Sáng kiến kinh nghiệm 2 tuổi

Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màuPHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.Trong những năm gần đây bậc học mầm non tiến hành đổi mới chương trìnhgiáo dục trẻ mầm non. Trong đó, đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt độngphù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cáchchủ động, tích cực, hồn nhiên, vui tươi; đồng thời tạo điều kiện cho giáo viênphát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chămsóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện theo phương châm “Học mà chơi- Chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọimặt.II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.Là một giáo viên đã có nhiều năm giảng dạy trẻ ở lứa tuổi từ 24-36 tháng, tôiluôn đặt ra mục tiêu cho mình là cần phải làm thế nào để giúp trẻ nhận biết phânbiệt 3 màu: Xanh, đỏ,vàngMọi sự vật hiện tượng (Cây cối, trời đất, con người, động vật…) đều có màusắc. Màu sắc của sự vật hiện tượng sinh ra từ đâu? Câu hỏi này không ai trả lờiđược, chỉ biết rằng từ khi con người sinh ra đã thấy mọi sự vật, hiện tượng đềumang một màu sắc riêng biệt phong phú và đa dạng.Nhờ có màu sắc mà con người nhìn nhận cuộc sống, sự vật hiện tương thêmphong phú và đa dạng. Giả sử mọi sự vật hiện tượng chỉ có một màu duy nhấtthì cuộc sống của con người sẽ như thế nào? liệu con người có tồn tại đượckhông? Và nếu tồn tại được thì cuộc sống có còn phong phú đa dạng không?Nói như thế để khẳng định: “Màu sắc trong tự nhiên rất quan trọng đối vớicuộc sống con người”Màu sắc quan trọng đối với đời sống con người thì màu sắc lại càng quantrọng hơn nữa đối với trẻ nhỏ.Khi mới sinh ra, trẻ chỉ nhận ra màu đen và trắng, nhưng càng lớn trẻ càngnhận ra nhiều màu sắc hơn. Đối với lứa tuổi nhà trẻ 24- 36 tháng, trẻ chỉ có thểnhận biết, phân biệt được ba màu cơ bản. Đó là màu xanh, đỏ, vàng.Giúp trẻ nhận biết, phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng sẽ giúp trẻ nhận biết vàphân biệt đúng màu sắc xanh, đỏ, vàng của các đồ dùng đồ chơi...Việc giúp trẻnhận biết phân biệt tốt ba màu cơ bản xanh, đỏ, vàng còn là bước đầu giúp trẻphát triển lĩnh vực thẩm mĩ, là nền tảng vững chắc để sau này trẻ sẽ nhận biết,1Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màuphân biệt được nhiều màu sắc khác ở các độ tuổi tiếp theo. Chính vì thế việcgiúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi biết nhận biết và phân biệt, ba màu xanh, đỏ, vàng làrất quan trọng và cần thiết.III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM• Thời gian;Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực tế hoạt động nhận biết màu của trẻđể đưa ra được một số biện pháp tiên tiến trong thời gian từ tháng 09/2014đến tháng 03 lập đề cương hoàn thành đề tài vào ngày 22/05/2015.• Địa điểm:Tôi nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 24– 36 tháng tuổi Khu Trung Tâm Trường Mẫu Giao nơi tôi đang công tác.IV. ĐÓNG GÓP VỀ MÁNG THỰC TIỄN1. Làm mẫu và hướng dẫn trẻ nhận biết có sáng tạo.2. Tăng cường cho trẻ nhận biết màu.