Cách làm rõ ảnh bị mờ trong Word

Trong quá trình soạn thảo văn bản, bạn không chỉ đơn thuần ngồi gõ chữ mà có thể bạn còn phải chèn những bức ảnh để tăng thêm độ hấp dẫn và sinh động . Tuy nhiên, có những lúc, bạn gặp phải khó khăn khi chèn những bức ảnh có kích thước quá lớn so với bố cục toàn bài. Điều đó làm mất đi sự cân đối và thiếu tính thẩm mĩ cho văn bản, tạo cho người nhìn cảm thấy không đẹp mắt. Đồng thời, khi chứa những File ảnh đó sẽ khiến cho dung lượng bộ nhớ của tập tin tăng lên, gây khó khăn cho bạn khi gửi qua internet. Do đó, phương án tốt nhất đó là bạn nên giảm kích thước cho bức ảnh. Vây thực hiện như thế nào thì mời các bạn cùng tham khảo bài viết ngay sau đây nhé.

Hiện tại, ảnh có rất nhiều kích thước khác nhau. Do đó, việc bạn đưa ảnh lên word và căn chỉnh lại kích thước sao cho phù hợp với bố cục văn bản là điều cần thiết đối với người thực hiện việc soạn thảo. Tuy nhiên, căn chỉnh như thế nào cho đúng cách để các bức ảnh vẫn đạt chất lượng cao mới là điều quan trọng. 

Các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn mở tập tin mà bạn muốn giảm kích thước của ảnh, click vào một bức ảnh mà bạn muốn giảm kích thước, sau đó click vào Tab Format trên thanh công cụ Ribbon.

Cách làm rõ ảnh bị mờ trong Word

  • Bước 2: Trong Tab Format, bạn tìm đến nhóm lệnh Adjust và click vào “ Compress Picture”.

Cách làm rõ ảnh bị mờ trong Word

  • Bước 3: Hộp thoại “Compress Picture” hiện ra, bạn cần tích dầu vào trong hai ô sau:

+ Delate cropped areas of pictures : Xóa vùng cắt ảnh
+ Print (200 ppi) : Excellent quality on most printers and screens: Chất lượng trên hầu hết các máy in và màn hình.

Sau khi thực hiện xong, bạn click vào “OK” để hoàn thành bước này.

Cách làm rõ ảnh bị mờ trong Word

  • Bước 4: Như vậy bạn đã cài đặt và thiết lập xong trong phần cài đặt. Bước tiêp theo bạn cần thực hiện đó chính là click chuột vào bức ảnh, di chuột đến một ví trí góc bất kì. Bạn đợi cho con trỏ chuột thay đổi thành mũi tên hai chiều thì bạn có thể kéo bức ảnh lại để giảm kích thước. Bạn có thể kéo nhỏ cả chiều ngang và chiều rộng theo thích thước mà bạn mong muốn.

Cách làm rõ ảnh bị mờ trong Word

Một số bạn thắc mắc, tại sao cần phải chài đặt thiết lập trước khi giảm kích thước ảnh mà không thực hiện luôn ngay từ đầu. Bởi vì, khi chúng ta cài đặt những thông số như vậy, ảnh của bạn khi chỉnh sửa sẽ được giảm đều trên các chiều của bức ảnh. Do đó, bức ảnh vẫn giữ được độ nét, chất lượng của ảnh vẫn đạt được chất lượng cao. Còn đúng như bạn nói, bạn vẫn có thể kéo giảm kích thước ảnh khi chưa thiết lập. Tuy nhiên, hình trong ảnh của bạn sẽ bị biến dạng so với ban đầu, ảnh kém chất lượng hơn.

Kết luận: Với bài viết này, mình đã hướng dẫn cho các bạn cách giảm kích thước ảnh trong văn bản Word nhưng vẫn giữ được chất lượng ảnh ở mức tốt nhất. Nếu bạn sử dụng ảnh để làm điểm nhấn trong văn bản thì bức ảnh của bạn phải đạt yêu cầu đầu tiên đó là sắc nét và chất lượng tốt. Do đó, hãy áp dụng cách giảm kích thước ảnh như mình đã hướng dẫn như trên thay vì bạn làm trực tiếp ngay từ lần đầu tiên. Chắc chắn, với cách làm này, bạn sẽ không phải thất vọng về những bức ảnh của mình. Chúc các bạn thực hiện thành công.

* Các bài viết liên quan:

Từ khóa tìm kiếm:

giảm kích thước ảnh, các bước chỉnh sửa kích thước ảnh, giảm kích thước ảnh trong word, chỉnh sửa ảnh sắc nét, hiệu chỉnh kích thước ảnh.

Làm rõ ảnh bị mờ như thế nào sao cho vừa nhanh chóng vừa mang lại tính hiệu quả cao, chính là vấn đề mà bất cứ dân nghệ thuật công nghiệp nào cũng quan tâm, đặc biệt là đối với những người vừa mới bắt đầu học chụp ảnh. Với vấn đề này bạn không cần phải lo lắng nữa, bởi trong bài viết này UNICA sẽ chia sẻ cho bạn một tuyệt chiêu cực đỉnh đó là chỉnh ảnh bị mờ vô cùng “thần sầu" và nhanh chóng chỉ trong tích tắc.

Nguyên nhân khiến cho ảnh bị mờ

Trước khi tìm hiểu về cách làm rõ ảnh bị mờ, thì bạn nên tìm hiểu về nguyên nhân khiến cho ảnh bị mờ. Bởi trên thực tế, việc khắc phục ảnh mờ chỉ mang tính cải thiện chứ không thể làm ảnh nét 100% được. Vì vậy, điều quan trọng nhất ngay từ khi bạn bắt đầu chụp ảnh bạn phải biết cách chụp ảnh sao cho đạt được độ nét nhất định và hiệu quả nhất.

