiểu, dễ làm.

Hai là, nhanh chóng xác lập những điều kiện tiền đề cho chính sách cạnh tranh. Theo đó cần xác định rõ chủ thể thị trường, vạch rõ ranh giới giữa thị trường và Nhà nước; đồng thời, hình thành được hệ thống thị trường đồng bộ và hoàn thiện.

Ba là, có ‘‘công nghệ ‘‘ xây dựng chính sách cạnh tranh theo chuẩn mực hiện đại, phù hợp với đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế. Theo đó, kết hợp hợp lý và có hiệu quả các biện pháp pháp chế, với kinh tế và biện pháp hành chính cần thiết. Về các biện pháp pháp chế, xác định rõ chủ thể thị trường và đưa ra những quy định thật khách quan và chặt chẽ để bảo đảm các chủ thể đó luôn được đối xử bình đẳng - đó là điều kiện quan trọng hàng đầu để duy trì cạnh tranh một cách công bằng; đồng thời phải chú trọng tăng cường hiệu lực của pháp luật đối với trật tự thị trường, thúc đẩy việc thực hiện Luật Phá sản, sớm xây dựng và ban hành Luật Cạnh tranh và chống độc quyền - làm cho luật này của Việt Nam ăn khớp với các quy tắc thống nhất của khu vực và thế giới. Về các biện pháp kinh tế, cần bảo đảm nguyên tắc không mâu thuẫn với các biện pháp pháp chế, trên cơ sở đó xây dựng những nguyên tắc khách quan trong việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế như thuế, giá cả, tín dụng... để thúc đẩy cạnh tranh; đồng thời, tất cả các chính sách khác có liên quan đều phải có tác dụng bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh, nhưchính sách phát triển các ngành, chính sách tài chính, chính sách đầu tư, chính sách thương mại, chính sách việc làm và tiền lương,... Về các biện pháp hành chính, cần chú ý đến mối quan hệ giữa nó với các biện pháp pháp chế và các biện pháp kinh tế; trên cơ sở đó, xác định rõ chức năng và quyền hạn của các cơ quan chuyên trách và các chủ thể khác khi họ trực tiếp dùng quyền lực hành chính để can thiệp, giám sát và quản lý các hành vi thị trường của các doanh nghiệp. Các chức năng và quyền hạn đó đều phải được quy định rõ ràng trong luật hành chính và có những điều khoản tương ứng trong Luật Cạnh tranh.

Bốn là, đẩy mạnh nghiên cứu và thực hiện việc quốc tế hóa chính sách cạnh tranh. Việt Nam sớm có các tổ chức chuyên trách xây dựng luật và chính sách cạnh tranh. Trong quá trình này, cần chú trọng tính quốc tế hóa của luật và chính sách cạnh tranh của Việt Nam (chú trọng các đối tác quan trọng như ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc... và các tổ chức quốc tế lớn như WTO, OECD, UNDP, UNCTAD...); đồng thời, đặc biệt lưu ý đến mối quan hệ giữa chính sách và Luật Cạnh tranh của Việt Nam với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO,...

Đinh Quang Ty(*)

(Nguồn: Tạp chí Cộng sản, số 5, tháng 3/2004)

(1)Xem: Báo cáo năm 1999 của Ngân hàng thế giới (WB)

(2)Xem UNDP, (1996) Human Development Report, Oxford: Oxford University Pess, P 103

(3)Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.167

(4)(5) Báo Nhân dân, số ra ngày 22-10-2003, tr 3,4

(6)Xem: ‘‘Việt Nam hướng tới 2010, nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, t1, tr 305-306

(7)Xem: ‘‘Các chỉ số đánh giá phát triển kinh tế – xã hội’‘, thông tin chuyên đề số 50 (tháng 10-2003) của Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

(8)(9) Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10-2003), Quốc hội khóa X

(10)(11) Báo cáo của Chính phủ về ‘‘Tình hình kinh tế – xã hội năm 2003 và nhiệm vụ năm 2004’‘ tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI, Báo Nhân dân số ra ngày 22-10-2003, tr

(*)TS, Vụ trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, Thư k ý khoa học của Hội đồng Lý luận Trung ương.

(MINH KHUE LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại.)

2. Pháp luật lao động trong quá trình toàn cầu hóa

Việt Nam đã và đang tham gia ngày càng sâu, rộng vào quá trình toàn cầu hóa; mọi mặt của đời sống xã hội đã và đang thụ hưởng lợi ích...

1. Một số đặc điểm của lao động trong quá trình toàn cầu hóa

Dưới góc độ kinh tế, toàn cầu hóa là sự hội nhập của các hoạt động kinh tế xuyên qua biên giới lãnh thổ và thông qua các loại thị trường khác nhau[1]. Chịu tác động của toàn cầu hóa, vấn đề lao động có một số đặc điểm nổi bật như sau:

- Thứ nhất, người được tự do đi tìm việc. Toàn cầu hóa sẽ cho phép sự dịch chuyển tự do của lao động. Người lao động có nhiều sự lựa chọn hơn trong công việc; phạm vi làm việc không bó hẹp trong một quốc gia mà có thể di chuyển sang quốc gia khác. Sự chuyển dịch lao động trong quá trình toàn cầu hóa chính là giải pháp để giải quyết sự chênh lệch về điều kiện lao động, nhu cầu lao động giữa nước giàu và nước nghèo[2]. Có hai nhóm lao động chính tham gia quá trình chuyển dịch lao động: (i) lao động có trình độ chuyên môn cao và (ii) lao động phổ thông. Trong khi, phần lớn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao di chuyển từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển thì ngược lại, lao động phổ thông từ các nước kém phát triển triển lại đến các nước phát triển hơn để tìm kiếm việc làm.