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.4. Tận dụng môi trường ở mọi lúc, mọi nơi.V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Nghiên cứu lý luận:- Các loại sách nói về nhận biết màu cho trẻ 24 – 36 tháng.2. Quan sát khoa học:Quan sát trẻ nhận biết màu, quan sát trẻ thực hiện để xác định mức độnhận thức và khả năng của trẻ.Áp dụng biện pháp năng cao chất lượng sau đó đưa ra một số bài tập đểkiểm tra kết quả hình thành kỹ năng cho trẻ.2Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màuPHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI, CẢI TIẾNI.CƠ SỞ LÝ LUẬNII.CƠ SỞ THỰC TIỄN1. Thực trạng của nội dung nghiên cứu:Là giáo viên phụ trách nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi tôi nhận thấy:Sự quan tâm của các bậc phụ huynh về vấn đề nhận biết phân biệt màucủa con em mình trong độ tuổi nhà trẻ là không cần thiết. Đối với họ con đếnlớp được cô giáo chăm sóc yêu thương, đi học về biết hát một vài bài hát, đọcthuộc vài ba câu thơ như vậy là họ đã vui rồi. Họ không nghĩ rằng việc giúp conem mình nhận biết và phân biệt màu cũng rất quan trọng và cần thiết.Thực tế ở lớp tôi việc nhận biết và phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng củatrẻ là không đồng đều, đặc điểm tâm, sinh lí của mỗi trẻ lại khác nhau. Có trẻnhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng rất tốt, tôi cầm bất cứ đồ dùng, đồchơi nào trên tay mang một trong ba màu trên cháu đều nhận biết được đúngmàu khi được cô hỏi, khi tôi cầm ba đồ chơi có ba màu xanh, đỏ, vàng yêu cầucháu phân biệt màu thì cháu chọn rất chính xác đồ dùng có màu theo yêu cầucủa cô.Nhưng cũng có nhiều trẻ khả năng nhận biết phân biệt màu còn hạn chếnhư: Màu xanh thì lại nói là màu vàng, khi cô yêu cầu chọn đồ chơi màu đỏ thìlại chọn đồ chơi mang màu xanh (Ví dụ: Cô cầm con cá màu xanh hỏi trẻ “Concá này màu gì?” Trẻ trả lời cô “Con cá màu vàng” hay khi cô yêu cầu trẻ “chọncho cô con cá màu đỏ” thì trẻ lại chọn con cá màu xanh…)Trong những năm học vừa qua tôi đã cố gắng rất nhiều trong việc dạy trẻnhận biết, phân biệt ba màu cơ bản xanh, đỏ, vàng thông qua các bộ môn: “Nhậnbiết tập nói”, “Nhận biết phân biệt”, “Hoạt động với đồ vật”, “Vận động”. Tôirèn cho trẻ kỹ năng nhận biết phân biệt màu chủ yếu thông qua tiết nhận biếtphân biệt và lồng ghép, tích hợp nhận biết phân biệt thông qua các tiết học khác.Ngoài ra tôi còn dạy trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng thông qua cáchoạt động ngoài tiết học. Nhưng do sự nhận biết phân biệt ba màu này của trẻkhông đồng đều, do sử dụng đồ dùng trực quan chưa phong phú, tôi chỉ đầu tưvào lĩnh vực phát triển ngôn ngữ mà chưa chú ý nhiều đến lĩnh vực phát triển3Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màunhận thức về nhận biết phân biệt màu nên số trẻ nhận biết phân biệt màu chưanhiều, do phương pháp dạy trẻ của tôi còn hạn chế đôi khi còn mang tính áp đặtnên chưa phát huy được tính tích cực của trẻ.Trước khi chưa thực hiện các giải pháp mới, khả năng nhận biết phân biệtba màu xanh, đỏ, vàng còn nhiều hạn chế, khả năng của trẻ không đồng đều.Nhưng trong quá trình tìm tòi suy nghĩ và thực hiện tại nhóm lớp trẻ tôi phụtrách đã thu được kết quả rất khả quan. Trẻ hứng thú tích cực