Cách chỉnh côn xe Howo

Khám Phá Cách Điều Chỉnh Chân Côn Ô Tô Hiệu Quả

Nắm được những kỹ năng cần thiết để điều chỉnh chân côn tại nhà thay vì đến các garage giúp bạn chủ động hơn, tiết kiệm hơn. Chân côn ô tô là gì? Nguyên lý hoạt động, chức năng của nó ra sao và làm sao để phát hiện kịp thời sự cố mà bộ phận này đang gặp phải. Hãy cùng KATA hiểu và khám phá những cách điều chỉnh côn ô tô nhanh chóng và an toàn.

1. Chân côn ô tô hoạt động dựa trên nguyên lý nào?

Chân côn là một bộ phận trong côn ô tô (hay còn gọi là bộ ly hợp). Ly hợp ô tô là bộ phận trung gian giữa động cơ và hộp số, cầu chủ động và bánh xe. Việc điều chỉnh chân côn giúp động cơ ngắt kết nối với bánh xe. Vì vậy nếu như chân côn bị gặp sự cố thì việc điều khiển xe gặp những sự khó khăn thậm chí là xe không hoạt động được.

Cách chỉnh côn xe Howo

Chân côn ô tô có tên gọi khác là bàn đạp ly hợp
Nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp: Có bao giờ bạn thắc mắc rằng điều gì sẽ xảy ra khi bạn đạp chân côn? Hay tại sao khi lái xe số sàn chúng ta lại phải đạp côn trước khi sang số?
Để hiểu được tầm quan trọng và nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp nói chung và chân côn nói riêng, đầu tiên chúng ta cần hiểu về động cơ đốt trong của xe hơi. Động cơ đốt trong chỉ có thể sinh ra Momen xoắn trong một miền nhất định. Vì thế, để thay đổi tốc độ hiệu quả chiếc xe cần có bộ chuyển đổi công suất (transmission system) hay còn gọi là hộp số. Hộp số đảm bảo động cơ sẽ hoạt động trong phạm vi vòng tua tối ưu bằng cách thay đổi tỷ số truyền. Trong một vài trường hợp, hộp số còn giúp kiểm soát tốc độ của chiếc xe.

Cách chỉnh côn xe Howo

Côn ô tô (bộ ly hợp) trong cấu tạo xe hơi
Việc chuyển số khi lái một chiếc xe số sàn khá khó, để thực hiện một pha sang số mượt mà thì sự truyền chuyển động từ động cơ đến hộp số phải dừng lại. Tuy nhiên, thực hiện sang số mà phải tắt động cơ đi là một điều không khả thi và bất tiện. Vì vậy bộ ly hợp ra đời để thực hiện việc sang số mượt mà mà lại không phải tắt động cơ.
Bộ phận chính của bộ ly hợp là một đĩa ma sát được phủ vật liệu ma sát tốt ở hai bên. Đĩa ma sát này nằm cạnh bánh đà, khi có lực ép vào, đĩa này sẽ dính chặt và quay cùng bánh đà do lực ma sát. Trục vào của hộp số gắn liền với đĩa ma sát, vì vậy khi có lực ép vào đĩa, động cơ sẽ có thể truyền lực cho hộp số. Lực ép này được sinh ra bởi đĩa áp lực có hệ thống lò xo lá. Đĩa áp lực này được gắn chặt với bánh đà vì thế đĩa áp lực sẽ gắn chặt với đĩa ma sát và lực từ động cơ sẽ được truyền đến hộp số.

Cách chỉnh côn xe Howo

Ly hợp ô tô
Nhưng đó là trong trường hợp xe chạy bình thường. Vậy trong lúc đạp côn thì sao? Để ngắt kết nối truyền chuyển động, một loại lò xo đặc biệt được gắn thêm vào gọi là lò xo đĩa nằm giữa đĩa áp lực và vỏ. Khi bạn đạp chân côn, hệ thống thủy lực sẽ truyền lực vào phần bên trong của lò xo đĩa khi đó sự truyền động giữa động cơ và hộp số sẽ tạm dừng.