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7) gọi: 1900.6162

- Thứ hai, việc được tự do đi tìm người. Toàn cầu hóa dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn xuyên quốc gia (Transnational Corporations - TNCs) - với tư cách là chủ sử dụng lao động. Toàn cầu hóa cho phép các tập đoàn này có nhiều sự lựa chọn trong quá trình sản xuất kinh doanh, đó là: (i) sản xuất ở nước mình và sử dụng lao động, nhà cung cấp tại chỗ; (ii) chuyển một phần công đoạn trong quá trình sản xuất sang cho lao động nước ngoài và các chi nhánh hoặc (iii) chuyển toàn bộ việc sản xuất cho nhà cung cấp nước ngoài và các nhà thầu phụ[3]. Các nhà đầu tư được tự do lựa chọn địa điểm đầu tư ở nước này hoặc nước khác; nơi này hoặc nơi khác. Đầu tư để sản xuất kinh doanh có nghĩa là sẽ tạo ra việc làm, hay nói cách khác, việc làm gắn liền với vốn đầu tư. Như vậy có nghĩa là, khi vốn đầu tư có thể chuyển từ chỗ này qua chỗ khác thì việc làm có thể được đưa từ chỗ này qua chỗ khác. Vậy là từ chỗ người phải đi tìm việc, thì nay, việc cũng có thể đi tìm người.

- Thứ ba, cạnh tranh của người lao động trên phạm vi toàn cầu. Khi lựa chọn địa điểm đầu tư, bên cạnh các yếu tố về tài nguyên, chính trị, văn hóa, môi trường đầu tư…, một yếu tố khác mà nhà đầu tư không thể không tính đến, đó là lao động: các tiêu chuẩn về lao động, giá nhân công, trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động… Nơi nào có yếu tố lao động phù hợp hơn sẽ được lựa chọn để đầu tư. Trong quá trình toàn cầu hóa, người lao động ở mọi nơi trên thế giới phải cạnh tranh với nhau. Họ không chỉ phải chứng tỏ rằng mình là người lao động có năng suất - chất lượng hơn, làm việc chăm chỉ hơn mà còn phải chứng tỏ rằng mình sẽ tốn ít chi phí hơn, ít đòi hỏi quyền lợi hơn để thu hút vốn từ những người sử dụng lao động (TNCs) và để tìm kiếm việc làm[4].

- Thứ tư, nguy cơ mất việc làm và phải giảm tiêu chuẩn lao động ở các nước phát triển. Đối với các nước phát triển, người lao động và tổ chức công đoàn của họ bị đe dọa bởi hàng hóa nhập khẩu từ những nơi có giá lao động rẻ hơn. Họ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm, giảm tiền lương và suy giảm khả năng thương lượng tập thể[5]. Sự chênh lệch về chi phí nhân công giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển đã khiến cho các ngành nghề kinh doanh có sử dụng nhiều lao động được điều chuyển từ các nước phát triển (nơi có chi phí nhân công cao, điều kiện lao động cao) sang các nước đang phát triển (nơi có chi phí nhân công thấp và điều kiện lao động đỡ ngặt nghèo hơn). Ngoài ra, sự chênh lệnh trong cán cân thương mại giữa nước phát triển và nước đang phát triển dẫn đến hàng loạt việc làm bị mất ở nước nhập siêu. Bên cạnh đó, với mức sống và thu nhập cao hơn, các nước phát triển là địa điểm đến lý tưởng của làn sóng lao động di cư. Với quyết tâm tìm kiếm việc làm bằng mọi giá, những người lao động nhập cư này trở nên đối thủ cạnh tranh nặng ký đối với lao động bản địa, càng khiến cho nguy cơ thất nghiệp ở các nước phát triển tăng lên. Để giải quyết tình trạng này, trong khi việc giảm nguồn cung lao động thông qua xiết chặt chính sách nhập cư là khó có thể thực hiện được trong bối cảnh toàn cầu hóa, thì cách thức hữu hiệu nhất là tăng cung việc làm thông qua thu hút đầu tư. Một trong những yếu tố mà nhà đầu tư sẽ xem xét, đó là chi phí nhân công và các tiêu chuẩn về lao động. Nếu tiêu chuẩn về lao động, phí nhân công quá cao, nhà đầu tư sẽ bỏ đi. Như vậy, các quốc gia phát triển đứng trước nguy cơ phải giảm thiểu điều kiện lao động và các quyền lợi của người lao động. Các học giả gọi đây là “sự phá giá về mặt xã hội” (social dumping) ở các nước phát triển trong quá trình toàn cầu hóa[6].

- Thứ năm, nguy cơ phải đối mặt với tiêu chuẩn lao động tồi tệ ở các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển, có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc người lao động có thể phải đối mặt với những tiêu chuẩn lao động tồi tệ và giá nhân công rẻ mạt: (a), Từ việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Khác với người lao động, vốn đầu tư có thể dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn để di chuyển từ nước này sang nước khác, từ khu vực này sang khu vực khác. Do đó, để “giữ chân” những nhà đầu tư đã đến và “hấp dẫn” những nhà đầu tư khác, những quốc gia này sẵn sàng duy trì chi phí lao động rẻ mạt và bỏ qua việc cải thiện điều kiện lao động nghèo nàn của người lao động. Đối với những quốc gia này, chi phí nhân công vẫn được coi là một lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới; (b), Từ việc đảm bảo tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước (doanh nghiệp nội địa) trên thị trường quốc tế. Để đảm bảo tính cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa, nhà nước phải có giải pháp để làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp được giảm xuống mức tối thiểu. Trong khi đó, việc cải tiến điều kiện lao động, tăng giá nhân công sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng lên, từ đó làm suy giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa. Do vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, điều kiện lao động ở những nước đang phát triển có nguy cơ bị giảm sút, hoặc không được cải tiến. Cũng chính tại đây, người lao động đang và sẽ tiếp tục phải làm việc nhiều giờ trong ngày với mức lương thấp, điều kiện an toàn vệ sinh lao động nghèo nàn để đem lại lợi nhuận cho những người sử dụng lao động quốc tế, cũng như để đảm bảo tính cạnh tranh của những người chủ sử dụng lao động trong nước. Điều này thường xảy ra ở các khu chế xuất (Exporting Zones) hay khu công nghiệp (Industrial Zones), nơi chủ sử dụng lao động được nhiều ưu đãi, đồng thời tại đó, các tiêu chuẩn lao động thường bị lãng quên, quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể của người lao động bị vi phạm, việc thanh tra, kiểm tra thường ít được thực hiện vì lý do đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp[7]. Nói cách khác, người lao động ở những nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột về mặt xã hội (social exploited) trong quá trình toàn cầu hóa[8].

