cách mạng campuchia 1945-1993

Trải qua 5 thời kỳ phát triển khác nhau và có nhiều bước thăng trầm:

1. Thời kỳ 1945 - 1954 (kháng chiến chống Pháp):

- Tháng 10/1945 ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia. Triểu đình phong kiến nhanh chóng đầu hàng, ký điều ước chấp nhận sự thống trị của Pháp.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia), nhân dân Campuchia đã anh dũng đứng dậy tiến hành cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp xâm lược. Tính đến năm 1952, phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia đã phát triển mạnh mẽ ở khắp nơi; vùng giải phóng đã chiếm khoảng 1/4 lãnh thổ với dân số khoảng 2 triệu người.

- Từ cuối năm 1952, lợi dụng việc Pháp gặp khó khăn, Xihanúc đã tiến hành cuộc vận động ngoại giao, gây sức ép buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia (9/11/1953). Tuy vậy, quân đội Pháp vẫn chiếm đóng và vân nắm mọi quyền hành ở Campuchia.

- Sau thất bại ở Điện Biên Phủ (1954), Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, công nhận độc lập, chủ quyển, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào, Việt Nam. Quân đội Pháp phải rút khỏi Campuchia, chấm dứt chế độ thực dân Pháp ở Campuchia.

2. Thời kỳ 1954 - 1970 (thời kỳ hòa bình trung lập);

- Chính phủ Campuchia do Xihanuc đứng đầu để thực hiện đường lối hòa bình trung lập, không tham gia bất kỳ liên minh quân sự, chính trị nào, nhận viện trợ từ mọi phía miễn là không có điều kiện ràng buộc nào.

Thời kỳ này, Campuchia có điều kiện hòa bình, đẩy mạnh công cuộc xã hội kinh tế, văn hoá, giáo dục cho đất nước.

- Tháng 3/1970, Mỹ và bọn tay sai Mỹ đã làm cuộc đảo chính lật đổ Xihanúc, phá hoại nền hòa bình trung lập của Campuchia, thực hiện cái gọi là Đông Dương hoá chiến tranh của Mỹ.

3. Thời kỳ 1970 - 1975 (thời kỳ kháng chiến chống Mỹ):
- Ngay sau cuộc đảo chính, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược Campuchia đã phát triển nhanh chóng, lực lượng vũ trang lớn mạnh, vùng giải phóng được mở rộng khắp mọi miền đất nước.

- Mùa xuân năm 1975 quân và dân Campưchia đã mở cuộc tổng công kích, ngày 17/4/1975 thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Campuchia kết thúc.

4. Thời kỳ 1975 - 1979 (thời kỳ thống trị của Pôn Pốt và Iêngxari)

- Sau khi thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng (17/4/1975). tập đoàn phản động Pônpốt - Iêngxari đã phản bội cách mạng. Chúng thi hành chính sách diệt chủng đối với dân tộc Campuchia và chống Việt Nam.

- Trước thảm họa diệt chủng đó, nhân dân Cảmpuchia vùng dậy đấu tranh chống lại chế độ Pôn Pốt. Ngày 3/12/1978, Mặt trận Cứu nước Campuchia được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Mật trận, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, quân và dân Campuchia đã nổi dậy ở nhiều nơi. Ngày 7/1/1979 thủ đô Phnôm Pênh dược giải phóng, chế độ diệt chủng Pôn Pốt bị lật đổ.

5. Từ 1979 đến nay (thực hiện công cuộc hồi sinh và xã hội đất nước):

Nhân dân Campuchia vừa phải thực hiện công cuộc hồi sinh xã hội đất nước, vừa phải trải qua một cuộc nội chiến kéo dài chống lại các thế lực đối lập với cách mạng dân chủ. Cuộc nội chiến đã gây nhiều tổn thất, đau thương cho nhân dân và đất nước Campuchia.

+ Ngày 23/10/1991 nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng quôc tế, Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết ở Pari tạo điều kiện cho Campuchia phục hồi và phát triển đất nước.

+ Để thực hiện Hiệp định Pari. Nhờ vai trò của Liên hiệp quốc, tháng 5/1993 Campuchia đã bầu cử Quốc hội lập hiến và thông qua Hiến pháp, thành lập Vương quốc Campuchia do Quốc vương Xihanúc đứng đầu (9/1993), thực hiện chính sách trung lập không liên kết, chung sống hòa bình với các nước láng giềng.

Hiện nay, Campuchia cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, phức tạp, đặc biệt là do sự phá hoại của bọn Khơme đỏ.