Cách đọc số có dấu phẩy trong tiếng Nhật

Các bạn khi viết văn bằng tiếng Nhật có để ý thấy dấu câu trong tiếng Nhật rất là khác với dấu câu của Việt Nam và các nước khác hay không. Tại sao lại có sự khác nhau như vậy nhỉ? Những dấu câu này có gì đặc biệt hay không? Hãy cùng Du học Nhật Bản Yosakoi tìm hiểu nhé!

Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên nhưng thực ra trước thời Meiji, tiếng Nhật hoàn toàn KHÔNG có dấu câu. Kiểu dấu chấm câu mà ngày nay người Nhật sử dụng ( 。) là được đưa vào từ Trung Quốc nhưng những thế kỷ trước cũng vẫn chưa được chú ý sử dụng nhiều.

Nhờ có sự yêu thích nền văn học phương Tây của Thiên Hoàng Minh Trị, dấu câu mới được đưa vào văn viết của Nhật Bản. Năm 1946, chỉ vài năm sau cuộc duy tân Minh Trị, Bộ Giáo dục Nhật Bản mới ban hành thông báo sử dụng dấu câu. Dấu câu tiếng Nhật ra đời rất muộn, có nghĩa là nếu đọc một văn bản tiếng Nhật trước thời kỳthế chiến thứ hai, dấu câu là một thứ rất kỳ lạ và chưa từng có trước đó.

1. Dấu chấm 句点 (くうてん) hay (まる)
Dấu chấm câu trong tiếng Nhật được dùng giống như dấu chấm câu trong các ngôn ngữ khác. Nó đánh dấu sự kết thúc của một câu và yêu cầu người đọc ngắt nhịp đọc.
Trong văn viết dọc, nó đứng ở góc trên bên phải của ô kế tiếp chữ cái cuối cùng. Nếu trong câu trích dẫn trực tiếp, người ta lược bỏ luôn dấu chấm cuối cùng trong câu.

Hình ảnh về dấu trong Tiếng Nhật

ワニは怖いですね。

Cách đọc số có dấu phẩy trong tiếng Nhật

Dấu chấm là một hình tròn nhỏ và không phải là dấu chấm bút đơn giản. Phần lớn kết thúc các câu sẽ sử dụng dấu chấm kiểu này nhưng khi câu kết thúc bằng một từ tiếng Anh thì sẽ sử dụng dấu chấm kiểu châu Âu.

2. Dấu phẩy 読点 (とうてん) hay (てん)
Dấu phẩy trong tiếng Nhật cũng giống như dấu chấm, được dùng cùng chức năng như dấu phẩy của phương Tây. Nó cũng được để cùng vị trí với dấu chấm trong văn viết dọc.
Dấu phẩy được dùng tự do hơn trong tiếng Anh. Bạn có thể đặt nó và bất kì vị trí nào mà bạn muốn ngắt trong câu nhưng đừng lạm dụng nhé.

3.Dấu ngoặc nửa-vuông鈎括弧 (かぎかっこ)
Người ta hay nhầm dấu này với dấu dùng trong trích dẫn kiểu phương Tây, đơn cử là dakuten. Dấu ngoặc nửa-vuông này dùng để trích dẫn trực tiếp. Dấu này khiến người ta hay nhầm với dấu nháy đơn

4.Dấu nửa - vuông kép二重鉤括弧 (にじゅうかぎかっこ) hay 白括弧 (しろかっこ)
Dấu nửa-vuông kép ít được sử dụng hơn dấu nửa-vuông đơn dùng trong trích dẫn kia nhưng chúng vẫn có mục đích sử dụng.
Trong câu như sau, dấu nửa - vuông kép sẽ được sử dụng: Cô ấy nói tên tôi là Lan rồi lịch sự bắt tay tôi. Đó là trích dẫn lồng trích dẫn, hay nói cách khác là trong câu trích dẫn trực tiếp lại có lời nói của nhân vật hoặc âm thanh của nhân vật nào đó.

Trong tiếng Nhật, dấu nửa - vuông kép này nằm bên trong dấu nửa-vuông đơn giống như quy tắc dấu chấm câu Anh Anh (đơn trước, kép sau). Ngoài ra nó còn dùng để nêu tên một tác phẩm nghệ thuật.

5. Dấu lượn sóng 波線 (なみせん) hay 波ダッシュ (なみだっしゅ)
Dấu lượn sóng không hẳn giống cách dùng kiểu phương Tây. Có thể nói dấu lượn sóng được dùng nhiều bởi dấu gạch ngang được dùng làm trường âm trong Katakana.
Có một vài cách dùng giống như phương Tây, ví dụ như là thể hiện một khoảng giữa hai con số, nhưng cách dùng chỉ có trong tiếng Nhật là thể hiện sự kéo dài luyến láy của âm tiết (アメリカ〜), nguồn gốc của một vật nào đó (そうだね〜), hay đánh dấu phần phụ (〜こんにちは〜).