Cách làm rõ ảnh bị mờ trong Word

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bức ảnh của bạn không được rõ nét như mong muốn, trong đó có một số nguyên nhân khiến cho bức ảnh trở nên mờ nhòe như: -  Máy ảnh bị rung: Khi chụp ảnh, sự tác động của ngoại lực lên máy ảnh sẽ làm cho máy không có sự kiên cố chắc chắn, khiến máy không kíp "lấy nét" dẫn đến việc bức ảnh bị nhòe. Có thể nói đến như cầm máy ảnh không chắc, tì tay quá mạnh lên máy ảnh, khẩu độ quá hẹp hoặc quá rộng, tốc độ cửa trập đóng quá chậm. - Không lấy nét khi chụp ảnh: Một trong những lỗi cơ bản nhất mà người mới chụp ảnh mắc phải đó là không lấy nét trên máy ảnh khi chụp. Máy ảnh nào cũng có chế độ tự động lấy nét hoặc lấy nét thủ công, nếu bạn không khai thác hai tính năng này thì bức ảnh của bạn bị nhòe là điều không thể tránh khỏi.

-  Tác động của ngoại cảnh: Mưa, gió hoặc sự di chuyển nhanh của các chủ thể cũng khiến bức ảnh bị mờ. Đối với trường hợp này thì việc làm rõ ảnh bị mờ khá khó khăn.

Cách làm rõ ảnh bị mờ nhanh chóng nhất

Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng và phần mềm giúp làm rõ ảnh mờ mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì bạn nên sử dụng ứng dụng Let’s Enhance để làm nét ảnh online. Đây là ứng dụng được đánh giá là giúp khắc phục ảnh bị mờ một cách đơn giản và dễ dàng nhất, phù hợp cho mọi đối tượng kể cả là chuyên gia nhiếp ảnh hay người mới sử dụng lần đầu.

Cách làm rõ ảnh bị mờ trong Word

Cụ thể, bạn chỉ cần truy cập vào trang web Let’s Enhance, sau đó kéo và thả bức hình bị mờ từ máy tính của bạn lên trang web. Lúc này, phần mềm sẽ tự động làm rõ ảnh bị mờ và hiện thông báo về khi đã xử lý xong. Thông thường, một bức ảnh cần chỉnh sửa sẽ mất khoảng 3 phút. Đặc biệt, phần mềm làm nét ảnh online này hoàn toàn miễn phí, nên bạn hoàn toàn yên tâm trong quá trình sử dụng mà không lo về khoản phát sinh phí. Sở dĩ ứng dụng này có thể chỉnh sửa ảnh mờ một cách nhanh chóng là nhờ vào những tính năng ưu việt sau: -   Độ phân giải ảnh lên đến 4 lần. -   Bổ sung các chi tiết bị mất giúp cho ảnh tự nhiên hơn. -   Áp dụng bộ lọc “Boring” để bức ảnh được sắc nét hơn. -   Bộ lọc “Magic” giúp xử lý các chi tiết bị thiếu trong ảnh. -   Loại bỏ các chi tiết JPEG gây nhiễu, mờ cho bức ảnh.

Bên cạnh công cụ Let’s Enhance, bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ khác cũng giúp làm nét ảnh mờ như Photoshop, :Lightroom hoặc A Sharper Scaling. Tuy nhiên, xét theo độ đơn giản và dễ dàng thì Let’s Enhance vẫn xếp ở vị trí số 1.

Cách làm rõ ảnh bị mờ trong Word

Dành cho người muốn trở thành "dân chuyên" máy ảnh

Như đã nói ở trên có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc ảnh của bạn bị mất nét. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể khắc phục được ít nhất 1 trường hợp trong tổng số 3 nguyên nhân đó từ việc điều chỉnh máy ảnh và hạn chế tối đa tác động bên ngoài.

Bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng chân máy ảnh để khi chụp ảnh máy được vững chắc hơn, dù sao có "điểm tì" là chân máy vẫn tiện và chắc chắn hơn rất nhiều so với dùng tay.

Điểm cần lưu ý nữa là sử dụng khẩu độ và cửa trập trong quá trình chụp ảnh. Nghiên cứu kỹ về máy ảnh bạn sẽ biết đây là hai thông số vô cùng quan trọng và đắc lực cho dân nhiếp ảnh. Nói hai thông số này quyết định chất lượng ảnh của bạn cũng không sai biệt gì.

Khẩu độ: quyết định tới độ sâu của ảnh. Bạn chỉ cần hiểu đơn giản độ sâu của ảnh tức là độ mờ nét của nền ảnh đằng sau đối tượng của bạn. Độ mở càng lớn độ sâu phía sau ảnh càng rõ nét và ngược lại.

Cách làm rõ ảnh bị mờ trong Word

Tốc độ cửa trập: quyết định tốc độ diễn biến của sự vật, quyết định đối tượng của bạn trong ảnh di chuyển mờ hay rõ. Tốc độ cành nhanh ảnh càng nét và bắt được khoảnh khắc rất tốt.

Cách làm rõ ảnh bị mờ trong Word

Như vậy qua bài viết trên đây, Unica hi vọng bạn đã biết cách làm rõ ảnh bị mờ dễ dàng và nhanh chóng nhất, giúp mang lại độ sắc nét cho bức ảnh. Ngoài ra bạn đọc quan tâm khóa học photoshop cho người mới bắt đầu tại chuyên mục nhiếp ảnh - dựng phim tại Unica có thể tìm hiểu thêm các khóa học Photoshop khác cùng chủ đề.

Chúc bạn thành công!


Tags: Photoshop