2. Tác động của toàn cầu hóa đến pháp luật lao động

Pháp luật lao động là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực lao động. Trước những tác động như đã phân tích ở trên của quá trình toàn cầu hóa đối với lao động, pháp luật lao động phải chịu những ảnh hưởng như sau trong quá trình toàn cầu hóa:

- Thứ nhất, chủ thể của quan hệ pháp luật lao động được mở rộng. Bên cạnh việc điều chỉnh mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong nước, nay luật lao động còn điều chỉnh: (i) mối quan hệ giữa người sử dụng lao động có yếu tố nước ngoài với người lao động trong nước; (ii) mối quan hệ giữa người sử dụng lao động trong nước với người lao động là người nước ngoài và (iii) mối quan hệ giữa người sử dụng lao động có yếu tố nước ngoài và người lao động là người nước ngoài.

- Thứ hai, đối tượng điều chỉnh của luật lao động (quan hệ lao động) trở nên khó xác định rõ. Nếu như trước đây, người lao động làm việc cho một chủ sử dụng lao động có thể xác định được, thì ngày nay, người lao động nhiều khi không biết mình đang ở vị trí nào trong chuỗi dây chuyền sản xuất, phân phối của các tập đoàn đa quốc gia, với mạng lưới các chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện, đối tác dày đặc; và ai là người sử dụng lao động thực sự[9]. Trong quá trình toàn cầu hóa, mối liên hệ giữa người lao động và người chủ sử dụng lao động có nguy cơ bị mờ nhạt và lợi ích chung của những người lao động bị xóa nhòa. Nếu như trước đây, chủ sử dụng lao động và người lao động cùng đóng trên địa bàn của một quốc gia, thì ngày nay, càng có nhiều chủ sử dụng lao động có người lao động ở trên nhiều quốc gia khác nhau. Quan hệ lao động tập thể, quyền thương lượng tập thể của những người lao động cùng làm việc cho TNC sẽ vượt ra sự điều chỉnh của pháp luật lao động của một quốc gia riêng lẻ.

- Thứ ba, phạm vi điều chỉnh của pháp luật lao động có sự thay đổi. Ở những quốc gia phát triển, phạm vi điều chỉnh của luật lao động bị thu hẹp vì sự chia cắt của thị trường lao động, cũng như xu hướng bất ổn định của thị trường lao động, các hình thức lao động phi chính thức tăng lên. Theo thống kê, có đến 1/3 lao động có việc làm tại những nước này là làm việc không thường xuyên và không toàn thời gian[10]. Quyền hiệp hội, thương lượng tập thể bị đe dọa bởi việc sẽ chuyển địa điểm đầu tư hoặc sẽ nhập công ty với đối tác nước ngoài của các tập đoàn. Nội dung các quy phạm pháp luật về thương lượng tập thể có nguy cơ bị thu hẹp[11]. Ở các nước đang phát triển, như đã phân tích, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật lao động bằng cách ban hành các quy định cải tiến điều kiện lao động, tăng cường việc bảo vệ người lao động là khó có thể thực hiện được[12].

- Thứ tư, sự can thiệp của các TNCs và các thiết chế tài chính quốc tế vào quá trình xây dựng và trong việc thi hành pháp luật lao động. Với tiềm lực kinh tế của mình, các TNCs đã bắt đầu can thiệp sâu vào quá trình hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật của các quốc gia. Bằng “sức ép” là các khoản đầu tư, các TNCs gây áp lực lên chính phủ, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật lao động cho phù hợp với lợi ích của TNCs. Mặt khác, mặc dù hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật khác nhau, tuy nhiên, các TNCs vẫn duy trì việc áp dụng một số quy định riêng của mình trong vấn đề lao động[13]. Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa, pháp luật lao động còn chịu sự can thiệp và ảnh hưởng của các thiết chế tài chính quốc tế. Bằng các khoản vay của mình, các thiết chế tài chính quốc tế đòi hỏi các quốc gia vay nợ phải sửa đổi chính sách, pháp luật, trong đó có pháp luật về lao động cho phù hợp với mục tiêu của họ. Việc này đặc biệt thường diễn ra đối với các nước đang phát triển[14].

- Thứ năm, khả năng xung đột của pháp luật lao động quốc gia tăng cao. Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài phát sinh trên lãnh thổ của một quốc gia. Như vậy, một quan hệ lao động có thể được điều chỉnh bởi hai hệ thống pháp luật trở lên và điều này dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột pháp luật.