say mê học tập,khả năng nhận biết phân biệt ba màu trên của trẻ qua từng giai đoạn đồng đềuhơn. Dù tháng tuổi khác nhau, nhưng khả năng nhận biêt phân biệt màu xanh,đỏ, vàng của các cháu rất tốt.Kết quả cụ thể như sau:TT1Nội dungKết quảNăm học 2013 – 2014Năm học 2014- 2015ĐạtĐạtChưa đạtChưa đạtTrẻ nhận biết, phân biệt màuthông qua hoạt động có chủ74%26%87%13%60%40%78%22%69%31%83%17%61%39%76%24%đích2Trẻ nhận biết, phân biệt nàuthông qua hoạt động ngoài tiếthọc3Trẻ nhận biết, phân biệt nàuthông qua tạo môi trường4Trẻ nhận biết, phân biệt nàuthông qua hoạt động quan sáttrẻ5Trẻ nhận biết, phân biệt nàu4Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màuthông qua phối kết hợp giữa65%35%78%22%nhà trường và gia đình2. Các giải pháp:2.1. Dạy trẻ nhận biết màu xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động chủđích:Trong tiết học, ngoài việc dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ,vàng trong tiết học phát triển nhận thức - nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ,vàng, tôi còn lồng ghép tích hợp nội dung nhận biết phân biệt ba màu xanh , đỏ,vàng, vào các tiết học khác bằng cách chuẩn bị đồ dùng trực quan liên quan đếncác tiết học: tranh ảnh, đồ vật rất đẹp mắt và chủ yếu những đồ dùng đó đều cóba màu cơ bản: Xanh, đỏ vàng để gây sự chú ý, thích thú cho trẻ. Trẻ càng chú ýđến hình ảnh trực quan thì việc dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ,vàng càng dễ dàng và hiệu quả hơn.* Thông qua tiết dạy “Nhận biết tập nói”Theo từng chủ đề, tôi lựa chọn, sử dụng các đồ chơi, tranh ảnh, vật thật cómàu xanh, hoặc màu đỏ hoặc màu vàng để nhưng đồ vật kèm theo màu sắc. Khicho trẻ chơi trò chơi để luyện cho trẻ phát âm tôi chọn trò chơi có đồ dùng trựcquan mang màu sắc xanh, đỏ, vàng cho trẻ được cầm, được chọn theo yêu cầucủa cô để trẻ tập nói. Từ đó trẻ sẽ hứng thú học hơn và việc lồng ghép, tích hợpnhận biết màu sắc sẽ thuận tiện hơn và trẻ sẽ khắc sâu tư duy ghi nhớ hơn.Ví dụ 1:NBTN “Các đồ dùng trong gia đình: Bát, thìa, đĩa” tôi chọn cái bát có hoa màuđỏ, cái đĩa có hoa màu xanh cho trẻ quan sát và tập nói. Khi cho trẻ quan sát tậpnói tôi không quên hỏi trẻ câu “Cái bát (Đĩa) có hoa màu gì?” và cho trẻ tập nói5Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màunhiều lần “Hoa màu xanh” “Hoa màu đỏ” từ đó giúp trẻ nhận biết ra màu xanh,đỏTrò chơi chọn đồ dùng theo yêu cầu của cô. Tôi chuẩn bị đồ dùng gia đình chotrẻ - đồ ch ơi bằng nhựa (Soong nồi, bát, thìa, đĩa) có các màu xanh, đỏ, vàng vàyêu cầu trẻ chọn cái bát, cái thìa… rồi hỏi trẻ về màu sắc và cho trẻ tập nói.Ví dụ: “Chọn cho cô cái bát” “Cái bát có màu gì? Cho trẻ tập nói “Cái bát màuxanh* Thông qua giờ “Nhận biết phân biệt”Tôi sử dụng các đồ dùng, đồ chơi có màu sắc khác nhau, các dạng kích thước tonhỏ khác nhau, để giúp trẻ dễ nhận biết, phân biệt và gây sự tập trung chú ý củatrẻ. Lồng ghép đan xen các trò chơi tránh sự nhàm chán thờ ơ với đồ vật.Ví dụ:Ở chủ đề thực vật chủ đề nhánh các loại rau, tiết NBPB “Quả đậu, quả cà chuamàu xanh, đỏ” .Tôi cho trẻ nhận biết quan sát quả đậu màu xanh, quả cà chuamàu đỏ (bằng vật thật). Sau đó tôi cho trẻ chơi T/C “Thi xem ai chọn đúng” cônói tên quả hoặc nói màu sắc trẻ giơ quả lên và tập nói nhiều lần “Quả cà chuamàu đỏ”, “Quả đậu màu xanh”. Để củng cố nhận biết màu xanh, màu đỏ tôi chotrẻ chơi T/C “Quả rơi”: Cô chuẩn bị các quả có màu xanh, đỏ. Cô và trẻ cùngđọc.