Cách gửi thư cho Chủ tịch Quốc hội

Thời sự 20/10/2021 16:30

(Chinhphu.vn) - Quốc hội biểu dương, đánh giá cao sự cố gắng, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ; trân trọng, cảm ơn những nỗ lực, đóng góp to lớn, những nghĩa cử cao đẹp của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và cộng đồng doanh nghiệp; cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ có hiệu quả của đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế trong phòng, chống đại dịch COVID-19. Qua gian nan, thử thách, truyền thống đoàn kết, yêu nước, thương nòi, khí phách anh hùng, ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, đất nước ta lại càng phát huy cao độ hơn bao giờ hết.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh điều này khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét báo cáo tình hình giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội (tháng 8/2021), trong phiên họp chiều 21/9.

Kiến nghị sớm tiêm vaccine cho trẻ em, xử lý hành vi trục lợi

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, trong tháng 8/2021, ngay sau kết thúc Kỳ họp thứ nhất, ngoài việc triển khai, thực hiện tiếp xúc cử tri theo đúng kế hoạch và hướng dẫn của UBTVQH, các Đoàn đại biểu Quốc hội đã tích cực, chủ động tham gia thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, chỉ đạo công tác phòng chống dịch và giám sát việc thực hiện các biện pháp, chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 ở địa phương.

Cử tri và nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội và sự điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, sự chung sức, đồng lòng của tầng lớp nhân dân trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Cách gửi thư cho Chủ tịch Quốc hội

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo. Ảnh: Quốc hội

Bên cạnh đó, cử tri đề nghị sớm có giải pháp kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính trong thanh toán bảo hiểm y tế do giãn cách xã hội; sớm ban hành hướng dẫn quy định về vận tải hàng hóa trong thời gian giãn cách để thống nhất thực hiện tại các địa phương; có hướng dẫn cụ thể hơn đối với các địa phương về công tác dạy và học năm học 2021–2022 và các năm học tiếp theo để thích ứng với tình hình dịch bệnh hiện nay; sớm có kế hoạch thực hiện tiêm vaccine cho trẻ em vì hiện nay số lượng trẻ em dưới 18 tuổi bị nhiễm COVID-19 ngày càng tăng.

Ngoài ra, cử tri cũng kiến nghị xử lý nghiêm minh các trường hợp lợi dụng dịch COVID-19 để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của công dân thông qua việc bán hàng giả là thuốc chữa bệnh và các vật tư, y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch; xử lý nghiêm các đối tượng sản xuất và chia sẻ video trên mạng xã hội có nội dung không đúng sự thật về công tác phòng, chống dịch, gây tâm lý hoang mang cho cộng đồng; kích động, lôi kéo người dân không ủng hộ và phản đối thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền...

Cũng theo ông Dương Thanh Bình, Ban Dân nguyện đã tiếp nhận và tổng hợp được 334 kiến nghị của cử tri của 23 Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ nhất gửi đến. Sau khi rà soát, phân loại, Ban Dân nguyện đã kịp thời chuyển các kiến nghị trên đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Về tình hình khiếu nại, tố cáo, đối với các vụ việc hành chính đông người, phức tạp thuộc trách nhiệm kiểm tra, rà soát của các cơ quan Trung ương, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với Bộ Công an đã lập danh sách 35 vụ việc có tính chất rất bức xúc, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự để kiểm tra, rà soát và báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng Chính phủ.

“Đến nay đã tổ chức được rà soát và các địa phương báo cáo thực hiện xong ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về 16 vụ việc; hiện còn 19 vụ việc đang được tiếp tục rà soát, triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ...”, ông Dương Thanh Bình nói.

Cần chỉ rõ “địa chỉ” chưa thực hiện tốt

Liên quan kết quả tiếp nhận, xử lý đơn thư của các Đoàn ĐBQH, Báo cáo cho biết trong số 359 đơn đủ điều kiện xử lý, các Đoàn đã chuyển 263 đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, có 47 văn bản hướng dẫn, trả lời đơn công dân; đã nhận được 49 văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết.

Băn khoăn về số liệu này, Thiếu tướng Lê Tấn Tới - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) cho rằng “chưa biết nội dung trả lời về việc giải quyết đúng hay sai thế nào nhưng tỷ lệ 49/263 rất ít”.

Do đó, ông Lê Tấn Tới đề nghị báo cáo nêu rõ lý do vì sao tỷ lệ giải quyết đơn thư của các cơ quan có thẩm quyền lại thấp như thế và nếu được thì nên nêu ra những cơ quan cụ thể để rút kinh nghiệm.