- Thứ sáu, việc thi hành pháp luật lao động quốc gia trở nên khó khăn hơn. Nếu như trước đây, người lao động và người sử dụng lao động có cùng ngôn ngữ, văn hóa, chính trị, lịch sử, giá trị truyền thống. Sự thông hiểu giữa người lao động và người sử dụng lao động tốt hơn và việc thi hành các quy định của pháp luật lao động sẽ trở lên dễ dàng hơn. Ngày nay, với sự xuất hiện của các chủ thể có yếu tố nước ngoài thì những điểm chung trên không còn nữa. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân làm cho việc thi hành các quy định của pháp luật lao động trở nên khó khăn hơn[15]. Bên cạnh đó, pháp luật của một quốc gia riêng lẻ không thể điều chỉnh được một TNC vì công ty này hoạt động trên nhiều quốc gia khác nhau chứ không hoàn toàn nằm trong “chủ quyền tài phán” của một quốc gia riêng biệt nào. Các công ty này sẽ hoạt động bên ngoài khuôn khổ của pháp luật quốc gia, trốn tránh việc thực hiện luật lao động quốc gia[16].

- Thứ bảy, nhu cầu đưa các quy định về lao động vào trong các hiệp định về thương mại. Nhu cầu này đến từ 3 nhóm chủ thể khác nhau: (i) những quốc gia theo chủ nghĩa bảo hộ (Protectionism); (ii) những học giả theo chủ thuyết thương mại công bằng (Fair – Trade) và (iii) các nhà hoạt động về quyền của người lao động. Những quốc gia theo chủ nghĩa bảo hộ thường là những nước phát triển[17], bởi họ lo sợ hàng hóa giá rẻ đến từ các nước có chi phí nhân công và tiêu chuẩn lao động thấp sẽ đánh bại các doanh nghiệp trong nước, nơi mà chi phí nhân công và tiêu chuẩn lao động cao hơn. Hoa Kỳ là quốc gia tiêu biểu cho quan điểm này và là chủ thể đầu tiên đề cập đến việc đưa các quy định về lao động vào trong các hiệp định thương mại. Hoa Kỳ đã cố gắng nhưng không thành công trong việc đưa vấn đề lao động vào Chương trình nghị sự của Tổ chức Thương mại thế giới tại Uruguay (1994), Seatle (1999), Doha (2001) và Cancun (2003)[18]. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã đưa các quy định về lao động là một trong các điều kiện để xem xét cho một quốc gia đang phát triển hưởng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập của mình (US Generalized System of Preferences – GSP)[19]. Những người theo chủ thuyết thương mại công bằng cho rằng, sự khác nhau trong các quy định về lao động, dẫn đến sự khác nhau của chi phí về lao động giữa các quốc gia, quốc gia nào có tiêu chuẩn lao động cao thì chi phí nhân công sẽ cao hơn và ngược lại, những nước có tiêu chuẩn lao động thấp sẽ có chi phí nhân công rẻ hơn[20]. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng trong hoạt động thương mại - các doanh nghiệp ở các quốc gia này không được cạnh tranh với nhau trên một mặt bằng chung về chi phí nhân công. Để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và thương mại công bằng, những người theo quan điểm này cho rằng, cần đưa các quy định về lao động vào trong các hiệp định thương mại và vào trong các nguyên tắc của các thiết chế thương mại thế giới[21]. Những nhà hoạt động vì quyền lợi của người lao động lại cho rằng, để các quyền của người lao động và các tiêu chuẩn về lao động được đảm bảo thi hành trên thực tế, cần phải có một chế tài đủ mạnh đối với những quốc gia vi phạm - chế tài này phải là sự trừng phạt về thương mại. Họ đề xuất phải đưa các quy định về quyền của người lao động vào trong các hiệp định thương mại và trong các quy định của các thiết chế thương mại thế giới. Từ đó, quốc gia nào vi phạm sẽ phải chịu hình thức xử phạt về thương mại. Như vậy, hoạt động thương mại giữa các quốc gia vẫn phát triển, đồng thời, việc vi phạm quyền lợi của người lao động ở các quốc gia sẽ được khắc phục. Dưới sức ép của các chế tài thương mại, các quốc gia sẽ cố gắng thực hiện việc đảm bảo quyền lợi của người lao động, nâng cao các tiêu chuẩn lao động để tránh những thiệt hại có thể xảy ra đối với nền kinh tế khi phải gánh chịu các biện pháp trừng phạt thương mại[22].

- Thứ tám, sức ép đòi xóa bỏ các quy định pháp luật lao động quốc tế[23] của những người theo học thuyết thương mại tự do. Những người theo quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa (Pro – Globalization) và ủng hộ thương mại tự do (Free - Trade) cho rằng, toàn cầu hóa kinh tế sẽ làm tăng sự thịnh vượng về kinh tế cũng như cơ hội kinh tế, đặc biệt là giữa các nước đang phát triển, từ đó thúc đẩy tự do của cá nhân và đảm bảo việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn. Thương mại tự do sẽ dẫn đến giá cả sản phẩm rẻ hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội hơn và đời sống của người dân ở các nước đang phát triển sẽ được nâng cao hơn[24]. Để quá trình toàn cầu hóa phát triển, mọi rào cản chống lại thương mại tự do phải được dỡ bỏ, trong đó có các các yếu tố như: thuế quan, hạn ngạch… và các tiêu chuẩn về lao động. Theo quan điểm của họ, các quy định lao động quốc tế là nhân tố gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thị trường, làm hạn chế tính hiệu quả của thị trường, suy yếu tính cạnh tranh, làm nản lòng giới đầu tư và từ đó cản trở sự phát triển[25]. Biện pháp bảo vệ người lao động tốt nhất trong cơ chế thị trường không phải là các quy định về điều kiện lao động. Cơ chế thị trường sẽ tự đặt ra các tiêu chuẩn lao động. Người sử dụng lao động nào trả lương thấp, có điều kiện lao động không đảm bảo, chế độ đãi ngộ với người lao động không tốt thì sẽ mất những lao động có tay nghề, có kinh nghiệm cũng như sẽ không có được đội ngũ nhân công ổn định. Từ đó, tính cạnh tranh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị suy giảm[26]. Do đó, để doanh nghiệp phát triển, chính bản thân chủ sử dụng lao động sẽ phải đặt ra các quy định về lao động trong doanh nghiệp, làm sao đảm bảo tính cạnh tranh đối với những chủ sử dụng lao động khác trong việc tuyển dụng những lao động có chuyên môn, có kỹ năng và kinh nghiệm. Quan điểm này còn cho rằng, các quy định về lao động và tiêu chuẩn lao động sẽ gây ra chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ, để đáp ứng các quy định về lao động người sử dụng lao động phải trả thêm chi phí, điều này làm hạn chế tính cạnh tranh của doanh nghiệp[27]. Hơn thế nữa, nếu quy định một tiêu chuẩn lao động chung cho các quốc gia sẽ làm mất đi lợi thế cạnh tranh của những quốc gia có tiêu chuẩn lao động thấp[28]. Do vậy, việc ban hành quy định chung về lao động không thúc đẩy cạnh tranh toàn cầu và không thúc đẩy tự do thương mại. Và vì thế, các quy định chung về lao động ở cấp quốc tế (Luật Lao động quốc tế) là không cần thiết.

