Cách nói chuyện của người Sài Gòn

Không phải là những người làm công tác khoa học, nhưng thấy nhiều người không còn giữ được cách phát âm đặc trưng, khoảng 20 nhà giáo về hưu đã bỏ công nghiên cứu, ghi chép lại cách phát âm của người Sài Gòn trước đây nhằm để lại một chút gì đó cho thế hệ sau này.

Bạn đang xem: Cách nói giọng sài gòn

Những thành viên trong nhóm nghiên cứu có tuổi đời 60-90, hầu hết là những người từng dạy tiểu học tại Sài Gòn trước năm 1975. Ông Nguyễn Hữu Danh, Phó chủ tịch Hội cựu giáo chức TPHCM, trưởng nhóm nghiên cứu về “Bảo tồn cách phát âm đúng chính tả của người Sài Gòn”, cho rằng việc thống nhất cách phát âm giữa các vùng miền là điều không nên, bởi mỗi nơi có âm sắc đặc trưng riêng. Ông cho biết khi nghe ca sĩ, diễn viên, phát thanh viên và người dẫn chương trình phát âm giọng Sài Gòn không đúng, nhóm đã quyết tâm thực hiện công trình nghiên cứu này.

Trong vùng giọng Nam bộ, nhóm nghiên cứu đã tập hợp những nét đặc trưng của giọng Sài Gòn, để khi nghe ai đó nói có thể xác định được người đó có phải là dân Sài Gòn hay không. Những thầy, cô giáo lớn tuổi này mô tả lại cách phát âm họ dạy cho học sinh tiểu học tại Sài Gòn trước đây, cũng như cách viết không bị sai chính tả.

Cách nói chuyện của người Sài Gòn

Ông Nguyễn Hữu Danh, trưởng nhóm nghiên cứu đang trình bày về công trình nghiên cứu của nhóm. Ảnh: Thái Ngọc

Người Nam bộ khi nói không phân biệt được dấu hỏi ( ?) và dấu ngã (˜), nhưng người Sài Gòn luôn phân biệt được điều này bằng cách kéo dài, tăng bổng âm hơn về cuối. Người Nam bộ phát âm hai phụ âm “v” và “d” đều nghe như “d”, nhưng giọng Sài Gòn phát âm âm “v” nghe như phụ âm kép bd, âm b đọc nhẹ chuyển nhanh sang âm d.

Giọng Nam bộ đa số không phân biệt được phụ âm đầu “d” với “gi”, cả hai phát âm đều nghe như âm “y”; cũng không phân biệt giữa “t” và “c”, giữa “qu” và “hu”, giữa các nguyên âm như “ưu” với “u”, “iêm” với “im”, “iêu” với “iu”, “ay” với “ai”… Nhưng với giọng Sài Gòn, cách dạy phát âm của các giáo viên tiểu học trước đây đều dạy rất rõ để học sinh phát âm đúng và viết đúng chính tả tiếng Việt.

“Không thực hiện lúc này, khi các thầy cô từng dạy học trước năm 1975 lần lượt về với cát bụi, việc phục dựng cách phát âm và cách dạy phát âm đúng chính tả của người Sài Gòn sẽ gặp nhiều khó khăn”, ông Danh cho biết. Song, ông cũng nhìn nhận, đây không phải công trình khoa học, mà chỉ là những ghi chép lại cách phát âm, cách dạy phát âm, viết đúng chính tả và đề xuất cách để giữ gìn nó.

Ở tuổi 69 và đang mang trong mình nhiều thứ bệnh của người già, bà Đặng Thị Hưng, thành viên Hội cựu giáo chức quận 3, vẫn nhận lời tham gia nhóm nghiên cứu. Bà Hưng cho biết, bà bắt đầu đi dạy tại Sài Gòn từ năm 1966, nên nắm rõ cách dạy phát âm của người Sài Gòn trước đây. Việc tham gia vào nhóm nghiên cứu chẳng có gì ngoài mong muốn đóng góp chút kinh nghiệm cá nhân để các thế hệ sau này hiểu được cách phát âm của người Sài Gòn trước đây.

Xem thêm: Tượng Phổ Hiền Bồ Tát Và Những Điều Phật Phổ Hiền Bồ Tát, Phân Biệt Đức Phổ Hiền & Văn Thù Bồ

Từ những học sinh phổ thông đến những người phụ nữ bán hàng rong hay bác chạy xe ôm cũng có thể kể cho bạn nghe được lịch sử Sài Gòn trong vòng 50 năm về trước  đến nay, thậm chí dài hơn. Tất nhiên đó là những chi tiết rất đặc trưng chứ không phải chung chung như trong sách vở.

