Cách chào hỏi thời phong kiến Việt Nam

Phải chăng, chào kết hợp với hỏi thành chào hỏi? Chuyện chào hỏi của người Việt Nam từ xưa đến nay liệu có giống nhau?


Từ xưa đến nay, văn hóa chào hỏi luôn khắc sâu trong tiềm thức cũng như thói quen của người Việt chúng ta. Tầm quan trọng của việc chào hỏi được thể hiện rất rõ trong câu tục ngữ Lời chào cao hơn mâm cỗ.

Bạn đang xem: Cách chào của người việt nam

Nó trở thành một chuẩn mực về đạo đức, là hành động được ưu tiên hàng đầu trong giao tiếp, nó trở thành phương thức lễ nghi, một nét văn hóa của mỗi dân tộc, thể hiện sự tôn trọng người khác, xóa đi mọi rào cản giữa con người với con người.
Cách chào hỏi thời phong kiến Việt Nam
Các hành động chào hỏi của người Việt Nam

Ngoài ra, một nghi lễ chào hỏi phổ biến của người Việt Nam thời phong kiến là hành động đan chéo hai tay để trước ngực hoặc mặt và cúi chào. Theo Trần Quang Đức, ở thời Lê Nguyễn, hành động này được thực hiện với cả người ngang hàng, cả người bề trên.


1. Chào hỏi là gì?

Trước hết, theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, chào. Tỏ bằng lời nói hoặc cử chỉ thái độ kính trọng hoặc quan tâm đối với ai, khi gặp nhau hoặc khi từ biệt, còn chào hỏi. Chào bằng lời nói khi gặp nhau (nói khái quát). Như vậy, chào hỏi là chào bằng lời nói khi gặp nhau, thế nhưng trong bài viết này, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi của chuyện chào hỏi, không chỉ dừng lại ở lời nói mà còn cả những cử chỉ hành động, thái độ của người Việt Nam từ xưa đến nay.


2. Nguồn gốc của chào hỏi

Có lẽ, câu hỏi lời chào có từ bao giờ? thật khó để trả lời. Bởi ngay từ khi là một đứa trẻ thì ông bà, bố mẹ luôn dạy ta cách cúi đầu, nói lời chào đối với người khác. Cứ thế, theo thời gian, hành động này trở thành một thói quen theo ta đến hết cả cuộc đời mà không ai biết chào hỏi thật sự bắt nguồn từ đâu.

Trên thực tế, hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào nói về nguồn gốc văn hóa chào hỏi của người Việt Nam, chúng ta chỉ có thể phỏng đoán rằng từ rất lâu về trước, cách đây cả ngàn năm, người Việt đã bắt đầu chào hỏi nhưng tùy theo văn hóa, tình hình xã hội của mỗi thời lại có một cách chào hỏi riêng.


3. Cách chào hỏi của người Việt từ xưa đến nay

3.1 Thời trung đại (938 1858)

Ngược dòng thời gian, quay trở lại thời phong kiến, các nghi lễ chào hỏi bấy giờ chủ yếu xuất hiện trong triều đình: giữa các nô tài, nô tì, thái giám với các quan lại, đại thần, phi tần và các bậc thiên tử. Ngoài ra còn là nghi lễ giữa bề dưới với bề trên hoặc trong các gia đình quý tộc có kẻ hầu người hạ.

Trong cuốn An Nam chí lược, Lê Tắc cho biết, người Việt thời nhà Trần, khi gặp bậc tôn quý thì phải quỳ gối và lạy ba lạy. Còn đối với những người ngang hàng trong vai vế, họ sẽ chắp tay đứng vái không cần quỳ, chẳng hạn như việc vua Trần Nhân Tông chắp tay vái khi tiếp nhận chiếu sắc của vua Nguyên Mông. Hay trong các bộ phim cổ trang tái hiện về lịch sử của Việt Nam, cụ thể như Về đất Thăng Long, các quần thần quỳ xuống và hô vang Hoàng Thượng vạn tuế, còn vua đứng chắp hai tay ra đằng sau và nói Bình thân, đây như một lời chào với ý nghĩa cầu chúc sự bình an của người bề dưới với bậc thiên tử.

Ngoài ra, một nghi lễ chào hỏi phổ biến của người Việt Nam thời phong kiến là hành động đan chéo hai tay để trước ngực hoặc mặt và cúi chào. Theo Trần Quang Đức, ở thời Lê Nguyễn, hành động này được thực hiện với cả người ngang hàng, cả người bề trên.


