Cách làm bài tập làm văn lớp 5 Luyện tập tả người

Tập làm văn - Luyện tập tả người (Tả ngoại hình). 1. Chọn làm một trong hai bài tập a hoặc b :

Tập làm văn - Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)

1. Chọn làm một trong hai bài tập a hoặc b :

a) Đọc lại bài Bà tôi của Mác-xim Go-rơ-ki (Tiếng Việt 5, tập một, trang 122 - 123), trả lời vắn tắt các câu hỏi sau :

- Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?

.................................

+ Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu.

.................................
+ Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào? .................................
- Đoạn 2 tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? .................................

Các đặc điểm đó cho biết điều gì về ngoại hình và tính tình của bà?

.................................

b) Đọc đoạn văn Chú bé vùng biển (Tiếng Việt 5, tập một, trang 130), trả lời các câu hỏi sau :

- Đoạn văn tả những đặc điểm nào về ngoại hĩnh của bạn Thắng ?

Câu 1: Giới thiệu chung về Thắng.

Câu 2: Tả chiều cao của Thắng.

Câu 3 : .......

Câu 4 : .......

- Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng ? 

2. Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, một người bạn, chú công an, người hàng xóm,...)

Trả lời :

1.

a) Đọc lại bài Bà tôi của Mác-xim Go-rơ-ki (Tiếng Việt 5, tập một, trang 122 - 123), trả lời vắn tắt các câu hỏi sau :

- Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?

-    Tả mái tóc của bà qua đôi mắt nhìn của đứa cháu (gồm 3 câu).

+ Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu.

Câu 1: mở đoạn, giới thiệu bà ngồi cạnh cháu, chải đầu.

Câu 2: tả khái quát mái tóc của bà với các đặc điểm: đen, dày, dài kì lạ.

Câu 3. tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải đầu, tả từng động tác của bà.

+ Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?

Ba câu, ba chi tiết quan hệ chặt chẽ với nhau, chi tiết sau làm rõ chi tiết trước.

- Đoạn 2 tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà?

- Tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt của bà (gồm 4 câu).

+ Câu 1 - 2 tả giọng nói (câu 1 tả đặc điểm chung của giọng nói, câu 2 tả tác động giọng nói, tới tâm hồn cậu bé).

+ Câu 3: tả sự thay đổi của đôi mắt bà mỉm cười. Tình cảm ẩn chứa trong đôi mắt.

+ Câu 4 : tả khuôn mặt của bà.

Các đặc điểm đó cho biết điều gì về ngoại hình và tính tình của bà?

- Các đặc điểm đó quan hệ chặt chẽ với nhau, cho nhau, làm hiện rõ vẻ ngoài cùng tính tình của bà: dịu dàng, dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ, yêu đời và lạc quan.

b) Đọc đoạn văn Chú bé vùng biển (Tiếng Việt 5, tập một, trang 130), trả lời các câu hỏi sau :

- Đoạn vân tả những đặc điểm nào về ngoại hĩnh của bạn Thắng ?

Câu 1 : Giới thiệu chung về Thắng.

Câu 2 : Tả chiều cao của Thắng.

Câu 3 : Tả nước da của Thắng.

Câu 4 : Tả thân hình của Thắng.

Câu 5 : Tả cặp mắt của Thắng

Câu 6 : Tả cái miệng của Thắng.

Câu 7 : Tả cái trán của Thắng.

- Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?

Tất cả những đặc điểm được miêu tả trên hỗ trợ cho. nhau, làm hiện rõ vẻ ngoài của Thắng. Một đứa trẻ lớn lên ở biển, bơi lội rất giỏi, có sức khỏe dẻo dai và cả sự thông minh, bướng bỉnh nhưng gan dạ và tươi vui của Thắng.

2. Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, một người bạn, chú công an, người hàng xóm,...)

1. Mở bài : Giới thiệu người định tả (tên gì ? ở đâu ? em gặp gỡ lúc nào ?

2. Thân bài : Tả cô giáo cũ của em.

- Ngoại hình (tuổi tác, hình vóc, khuôn mặt, mái tóc, hàm răng).

- Tính tình (giản dị, dịu dàng, thương yêu học trò hết mực, giảng bài dễ hiểu, sẵn sàng giảng lại và là một người nhiệt tình với đồng nghiệp).

