Các nguyên nhân gây ra chảy máu

Xuất huyết bất thường hoặc quá nhiều có thể được chỉ ra bởi một số dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Bệnh nhân có thể có chảy máu cam không lý giải thích được, kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài, hoặc chảy máu kéo dài sau vết cắt nhỏ, đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa hoặc chấn thương. Các bệnh nhân khác có thể có tổn thương da không rõ nguyên nhân, bao gồm cả nốt, chấm, ban xuất huyết (dưới da hoặc niêm mạc), bầm tím hoặc giãn tĩnh mạch. Một số bệnh nhân bị ốm có thể bị chảy máu đột ngột từ vị trí tiêm truyền, tổn thương da và xuất huyết trầm trọng nhiều vị trí hoặc ở đường tiêu hóa, đường tiết niệu. Ở một số bệnh nhân, dấu hiệu đầu tiên chính là két quả xét nghiệm bất thường cho thấy dễ bị chảy máu quá mức mà do tình cờ phát hiện.

Rối loạn tiểu cầu có thể liên quan đến: số lượng tiểu cầu bất thường (thường là quá ít tiểu cầu, mặc dù số lượng tiểu cầu quá cao có thể liên quan đến chảy máu quá nhiều): chức năng tiểu cầu bị lỗi, thường do các loại thuốc như aspirin, chất ức chế P2Y12 (ví dụ: clopidogrel): hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID), hoặc cả số lượng bất thường và chức năng bị lỗi của tiểu cầu. Rối loạn đông máu hoặc mắc phải hoặc di truyền.

Nhìn chung, các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chảy máu nhiều bao gồm

  • Chống đông quá mức, warfarin, heparin, hoặc thuốc chống đông đường uống trực tiếp (ví dụ, apixaban, edoxaban, Rivaroxaban)

  • Bệnh gan (sản xuất không đủ các yếu tố đông máu)

Các nguyên nhân gây ra chảy máu

Bệnh sử nên xác định các vị trí chảy máu, số lượng và thời gian chảy máu, và mối quan hệ của chảy máu với những sự kiện.

Rà soát hệ thống nên hỏi vè các vị trí chảy máu (ví dụ, bệnh nhân phàn nàn việc dễ bị bầm tím dễ thấy thì nên hỏi về tần suất chảy máu cam, chảy máu lợi trong khi đánh răng, phân đen, ho máu, phân và nước tiểu có máu). Bệnh nhân cần được hỏi về các triệu chứng của các nguyên nhân có thể, bao gồm đau bụng và tiêu chảy (bệnh đường tiêu hóa); đau khớp (rối loạn mô liên kết); và vô kinh và ốm nghén (mang thai).

Về tiền sử nên tìm hiểu liên quan đến các khiếm khuyết của tiểu cầu hoặc đông máu đặc biệt

  • Tiền sử chảy máu bất thường hoặc quá nhiều và truyền máu

  • Tiền sử gia đình bị chảy máu quá nhiều

Cần xem xét tiền sử dùng thuốc, đặc biệt là sử dụng heparin, warfarin, các thuốc ức chế thrombin hoặc yếu tố Xa, aspirin, và NSAIDs. Bệnh nhân đang dùng warfarin cũng cần được hỏi về liều thuốc và thực phẩm (kể cả chất bổ sung thảo dược) có thể làm giảm chuyển hóa warfarin và do đó làm tăng hiệu quả chống đông máu.

Các dấu hiệu giảm thể tích máu (nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, da xanh, ra mò hôi nhiều) hoặc nhiễm trùng (sốt, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp với nhiễm khuẩn).

Phát hiện xuất huyết dưới da và màng niêm mạc (mũi, miệng, âm đạo). Xác điịnh xuất huyết tiêu hóa bằng khám trực tràng. Các dấu hiệu chảy máu trong các mô sâu hơn bao gồm đau khi vận động, sưng, tụ máu cơ, chảy máu nội sọ (lơ mơ, cứng gáy, dấu hiệu thần kinh khu trú, hoặc phối hợp các dấu hiệu này).

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Mang thai hoặc mới sinh

  • Dấu hiệu nhiễm trùng hoặc sepsis

Chảy máu vào các mô sâu (ví dụ, màng hoạt dịch, u máu trong cơ, xuất huyết sau phúc mạc) cho thấy có khiếm khuyết trong đông máu (bệnh đông máu).

Bệnh nhân nghiện rượu hoặc có bệnh gan có thể có rối loạn đông máu, lách to, hoặc giảm tiểu cầu.