Cách chào hỏi thời phong kiến Việt Nam

3.2 Thời cận đại (1858 - 1945)

Trong hàng loạt các tác phẩm văn học thời bấy giờ như Sống chết mặc bay, Tắt đèn, Bước đường cùng, người xưa thường chào nhau bằng những câu như: Lạy ông, lạy bà, bẩm cụ, thưa thầy, thưa ông bà, chào cô, chào cháu kèm theo đó là hành động khoanh tay hoặc chắp tay. Sự thay đổi rõ ràng nhất so với thời trước là thay vì dùng các từ chỉ chức vị trong triều đình, các từ Hán Việt thì chúng ta đã chào bằng các từ thân tộc.

Xem thêm: Cách Chơi Half Life Ma - Hướng Dẫn Bắn Half Life Ma

Ngoài ra, thời kỳ này còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Pháp. Hành động bắt tay cũng ra đời từ đây và thường dùng trong những dịp trang trọng. Đối với việc bắt tay, người lớn tuổi hơn, chức vụ cao hơn sẽ đưa tay ra bắt trước. Người còn lại không nắm tay quá lâu và giữ quá chặt, chỉ lắc nhẹ nhàng. Cách chào này còn tiếp tục được sử dụng rộng rãi đến thời hiện đại.


Cách chào hỏi thời phong kiến Việt Nam

3.3 Thời hiện đại (1945 - nay)

Bước sang giai đoạn hiện đại, các cách chào hỏi cũng trở nên phong phú hơn, kế thừa từ các giai đoạn trước, các lời chào thường được kết hợp giữa từ chào, xin chào + từ thân tộc hoặc tên riêng và một câu hỏi thăm chẳng hạn như: đi học về đấy à?, ăn cơm chưa?, có khỏe không?, đang làm gì đấy?. Người Việt chúng ta thường hỏi vì quan tâm nhau, chứ không phải với mục đích tò mò, soi mói hay tọc mạch. Thậm chí, người hỏi còn không để ý đến câu trả lời. Thay đổi mang tính tích cực ở thời kỳ này là việc chào hỏi không chỉ sử dụng trong trường hợp bề dưới chào bề trên hay giữa những người ngang hàng về vai vế. Mà chào đã trở thành phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp đối với tất cả mọi người.

Đến thế kỷ XX, việc giao lưu với các quốc gia phương Tây cũng ảnh hưởng nhiều tới văn hóa chào hỏi của người Việt Nam, ngoài chắp tay, bắt tay, khoanh tay trước ngực (đối với trẻ con) chúng ta còn vỗ vai, xoa đầu (hành động của người lớn tuổi hơn làm với người nhỏ tuổi) và nắm tay rồi đập ngực vào nhau (thường là nam giới), nhưng luôn trong một giới hạn nhất định, phù hợp với văn hóa của dân tộc. Người Việt chúng ta rất ít khi chào hỏi bằng cách ôm hôn nhau.

Những năm gần đây, giới trẻ thường chêm xen các từ ngữ tiếng nước ngoài có ý nghĩa tương tự với xin chào vào câu nói của mình, chẳng hạn như: hi, hello (tiếng Anh), annyeonghaseyo (tiếng Hàn), nǐhǎo (tiếng Trung), sa-wa-dee kaa (tiếng Thái Lan), kèm theo đó là hành động giơ một tay lên vẫy hoặc giơ tay hình chữ V.

Cách chào hỏi thời phong kiến Việt Nam

Tình hình xã hội của mỗi thời mỗi khác, ngôn ngữ cũng luôn vận động và phát triển, nhất là hệ thống các từ xưng hô. Các cử chỉ hành động không ngừng thay đổi qua từng thời kỳ. Duy chỉ có cách chào đi đôi với hỏi là tồn tại xuyên suốt và trở thành nét đặc trưng trong văn hóa chào hỏi của người Việt Nam.