3. Kết luận và đề xuất

Bên cạnh những tác động tích cực đem lại cơ hội tốt, toàn cầu hóa cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến pháp luật lao động quốc gia cũng như pháp luật lao động quốc tế. Trong bối cảnh như vậy, việc xây dựng, hoàn thiện và đảm bảo thực thi các quy định pháp luật về lao động để phát huy thế mạnh về lao động của Việt Nam đóng vai trò quan trọng. Qua nghiên cứu những ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến lao động và pháp luật lao động, xu hướng phát triển của các quy phạm pháp luật lao động trong tương lai, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:

- Thứ nhất, rà soát, đánh giá toàn diện hệ thống pháp luật lao động cả trên phương diện kỹ thuật lập pháp cũng như trong khâu tổ chức thực hiện, trong đó có so sánh với pháp luật lao động của các quốc gia khác và đối chiếu với các quy định của Luật Lao động quốc tế.

- Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá chi tiết sự tác động của quá trình hội nhập kinh tế đến các vấn đề lao động cả về lý luận và thực tiễn theo từng nội dung phân tích ở phần 2, phần 3, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

- Thứ ba, nghiên cứu dự báo chính xác xu hướng vận động và phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam trong tương lai.

- Thứ tư, nghiên cứu xây dựng một Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong đó có các chỉ tiêu dự báo và kế hoạch về: Số lượng, chất lượng (sức khỏe, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỷ luật lao động, tính sáng tạo và năng động trong công việc…).

- Thứ năm, tham gia sâu và rộng hơn nữa vào hệ thống pháp luật lao động quốc tế, thông qua các công việc cụ thể như: Tích cực nghiên cứu để gia nhập gia nhập thêm công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)[29]; tăng cường ảnh hưởng của Việt Nam đến quá trình xây dựng pháp luật lao động quốc tế; nghiên cứu để đề xuất xây dựng và tiến tới dự thảo Công ước lao động quốc tế từ thực tiễn của Việt Nam.

- Thứ sáu, nghiên cứu để đề xuất đưa các quy định về lao động vào trong khuôn khổ hợp tác của Asean, Apec… Trong Khối Asean, Việt Nam là nước có dân số và lực lượng lao động đứng thứ 3 (chỉ sau Indonesia với 225,9 triệu dân và Philipin với 88,8 triệu dân)[30]. Trong tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và một phần lớn là làm việc trong khu vực Asean. Chúng ta cần nâng cao vai trò và tiếng nói của Việt Nam trong các diễn đàn về vấn đề lao động của khu vực, đồng thời chủ động đề xuất và dự thảo các quy định chung về lao động để đưa vào khuôn khổ hợp tác của Asean. Đây cũng có thể là cách thức bảo vệ tốt nhất những người lao động Việt Nam đi làm việc ở các quốc gia Asean khác.

Chúng tôi cho rằng, một hệ thống pháp luật lao động tiến bộ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực - tài sản quý nhất của quốc gia. Một hệ thống pháp luật lao động phù hợp với các yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa là điều kiện cần thiết để tận dụng thời cơ, phát huy thế mạnh của lực lượng lao động nước ta, góp phần quan trọng vào việc đưa nước ta từ một cường quốc về lao động trở thành một cường quốc về kinh tế trong tương lai.

[1] Volf, M (2004) Why Globalization Work: The Case for the Global Market Economy. New Haven: Yale University Press, P.14.

[2] Bob Hepple (2005) Labour Law and Global Trade. London: Hart Publishing P.5.

[3] Harry Arthur ((2005) Reinventing Labor Law for the Global Economy, Cross-Border Human Resources, Labor and Employment Issues. Netherlands: Kluwer Law International, P.988 – 989.

[4] Sđd, tr.988 – 989.

[5] Volf, M (2004) Why Globalization Work: The Case for the Global Market Economy. New Haven: Yale University Press, P.5

[6] Xem Erika de Wet (2004) Labour Standards in the Globalizwd Economy: The Inclusion of a Social Clause in the General Agreement on Tariffs and Trade/ World Trade Organization. Geneva: International Institute for Labour Studies

[7] Bob Hepple (2005) Labour Law and Global Trade. Oregon: Hart Publishing, P.10.

[8] Xem Brian W. Burkett, John D.R. Craig (2001) Labour Law and the Challenges of Globalization. Ontario: Heenan Blaikie LLP, P.12.

[9] Harry Arthur (2005) Reinventing Labor Law for the Global Economy. Netherlands: Kluwer Law International P.988 – 989.

[10] Standing (1999) Global Labour Flexibility – Seeking Distributetive Justice. Basingstoke: Macmillan, P.19-21.

[11] Bob Hepple (2005) Labour Law and Global Trade. Oregon: Hart Publishing, P.10

[12] Harry Arthur (2005) Reinventing Labor Law for the Global Economy. Netherlands: Kluwer Law International P.988 – 989.

