Các phương pháp lập kế hoạch kinh doanh

Mục lục [Hiện]

  1. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh
    1. Thu hút nhà đầu tư
    2. Là nền tảng phát triển doanh nghiệp
    3. Giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược tốt hơn
  2. Quy trình 8bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả
    1. Bước 1: Xây dựng ý tưởng kinh doanh
    2. Bước 2: Xác định mục tiêu
    3. Bước 3: Nghiên cứu thị trường
    4. Bước 4: Xây dựng SWOT
    5. Bước 5: Thiết lập mô hình kinh doanh
    6. Bước 6: Xây dựng chiến lược Marketing
    7. Bước 7: Lên kế hoạch quản lý nhân sự, tài chính
    8. Bước 8: Triển khai kế hoạch

Để hoạch định và phát triển doanh nghiệp theo hướng chuyên nghiệp và tối ưu nhất, chắc chắn mỗi doanh nghiệp phải xây dựng và lập riêng cho mình một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.

Vậy làm thế nào để thực hiệnđược điều đó,dưới đây Bizflyhướng dẫn doanh nghiệp của bạn cách lập kế hoạch kinh doanh đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các chiến lược đề ra. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Thu hút nhà đầu tư

Các nhà đầu tư sẽ không bao giờ bỏ vốn cho một doanh nghiệp không có định hướng hay kế hoạch phát triển lâu dài. Chính vì vậy, bạn cần phải thiết lập kế hoạch kinh doanh bền vững.

Các phương pháp lập kế hoạch kinh doanh

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh

Một bản kinh doanh thu hút được vốn đầu tư bao gồm các yếu tố như: báo cáo tài chính, dự báo và giải thích về mô hình kinh doanh của doanh nghiệpcho các nhà đầu tư tiềm năng.

Là nền tảng phát triển doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp đãlậpkế hoạch kinh doanh và có nền móng vững chắc, việc còn lại làchỉ cần thực hiện các bước trong kế hoạch đó. Cho dù các bước đi trong kế hoạch có gặp khó khăn hoặc thậm chí là sai, thì bản kế hoạch đó cũng cho doanh nghiệp của bạn một bài học kinh nghiệm sau này.

Giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược tốt hơn

Bản kế hoạch kinh doanh là thước đo đánh giá các quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, bạn sẽ biết được bước nào hiệu quả, bước nào gặp nhiều khó khăn để có thể đề ra các giải pháp cụ thể, đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”.

Quy trình 8bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Để có một bản kế hoạch kinh doanh hoàn thiện và thu hút vốn đầu tư, dưới đây là 7 bước cơ bảngiúp bạn lập kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả.

Bước 1: Xây dựng ý tưởng kinh doanh

Đây là bước đầu tiên trong việc thiết lập kế hoạch kinh doanh. Một ý tưởng kinh doanh độc đáo sẽ là nền tảng vững chắc để doanh nghiệpcó thêm nhiều hướng đi trong bản kế hoạch.

Các phương pháp lập kế hoạch kinh doanh

Xây dựng ý tưởng kinh doanh

Hãy chắc chắn rằng, ý tưởng này phải có khả năng thực hiện và là ý tưởng kinh doanh khôngđụng hàng với đối thủ trên thị trường, bởi nó sẽ “kìm hãm” độ thành công của doanh nghiệp.

Bước 2: Xác định mục tiêu

Mục tiêu là cái đích cuối cùng mà con người luôn hướng đến. Và kinh doanh cũng vậy, trước khi doanh nghiệplập kế hoạch kinh doanh, nhất thiếtphải đề ra cho mình một mục tiêu kinh doanh. Hãy đặt câu hỏi cho mình sẽ đạt được gì, thực hiện trong bao lâu,... Mục tiêu đúng đắn và rõ ràng sẽ là động lực thúc đẩy bạn cố gắng thực hiện hơn.