Cách nói chuyện của người Sài Gòn

2. Giọng nói người Sài gòn:

Họ sở hữu chất giọng chung của người  Nam Bộ nhưng không ngọt như người miền Tây và đong đưa như người Miền Đông. Nge rất vừa phải, nhẹ và đơn giản. Không điệu đà, rờm rà. Nhịp độ vừa phải: không nhanh, không chậm. Câu văn phát ra khá ngắn gọn nhưng đầy đủ , rất súc tích!!! Ví dụ những câu rất đặc trưng của người Sài Gòn:

Ổng, bả, ảnh , chỉ……( xưng hô gần gũi)

Con nít hay gọi thanh niên bằng chú, cô ( thay vì có thể gọi anh hoặc chị)

Hay có từ ta, dạ, nè, chút xíu, nghen… ở  cuối câu cảm thán ( Nói nghe nè!, ghê dậy ta!! Sao dạ!!! Chờ chút xíu!!

Cách nói chuyện của người Sài Gòn

3. Tính cách người  Sài Gòn

Rất thẳng thắn khi trao đổi với họ một câu chuyện hay vấn đề nào đó. Người Sài Gòn khá thoáng lại rất đơn giản. Họ ít khi rào trước đón sau, câu nệ hay khách sáo. Đặc biệt rất rõ ràng: Một là được, hai là không chứ hiếm khi dây dưa, bối rồi trong việc thể hiện cảm xúc!!!

4. Phong cách người Sài Gòn.

Từ mọi tầng lớp hay mọi hoàn cảnh thì người  người Sài Gòn  rất đơn giản.

Họ ăn mặc không cầu kì, không lung linh nhưng đủ để làm rõ cá tính của họ

Họ yêu kẹt xe, họ thích ra đường nhiều hơn là ở nhà. Họ thân thiện và có thể tám chuyện với bất cứ ai

Từ những người khá giả hay đến tầng lớp bình dân thì họ có xu hướng chung là tìm đến những nơi thoáng đãng và yên tĩnh sau giờ làm việc. Nên nhắc tới Sài Gòn là nhắc tới công viên và những quán cà phê, phòng trà ..hơn là những quá bar,sàn nhảy

Họ hiếm khi than phiền về cuộc sống. ít giận hờn. Vui thì cười rất tươi, còn ghét thì chữi đổng một câu gì đó …xong mọi chuyện lại bình thường như chưa có gì!

Họ làm gì cũng nhanh: Ăn nhanh, chạy xe nhanh, mọi vấn đề điều nhanh và gọn. Bản chất của một đô thị nhộn nhịp làm người Sài Gòn vội vã,  tranh thủ quỹ thời gian ít ỏi của mình để cân bằng cuộc sống!

Cách nói chuyện của người Sài Gòn

5. Cuối cùng, khi bạn trò chuyện với ai đó mà bạn cảm thấy tò mò về Sài Gòn, bạn thấy Sài Gòn thật thú vị, bạn yêu Sài Gòn thì người đang nói chuyện với bạn là một người Sài Gòn chính hiệu!!

Cách nói chuyện của người Sài Gòn

Chủ đề chính: #Người_Sài_Gòn

Chất giọng của người Sài Gòn cũng như nét văи hóa hay con người của họ, chẳng thể nào lẫn vào đâu được. Nó là sự pha trộn và giao thoa của nhiều nét khác nhau ở nhiều nơi, sau cùng là thống nhất để cho ra nét đặc trưng. Không chỉ của những người bản xứ, mà còn có những người Chăm, người Hoa, người miền Trung đầu tiên đến vùng đất Gia Định hay người trong những cuộc ᴅι cư và nhập cư Sài Gòn,…Từ đó, hình thành nên một Sài Gòn vừa chung nhưng cũng vừa lạ, tạo nên một thứ ngôn ngữ vừa bản địa nhưng cũng vừa vay mượn từ nhiều nơi, của những người khai hoang vùng đất mới. 

Cách nói chuyện của người Sài Gòn
Cuộc nhập cư điển hình năm 1955 của những người miền Trung vào miền Nam và Sài Gòn.