6. Dấu chấm lửng 中黒 (なかぐろ) hay 中点 (なかてん), 中ポツ (なかぽつ), 黒丸 (くろまる)
Dấu gạch chéo nay đã biến thành dấu chấm lửng giữa hai kí tự bên cạnh nó. Nó thường được dùng để chia các từ nhiều thành phần như tên nước ngoài viết bằng Katakana.
Nó cũng được dùng với các từ tiếng Nhật trong trường hợp các từ tiếng Nhật đặt cạnh nhau dễ gây hiểu nhầm vì các chữ Hán có thể chỉ những thứ khác nhau như tên của phòng ban trong một cơ quan.

Cuối cùng, dấu chấm lửng dùng để chia cách một danh sách, dùng làm dấu thập phân khi viết số thập phân bằng Kanji =))) và phân chia những thứ cần phải rõ ràng. Ví dụ như: ザー・モンキー

7. Dấu chấm hỏi クエスチョンマーク hay はてなマーク hay 疑問符 (ぎもんふ), 耳垂れ (みみだれ)
Có thể bạn sẽ nghĩ dấu chấm hỏi trong tiếng Nhật tự nó mang ý nghĩa đòi hỏi sự giải thích, câu trả lời. Nhưng bạn cần biết cũng giống như dấu chấm hỏi kiểu Tây, nó đánh dấu một câu hỏi. Nhưng trong tiếng Nhật có từ hỏi (か) để thể hiện yêu cầu giải thích, đưa ra câu trả lời rồi, khiến cho dấu chấm hỏi bị thừa. Vậy trong văn viết trang trọng, bạn sẽ không nhìn thấy dấu chấm hỏi nữa.

hình ảnh minh họa tương tự ứng các mục

Cách đọc số có dấu phẩy trong tiếng Nhật

Trong văn viết suồng sã lại là chuyện hoàn toàn khác bởi vì:
1) Văn viết suồng sã trong ngôn ngữ nào cũng khác văn viết trang trọng đòi hỏi sự lịch sự.
2) Người Nhật thường bỏ từ hỏi か trong đối thoại, thay vào đó sử dụng tone giọng, nên khó có thể truyền đạt lại ý nghĩa câu hỏi nếu không sử dụng dấu chấm hỏi.

8. Dấu chấm cảm 感嘆符 (かんたんふ) hay ビックルマーク, 雨垂れ (あまだれ), エクスクラメーションマーク
Dấu chấm cảm (chấm than) được dùng giống kiểu Tây thể hiện cảm tình, biểu cảm, thái độ Trong văn trang trọng, bạn sẽ không nhìn thấy dấu cảm than mặc cho nó có được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Đặc biệt trên mạng xã hội Twitter, email

9.Dấu ngoặc tròn丸括弧 (まるかっこ)
Dấu ngoặc tròn cũng giống như kiểu Tây nhưng chúng có cả khoảng trống nên khoảng cách khá thoáng. Chúng thường được dùng để ghi cách đọc Kanji bằng Kana, ví dụ như:

鰐蟹(わにかに)
Chúng cũng được dùng rất nhiều trong các từ điển tiếng Nhật online và các nguồn khác với tư cách CHÚ GIẢI cho từ và câu.

10.Dấu ngoặc vuông đậm隅付き括弧 (すみつきかっこ) hay 太亀甲 (ふときっこう), 黒亀甲 (くろきっこう), 墨付き括弧 (すみつきかっこ)
Cuối cùng cũng có dấu mà phương Tây không sử dung. Chắc chắn cũng có dấu ngoặc vuông [ ] gọi là 角括弧(かくかっこ) mà trong tiếng Nhật, dấu này là dấu ngoặc vuông đậm. Dấu ngoặc đậm không có một cách dùng riêng nào cả, và có thể dùng cho nhiều mục đích: nhấn mạnh, liệt kê, hoặc thậm chí là làm cho dấu ngoặc vuông rõ ràng hơn.

11.Dấu ngoặc nhọn波括弧 (なみかっこ)
Cũng giống như dấu ngoặc vuông đậm, dấu ngoặc nhọn không có cách dùng đặc biệt ngoài việc sử dụng trong toán học.

12. Dấu ba chấm 三点リーダー (さんてんりーだー)
Không giống như dấu ba chấm kiểu Tây, dấu ba chấm kiểu Nhật tách khá xa nhau và ở giữa ô nếu bạn viết dọc thay vì cùng vị trí như dấu chấm (dù cũng có thể cùng vị trí như vậy). Và dấu ba chấm có biến thể thành hai chấm hoặc hơn sáu chấm. Chúng biểu thị thời gian trôi, sự im lặng, hoặc ngắt hơi, dừng lại. Nếu đọc nhiều manga (truyện tranh), bạn sẽ thấy chúng mang ý nghĩa kéo chậm, kéo dài lời nói của nhân vật, hoặc cố ý để khuyết lời của nhân vật.

Nhìn chung, từ sau cải cách Minh Trị dấu câu được sử dụng khá phổ biến trong văn viết và các văn bản tiếng Nhật. So với dấu câu trong văn bản phương Tây, không chỉ có hình thức khác nhau mà nhiều khi cách sử dụng cũng khác. Vì vậy, để viết một văn bản bằng tiếng Nhật thì việc hiểu rõ cách sử dụng của các dấu câu để sử dụng sao cho phù hợp cũng là điều rất cần thiết.

Nguồn: Ulis Japanese Club