2. Các lỗi thường gặp và cách điều chỉnh chân côn ô tô

Chân côn thường gặp phải các vấn đề như ở vị trí quá cao, bị mòn. Tìm hiểu cách điều chỉnh chân côn ô tô đến từ các chuyên gia sau đây.

2.1. Chân côn quá cao

Nguyên nhân: Có thể do trong khoảng thời gian sử dụng xe thì bộ ly hợp bị mòn khiến cần côn bị cao.

Cách chỉnh côn xe Howo

Chân côn bị cao
Cách điều chỉnh:
Phần piston của bộ xilanh piston thủy lực được nối dài ra bởi một thanh đòn (Ty). Đòn này sẽ được tiếp xúc với bộ ngắt động cơ của bộ ly hợp. Thông thường phần đầu của thanh đòn này sẽ có một chiếc ốc để điều chỉnh độ dài khoảng cách giữa bộ xi lanh piston thủy lực đến bộ cắt côn.
Trong trường hợp côn quá cao, bạn có thể sử dụng chiếc Cờ lê 12 nới lỏng chiếc ốc này ra để phù hợp với độ cao mà mình mong muốn.
Tùy thuộc vào chân của từng người, có thể điều chỉnh khoảng cách này khi côn bám ở tầm thích hợp.

2.2. Chân côn bị kẹt

Qua một thời gian dài sử dụng, chân côn của bạn có thể bị kẹt do thảm trải sàn, mòn lá côn hoặc một trong các bộ phận trong bộ côn gặp trục trặc.
Cách chỉnh côn xe Howo

Kiểm tra hệ thống côn khi chân côn khó điều khiển
Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình có thể nhận biết khi côn ô tô gặp vấn đề:
  • Xe khởi động bị giật hoặc không êm.

  • Đi chân côn khá nặng.

  • Thời gian cắt côn lâu hơn bình thường.

  • Nhả chân côn nhưng xe không muốn chạy.

  • Đạp ga lên nhiều lần hoặc côn kèm theo tiếng kêu nhưng xe vẫn ì ạch, thậm chí chạy số thấp nhưng xe không lên dốc được.

Trong trường hợp có những dấu hiệu trên đây, bạn nên đến các cơ sở sửa chữa bảo dưỡng hay các hãng xe để được thay mới bộ ly hợp và được tư vấn kỹ hơn về các lỗi của côn xe ô tô.

3. Bật mí phương phápcôn xe an toàn

Cách sử dụng chân côn an toàn cũng là một điều đáng được nêu ra và cần có những kinh nghiệm để xử lý tốt hơn trong quá trình lái nhất là đối với các chị em phụ nữ chưa quen lái xe số sàn.

Cách chỉnh côn xe Howo

Cần phối hợp nhịp nhàng các thao tác phanh, côn và ga
Dưới đây là một số phương pháp sử dụng chân côn an toàn tích lũy bởi các chuyên gia ô tô của KATA:
  • Không nên đạp côn trước khi phanh:
Nếu xe đã di chuyển ổn định và chuyển số, bạn cần nhả côn ra hoàn toàn, không giữ chân côn nữa. Nếu tiếp tục giữ côn sẽ khiến tuổi thọi của lá côn bị giảm, làm chậm thao tác phanh trên đường. Đồng thời nếu bạn lỡ đạp côn, xe sẽ bị chết máy giữa đường.
  • Khi khởi động xe, nhấn côn xuống đề di chuyển trục bánh. Sau khi đạp hết côn thì rời chân côn và di chuyển cần số từ số 1
Trước khi lên số, bạn kết hợp nhấn nhẹ chân ga để máy khỏe hơn, cho vòng tua lên khoảng 1500 vòng/phút. Thao tác này giúp bộ ly hợp hoạt động trơn tru. Sau đó, hãy tăng từ từ áp lực lên bàn đạp ga, xe sẽ dần di chuyển về phía trước. Và đây cũng là một trong số các cách làm nhẹ chân côn để cảm giác sử dụng không bị nặng và lỳ.

