Các tác phẩm văn chính luận của bác

Cuốn sách do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành tháng 8 năm 2023, nhân dịp chào mừng 78 năm Cách mạng Tháng tám và Quốc khánh 2/9.

Các tác phẩm văn chính luận của bác
Cuốn sách có độ dài gần 300 trang với 4 Chương chính. Ảnh: Thu Hoài/TTXVN

Để thực hiện một công trình chuyên khảo có độ dài gần 300 trang này, Tiến sĩ Phạm Thị Như Thúy đã khảo sát một khối lượng tư liệu lớn, không chỉ là trên cơ sở bộ sách “Hồ Chí Minh toàn tập” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật ấn hành gồm 15 tập), mà còn khảo sát tư liệu ở nhiều cơ sở lưu trữ cấp Trung ương và địa phương. Với một phạm vi tư liệu lớn như vậy, cuốn sách chuyên khảo này bao quát rất nhiều vấn đề, tạo dựng một chân dung toàn cảnh về văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cuốn sách được chia thành bốn chương chính, đi từ những nội dung chung đến những nội dung cụ thể trong việc khảo sát văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ thể, chương 1 “Những vấn đề chung” giới thuyết về văn chính luận; chương 2: “Định vị di sản văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong dòng mạch văn chính luận dân tộc” khảo sát dòng văn chính luận thời trung đại, sang thế kỷ XIX, ở giai đoạn đầu thế kỷ XX, đồng thời khẳng định vị trí, vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác giả văn chính luận. Trong chương 3, “Ý thức về đối tượng tiếp nhận và mục đích viết của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh”, tác giả đề cập đến các đối tượng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng đến khi viết văn chính luận, sự công khai mục đích viết và tinh thần cách mạng, giá trị nhân văn của văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở chương 4, “Nghệ thuật tuyên truyền của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nhìn từ phương diện cách viết như thế nào” nêu rõ quan niệm sử dụng ngôn từ, cũng như vấn đề tích hợp thể loại và hệ thống các biện pháp nghệ thuật của văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Các tác phẩm văn chính luận của bác
Tác giả giao lưu, giới thiệu về sách chuyên khảo “Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh”. Ảnh: Thu Hoài/TTXVN

Ngay ở đầu công trình chuyên khảo, tác giả Phạm Thị Như Thúy đã dày công nghiên cứu, giải thích, lý giải về khái niệm văn chính luận thông qua những cuốn sách đáng tin cậy. Trong cuốn sách, tác giả cũng đã đúc kết được lịch sử vấn đề nghiên cứu văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam và trên thế giới. Qua đó người đọc thấy được nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi trên thế giới và ở Việt Nam đã lưu tâm nghiên cứu nhiều vấn đề xoay quanh văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chia sẻ về cuốn sách, một số chuyên gia cho rằng, tác giả Phạm Thị Như Thúy đã cố gắng tiếp tục khẳng định một hướng nghiên cứu hiệu quả đối với di sản văn chính luận Hồ Chí Minh bằng cuốn sách chuyên khảo của mình và đã đạt được những thành công ban đầu. Với những nghiên cứu công phu, tác giả đã nêu bật được chân dung văn chương chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, thông qua một chuyên khảo có tính khoa học, những đóng góp quý báu cùng tính gợi mở vào việc nghiên cứu văn chương chính luận nói riêng và sự nghiệp văn học nói chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo Tiến sĩ Bùi Thị Ngọc Trang, Phó Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, tác phẩm chuyên khảo "Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh" của tác giả Phạm Thị Như Thúy giúp chúng ta nghiên cứu, học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh về phong cách tư duy, phong cách diễn đạt và phong cách ứng xử trên tất cả lĩnh vực. Đây là một tài liệu tham khảo bổ ích, thiết thực cho những người nghiên cứu, yêu mến sự nghiệp văn chương Hồ Chí Minh, cũng như những người làm công tác quản lí, tuyên truyền ở mọi lĩnh vực xã hội của chúng ta hiện nay.

Người để lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách:

* Văn chính luận:

- Nội dung: Trực tiếp phục vụ mục đích đấu tranh chính trị qua những chặng đường lịch sử cách mạng.

- Những áng văn chính luận tiêu biểu của Hồ Chí Minh cho thấy tác giả viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lời văn chặt chẽ, súc tích mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước nồng nàn của một trái tim vĩ đại.

- Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, tiếng Pháp), Tuyên ngôn Độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966), Di chúc (1969).

* Truyện và kí

- Nội dung: Dựa trên những sự kiện có thật, được viết trong thời gian hoạt động ở Pháp, tác giả hư cấu tưởng tượng để tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân, phong kiến tay sai và đề cao tấm lòng yêu nước và cách mạng của nhân dân.

- Tác phẩm cô đọng, tình huống truyện độc đáo hình tượng sinh động, sắc sảo, giàu chất trí tuệ và hiện đại.

- Tác phẩm tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931)...

* Thơ ca: Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh và mang lại nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện đại Việt Nam.

- Nội dung:

+ Tố cáo chế độ nhà tù Quốc dân đảng và là bức chân dung tự họa về con người tinh thần của Bác – người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày (Tập thơ chữ Hán – Ngục trung nhật kí)

+ Thể hiện tấm lòng yêu nước của vị lãnh tụ và ngợi ca sức mạnh quân dân trong kháng chiến.

+ Hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng “nỗi nước nhà” mà phong thái vẫn ung dung, tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên → một con người bản lĩnh với tư thế của một nhà cách mạng vĩ đại.

- Tác phẩm tiêu biểu: Với gần 250 bài thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong các tập Nhật ký trong tù (1942 – 1943) gồm 134 bài, Thơ Hồ Chí Minh (1967) gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài.,

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi ôn tập về các tác phẩm Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

  • Nêu vài nét về tiểu sử của tác giả Hồ Chí Minh?
  • Tóm tắt quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh?
  • Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
  • Hãy nêu những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh?
  • Các tác phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh?
  • Những đặc điểm cơ bản phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
  • Văn thơ Hồ Chí Minh có ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử văn học, đời sống và cách mạng Việt Nam?
  • Văn bản Tuyên ngôn Độc lập được viết ở đâu?
  • Văn bản Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong hoàn cảnh nào?
  • Văn bản Tuyên ngôn Độc lập thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
  • Văn bản Tuyên ngôn Độc lập thuộc thể loại gì?
  • Chủ đề của văn bản Tuyên ngôn Độc lập?
  • Mục đích sáng tác của văn bản Tuyên ngôn Độc lập?
  • Giá trị nội dung của văn bản Tuyên ngôn Độc lập?
  • Giá trị nghệ thuật của văn bản Tuyên ngôn Độc lập?
  • Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của văn bản Tuyên ngôn Độc lập?
  • Cấu trúc lập luận trong bài Tuyên ngôn Độc lập?
  • Chỉ ra cơ sở pháp lí trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập?
  • Chỉ ra cơ sở thực tiễn trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập?
  • Tuyên bố độc lập trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập?
  • Ý nghĩa của việc trích dẫn lại Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập?

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official