“Quả rơi, quả rơiQuả rơi ở đâu ?Quả rơi ở đây”Cô tung quả lên cho quả rơi xuống, trẻ nhặt quả, cô hỏi: “Con nhặt quảgì?” “Con nhặt quả màu gì đây ?”Hay ở chủ đề nhánh “Những bông hoa đẹp” đề tài: Nhận biết phân biệt hoahồng, hoa cúc màu đỏ, màu vàng”. Tôi cho trẻ quan sát bông hoa hồng, hoa cúc6Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màumàu đỏ, vàng (bông hoa thật). Để củng cố nhận biết phân biệt màu đỏ màu vàngtôi cho trẻ chơi trò chơi “Tặng hoa cho cô giáo”, cô nói sở thích của mình vềbông hoa trẻ chọn bông hoa và tập nói về màu sắc của bông hoa.Ví dụ: Cô nói “Cô thích hoa hồng” trẻ cầm hoa hồng lên và nói “Hoa hồng màuđỏ”. Sau khi trẻ chơi trò chơi tĩnh tôi cho trẻ chơi đan xen một trò chơi động“Cắm hoa vào lọ”, hoa hồng cắm vào lọ đỏ, hoa cúc cắm vào lọ vàng, trẻ vừalên chọn hoa cắm và kết hợp trả lời màu sắc của bông hoa… với việc sử dụngvật thật (khi cho trẻ quan sát) và chơi các trò chơi, trẻ trả lời nhanh, chính xáchơn về các màu sắc cô hỏi.* Thông qua giờ làm quen với văn học như kể chuyện, đọc thơ:Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng nhiều thủ thuật khác nhau: Dùng tranh ảnh, vậtthật có màu sắc xanh, đỏ, vàng, câu đố, bắt chước tiếng kêu của con vật… để lôicuốn trẻ vào giờ học say mê tích cực.+ Thông qua tiết văn học: Tôi sử dụng đồ dùng trực quan gây hứng thú cho trẻ.Ví dụ : Khi dạy bài thơ “Chú gà con”Ở lần đọc thứ 2, thay vì đọc thơ qua tranh tôi đã đọc qua mô hình: 1mâm tròn màu trắng, trên mâm có 5 - 6 chú gà con đang mổ thóc, trông ngộnghĩnh, đáng yêu những chú gà này có màu xanh và màu vàng, khi đàm thoạivới trẻ tôi sẽ chú ý lồng ghép tích hợp hỏi trẻ về màu sắc của các chú gà con:Chú gà con có màu gì?, cho trẻ trả lời và tập nói nhiều lần: “Gà con màu xanh”,“Gà con màu vàng”* Thông qua tiết Vận động:Tôi lồng ghép tích hợp cho trẻ nhận biết màu sắc và gọi tên các dụng cụ đồ dùngtrong tiết học như: Quả bóng màu xanh (đỏ), Vòng màu vàng (đỏ), gậy thể dụcmàu xanh…* Qua tiết Hoạt động với đồ vật:Qua tiết xếp hình tôi không chỉ rèn luyện kỹ năng như xếp chồng, xếp cạnh …mà còn tích hợp để nhận biết phân biệt màu thông qua đồ dùng . Đặt các câu hỏigợi mở: “khối gỗ màu gì?” “khối gỗ để làm gì?”...Thông qua mỗi chủ đề nhánh tôi chọn một màu duy nhất cho trẻ hoạt động để từđó khắc sâu ghi nhớ về màu sắc cho trẻ về ba màu này.7Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màuVí dụ:Trong chủ đề nhánh phương tiện giao thông đường bộ có tiết “Xếp ô tô” tôichọn khối cho trẻ xếp khối màu vàng. Trong quá trình trẻ xếp tôi hỏi trẻ về màusắc và cho trẻ tập nói “Khối gỗ màu vàng”Đến chủ đề nhánh giao thông đường thuỷ tôi lại chọn các khối màu đỏ chotrẻ xếp tàu hoả. Và trong quá trình trẻ xếp cho trẻ tập nói “Khối gỗ màu đỏ, tàuhoả màu đỏ” để khắc sâu ghi nhớ về màu đỏ cho trẻ.