  • Tổng phân tích tế bào toàn phần

  • Phết máu ngoại biên

  • Thời gian Prothrombin (PT) và thời gian thromboplastin một phần (PTT)

Thời gian prothrombin (PT) sàng lọc cho các bất thường trong con đường đông máu ngoại sinh và con đường chung (các yếu tố huyết tương VII, X, V, prothrombin II, và fibrinogen). PT được báo cáo bằng tỉ số bình thường quốc tế (INR), phản ánh tỷ lệ PT của bệnh nhân với giá trị chứng của phòng thí nghiệm; INR kiểm soát sự khác nhau về thuốc thử giữa các phòng thí nghiệm khác nhau. Do các thuốc thử thương mại và thiết bị đo rất khác nhau, mỗi phòng thí nghiệm xác định phạm vi bình thường của PT và PTT; một phạm vi bình thường điển hình cho PT là từ 10 đến 13 giây. INR > 1,5 hoặc PT 3 giây dài hơn chứng của phòng thí nghiệm thường là bất thường và cần phải đánh giá thêm. INR có giá trị trong sàng lọc bất thường đông máu mắc phải (ví dụ thiếu vitamin K Thiếu vitamin K Thiếu vitamin K gây ra do ăn uống không đầy đủ, giảm hấp thụ chất béo, hoặc sử dụng các chất chống đông máu coumarin. Sự thiếu hụt đặc biệt phổ biến ở trẻ bú... đọc thêm , bệnh gan, DIC). Nó cũng được sử dụng để theo dõi điều trị bằng chất kháng vitamin K đường uống, warfarin.

Thời gian thromboplastin một phần (PTT) sàng lọc các bất thường trong con đường nội sinh và con đường chung, (prekallikrein, kininogen trọng lượng phân tử cao, các yếu tố XII, XI, IX, VIII, X, và V, prothrombin II, fibrinogen). PTT là xét nghiệm cho tất cả các yếu tố đông máu trừ yếu tố VII (đo bằng PT) và yếu tố XIII. GIá trị bình thường từ 28 đến 34 giây. Một kết quả bình thường chỉ ra rằng nồng độ các yếu tố ít nhất 30% trong huyết tương. Heparin kéo dài PTT, và PTT thường được sử dụng để theo dõi điều trị heparin. Các chất ức chế kéo dài PTT bao gồm tự kháng thể chống lại yếu tố VIII (xem thêm Hemophilia Hemophilia Hemophilia là những rối loạn chảy máu di truyền thông thường gây ra do thiếu hụt yếu tố đông máu VIII hoặc IX. Mức độ thiếu hụt yếu tó xác định khả năng... đọc thêm và Rối loạn đông máu gây ra bởi thuốc chống đông máu lưu hành Rối loạn đông máu do kháng đông lưu hành Kháng đông lưu hành thường là tự kháng thể trung hòa các yếu tố đông máu cụ thể trong cơ thể (ví dụ, một loại tự kháng thể chống lại yếu... đọc thêm ) và thuốc chống đông máu lupus. Loại thứ hai là một kháng thể chống lại phức hợp protein-phospholipid được tìm thấy trong huyết tương của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh lý viêm tự miễn mạn tính có biểu hiện bệnh ở nhiều hệ cơ quan, xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trẻ tuổi. Các biểu hiện phổ biến có... đọc thêm

Các nguyên nhân gây ra chảy máu
và các rối loạn tự miễn dịch khác (xem thêm Rối loạn huyết khối Tổng quan các rối loạn huyết khối Ở người khỏe mạnh, cân bằng cầm máu tồn tại giữa các yếu tố tiền đông (đông máu) và các yếu tố chống đông và tiêu sợi huyết. Nhiều yếu tố di truyền, mắc phải và yếu tố môi trường có... đọc thêm ).

Kéo dài PT hoặc PTT có thể phản ánh

  • Thiếu yếu tố đông máu

  • Sự hiện diện của chất ức chế một thành phần của con đường đông máu (bao gồm sự hiện diện trong tuần hoàn của thuốc chống đông máu đường uống trực tiếp ức chế thrombin hoặc yếu tố Xa)

PT và PTT không kéo dài cho đến khi một hoặc nhiều yếu tố đông máu thiếu ở mức khoảng 70%. Để xác nguyên nhân do thiếu hụt yếu tố đông máu hay do lưu hành chất ức chế (kháng đông), xét nghiệm sẽ được lặp lại sau khi trộn huyết tương với huyết tương bình thường với tỷ lệ 1:1. Vì hỗn hợp này chứa ít nhất 50% mức bình thường của tất cả các yếu tố đông máu, nên nếu kết quả không cải thiện nghĩa là có chất ức chế đông máu lưu hành.

Xét nghiệm thời gian chảy máu không đủ khả năng tái tạo để có thể tin cậy được cho việc ra quyết định lâm sàng.