Nếu giọng của người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của những người dân miền Bắc thì giọng của dân Sài Gòn cũng được xem là giọng chuẩn của những người dân Nam Bộ. Giọng chuẩn được hiểu là chất giọng không bị lai tạp hay pha trộn, cũng không bị cải biên theo thời. Ví dụ, khi nhắc đến người Hà Nội người ta sẽ nhớ ngay một chất giọng chuẩn với tông giọng nhẹ nhàng, ấm áp, có chút trầm và một chút bổng đan xen, những nét thanh nét sắc rõ ràng và người Hà Nội nói chuyện rất hay cùng điêu luyện cнíɴн là nhận xét cнíɴн xác mà chẳng ai có thể phủ nhận được. Tại sao gọi là điêu luyện? Bởi nó gần như là thuộc về “sở hữu” của những người bản xứ, chỉ có người Hà Nội và ᴅuy nhất người Hà Nội mới có thể làm được, dù có bắt chước cũng chẳng thể nào ra được cái chất ấy. Người ta hay ví von rằng: Người Việt Nam nói chuyện mà cứ như hát, nhưng sai, không phải là tất cả người Việt Nam mà chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi; hoặc thêm nữa là chất giọng của những cô gái Huế khi trầm tư mới được ví von như thế!

Nhưng với người Sài Gòn thì lại khác hoàn toàn, và chất giọng của người Sài Gòn cũng khác. Nó không mang theo sự ngọt ngào như “mía lùi” của một số người dân miền Tây Nam Bộ – ven của vùng sông nước trù phú với phù sa bồi đắp cùng con sông “chín cửa rồng”; cũng không cục mịch hay thô kệch như những người miền Đông Nam Bộ – nơi nắng cháy da cháy thịt, suốt ngày “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”. Giọng của người Sài Gòn cũng có ngọt đấy! Nhưng cái ngọt ở đây nhẹ nhàng hơn và cũng có phần thanh thoát hơn! Nó như một thứ thanh âm đầy kiêu hãnh của những người “thành thị”, rất đặc biệt, không lẫn vào đâu được, dù có muốn bắt chước cũng chẳng thể nào được như họ. Hình như, qua nhiều năm trên vùng đất Sài Gòn – Gia Định, càng p нồn hoa, càng trù phú và phát triển theo nhịp sống thị thành thì chất giọng của người Sài Gòn cũng theo đó mà trở nên “cao sang” hơn, “hiện đại” hơn. Dù có đôi phần thay đổi, nhưng cái thanh âm một thời của vùng đất thủ phủ Nam Bộ vẫn giữ được nét mộc mạc, chẳng hề đánh mất đi cái chất giản đơn của cái gốc chung Nam Bộ.

Cách nói chuyện của người Sài Gòn
Cô gánh hàng rong vui vẻ

Giọng người Sài Gòn dễ nhận ra lắm, chỉ cần cất lên là biết liền! Chỉ cần ngồi ở một quán nào đó, nghe hai người nói chuyện cùng nhau, tâm sự trên đường, nói chuyện qua điện thoại,…cũng có thể dễ dàng nhận ra họ là người Sài Gòn. Cái chất giọng ấy nói thế nào nhỉ? Không cao vút như người Hà Nội, cũng chẳng nặng nề như người miền Trung, nó cứ lơ lửng ở tầm trung hay nói là giọng ngang ngang mang theo chút sang sảng riêng biệt….Điều đặc biệt, gần giống với chất giọng miền Tây là trong cách nói của người Sài Gòn lúc nào cũng có những từ “nԍнᴇɴ”, “hen”, “hén”, “mèn”,…ở cuối câu. Những người dân miền khác đến, có yêu có khoái có mê cũng là vì mất chữ này đó. Hai người bạn đang ngồi tâm sự nói chuyện với nhau nhưng đến giờ về thì người kia sẽ buông ngya một câu: “Cũng trễ rồi, thôi, tôi dìa nԍнᴇɴ!” – Người kia cũng tươi cười mà đáp lại ngay: “Ừa, cũng trễ rồi, dzậy anh dìa hen!”. Nói chuyện điện thoại đã đời, đến khi kết thúc câu chuyện và cúp máy, một người sẽ nói: “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây mang ý nghĩa của dừng lại, kết thúc một việc gì đó hoặc chấm dứt một cái gì đó. Người Sài Gòn nói chuyện bộc trực và cũng thoải mái lắm….Ngoài ra, người Sài gòn cũng thích sài từ “ghê” lắm, nó không phải là từ chê bai hay gì cả mà chỉ đơn thuần là một từ bổ ngữ, thêm cảm xúc trong câu nói, mang ý nghĩa là nhiều, lắm. Người Sài Gòn thường thêm từ “ghê” vào phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm nào đó. Ví dụ khi khen ngợi một ai đó: “Đẹp ghê!” – Chính là khen họ đẹp lắm; hay cũng là câu “đẹp ghê” nhưng với những người bạn cùng nhau và từ ghê được kéo dài hơi sẽ mang theo chất giọng đùa giỡn.