Đến chủ đề nhánh PTGT đường thủy tôi lại chọn khối màu xanh cho trẻ xếptàu thủy. Nhằm khắc sâu ghi nhớ màu xanh cho trẻ.8Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màuQua tiết Tạo hình tôi chọn ba màu cơ bản xanh, đỏ, vàng cho trẻ nặn, nhằmgợi hỏi trẻ về màu sắc và từ đó khắc sâu ghi nhớ về ba màu này cho trẻ.Ví dụ: Tiết nặn lá tôi chọn một màu xanh cho trẻ nặn, tiết nặn quả tròn tôi chọnmột màu đỏ, còn tiết nặn quả dài thì lại chọn màu vàng.2.2. Dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu : Xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạtđộng ngoài tiết học:* Thông qua các hoạt động vui chơi.Trẻ được tiếp xúc với đồ chơi, các sự vật hiện tượng, được thể hiện mình quacác “vai chơi”. Vì thế tôi chọn những đồ chơi có màu xanh, đỏ, vàng phù hợpvới từng góc để trẻ chơi. Và trong quá trình chơi tôi gợi hỏi trẻ về màu sắc củađồ chơi để trẻ trả lời. Từ đó trẻ lại được khắc sâu khả năng ghi nhớ màu xanh,đỏ, vàng.Ví dụ 1 :Trò chơi: “Lắp ghép, sữa chữa, bảo dưỡng các phương tiện giao thông đườngbộ” (góc làm quen với thao tác vai - Chủ đề “Giao thông” ) Tôi luôn chú trọngđến các đồ chơi có màu sắc xanh, đỏ vàng chon mua, làm các ô tô bằng đồ chơicó màu xanh, đỏ, vàng. Tôi luôn tạo ra các tình huống như đặt các câu hỏi gợimở : “con đang làm gì?” “Ô tô khách có màu gì ?” “Ô tô tải có màu gì? …Khuyến khích trẻ nói nhiều các câu “Ô tô khách màu vàng”, “Ô tô tải màuxanh…”Ví dụ 2: Trò chơi ở góc mở (Ai thông minh hơn)9Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màuTuỳ vào từng chủ đề lớn và chủ đề nhánh, tôi lựa chọn trò chơi cho trẻ chủyếu là trò chơi nhằm giúp trẻ nhận biết phân biệt màu. Như ở chủ đề gia đình,chủ đề nhánh “Đồ dùng của bé” tôi cho trẻ chơi trò chơi chọn trang phục phùhợp với sở thích của bé. Trên người bé đang mặc váy màu gì thì cho trẻ chọnváy áo có màu đó để gắn lên mảng tường. Trò chơi này vừa kích thích tư duysáng tạo của trẻ lại vừa giúp trẻ nhận biết phân biệt màu tốt hơn.Hay ở chủ đề nhánh “Con vật sống trong gia đình” cũng vậy. Tôi gắn hìnhảnh ba ngôi nhà có màu xanh, đỏ, vàng và yêu cầu trẻ chọn con vật có màutương ứng sẽ sống trong ngôi nhà (chuồng ) đó và gắn lên mảng tường phíatương ứng.Đối với chủ đề nhánh “Phương tiện giao thông đường bộ” thì khó hơn mộtchút. Tôi gắn ba hình ô tô tải màu xanh, đỏ, vàng lên trước và yêu cầu trẻ chọnhình vuông và hình chữ nhật có màu tương ứng gắn lên mảng tường để ghépthành hình ô tô tải.* Thông qua mọi lúc mọi nơi:10Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màuKhi cho trẻ chơi, thấy trẻ cầm bất cứ đồ chơi nào trên tay mà có ba màu trên thìtôi đều hỏi trẻ “ Con đang chơi đồ chơi gì?” đồ chơi có màu gì” để trẻ trả lời.Giờ ăn, giờ ngủ, tôi vui vẻ ân cần, nhẹ nhàng trò chuyện với trẻ. Tôi giới thiệuthức ăn và hỏi: “Hôm nay con được ăn gì?” “Cháo nấu với rau (củ) gì? Rau dềnmàu gì? Rau cải có màu gì? Củ cà rốt màu gì?” trẻ nhắc lại tên, màu sắc các loạirau.Giờ đón, trả trẻ, giờ chơi tự do tôi trò chuyện gần gũi trẻ để nắm bắt đượctâm lý của từng trẻ, khi trò chuyện tôi lấy một vài đồ chơi có màu xanh, đỏ,vàng để rèn cho trẻ nhận biết. Đây là thời điểm phù hợp để trò chuyện với trẻđặc biệt là những trẻ có kỹ năng nhận biết phân biệt màu chưa thành thạo vì lúcnày số trẻ trong lớp đã ít đi, không đòi hỏi giáo viên phải tập trung nhiều đếntrẻ khác .Ví dụ: Vào buổi sáng tôi trò chuyện về chủ đề những bông hoa đẹp thì tôichú ý đến màu sắc của các loại hoa để cho trẻ nhận biết. Con biết những loại hoagì? Hoa… có màu gì?....Vào buổi chiều trước khi trẻ ra về tôi hỏi trẻ về những việc trẻ làm trongngày: “Con chơi trò chơi gì?” “Nặn được cái gì?” “Xếp được cái gì?” “Có màugì?”