[13] Ví dụ Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc có đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) và áp dụng truyền thống chung của tất cả các công ty con của Samsung là không có tổ chức công đoàn.

[14] Bob Hepple (2005) Labour Law and Global Trade. Oregon: Hart Publishing, P.11.

[15] Việc thi hành pháp luật lao động dựa trên trên tính tự giác và sự hợp tác của người sử dụng lao động và người lao động là chủ yếu. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa, truyền thống… nên sự thấu hiểu lẫn nhau để có thể hợp tác được với nhau giữa người sử dụng lao động và người lao động của hai quốc gia khác nhau là khó hơn so với những người cùng một quốc tịch. Có thể dễ dàng nhận thấy, ở nước ta, số cuộc đình công trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn cao hơn số cuộc đình công trong nước, bên cạnh nguyên nhân là người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động, còn có một lý do là sự bất đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động do sự khác biệt về văn hóa, truyền thống, tôn giáo…

[16] Xem Brian W. Burkett, John D.R. Craig (2001) Labour Law and the Challenges of Globalization. Ontario: Heenan Blaikie LLP, P.2.

[17] Werner Sengenberger International Labour Standards in a Globalized Economy: The isues trong sách Werner Sengenberger và Duncan Campbell (1994) International Labour Standards and Economic Indedependance. Geneva: International Institute for Labour Studies, P.8.

[18] Bob Hepple (2005) Labour Law and Global Trade. Oregon: Hart Publishing, P.130.

[19] Kimberly Ann Elliott & Richard B. Freeman (2003) Can Labor Standards Improved under Globalization?. Washington, D.C: Institute for International Economics, P.75.

[20] Brian A Langille Labour Standards in the Globalized Economy and the Free/Fair Trade Debate trong sách Werner Sengenberger và Duncan Campbell (1994) International Labour Standards and Economic Indedependance. Geneva: International Institute for Labour Studies, P.331.

[21] Eddy Lee Globalization and Labour Standards: A Review of Isues. International Labour Review, Vol.136 (1997), No 2, P.173 – 189.

[22] Kimberly Ann Elliott & Richard B. Freeman (2003) Can Labor Standards Improved under Globalization?. Washington, D.C.: Institute for International Economics, P.73.

[23] Về Luật lao động quốc tế có thể tham khảo Phạm Trọng Nghĩa ‘Một số vấn đề cơ bản về Luật Lao động quốc tế’ Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 9 (125) tháng 6/2008 trang 51 - 59

[24] Xem Pro- Gobalization tại http://en.wikipedia.org/wiki/Pro-globalization#cite_ref-The_End_of_Poverty_13-1 [Truy nhập ngày 15/7/2008]

[25] Erika de Wet (2004) Labour Standards in the Globalized Economy: The Inclusion of a Social Clause in the General Agreement on Tariffs and Trade/ World Trade Organization. Geneva: International Institute for Labour Studies, P.3.

[26] Philip Alston (1994) Post-post-modernism and International Labour Standards: The Quest for a New Complexity trong sách International Labour Standards and Economic Indedependance. Geneva: International Institute for Labour Studies, P.95 – 104.

[27] Arne Vandaele (2005) International Labour Rights and the Social Clause: Friends or Foes. London: Cameron May, P.73.

[28] Werner Sengenberger International Labour Standards in a Globalized Economy: The isues trong sách Werner Sengenberger và Duncan Campbell (1994) International Labour Standards and Economic Indedependance. Geneva: International Institute for Labour Studies trang 8; Jagdish Bhagwati Moral Obligation and Trade trích dẫn bởi Arne Vandaele (2005) International Labour Rights and the Social Clause: Friends or Foes. London: Cameron May, P.73.

[29] Hiện nay Việt Nam mới gia nhập 17/188 Công ước của ILO.

[30] Xem Selected Basic ASEAN Indicators tại http://www.asean.org/stat/Table1.pdf [Truy nhập ngày 20/7/2008]

Ths, Phạm Trọng Nghĩa (Nguồn: Tạp chí lập pháp)

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

3. Những cái tất yếu thời toàn cầu hóa ?

"Toàn cầu hóa tương tác với việc sử dụng ngôn ngữ của mỗi cá nhân như thế nào ?

Có thể những người chủ trương “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” sẽ vô cùng bất bình, thậm chí phẫn nộ khi đứng trước những biểu hiện 100% tiếng nước ngoài hay nghe, xem đâu đó những từ vay mượn từ tiếng Anh như: festival ( liên hoan), bulding, villa ( nhà cao tầng, biệt thự), sale off ( hạ giá), fair play (chơi đẹp),… Song đối với số khác, hiện tượng này đơn giản chỉ là một phần tất yếu trong thời toàn cầu hóa.

“Khi tiếng mẹ đẻ được thay thế bằng tiếng của nước ngoài, thì nguy cơ mai một của một nền văn hóa dân tộc là không tránh khỏi”, đó là cảnh báo của GS. TSKH Trần Ngọc Thêm, ĐH khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM. Tuy nhiên, trong thời toàn cầu hóa, từ các phòng thí nghiệm hóa học ở Jordan cho đến các thư viện trường đại học ở Campuchia hay các lớp học ở Thụy Điển, tất cả đều sử dụng chung một ngôn ngữ. Đó là tiếng Anh, thứ tiếng đang ngày càng trở thành ngôn ngữ của giáo dục đại học và khoa học trên khắp thế giới. Sự phát triển của nó song hành cùng sự hội nhập của nền kinh tế thế giới, mà dẫn đầu là nước Mỹ.

Xu hướng “tiếng Anh hóa” lại càng được củng cố bởi sự phổ cập công nghệ thông tin - một số lượng lớn phần mềm máy tính được viết bằng tiếng Anh và với sự bùng nổ của Intemet, hơn 300 triệu người sử dụng kết nối với nguồn được sọan thảo phần lớn cũng bằng Tiếng Anh.