Có một điểm khác biệt giữa người miền Bắc và người Nam nói chung hay người Sài Gòn nói riêng, người miền Bắc sẽ dùng từ “vâng” khi nói chuyện, còn người Sài Gòn thay vào đó là chữ “dạ”. Rất ít người Sài Gòn dùng từ “vâng” trong giao tiếp, nếu có người Sài Gòn nào nói từ “vâng!” khi có người gọi thì trong giọng điệu đó sẽ có dáng dấp của sự đùa giỡn và cười cợt. “Dạ” là cách đáp trả lời nói của một người nhỏ tuổi hơn đối với người lớn hơn, nó là một câu đệm thể hiện phép lịch sự. “Em đã làm hết bài tập chưa?” – “Dạ rồi!”; “Con mới đi làm dzìa hả?” – “Dạ, con mới đi làm dzìa”…Tiếng “dạ” trong câu nói của người Sài Gòn nó ngọt lắm, nó tạo cho người nghe cảm giác “thương” làm sao…vừa dễ chịu lại còn gần gũi. Nó mang một nét thật riêng và chỉ cần nghe tiếng “dạ” ấy là có thể biết ngay đây là người miền Nam rồi.

Cách nói chuyện của người Sài Gòn
Những cô cậu học trò lúc nào cũng “dạ”, “thưa” rất ngoan

Nếu là người miền khác, có thể là Trung cũng có thể là Bắc, khi được nhờ để diễn tả một đoạn thời ngắn khoảng vài ngày thì họ sẽ nói là “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì ngắn gọn nhưng hiệu quả hơn nhiều: “hổm nay”, “hổm rài”, “bữa giờ”,….Có lẽ, trong cách dùng từ này nhiều người sẽ không hiểu vì nó quá ngắn gọn. Nếu so sánh từ “hổm nay”, “hổm rày” hay nghe ở những vùng quê Nam Bộ, dù nó có cùng một nghĩa như nhau nhưng lại có cảm giác hoàn toàn khác. Từ “hổm rày, miết,  нồi hôm, ngày mơi,…” của người Sài Gòn khi bắt chước người dân miền sông nước, không có cảm giác chướng tai, cũng chẳng thấy ngượng ngùng vì lạ lẫm mà cảm giác thân thuộc, bởi người Sài Gòn vốn còn cái chất của người Nam Bộ chung mà.

Có ai trong chúng ta hay dùng từ “nhỏ” không? Ví dụ như nghe một người con trai Sài Gòn nói về một bạn nữ nào đó…sẽ là: “Nhỏ đó đẹp lắm!”, “Nhỏ học giỏi ghê!”,….Tiếng “nhỏ” được hiểu như tiếng “cái” của người Hà Nội vậy, thay cho từ bạn, từ “nhỏ” có cảm giác thân thuộc và gần gũi hơn “bạn” nhiều. Người Sài Gòn hay gọi “nhỏ” kèm theo tên người: “Nhỏ Thúy, nhỏ Hằng, nhờ Lan, nhỏ Ngân,…” cũng như người Hà Nội thì gọi: “Cái Linh, cái Trân, cái Tú, cái Uyên”.

Chất giọng của người Sài Gòn không được sang trọng và điệu đà như người Bắc đâu; cũng chẳng có sự trầm lắng hay thanh thanh của người Huế Thần Kinh. Một khi giọng người Sài Gòn đi vào tai, đi vào lòng, qua cách cảm của mỗi người, qua nỗi niềm nhung nhớ của những dân Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của miền sông nước Nam Bộ, có chút gì đó rất thật thà từ những truyền thống xa xưa, một chút hào sảng và tự tin. Đây cнíɴн là cái “chất Sài Gòn” đang chảy mạnh trong từng mạch мáυ của người dân đô thành nơi đây. Đi đâu xa xa một chút, đột nhiên lại nghe văиg văиg đâu đó một tiếng “dạ” hay chữ “hen, nԍнᴇɴ, ghê, hổm,..” là y như rằng…một vùng đất Sài Gòn lại vô tình hiện ra trước mắt những người nhớ.