Bước 3: Nghiên cứu thị trường

Công việc tiếp theo trong việc lập kế hoạch kinh doanh là doanh nghiệpcần phải nghiên cứu và phân tích thị trường bài bản và chi tiết. Việc nghiên cứu thị trường giúp bạn hiểu hơn về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Bởivậy, trước khi lên cho mình một chiến lược kinh doanh, hãy trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc.

=> Xem thêm bài viết:Nghiên cứu thị trường là gì và các phương pháp nghiên cứu thị trường hiệu quả

Bước 4: Xây dựng SWOT

Xây dựng biểu đồ SWOT là liệt kê ra ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để từ đó nhìn ra được những cơ hội và thách thức của mình khi lập kế hoạch kinh doanh. Mô hình này cực kỳ quan trọng, vìngười đứng đầu doanh nghiệp cần phải xác định xem các mục mục tiêu đề ra có khả thi hay không.

Các phương pháp lập kế hoạch kinh doanh

Xây dựng ma trậnSWOT khi lập kế hoạch kinh doanh

Nếu không thì cần phải thay đổi mục tiêu và làm lại quá trình đánh giá ma trận SWOT.

Bước 5: Thiết lập mô hình kinh doanh

Sau khi có ý tưởng và xác định được biểu đồ SWOT, thì bạn cần thiết lập được mô hình kinh doanh. Ở bước tiếp theo khi lập kế hoạch kinh doanhnày, doanh nghiệpcần tìm thêm cho mình những người có cùng chí hướngđể kế hoạch kinh doanh của mình được triển khaihiệu quả.

Mô hình kinh doanh được phân chia cụ thể, có hệ thống cùng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên sẽ giúp doanh nghiệpvừa gia tăng lợi nhuận và giảm chi phí cũng nhưphát triển toàn diện hơn.

Bước 6: Xây dựng chiến lược Marketing

Để khả năng tiêu thụ sản phẩm được hiệu quả và thu vềlợi nhuận cao, khi lập kế hoạch kinh doanhthì doanh nghiệpcần phải xây dựng chiến lược marketing. Chiến lược này bao gồm: truyền thông, quảng cáo, quảng bá thương hiệu,... được thực hiệnlâu dài và linh hoạt để có thể tiếp cận và mở rộng tối đa thị trường cũng như nguồn khách hàng tiềm năng.

=> Xem thêm:Chiến lược Marketing và 6 ví dụ điển hình từ các thương hiệu nổi tiếng

Bước 7: Lên kế hoạch quản lý nhân sự, tài chính

Khi kinh doanh càng lớn và quản lý tài chính phù hợp, việc tuyển thêm nhân sự đối với một doanh nghiệp là điều hiển nhiên. Đây là bước quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh mà mọi người cần lưu ý.

Các phương pháp lập kế hoạch kinh doanh

Lên kế hoạch quản lý nhân sự, tài chính​

Để bước lập kế hoạch kinh doanh này trở nên đơn giản và dễ dàng, doanh nghiệpcần lên kế hoạch đào tạo một hệ thống có chuyên môn cao giúpđảm nhiệm, hướng dẫn và phát triển các kỹ năng cần thiết cho nhân viên.

Bước 8: Triển khai kế hoạch

Ở bước cuối này doanh nghiệpchỉ việc triển khai kế hoạch. Hãy đảm bảo rằng, bảy bước trước đó phải được thực hiện theo đúng quy trình. Nếu có thay đổi, thì phải phù hợp với tình hình và điều kiện tại thời điểm đó để bản kế hoạchkhông bị bỏ dở giữa chừng.

Ngoài việc nắm rõ được các bước lập kế hoạch kinh doanh nói trên, bản kế hoạch cần được trình bày một cách logic, ngắn gọn nhưng đủ ý và dễ hiểu, tránh cho người đọc cảm thấy khó hiểukhi phải đọc bản kế hoạch quá dài và không có trọng tâm. Ngôn từ cần phù hợp với trình độ hiểu biết của người tiếp nhận.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp. Với những kiến thức mà Bizfly chia sẻsẽ giúp ích cho bạn trong việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.