Có thể nói sự xâm lăng ngôn ngữ này chưa từng có tiền lệ. Nó “qua mặt” các ngôn ngữ học thuật của châu Âu đã có gần 2.000 năm hay tiếng Hy Lạp có từ thế giới cổ đại và đang trở thành ngôn ngữ chung của kinh doanh, văn hóa và giáo dục khắp toàn cầu.

Sự mở rộng của tiếng Anh thậm chí còn tấn công mạnh hơn vào khoa học. Theo bà Eugene Garfield, nhà sáng lập hãng khảo sát các ấn phẩm khoa học Science Citation lndex, 95% trong 925.000 bài báo khoa học đã được đăng tải trong hàng nghìn tờ tạp chí lớn xuất bản năm 1997 được viết bằng tiếng Anh và chỉ một nửa trong số đó xuất phát từ các nước nói tiếng Anh.

Thực tế một số quốc gia đã thử. Cùng với niềm tự hào dân tộc và làn sóng phi thực dân hóa sau thế chiến II, nhiều quốc gia mới độc lập ban đầu chống lại sự xâm lăng của tiếng Anh, nhìn nó như mối đe dọa ngôn ngữ của họ. Nhưng vài năm nay, thứ tiếng Anh được coi như “tấm thị thực” bước vào nghề nghiệp tốt hơn, vì vậy mà ngày càng nhiều quốc ra nghiễm nhiên coi nó là “ngôn ngữ của thế giới”.

Malaysia là một trường hợp. Giành độc lập từ Anh năm 1957, nên hệ thống trường đại học của Malaysia đều sử dụng tiếng Anh. Nhưng năm 1980, nước này muốn triển khai sự độc lập về ngôn ngữ và bắt đầu phát triển các chương trình giáo dục bằng tiếng Malay. Nỗ lực này không kéo dài lâu. Vào đầu thập niên l990, các nhà chức trách nhận ra rằng một sơ yếu lý lịch viết bằng tiếng Malay không có tính cạnh tranh quốc tế. Từ đó, sự thành thạo tiếng Anh trở thành yếu tố bắt buộc đối với đầu vào đại học.

Tình trạng này tương tự ở Singapore, Philippines, Brunei, Thái Lan và Indonesia.

Thậm chí, một nữ sinh ở ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) còn có lý do khác để học tiếng Anh: “Chúng tôi thường sử dụng tiếng Anh để cãi nhau vì nó nghe không tục như ngôn ngữ của chúng tôi”.

Ở Mátxcơva, Bắc Kinh và Seoul, hàng nghìn trường dạy tiếp Anh tư nhân đã mọc lên. Bà Elena Ostrovidova, người phát ngôn của bộ giáo dục Nga, cho biết: Không có tiếng Anh, các cơ hội của họ bị hạn chế. Ở Trung Quốc, một khảo sát gần đây của chính phủ cho thấy 70% người dân Trung Quốc ở thành phố học tiếng Anh. Họ còn tổ chức các “ góc tiếng Anh” ở những nơi đông người như cửa hàng bách hóa, công viên để mọi người luyện tiếng.

Tại các nước Ảrập, nhiều trường đại học đã chấp nhận tiếng Anh như một ngôn ngữ dẫn đề vào khoa học, kỹ thuật và y tế, mặc dù các cuộc thảo luạn trong lớp học có thể chuyển sang tiếng Ảrập. Ở Châu Phi, Nambia đã chuyển toàn bộ hệ thống giáo dục đại học từ tiếng Afrikaans sang hẳn tiếng Anh. Còn ở Nam Phi, tiếng Anh ngày càng thay thế tiếng Afrikaans trong các học viện.

Đặc biệt, dù Pháp đã chi khoảng 300 triệu USD/năm để truyền bá tiếng Pháp trên thế giới song ngay cả đối với các quốc gia là thuộc địa của Pháp cũng chọn học tiếng Anh. Ví dụ, tại DDH Hoàng gia Phnom Penh (Campuchia), 91% sinh viên chọn tiếng Anh. Trớ trêu hơn, các hội nghị khoa học tổ chức ở Pháp ngày nay thường được tổ chức bằng tiếng Anh.

Tóm lại, tiếng Anh giờ đây đã len lỏi vào mọi ngóc ngách trên thế giới dưới nhiều hình thức. Ngay đến một quốc gia mà báo chí phát triển như Thụy Điển, chuyên gia cao cấp tại ĐH Lund Bengt Streijffert cũng phải chua xót thốt lên: “Tiếng Anh được sử dụng ở phần lớn những lĩnh vực được coi là trí tuệ, còn tiếng Thụy Điển có thể sẽ chỉ còn được sử dụng trong nhà hay cùng chó cưng mà thôi.”

Nguồn: Thế giới Việt Nam

4. Việt Nam và toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa được nhiều người hiểu theo những cách khác nhau. Theo Wikipedia: "Toàn cầu hóa là khái niệm về quá trình đa dạng, phức tạp của những thay đổi kinh tế, xã hội, công nghệ và văn hóa được xem như sự phụ thuộc lẫn nhau, sự hội nhập và tương tác ngày càng tăng giữa người dân và các doanh nghiệp ở những vị trí xa nhau trên thế giới?

Thomas Friedman, tác giả cuốn "Thế giới phẳng", phân toàn cầu hoá thành ba thời kỳ: Toàn cầu hoá 1.0 kéo dài từ 1492 khi Coiumbus đi Ấn Độ nhưng lại tìm ra Châu Mỹ cho đến khoảng 1800. Toàn cầu hoá 2.0, kéo dài từ 1800 (với cách mạng công nghiệp hay việc chế tạo ra máy hơi nước năm 1760) đến 2000, bị gián đoạn bởi đại khủng hoảng và chiến tranh thế giới I và II. Toàn câu hoá 3.0 bắt đầu khoảng năm 2000.