Theo báo cáo của 61/63 Đoàn đại biểu Quốc hội, trong tháng 8, các Đoàn đại biểu Quốc hội đã tiếp nhận tổng số 651 đơn thư, trong đó có 115 khiếu nại, 37 tố cáo, còn lại là 499 kiến nghị, phản ánh; số đơn thư trùng lặp, gửi nhiều cơ quan, đơn nặc danh, không ký tên, đơn không rõ nội dung được xếp lưu theo dõi là 313 đơn.

“Còn 2 đoàn không báo cáo là đoàn nào? Báo cáo hôm nay sau khi được UBTVQH cho ý kiến cũng gửi các Đoàn ĐBQH để rút kinh nghệm, nâng cao trách nhiệm” – ông Lê Tấn Tới nêu quan điểm, đồng thời đặt vấn đề 313/651, tức tới gần 50% đơn thư bị xếp lưu theo dõi thực chất là như thế nào.

Cách gửi thư cho Chủ tịch Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan hàng tháng tham mưu cho UBTVQH có những văn bản yêu cầu cơ quan chức năng phải giải quyết, trả lời sớm đơn thư. Ảnh: Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng báo cáo của Ban Dân nguyện chuẩn bị tháng sau tốt hơn tháng trước. Tuy nhiên, ông Vương Đình Huệ đề nghị tháng sau nên rà soát kỹ hơn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân thông qua kênh Quốc hội, nhất là hiện nay các đơn thư gửi tới Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khi gửi sang thì các cơ quan chức năng xem xét, xử lý rất chậm.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Ban Dân nguyện họp bàn với Ủy ban Pháp luật đề xuất sửa Nghị quyết 120 của UBTVQH, giao một cơ quan đầu mối; yêu cầu Hội đồng Dân tộc, các cơ quan sát sao, đeo bám hơn trong gửi, giải quyết việc này, cũng như giám sát các cơ quan chức năng thực hiện.

"Phải lọc ra trong số đó có vụ việc gì nổi cộm, điển hình, có tính chất phức tạp kéo dài để yêu cầu Hội đồng Dân tộc, các cơ quan hàng tháng tham mưu cho UBTVQH có những văn bản yêu cầu cơ quan chức năng phải giải quyết, trả lời sớm. Sau đó phải báo cáo cho UBTVQH biết trách nhiệm giải quyết của các cơ quan đó. Thế mới có hiệu lực được, tránh tình trạng chuyển đơn đi mà rơi vào quên lãng", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh./.

Cách gửi thư cho Chủ tịch Quốc hội

VOV.VN - Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị công khai cá nhân, tổ chức ban hành các văn bản sai quy định; không thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước trước Quốc hội.

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Vào dịp Chủ tịch quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đến thăm Cộng Hòa Czech, Hungary và Thụy Điển, một nhóm xã hội dân sự ở Czech, từng gởi thư đến bà Kim Ngân hồi đầu năm với kiến nghị tôn trọng nhân quyền, tìm cách làm sao ý kiến, tiếng nói của họ có thể đến bà chủ tịch quốc hội Việt Nam khi bà đến Czech.

Tại Châu Âu, ngoài việc gặp gỡ giới chức lãnh đạo, bà Kim Ngân sẽ tiếp xúc với  người Việt  tại 3 quốc gia Thụy Điển, Cộng hòa Czech và Hungary. Trong đó hai nước Hungary và Cộng Hòa Czech  hay còn gọi là Tiệp, có những cộng đồng người Việt đông đảo trước và sau 1975.

Hôm 4 tháng Tư vừa qua, một số nhà hoạt động ở Tiệp gởi một thư trên mạng để loan báo sẽ tìm cách trao lại bà Kim Ngân bức thư ngỏ mà nhóm đã thảo và gởi đến bà một lần hồi tháng Giêng năm nay.

Tất nhiên những vụ như vậy thì có Hội Người Việt ở Czech người ta đứng ra tổ chức chứ không phải ai đến cũng được. - Ông Đoàn Hòa

Đây là thư kiến nghị do 3 người ở Czech và một người từ Pháp cùng thảo ra, kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền, đồng thời phản  đối việc bắt giữ giam cầm hai nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga. Sau đó, nhóm này còn thảo thư  gởi lên  bộ trưởng Bộ Ngoại Giao  Lubomir Zaoralek và thủ tướng  Bohuslav Sobotka của Tiệp, kế đến là thủ tướng Jean Marc Ayrault của Pháp.

Từ thủ đô Praha của Tiệp, chị Nguyễn Thanh Mai, một trong những người có sáng kiến về thư ngỏ gởi chủ tịch quốc hội Việt Nam từ tháng Giêng cho biết:

Ngày 27 Tháng Một thì bọn mình viết thư ngỏ cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Ngày 31 tháng Ba là mình viết cho các chính khách của Czech của Pháp và của EU. Ngày 4 tháng Tư thì thông báo với báo chí của cả Czech việc về lá thư ngày 31 tháng Ba.