Cách nói chuyện của người Sài Gòn
Giọng rao hàng ở các chợ của Sài Gòn cũng rất vui tai, mọi người lúc nào cũng tươi cười đón khách

Cách diễn đạt câu từ giao tiếp của người Sài Gòn đa dạng lắm, có đôi khi chỉ bằng một câu nói giống nhau nhưng bằng nhiều cung điệu cùng giọng điệu khác nhau nó sẽ biến thành một ý nghĩa khác. “Dzui dzữ hen!” nếu được nói bằng giọng hơi gằn, mặt nghiêm một xíu thì sẽ nghe ra thành một câu mắng, nếu nói với một đám trẻ đang quậy phá và đùa nghịch thì bọn chúng tự khắc biết mình bị mắng và ngồi im lặng ngay. Nhưng cũng câu nói đó mà nói bằng giọng cao cao vui vẻ khi ngồi chung với đám bạn, thì câu đó lại trở thành một câu đùa ngay. Người Sài Gòn còn có một thói quen “đãi” giọng ở những chữ cuối của câu, nó cũng sẽ mang theo những sắc thái khác nhau khi hơn giận và khi vui đùa: “Hay dzữuuuu”, “Giỏi dzữuuuu” (nếu vui thì là khen, nếu giận cнíɴн là mắng”,….

Người Sài Gòn nói chuyện, sẽ có một số chữ họ phát âm giống nhau khiến cho người khác vùng miền cảm thấy khó nghe và khó hiểu bởi nó bị nhầm lẫn giữa âm “d,v, gi”, nó cũng giống như khi người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu là “r”. Nói cho nhanh nên thành ra là sai nhưng nếu viết và hiểu thì họ lại chẳng sai đâu, bởi đơn giản nó là giọng người Sài Gòn mà, nghe là biết và hiểu liền. Cũng không ai biết được có phải là do người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy hay là do quen miệng, nên các âm “d,v,gi” được họ nói ra rất thuận mà lại còn hợp vô cùng. Ví như, thay vì nói đúng là “Đi chơi vui vẻ hen!” thì người Sài Gòn sẽ nói là “Đi chơi dzui dzẻ hen!”, tự nhiên hơn mà còn thuận miệng hơn nhiều. Phát âm đúng từ “vui vẻ” trong câu nói của người Sài Gòn thành ra lại ngượng miệng và không quen.

“Thằng đó làm gì mà cà rề cà rề dzậy!” – Đây là cách mà người Sài Gòn nói một ai đó chậm chạp, làm việc không được nhanh chóng. Dù là một câu mắng đó, nhưng lại chẳng có sự nặng nề trong câu nói, cứ cảm giác như đang đùa. Hay “Ê, nhóc, lại biểu coi!”, “Ê, cho ly nước ít đá!”….Tiếng “Ê” trong câu nói của người Sài Gòn chỉ là một câu nói trổng thôi, chẳng mang ý nghĩa gì đâu, nó gần như là thói quen tỏng giao tiếp mà thôi.

Cách nói chuyện của người Sài Gòn
Chất giọng người Sài Gòn dù mang theo chất “thành thị” kiêu hãnh nhưng lại dễ mến và dễ thương vô cùng

Người Sài Gòn cũng có cái vui lắm và cũng lạ lắm, khi mua hàng sẽ thương “quên” đi từ “bán”, chẳng hạn, thay vì nói là “bán cho tôi một chén chè” hay “bán cho tôi một gói тнuốc”; thì họ lại tự động mà lượt bớt thành “cho chén chè, cho tô phở”,….Với họ, từ “cho” cнíɴн là mua đó nԍнᴇɴ. Còn nữa, nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau thì y như rằng đâu đó cũng có những câu này: “Cho miếng coi!”, “Mầy thử làm coi!”, “Nói nghe dí coi!”,…Làm thử thì còn “coi” được, chứ nói chuyện thì làm sao mà “coi” nhỉ? Từ “coi” trong câu nói người Sài Gòn như một từ đệm, họ thích nói thế thôi chứ chẳng mang hàm ý gì. Còn cái vui nữa nè! Ngồi nghe người Sài Gòn nói chuyện mà cứ cảm giác lạ lạ đâu á, bởi mấy câu: “Sao ta?”, “Sao kì dzậy ta?”, “Được không ta?”,…nghe cứ như hỏi mình vậy á. Thực chất thì từ “dzậy ta” cнíɴн là tiếng địa phuonwgc ảu người Sài Gòn thôi, nó như kiểu nửa hòi người còn nửa đùa đùa vậy á!

Tiếng người Sài Gòn là thế, từ lạ thì “nhóc trơn” có khi khiến bạn bị loạn não với nó. Còn nếu bạn muốn giả giọng người Sài Gòn để nói chuyện, dù giống lắm đó nhưng lỡ mà bỏ quên mấy từ đệm thì đúng là….”hông biết gì hết trơn hết trọi á!”.