Cách ghi mã số thuế trên hóa đơn

Cách viết hóa đơn điều chỉnh chi tiết cho mọi trường hợp: điều chỉnh giảm, tăng; điều chỉnh mã số thuế, đơn hàng, thuế suất, giảm số lượng,… Có ngay chi tiết trong hướng dẫn dưới đây.

Cách ghi mã số thuế trên hóa đơn

\>> Xem thêm: [MỚI NHẤT] Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai theo Nghị định 123 và Thông tư 78

1. Nếu hóa đơn viết sai không ảnh hưởng đến số tiền

1.1 Các lỗi sai:

Hóa đơn điện tử viết sai có thể chia thành hóa đơn viết sai không ảnh hưởng đến số tiền và hóa đơn viết sai ảnh hưởng đến số tiền. Dưới đây là các trường hợp hóa đơn viết sai không ảnh hưởng đến số tiền.

STT Lỗi sai trên hóa đơn không ảnh hưởng đến tiền 1 Hóa đơn điện tử viết sai ngày, tháng, năm 2 Hóa đơn điện tử viết sai tên công ty 3 Viết sai địa chỉ 4 Viết sai mã số thuế 5 Viết sai tên hàng hóa 6 Hóa đơn điện tử viết sai số lượng 7 Hóa đơn điện tử viết sai đơn vị tính 8 Hóa đơn viết sai dòng số tiền bằng chữ

1.2 Cách xử lý:

Cách sử xử lý hóa đơn điện tử viết sai được thực hiện đơn giản bằng 2 bước dưới đây:

Bước 1: Lập biên bản điều chỉnh hoá đơn viết sai

Phần này có thể viết bản giấy hoặc bản điện tử tùy thuộc vào thống nhất 2 bên.

Hướng dẫn thao tác trên phần mềm MISA :​ meInvoice WEB: Tại đây meInvoice Desktop:

Bước 2: Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót

+ Trên hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ: Nội dung điều chỉnh của hoá đơn số…, ký hiệu…Mẫu hóa đơn điều chỉnh như bên dưới.

+ Hướng dẫn thao tác: meInvoice WEb: Tại đây​ meInvoice Desktop: Tại đây​

Cách kê khai: Không cần kê khai những hóa đơn điều chỉnh này. Vì không ảnh hưởng gì đến giá trị và tiền thuế.

Chú ý: Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng MST người mua thì CHỈ CẦN lập biên bản điều chỉnh và KHÔNG CẦN lập hóa đơn điều chỉnh.

Cách ghi mã số thuế trên hóa đơn

2. Nếu hóa đơn viết sai ảnh hưởng đến tiền

2.1 Các lỗi sai:

Dưới đây là các lỗi hóa đơn điện tử viết sai ảnh hưởng đến tiền:

STT Lỗi sai trên hóa đơn có ảnh hưởng đến tiền 1 Sai đơn giá 2 Sai thuế suất 3 Sai thuế 4 Sau tổng tiền

2.2 Cách xử lý:

Cách sử xử lý hóa đơn điện tử viết sai ảnh hưởng đến tiền thực hiện như sau:

Bước 1: Lập biên bản điều chỉnh hoá đơn viết sai.

Bước 2: Người bán Lập hoá đơn điều chỉnh sai sót.

+ Trên hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ: Tăng hoặc giảm số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu…

Chú ý: Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

Ví dụ minh hoạt: Ngày 18/01/2021 Công ty MISA xuất hóa đơn cho Công ty A. Nhưng đến ngày 11/03/2021 phát hiện hóa đơn bị sai Thuế suất, Số tiền thuế (Đã kê khai và Tờ khai tháng 01/2021)

Cách xử lý: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn của ngày 18/01(Ngày trên biên bản là 11/03) .Xuất hóa đơn điều chỉnh vào ngày 11/03 như sau:

Cách ghi mã số thuế trên hóa đơn

Cách kê khai: Kê khai hoá đơn điều chỉnh đó vào kỳ hiện tại (tháng 12/2018), kê khai như hóa đơn bình thường.

Bên bán: Kê khai vào chỉ tiêu thuế GTGT: 100.000.

Cột doanh thu ghi bằng 0

Bên mua: Kê khai vào chỉ tiêu thuế GTGT: 100.000.

Cột giá trị hàng mua vào ghi bằng 0.

– CHÚ Ý: Nếu hóa đơn điều chỉnh giảm:

– Cùng ví dụ như trên nhưng là điều chỉnh số tiền thuế, cách viết hóa đơn và kê khai như sau:

Cách ghi mã số thuế trên hóa đơn

Chú ý: Đối với những hoá đơn điều chỉnh giảm (Tức là phải kê khai giảm số tiền), thì:

Người bán:

  • Kê khai âm (-) vào Chỉ tiêu “Thuế GTGT” ghi: -100.000.
  • Cột Doanh thu ghi bằng 0. Người mua:
  • Ghi âm (-) vào Chỉ tiêu thuế GTGT ghi: -100.000.
  • Cột giá trị mua vào ghi bằng 0.

– Nếu trong kỳ có nhiều hóa đơn khác. Cách xử lý là sau khi kê khai xong các hóa đơn đó, các bạn lấy số tiền thuế đó trừ đi số tiền thuế trên hóa đơn điều chỉnh.

Mã số thuế là gì? Theo quy định pháp luật, mã số thuế được sử dụng để làm gì? – Thanh Trúc (Đồng Tháp)

Cách ghi mã số thuế trên hóa đơn

Mã số thuế và 04 điều cần biết (Hình từ internet)

1. Mã số thuế là gì?

Theo khoản 5 điều 3 Luật Quản lý thuế 2019, mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.

2. Cấu trúc mã số thuế

Cấu trúc mã số thuế được quy định như sau:

- Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác;

- Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác;

Cấu trúc mã số thuế: N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 - N11N12N13

Trong đó:

- Hai chữ số đầu N1N2 là số phần khoảng của mã số thuế.

- Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.

- Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.

- Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.

- Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.

3. Cấp mã số thuế

Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc.

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;

- Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;

- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;

- Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;

- Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên;

- Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

(Khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019)

4. Sử dụng mã số thuế

Mã số thuế được sử dụng như sau:

- Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, đăng ký tờ khai hải quan và thực hiện các giao dịch về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.

- Người nộp thuế phải cung cấp mã số thuế cho cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc ghi mã số thuế trên hồ sơ khi thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông với cơ quan quản lý thuế.

- Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại phối hợp thu ngân sách nhà nước, tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế sử dụng mã số thuế của người nộp thuế trong quản lý thuế và thu thuế vào ngân sách nhà nước.

- Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế.

- Tổ chức, cá nhân khác trong việc tham gia quản lý thuế sử dụng mã số thuế đã được cấp của người nộp thuế khi cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế.

- Khi bên Việt Nam chi trả tiền cho tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuyên biên giới dựa trên nền tảng trung gian kỹ thuật số không hiện diện tại Việt Nam thì phải sử dụng mã số thuế đã cấp cho tổ chức, cá nhân này để khấu trừ, nộp thay.

- Khi mã số định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ dân cư thì sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.