Thư ngỏ ở trên online từ tháng Giêng thu được 671 chữ ký có bạn ở nước này có bạn ở nước khác ký thì bọn mình gởi về cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Ngoài  ra vì bọn mình cũng là công dân và cư  dân ở Liên Minh Châu Âu nên bọn mình cũng viết thư tới các chính khách của Czech, của Pháp, yêu cầu là mỗi khi làm việc với nhà nước Việt Nam thì hãy nhắc đến vấn đề nhân quyền. Chỉ muốn nói rõ ràng là chính quyền Việt Nam đã ký kết những hiệp ước về nhân quyền thì phải tôn trọng.

Làm sao trao thư ngỏ?

Thư thông báo ngày 4 tháng Tư mà chị Nguyễn Thanh Mai vừa đề cập đến được trang mạng Dân Luận đang lên, trong lúc chị Thanh Mai cho biết sẽ có một tờ báo tiếng Tiệp sắp đưa tin liên quan về thư ngỏ của nhóm.

Như lâu nay, thường những cuộc gặp người Việt ở nước ngoài nơi mà lãnh đạo đến thăm chủ yếu dành cho những đối tượng được chọn lọc, còn những tiếng nói đối lập, các nhà đấu tranh bị loại ra ngoài. Ông Đoàn Hòa, một thành viên khác của nhóm Văn Lang, trình bày về điều này:

Tất nhiên những vụ như vậy thì có Hội Người Việt ở Czech người ta đứng ra tổ chức chứ không phải ai đến cũng được. Tức là mời thì phải chọn lọc, chúng tôi là  những thành phần đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho người dân trong nước cho nên không bao giờ họ mời.

Cuộc gặp mặt do ban lãnh đạo Hội Người Việt ở Czech tổ chức trong chợ Sapa, dứt khoát là sẽ được bảo vệ rất nghiêm ngặt, cho nên bọn tôi có muốn làm gì ở đấy cũng không thể làm được. Ngày 14 thì bà Kim Ngân có cuộc gặp với đạo diện của Hội Người Việt, hiện tại thì cứ 2 tuần một lần chúng tôi tổ chức biểu tình ở trước đại sứ quán Việt Nam ở Praha thì nó sẽ trùng vào ngày 16 là ngày Chủ Nhật, thì có khả năng hôm đó bọn tôi sẽ có kết hợp thêm.

Bên này nhiều hội lắm, Hội Người Việt ở Czech, Hội Người Czech gốc Việt, Hội Phật Tử Hội Sinh Viên, Hội Phụ Nữ... Tất cả đều là cánh tay nới đài của đảng, chỉ có nhóm Văn Lang chúng tôi là nhóm độc lập và không phụ thuộc vào bất kỳ một ai. Yêu cầu để đưa kiến nghị cho bà trực tiếp nhận thì chuyện đó không bao giờ có đâu.

Cũng có ý kiến là chúng tôi sẽ biểu tình để trao tận tay bà lá thư ấy nhưng chưa biết có được hay không.
- Ông Hoàng Hùng

Ông Hoàng Hùng, một trong những người có tên trên trong thư ngỏ về nhân quyền gởi chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng như các chính giới Czech, Pháp và EU, nói ông đồng ý với quan điểm của ông Đoàn Hòa:

Cuộc gặp của bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì chắc chắn họ sẽ lựa người và chắc chắn chúng tôi sẽ bị loại, không được vào trong ấy để nói lên những tư tưởng của mình. Cũng có ý kiến là chúng tôi sẽ biểu tình để trao tận tay bà lá thư ấy nhưng chưa biết có được hay không.

Phần lớn người Việt bên này là con cháu của người cộng sản, kể cả tôi hay những người trong nhóm Văn Lang, thế nên để có một thái độ quyết liệt như bên Mỹ hay các nước Tây Âu khác thì không có, nhưng chúng tôi mang tính chất ôn hòa và hiện nay những người ủng hộ chúng tôi cũng không phải là ít. Hiện những người dám trực tiếp đứng biểu tình trước đại sứ quán theo kêu gọi của chúng tôi thì có khoảng 100 người, nhưng ủng hộ thầm lặng thì có rất nhiều người.

Đối với chị Nguyễn Thanh Mai, việc nhắc lại cho mọi người biết về bức thư kiến nghị của nhóm, đã gởi cho bà Kim Ngân hồi tháng Giêng, là điều phải làm và phải có tác dụng nhất định, còn mong muốn trao thư này tận tay bà Kim Ngân khi bà đến Czech gần như là chuyện viễn tưởng.

Được biết chuyến công du Thụy Điển của bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân xảy ra 24 năm sau chuyến thăm của tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Chuyến thăm Hungary là 9 năm sau khi ông Nguyễn Phú Trọng đến nước này. Và chuyến đi Cộng Hòa Czech diễn ra 8 năm sau khi ông Nguyễn Phú Trọng đến đây.