Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như thế nào và có hàm nghĩa gì

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :

      Cửa ngoài vội rủ rèm the,

   Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.

      Nhặt thưa gương giọi đầu cành,

   Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu

      (Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)

Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như thế nào và có hàm nghĩa gì ?

Các từ vội, xăm xăm, băng xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

- Điều đó cho thấy sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền. Kiều như đang chạy đua với thời gian để bày tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết… Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim – Kiều.

...Xem thêm

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đọc văn bản sau: "Ta đã trải sông núi miền Bát Quế, Buông thuyền xem mây trúc chỗn Tam Tươmg. Trông khắp đẩt Sở ở Hoành Dương Ghé nhìn bãi sông nơi Nhạc Lộc, Thủ vui sơn thủy sớm sớm xem Nom, Mà cảnh Vân Mộng chứa trong lòng vẫn thiếu! Chín tuần hạ quang tạnh Mây nước liền đường. Nào thả, nào bơi, Thẳng tới Động Đình. Cưỡi sóng nước mênh mang. Vượt khói mây mờ mịt. Chỉ đảo Quy Sơn để buông chèo, Trông hòn Ba Nhạc mà tiến tới. Bờ bến mênh mông xa vời Trên dưới hòa trộn một mẫu xanh trong suốt. Buông chiếc lá giữa dòng Lòng khách man mác như cánh bèo trôi nổi. Trời mây nghìn dặm, Tựa khoang gõ dầm. Ngoảnh nhìn bốn phia nước non, Chạnh buồn lòng hoài cổ!" (Nguồn: Kim Anh, Bài phú "Buông thuyền trên hồ" của Phan Huy Chú, Tạp chi Hán Nôm, số tháng 1/1992) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Tìm các câu văn thế hiện trực tiếp tâm trạng của nhân vật khách trong đoạn trích. Câu 3. Chỉ ra các địa danh được nhắc đến trong đoạn trích. Câu 4. Việc liệt kê các địa danh trong đoạn trích có tác dụng gì? Câu 5. Đoạn trích trên giúp em hiểu được gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật khách? Câu 6: Nhận xét ngắn gọn về hai yếu tố nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong đoạn trích.

  • Đọc đoạn trích:                                                               Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai,                                                Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây                                                         Trong cửa này đã đành phận thiếp,                                                          Ngoài mây kia há kiếp chàng vay                                                            Những mong cá nước sum vầy                                                       Bao ngờ đôi ngả nước mây cách vời.

                                                                         (Trích bản dịch Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn,


                                                                           Chinh phụ ngâm diễn ca, NXB Văn học, 19876, tr. 20)
    Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
    Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai?
    Câu 3. (0,5 điểm) Chỉ ra những chi tiết diễn tả hoàn cảnh biệt li cách trở trong đoạn trích.
    Câu 4. (0,75 điểm) Nêu hiệu quả phép đối được sử dụng trong câu:
                                                      ''Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây''
    Câu 5. (0,75 điểm) Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau?
                                                               ''Những mong cá nước sum vầy
                                                           Bao ngờ đôi ngả nước mây cách vời.'' 
    Câu 6. (1,0 điểm) Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

  • Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

    Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...

    Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

    Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

    Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

    Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

    Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

    Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

    Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

    Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

    (Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-122)

    Xác định những cặp hình tượng được nhắc đến trong đoạn trích?

  • Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

    Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...

    Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

    Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

    Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

    Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

    Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

    Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

    Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

    Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

    (Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-122)

    Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao?

  • Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Thề nguyền Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Thề nguyền này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 10 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.

    Câu hỏi: Nêu nhận xét về hàm nghĩa của từ “vội”, “xăm xăm”, “băng” trong đoạn trích “Thề nguyền”.

    Trả lời:

    • Các từ "vội, xăm xăm, băng" là từ chỉ hành động, tính chất của những bước chân Kiều trong đêm uống rượu, thề nguyền dưới trăng với Kim Trọng

    • Ý nghĩa

    • Diễn tả tâm trạng và tình cảm của Kiều, sự khẩn trương, vội vã, đột xuất bất ngờ với cả chính nàng. Kiều phải tranh thủ thời gian. Nàng lo lắng, sợ cha mẹ sẽ quở trách về hành động chưa xin phép này.

    • Hành động của Kiều cho thấy một sự táo bạo đến liều lĩnh vì lễ giáo phong kiến với người con gái rất hà khắc. Nhưng Kiều sẵn sàng đạp đổ nó để đến với tình yêu đích thực của mình. Điều ấy cho ta thấy khao khát mãnh liệt về một tình yêu tự do, đúng nghĩa với người mình yêu của người phụ nữ phong kiến nói riêng và những con người trong xã hội phong kiến nói chung.