Lấy mốc 1492 làm năm khởi đầu của làn sóng toàn cầu hoá 1.0 là có lý nhưng chỉ máng tính chất ước lệ, vì cũng có thề lấy sự hình thành con đường tơ lụa khoảng năm 100 trước công nguyên làm điểm mốc. Quá trình đó trải qua bao thăng trầm và sự hình thành con đường tơ lụa trên biển khoảng năm 700, các đợt thám hiềm của Trịnh Hoà (Trung Quốc) bắt đầu từ năm 1405 hay việc Columbus dương buồm năm 1492 là những sự tiếp nối của qúa trình hội nhập đó.

>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi: 1900.6162

Nhiều người có lý khi cho rằng qúa trình toàn cầu hóa mới bắt đầu ở Việt Nam từ 1986. Nếu như toàn cầu hóa như một qúa trình như trên, ở tầm dài hơn thì cũng có thể hình dung khác đi một chút. Ý kiến chung cho rằng nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến mang tính “trọng nông ức thương", không khuyến khích thương mại và cản trở sự hội nhập. Sử sách không nói mấy về sự phát triển kinh tế Việt Nam trong mấy ngàn năm qua. Các sản phẩm có thể xuất khẩu thời đó có lẽ chủ yếu là lụa, gia vị, hương liệu và gốm sứ. Lịch sử có nhắc đến cảng Vân Đồn, hình thành từ thời Lý (thế kỷ XI - XII) và phồn thịnh thời Trần (thế kỷ XIII - XIV), đến Phố Hiến (Hưng Yên) bên cạnh Lẻ Chợ (Hà Nội) như những nơi buôn bán sầm uất thời thế kỷ XVII. Sự hiện diện của thương gia, các thương điếm và tàu bè nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha... tại phố Hiến từ những năm 1630 trở đi đã chứng tỏ sự gian thương nhộn nhịp đáng tiếc từ cuối thế kỷ XVII phố Hiến dần suy tàn. Hội An đã từng là một trong những trung tâm Thương mại Quốc tế lớn ở Đông Nam Á từ thế kỷ XV - XIX. Những phát hiện mới đây khi trục vớt các tàu bị đắm ven biển Việt Nam, những kết quả khai quật ở Chu Đậu (Hải Dương), ở Hoàng thành Thăng Long gần đây cũng như những nghiên cứu về gốm Việt Nam mới đây chứng tỏ một điều chắc chắn: Việt Nam đã xuất khẩu không ít đỗ gốm ra nhiều nước trên thế giới rước khi Columbus xuất hành ít nhất 50 năm.

Quá trình hội nhập này đã trải qua rất nhiều thăng trầm với nhiều giai đoạn hầu như ngưng trệ hoàn toàn. Nhà văn Nguyên Ngọc (Tạp chí Tia sáng số ra ngày 20/01/2006) có nhắc đến cuốn sách của Giáo sư Vĩnh Sính (Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hóa, Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh 2001) kể về chuyện Chu Tuấn Thuỷ (trung thần nhà Minh) chạy sang Việt Nam ít nhất 5 lần và đã ở đây lâu nhất từ 1654 - 1658. Ông tha thiết muốn giúp Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá 1.0. Nhà cầm quyền Việt Nam bấy giờ đã tiếp Chu Tuấn Thuỷ theo “hống hách bắt phải lạy, hỏi có những bằng cấp gì, khi biết chẳng có bằng cấp gì cả thì hết sức coi thường, rồi bầu lại chất vấn toàn những chuyện vớ vẩn về sách vở giáo điều và tướng số mê tín, rồi bát giam, câu lưu, có lúc Chu đã suýt phải bỏ mạng... Cuối cùng, năm 1658, Chu ốm nặng, phải tìm cách quay về Nhật Bản. Ở Nhật, hoàn toàn ngược lại, được lãnh chúa của một trong ba lãnh địa lớn nhất của Nhật lúc bấy giờ là Tokugawa Mitssukumi mời làm tân khách, Chu đã đem sở học của mình hết lòng giúp Mitsukumi và Mitsukumi chính là người chủ xướng học phải Mito, có ảnh hưởng lớn đến phong trào yêu nước dẫn đến Minh Trị Duy Tân, như chúng ta đều biết đã đưa nước Nhật đến một số phận khác hẳn chúng ta, không những giữ vững được độc lập dân tộc trước bão táp toàn cầu hóa mà còn trở thành cường quốc, cho đến ngày nay...".

Trong "An Nam cung dịch sứ", Chu Tuấn Thủy có nhận xét cay đắng và thẳng thắn về Việt Nam thế kỷ XVII như sau: "Tuy là nước nhỏ, nhưng khí kiêu ngạo, học vấn nông cạn, kiến thức có giới hạn, tuy có thể tuyển chọn được người tài năng trong nước... của mình, nhưng không tránh được vẻ ếch ngồi đáy giếng".

San bao năm chiến tranh liên miên, Việt Nam chỉ thực sự có thể phát triển trong điều kiện hòa bình và ổn định hơn 20 năm nay. Quá trình hội nhập bước vào giai đoạn mới từ 1986. Nó đã diễn ra cùng với nhiều khó khăn thách thức nhưng đã tăng tốc dần dần và lấy được đà mạnh mẽ trong mấy năm lại đây với đỉnh điểm là những sự kiện vừa diễn ra tháng 11 vừa qua liên quan đến WTO, APEC... Hy vọng chúng ta rút được bài học lịch sử và thực sự cầu thị nhằm hội nhập thành công mà không để mất những cơ hội vàng như thế.

TS. Nguyễn Quang A

Nguồn: Lao động cuối tuần

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)