...Qua dạo chơi tham quan, trẻ tiếp xúc với thiên nhiên và những sự vật,hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ, tôi tạo điều kiện để trẻ được quan sát, gợi hỏiđể trẻ nói lên màu sắc của sự vật, hiện tượng được nghe, nhìn thấy.Ví dụ: Khi dạo chơi đến bên cây hoa xâu tai, Tôi hỏi trẻ: “cây gì đây?”“đây là cái gì?” “lá hoa có màu gì ?” “ Bông hoa xâu tai có màu gì?”…. Trẻnhận biết màu sắc của cây và màu của bông hoa từ đó khác sâu hơn cho trẻ vềkỹ năng nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng.2.3. Tạo môi trường giúp trẻ nhận biết tốt ba màu xanh, đỏ vàng.Trẻ sống trong môi trường tốt thì việc giúp trẻ nhận biết màu sắc thuận lợi hơn,Tôi đã chú ý tạo môi trường phong phú, đa dạng . Đồ chơi luôn luôn thay đổitạo sự mới mẻ, hấp dẫn giúp trẻ lĩnh hội những gì trẻ thấy, qua đó tạo cho trẻ sựchú ý say mê, yêu thích tìm tòi khám phá. Tuy nhiên màu của các đồ chơi vầnchủ yếu là các màu xanh, đỏ, vàng.11Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màu* Tạo môi trường học tập trong lớp phù hợp với chủ đề .Tuỳ theo chủ đề tháng, tôi sắp xếp đồ chơi gọn gàng đẹp mắt, ngang tầmvới trẻ, thật hấp dẫn và thu hút trẻ. Đồ chơi phong phú với nhiều chủng loại mằusắc chủ yếu của các đồ chơi vẩn là màu xanh, đỏ, vàng, phù hợp với từng chủđề.Ví dụ 1:Chủ đề nhánh: “Những con vật nuôi trong gia đình” ở các góc chơi tôi đã làmnhững đồ chơi tự tạo từ những phế liệu bằng nhựa như: Con gà, con vịt, con lợn,chó mèo.Dùng quả bóng bàn hỏng, vỏ thạch dừa làm các chú gà xinh xắn,có màuxanh, đỏ, vàngBình dầu gội đầu làm con vịt uống thuốc bổ phế làm con trâu12Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màuGóc thao tác vai: Tôi sắp xếp các con vật gần gũi ngộ nghĩnh như con mèo,con vịt, con gà, lợn, trâu… Một số thức ăn lúa gạo rau cỏ, chậu đựng thức ăn…Trẻ được nhìn ngắm, được trực tiếp chơi với con vật, trẻ được đóng vaiBác nông dân chăm sóc con vật, ngoài ra ở mọi lúc, mọi nơi tôi gợi sự chú ý củatrẻ bằng các câu hỏi: “trong lớp có những con vật gì?” “con mèo có màu gì?”“Con gà kêu như thế nào?” “con gì màu đỏ…?”Góc nghệ thuật: Tôi chuẩn bị các mũ múa hình con vật ngộ nghĩnh (congà, vịt, mèo…).. Vòng gậy thể dục, dụng cụ xắc sô…có các màu xanh, đỏ, vàngGóc bé vui lắp ghép: Một số con vật có đục lỗ để trẻ xâu vòng, đồ chơilắp ghép hình con vật, khối gỗ để trẻ xếp chuồng gà, vịt. Ngoài ra trong lớp tôicòn trang trí tranh ảnh con vật, cờ hoa bóng bay, dây xúc xích các loại, ngangtầm với trẻ. Trẻ có thể lấy chơi một cách thoải mái, tôi gợi hỏi: “Cái gì đây?”