4. Quy tắc chào hỏi

Mặc dù mỗi thời đại có một cách chào hỏi riêng, thế nhưng nghi lễ chào hỏi luôn có những quy tắc chung. Theo Từ điển phép lịch sự và giao tiếp của Nguyễn Văn Khang và Nguyễn Trọng Phú (trang 33-40), Chào, hỏi thăm là một cách thể hiện tình cảm trong giao tiếp. Thông thường nam chào nữ trước, cấp dưới chào cấp trên, trẻ chào giàTuổi và chức tước tương đươngthì ai nhìn thấy trước chào trước, người đến sau chào người đến trước, người đi tới chào người đứng chờ (Nguyễn Vân Dung, 2005). Như vậy, trong chào hỏi cần phải chú ý đến thứ bậc, địa vị, tuổi tác, giới tính và thời gian. Tuy nhiên, trong giao tiếp hiện nay, quy tắc chào hỏi dựa theo giới tính, tức là nam chào nữ trước dường như xuất hiện rất ít.


5. Một số trường hợp chào hỏi đặc biệt:

5.1 Trong quân đội

Việc chào hỏi, xưng hô trong quân đội phải theo một quy định chung, bắt buộc phải tuân thủ bởi hành động này vừa thể hiện tác phong quân nhân, vừa đánh giá nề nếp chính quy đơn vị. Trong giờ hành chính, quân nhân chào nhau bằng cán bộ, thủ trưởng, đồng chí, tùy theo cấp bậc. Tác phong nghiêm chỉnh, dứt khoát, giơ tay theo điều lệnh khi mặc quân phục, tức là tay phải giơ lên theo đường gần nhất, lòng bàn tay úp xuống, năm ngón tay khép lại, đầu ngón tay giữa chạm vào vành mũ bên phải, trên đuôi lông mày (khi đội mũ) và chạm vào ngang đuôi lông mày bên phải (trường hợp không đội mũ).


Cách chào hỏi thời phong kiến Việt Nam

Ngoài giờ hành chính, khi không mặc quân phục, quân nhân có thể chào hỏi nhau bình thường bằng tên gọi, tùy theo tuổi tác và không cần giơ tay chào.

5.2 Trong đền, chùa

Trong các ngôi đền, ngôi chùa, các sư thầy và phật tử thường chào nhau bằng cách cúi người xuống, chắp tay ra đằng trước, hai lòng bàn tay áp vào nhau cùng hướng lên, biểu tượng của một búp sen đang hé nở kèm theo lời chào Mô Phật hay A Di Đà Phật. Được biết, đây không chỉ là một phép tắc xã giao, mà đằng sau còn có một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Theo phật tử có pháp danh là Thiện Tâm: Cách chào chắp tay thầm nhắc nhở con người hãy sống một đời trong sạch như sen nở ngát hương thơm nơi bùn lầy nước đục.


Cách chào hỏi thời phong kiến Việt Nam
Ảnh phật tử chắp tay chào (nguồn: https://bom.to/KPi0orRBtsS6W )

Trên đây là cách chào hỏi của người Việt qua các thời kỳ, có thể thấy rằng, người Việt Nam ta rất coi trọng nghi lễ này. Những lời hỏi thăm khi chào chính là nét nổi bật, làm nên đặc trưng riêng trong văn hóa chào hỏi của dân tộc ta. Hi vọng các độc giả sẽ hiểu hơn về văn hóa giao tiếp này và chọn cho mình những cách chào hỏi phù hợp nhé! Hãy tiếp tục đồng hành cùng Website của Tiếng Việt giàu đẹp mỗi ngày để cùng nhau tìm hiểu những kiến thức bổ ích và không kém phần thú vị!

Kết nối nhiều hơn với Tiếng Việt giàu đẹp tại:

_______________________________________________________

Nguồn tư liệu tham khảo:

Hoàng Phê chủ biên (2003), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.Khoản 1, Khoản 2 Điều 17 Thông tư 18/2012/TT-BCA quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân.Nguyễn Vân Dung (2005), Nghiên cứu văn hóa Việt-Pháp thông qua hoạt động lời nói mang tính chất lễ nghi Chào-Tạm biệt, Đại học Ngoại ngữ.Trần Quang Đức, Nghi thức hành lễ của người Việt.Thiện Tâm (2013), Tặng người câu chào: A Di Đà Phật, Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.


Tin tức bài viết
Tiếng Việt giàu đẹp
https://wpcyte.com/wp-content/uploads/2021/07/Tieng-Viet-Giau-Dẹp-epicversion.mp3

Về chuyên trang Tiếng Việt giàu đẹp

Tiếng Việt giàu đẹp là tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp những kiến thức thú vị cũng như lan tỏa vẻ đẹp của tiếng Việt đến với cộng đồng, nhằm mục tiêu bảo tồn và phát huy tiếng mẹ đẻ.