- Cô để lại cho em những ấn tượng khó quên.

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em.

- Em luôn yêu kính cô giáo.

- Mong cô có sức khỏe tốt. Cố gắng học tốt để xứng đáng là học trò của cô.

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Cách làm bài tập làm văn lớp 5 Luyện tập tả người

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 5 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cách làm bài tập làm văn lớp 5 Luyện tập tả người
Cách làm bài tập làm văn lớp 5 Luyện tập tả người
Cách làm bài tập làm văn lớp 5 Luyện tập tả người
Cách làm bài tập làm văn lớp 5 Luyện tập tả người
Cách làm bài tập làm văn lớp 5 Luyện tập tả người
Cách làm bài tập làm văn lớp 5 Luyện tập tả người

Giải bài tập trang 122 Tiếng Việt 5 tập 1 - Tuần 12

Tập làm văn lớp 5: Luyện tập tả người (Quan sát và chọn lọc chi tiết) giúp các em học sinh tham khảo, trả lời nhanh các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 trang 122, 123 để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp.

Qua đó, thầy cô cũng dễ dàng tham khảo để soạn bài cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Mùa thảo quả, Hành trình của bầy ong của Tuần 12. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Tập làm văn: Luyện tập tả người - Tuần 12

  • Hướng dẫn giải Tập làm văn SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 122, 123

Đọc bài văn sau và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà (mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt,...)

Bà tôi

Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.

Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông.Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.

Theo MÁC-XIM GO-RƠ-KI

Trả lời:

  • Mái tóc: đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối, tóc dày khiến bà đưa chiếc lược bằng gỗ một cách khó khăn.
  • Đôi mắt (khi bà mỉm cười): hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu dàng khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp, vui tươi.
  • Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
  • Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, khắc sâu vào trí nhớ của cậu bé, dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống như những đóa hoa.

Câu 2

Đọc và ghi lại những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc trong bài văn sau:

Người thợ rèn

Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích: có cái gì rất khỏe rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại,giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn ra tung tóe thành những tia lửa sáng rực. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục. Anh quặp lấy nó trong đôi kìm sắt dài, lại dúi đầu nó vào giữa đống than hồng.

- Thổi nào! - Anh bảo cậu thợ phụ.

Cậu thanh niên rướn người lên. Đôi ống bễ thở phì phò. Những chiếc lưỡi lửa liếm lên rực rỡ.

- Thôi! - Anh nói.

Cậu thợ phụ trở tay lau mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt ửng hồng vì hơi nóng, trong khi anh Thận lại lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe và vừa hằm quai búa choang choang vừa nói rõ to: "Này... Này... Này..."

Cuối cùng con cá lửa đành chịu thua. Nó nằm ưỡn dài ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng. Và tới lúc anh trở tay ném nó đánh xèo một tiếng vào cái chậu nước đục ngầu làm cho chậu nước bùng sôi lên sùng sục thì nó đã biến thành một chiếc lưỡi rựa vạm vỡ và duyên dáng. Anh Thận chỉ liếc nhìn nó một cái, như một kẻ chiến thắng. Và anh lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.

Theo NGUYÊN NGỌC

Trả lời:

Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc:

  • Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống.
  • Quai những nhát búa hăm hở (khiến con cá lửa vùng vẫy, quằn quại, giãy đành đạch, vảy bắn tung tóe thành những tia lửa sáng rực, nghiến răng ken két, cưỡng lại không chịu khuất phục.)
  • Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than hồng, lệnh cho thợ phụ thổi bễ.
  • Lôi con cá lửa ra, quật nó lên đe vừa hằm hằm quai búa choang choang và nói rõ to: “Này ... này ... này” (khiến con cá lửa chịu thua, nằm ưỡn dài ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa trời giáng)
  • Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo một tiếng vào chậu nước đục ngầu (làm chậu nước bùng sôi lên sùng sục, con cá sắt chìm nghỉm, biến thành chiếc lưỡi rựa vạm vỡ duyên dáng).
  • Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.

Cập nhật: 26/10/2021

Xem thêm: Tập làm văn lớp 5 Tiếng Việt lớp 5