Các nguyên nhân gây ra chảy máu

Nếu có giảm tiểu cầu, xét nghiệm tiêu bản máu ngoại vi thường cho thấy nguyên nhân (xem bảng Biến đổi máu ngoại vi trong giảm tiểu cầu Dấu hiệu máu ngoại vi trong các rối loạn giảm tiểu cầu

Các nguyên nhân gây ra chảy máu
). Nếu phết tế bào không có bằng chứng về các bất thường khác, bệnh nhân nên được kiểm tra nhiễm HIV Nhiễm trùng HIV/AIDS ở người Nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là hậu quả của nhiễm 1 trong số 2 retrovirus tương tự nhau (HIV-1 và HIV-2) chúng phá hủy tế bào lympho CD4... đọc thêm
Các nguyên nhân gây ra chảy máu
. Nếu kết quả của xét nghiệm HIV âm tính và bệnh nhân không mang thai và chưa dùng thuốc gây hủy hoại tiểu cầu, có khả năng măc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) là rối loạn chảy máu do giảm tiểu cầu không liên quan đến bệnh hệ thống. Thông thường, nó là mạn tính ở người lớn, nhưng... đọc thêm
Các nguyên nhân gây ra chảy máu
. Nếu có dấu hiệu tan máu (có mảnh vỡ hồng cầu trên tiêu bản, giảm hemoglobin), có thể nghĩ tới DIC Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) liên quan đến sinh quá nhiều bất thường thrombin và fibrin, trong máu tuần hoàn. Trong quá trình... đọc thêm , ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP) Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP)là các rối loạn cấp tính, trầm trọng đặc trưng bởi giảm tiểu cầu và thiếu máu tán máu. Các biểu hiện khá... đọc thêm
Các nguyên nhân gây ra chảy máu
(TTP) hoặc hội chứng tan máu tăng ure Hội chứng tan máu tăng ure máu Hội chứng tan máu tăng ure máu (HUS) là các rối loạn cấp tính, trầm trọng đặc trưng bởi giảm tiểu cầu, thiếu máu tán máu và tổn thương thận cấp.... đọc thêm
Các nguyên nhân gây ra chảy máu
(HUS) mặc dù đôi khi các rối loạn tan máu khác có thể gây ra những triệu chứng này. HUS xảy ra ở bệnh nhân viêm đại tràng xuất huyết. Nghiệm pháp Coombs Xét nghiệm kháng globulin gián tiếp (Coombs gián tiếp).
Các nguyên nhân gây ra chảy máu
âm tính trong TTP và HUS. Nếu xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi và tiêu bản máu ngoại vi có giảm các tế bào hoặc có các bạch cầu bất thường, thì cần nghi ngờ một bất thường về huyết học ảnh hưởng đến nhiều loại tế bào, cần thiết phải chọc hút tủy xương và sinh thiết.

PT kéo dài với tiểu cầu và PTT bình thường cho thấy thiếu hụt yếu tố VII. Thiếu yếu tố VII bẩm sinh rất hiếm; tuy nhiên, thời gian bán thải ngắn của yếu tố VII trong huyết tương làm cho yếu tố VII giảm xuống mức thấp nhanh hơn các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K khác ở những bệnh nhân bắt đầu điều trị chống đông warfarin hoặc ở những bệnh nhân mới mắc bệnh. Các vị trí chính của sản xuất protein đông máu bao gồm các tế bào nội mô, bao gồm cả các tế bào trong xoang gan. Các tế bào nội mô xoang agn thường bị tổn thương trong các bệnh lý gan khác nhau.

Chẩn đoán hình ảnh thường được yêu cầu để phát hiện chảy máu kín đáo ở bệnh nhân có rối loạn chảy máu. Ví dụ, CT sọ não nên được thực hiện ở những bệnh nhân đau đầu nặng, chấn thương đầu, hoặc suy giảm ý thức. CT bụng là cần thiết ở những bệnh nhân đau bụng hoặc những phát hiện khác tương ứng với xuất huyết trong ổ bụng hoặc sau phúc mạc.

  • Điều trị rối loạn cơ bản

Điều trị hướng trực tiếp vào bệnh lý nền. Ngoài ra, tình trạng giảm thể tích tuần hoàn cần được điều chỉnh. Khi có chảy máu cần điều trị ngay mà chưa xác định được nguyên nhân về các bệnh đông máu, nên truyền huyết tương tươi đông lạnh vì có đủ các yếu tố đông máu.

  • Nên nghĩ đến DIC ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, sốc, hoặc biến chứng của thai nghén hoặc sinh con.

  • Rối loạn chức năng tiểu cầu nhẹ do aspirin, thuốc ức chế P2Y12 hoặc thuốc chống viêm không steroid thường gặp.

  • Dễ bị bầm tím mà không có biểu hiện lâm sàng nào khác và kết quả xét nghiệm thông thường trong phòng thí nghiệm thường lành tính.