Cách chỉnh côn xe Howo

Dùng côn ô tô đúng cách để tránh xe bị chết máy khi dừng ngang dốc
  • Khi cần dừng xe, để xe không chết máy hay phải khởi động lại, thay vì đạp hết côn và phanh, lời khuyên là đạp nhẹ côn để xe chuyển động chậm dần rồi dừng hẳn. Khi muốn xe chạy nhanh hơn, bạn chỉ cần nhấc nhẹ chân côn.

  • Trong điều kiện lái xe bình thường, bạn nên để rảnh chân, không tì chân vào bàn đạp côn, điều này tránh làm mòn bộ ly hợp và chân bạn cũng không bị mỏi.

  • Khi dừng đỗ tạm thời, chuyển xe về số 0 và nhả côn và không nên đạp hết côn. Việc nhả côn từ từ giúp chân côn nhẹ hơn, xe không bị chết máy đột ngột.

  • Cách nhả chân côn: nhả 2/3 phanh rồi tăng dần lực mô men, cần quan sát xung quanh rồi mới nhả côn, không nên nhả côn một cách đột ngột.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất mà người sử dụng xe số sàn cần nắm được về chân côn của ô tô. Đây cũng là một bộ phận cực kỳ quan trọng của xe để đảm bảo cho xe hoạt động tốt. Nếu chân côn của bạn đã quá mòn và khó sử dụng, hãy tham khảo các cách khắc phục trên và ý kiến của các kỹ sư ô tô lành nghề để có cách điều chỉnh chân côn ô tô hiệu quả.
Cách chỉnh côn xe Howo

Đèn Sương Mù Có Tác Dụng Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Chi Tiết

Các tin khác

Cách chỉnh côn xe Howo
Hướng Dẫn Cách Thoát Hiểm Trên Xe Ô Tô Trong Tình Huống Khẩn Cấp
Nắm rõ cách thoát hiểm trên xe ô tô trong tình huống khẩn cấp sau đây sẽ giúp bạn tránh được...
Cách chỉnh côn xe Howo
Cần Gạt Nước Ô Tô Hỏng, Cách Sửa Thế nào?
Cần gạt nước ô tô là bộ phận quan trọng do đó, người lái cần hiểu rõ các dấu hiệu hư...
Cách chỉnh côn xe Howo
Bơm Xăng Ô Tô Là Gì? Dấu Hiệu Hư Hỏng Và Cách Kiểm Tra Bơm Xăng
Bơm xăng ô tô là bộ phận cung cấp nhiên liệu để động cơ vận hành. Do đó, chủ xe cần...
Cách chỉnh côn xe Howo
Phân Biệt Các Loại Động Cơ Ô Tô Phổ Biến Hiện Nay: I V Boxer W VR Wankel
Các loại động cơ hiện nay rất đa dạng từ động cơ chữ I, W, W, Boxer, VR hay Wankel đòi...
Cách chỉnh côn xe Howo
8 Cách Xử Lý Nhanh Khi Ô Tô Mất Phanh
Nắm rõ 8 cách xử lý nhanh khi ô tô mất phanh sẽ giúp khắc phục sự cố một cách tốt...
Cách chỉnh côn xe Howo
Kinh Nghiệm Sơn Lại Xe Ô Tô Chi Tiết Nhất Mà Chủ Xe Cần Biết
Sơn lại xe ô tô giúp nâng tầm diện mạo xế cưng, nên các chủ xe cần nắm rõ các kiểu...
Cách chỉnh côn xe Howo
Đâu Là Vị Trí Ngồi Trên Xe Ô Tô An Toàn Nhất Và Nguy Hiểm Nhất?
Nắm rõ vị trí ngồi trên xe ô tô an toàn nhất và nguy hiểm nhất sẽ giúp bạn giảm thiểu...
Cách chỉnh côn xe Howo
Bugi Ô Tô Là Gì? Cách Nhận Biết Bugi Ô Tô Bị Hỏng
Bugi ô tô bị hỏng sẽ tác động lớn đến khả năng vận hành của động cơ. Do đó, các chủ...