    Đề 1:
    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :  

    Cửa ngoài vội rủ rèm the, Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình. Nhặt thưa gương giọi đầu cành, Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu .                                         (Trích Thề nguyền, Ngữ văn 10-tập 2)

    1/ Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?

    2/ Các từ vội, xăm xăm, băng  được bố trí như thế nào và có hàm nghĩa gì ?


    3/ Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện như thế nào? 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ quan niệm về tình yêu của Nguyễn Du qua văn bản.  

    Trả lời:

    1/ Nội dung chính của văn bản: Thuý Kiều chủ động qua nhà Kim Trọng để thề nguyền chuyện trăm năm. Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

    2/ – Các từ vội, xăm xăm, băng  xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

    – Điều đó cho thấy sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền. Kiều như đang chạy đua với thời gian để bày tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết… Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim – Kiều.

    3/ Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện:

    • Thời gian: đêm khuya yên tĩnh

    –    Không gian: hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tỏ không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu. 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy ;

    -Nội dung: Qua hành động của Kiều chủ động sang nhà Kim Trọng để thề nguyền, Nguyễn Du thể hiện khá rõ quan niệm về tình yêu rất tiến bộ. Ông đã đặc tả cái không khí khẩn trương, gấp gáp, vội vã nhưng vẫn trang nghiêm, thiêng liêng của đêm thề ước. Ông trân trọng và ca ngợi tình yêu chân chính của đôi lứa. Đó là tình yêu vượt lên trên sự cương toả của lễ giáo phong kiến, của đạo đức Nho giáo theo quan niệm  Nam nữ thụ thụ bất tương thân.

     

    Đề 2 : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :

     

    (1)Vân xem trang trọng khác vời,
    Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang


    ( Trích Chị em Thuý Kiều)
    (2)Vầng trăng ai xẻ làm đôi
    Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
    ( Trích Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều)
    (3)Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
    đinh ninh hai mặt một lời song song .
                     (Trích Thề nguyền, Ngữ văn 10-tập 2) 1/ Nêu nội dung chính của mỗi văn bản? Văn bản nào sử dụng nghệ thuật ước lệ? 2/ Hình tượng nào được sử dụng lặp lại ở các văn bản trên ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của hình tượng đó ? 3/ Xác định và nêu ý nghĩa từ láy ở văn bản (3) ?  

    Trả lời:


    1/ Nội dung chính của mỗi văn bản:
    • Văn bản (1) : tả vẻ đẹp của nàng Thuý Vân ;
    • Văn bản (2) : Tả cảnh sau khi nàng Kiều chia tay Thúc Sinh
    • Văn bản (3) : Tả đêm Thuý Kiều qua nhà Kim Trọng để thề nguyền chuyện trăm năm.

    Văn bản (1) sử dụng nghệ thuật ước lệ qua từ khuôn trăng, nét ngài 2/ Hình tượng trăng được sử dụng lặp lại ở các văn bản trên.

    Nêu hiệu quả nghệ thuật của hình tượng đó :

    • Văn bản (1) : Từ khuôn trăng ẩn dụ về vẻ đẹp phúc hậu của nàng Thuý Vân ;

    –    Văn bản (2) : Vầng trăng ai xẻ ẩn dụ cho cuộc sống lứa đôi hạnh phúc bị chia đôi, thể hiện nỗi cô đơn của Kiều sau khi chia tay Thúc Sinh

    • Văn bản (3) : Vầng trăng biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi của Thuý Kiều-Kim Trọng.

    3/ Xác định từ láy:

    –    Vằng vặc:  chỉ ánh trăng rất sáng, không một chút gợn, khiến có thể nhìn rõ các vật.
    –    Đinh ninh : nói đi nói lại, dặn đi dặn lại cặn kẽ để cho nhớ kĩ, cho chắc chắn.

    –   Song song: đi bên nhau
    Hiệu quả nghệ thuật: vầng trăng trở thành hình ảnh tượng trưng cho trời đất để làm chứng nhân cho lời thề. Trong xã hội phong kiến, nghi thức thực hiện lời thề trang trọng phải có sự chứng dám của trời đất. Nghĩa là lời thề vừa ràng buộc về mặt đạo đức xã hội, vừa thiêng liêng đối với đời sống tâm linh. Đây là cuộc thề nguyền chưa được phép cha mẹ – theo quan niệm xưa- nhưng được Nguyễn Du miêu tả không chỉ nên thơ mà còn trang trọng. Chứng tỏ tình yêu say đắm giữa hai người và ý thức sâu sắc của họ về tình yêu chân chính.

    đề đọc hiểu