“Con gì đây? “Kêu như thế nào?” “Hoa này màu gì?” “Đây là hoa gì?”Môi trường trong lớp với đầy đủ đồ chơi đẹp mắt, được sắp xếp dưới dạngmở giúp tôi rèn luyện lời nói cho trẻ thuận tiện dễ dàng hơn. Đồ chơi được thayđổi thường xuyên để mỗi ngày đến trường phải là những “Ngày hội” của trẻ.Mảng tường chính của lớp tôi cố gắng học hỏi đồng nghiệp để tận dụngnguyên phế liệu làm thật đẹp, thu hút sự chú ý của trẻ bằng các hình ảnh có màusắc chủ yếu là màu xanh, đỏ, vàng.Ví dụ: Chủ đề giao thông.Các hoạ tiết trang trí lớp cũng được tôi chọn ba màu cơ bản trên.* Tạo môi trường ngoài lớp.13Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màuPhối hợp với nhà trường, tôi và các cô giáo trong trường đã tạo một sân chơithoáng mát sạch sẽ gọn gàng, có vườn hoa cây cảnh xanh tốt rực rỡ màu sắc, cóvườn rau củ quả theo mùa, có góc thiên nhiên ngoài lớp để trẻ tìm hiểu khámphá trải nghiệm các sự vật hiện tượng… Môi trường “xanh, sạch, đẹp” là điềukiện rất tốt để tận dụng môi trường dạy trẻ nhận biết phân biệt màu một cáchnhanh, chính xác.Ví dụ: Tận dụng vườn rau, vườn hoa, cây cảnh cho trẻ quan sát.2.4. Dạy trẻ phân biệt màu thông qua quan sát trẻ để tìm hiểu khả năng tưduy nhận biết phân biệt màu sắc của trẻ.Quan sát trẻ là theo dõi trẻ có mục đích, ghi lại những trẻ nhận biết phânbiệt màu tốt, chưa tốt hay mức độ phân biệt màu của trẻ. Dựa trên kết quả quansát này tôi thấy được khả năng nhận biết và phân biệt màu của từng trẻ để từ đócó biện pháp phát triển giúp cho trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng tốthơn.Mỗi ngày tôi lên kế hoạch quan sát 2-3 trẻ ở một hoạt động nào đó, saumỗi buổi làm việc tôi dành ra 2-3 phút ghi lại những gì quan sát được ở trẻ.Ví dụ 1: Quan sát cháu Lê Minh Hiếu34 tháng tuổiNgày quan sát 10/11/2014Nơi quan sát: trong lớpThời gian bắt đầu từ 9h đến 9h05’Mục đích quan sát: Khả năng nhận biết màu vàng của trẻTôi cho cháu chơi ở góc mở (Ai thông minh). Tôi chọn hình ảnh bé gái mặc váyvàng gắn lên mạng tường của góc, tôi yêu cầu cháu chọn váy áo màu vàng (ởtrong một hộp đựng lộn váy áo xanh, đỏ…) cho bạn gái và gắn lên tường tươngứng.+ Kết quả quan sát trẻ như sau.- Bé hiểu được lời nói của cô- Biết chọn đúng các váy áo màu vàng để gắn tương ứng.- Bé nói được câu 4 từ ( Váy áo màu vàng)Ví dụ 2: Quan sát cháu Phùng Anh Thư28 tháng tuổiThời gian quan sát 10h đến 10h10’Mục đích quan sát: Tìm hiểu khả năng phân biệt màu vàng, đỏ14Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màuTôi đưa hai bông hoa màu vàng và màu đỏ ra hỏi cháu về màu sắc của haibông hoa. Mới đầu cháu rụt rè không nói nhưng sau đó được sự động viên củacô, cháu mạnh dạn trả lời nhưng lại trả lời sai về màu sắc của hai bông hoa. Nhưvậy khả năng nhận biết và phân biệt màu của cháu Hiếu còn hạn chế.Qua các kết quả quan sát này giúp tôi biết cách điều chỉnh phương phápdạy trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng cho trẻ và lập kế hoạch chăm sócgiáo dục trẻ phù hợp với nhu cầu của từng trẻ. Từ đó có biện pháp tiếp cận, phânnhóm hoạt động, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động theo sở thích, không gò bó, ắpđặt trẻ.Ví dụ: Cháu Hiếu thông minh, nhanh nhẹn, nhận biết và phân biệt màu tốt tôidùng phương pháp nêu gương khích lệ trẻ.Cháu Thư rụt rè, khả năng nhận biết và phân biệt màu của cháu Hiếucòn hạn chế tôi dùng phương pháp tình cảm động viên nêu gương, dành thờigian tiếp cận trẻ nhiều hơn để chơi cùng trẻ, trò chuyện với trẻ để luyện khảnăng nhận biết phân biệt màu cho trẻ.2.5. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giúp trẻ nhận biết và phân biệt3 màu xanh, đỏ, vàng tốt.Tôi tranh thủ thời gian gặp gỡ trao đổi bàn bạc với phụ huynh tìm ranhững giải pháp giúp trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng để giúp đỡ khitrẻ ở nhà.Vào đầu chủ đề tôi lên kế hoạch các nội dung chương trình học của bé.Giờ đón, trả trẻ, tôi nhắc phụ huynh đến xem để phụ huynh biết ở lớp con họcnhững gì.Và trao đổi với phụ huynh trong chủ điểm đó con học cần những đồ dùng gì cómàu sắc gì? Để nếu phụ huynh có điều kiện thì mua cho con học ở nhà con nếukhông có điều kiện thì phụ huynh có thể tận dụng đồ dùng từ thiên nhiên, đồdùng sẵn có ở nhà giúp con nhận biết tốt khi ở nhà…Ví dụ: Chủ đề nhánh “Đồ dùng gia đình”Tôi trao đổi thống nhất với phụ huynh về một số biện pháp phát giúp đỡ trẻ nhậnbiết màu xanh, đỏ, vàng khi ở nhà như: Tận dụng thời gian ở nhà, mọi lúc mọinơi như: Khi nấu ăn, tắm giặt, cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ…để hỏi trẻ về những đồdùng có màu sắc xanh, đỏ, vàng mà ở trong nhà sẵn có để trẻ trả lời.Ví dụ : Trước khi thái cắt rau, nấu rau bắp cải, người mẹ cho trẻ xem và hỏi trẻ:15Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màu“Rau gì đây con?” “Lá rau có màu gì?” “củ cà rốt có màu gì?...?”Ví dụ : Trước khi ăn người mẹ trò chuyện giới thiệu về đồ dùng (bát, đũa, thìa):“Cái gì đây con?” “Hoa trên đĩa có màu gì?” “Thức ăn đựng vào đâu?” như vậyngười mẹ giúp trẻ nhận biết, gọi tên, màu sắc đồ dùng một cách rõ ràng chínhxác ….Giúp phụ huynh sưu tầm các mẫu đồ chơi đơn giản dễ làm để họ có thểtận dụng những nguyên phế liệu có màu sắc xanh, đỏ vàng sẵn có ở trong nhà đểlàm đồ chơi cho con.Phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi họp phụ huynh, tổ chức các tiếtdạy mẫu mời phụ huynh đến dự để phụ huynh biết rõ hơn về khả năng phân biệtba màu của con em mình, từ đó để họ có kế hoạch tập luyện cho trẻ nhất lànhững trẻ phân biệt màu còn yếu.PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊI.KẾT LUẬNViệc cho trẻ nhận biết phân biệt 3 màu cơ bản: Xanh, đỏ, vàng đối với trẻ 2436 tháng vô cùng quan trọng và cũng là bước đầu giúp trẻ phát triển lĩnh vựcthẩm mĩ, là nền tảng vững chắc để sau này trẻ sẽ nhận biết, phân biệt được nhiềumàu sắc khác ở các độ tuổi tiếp theo.Vì thế là 1 giáo viên cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng phải khắc phụcmọi khó khăn để chuẩn bị tốt đồ dùng đồ chơi để tổ chức dạy trẻ nhận biết phânbiệt màu xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động trong ngày, mọi lúc mọi nơi,thông qua tiết học: Nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt, làm quen văn học,hoạt động với đồ vật, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc…tạo điều kiện cho trẻtiếp xúc với các màu sắc nhằm giúp trẻ phân biệt màu chính xác hơn.Qua việc thực hiện các giải pháp trên tôi thấy trẻ nhận biết phân biệt màuchính xác, trẻ hứng thú tiếp thu bài học và trả lời các câu hỏi của cô trong giờhoạt động chính, giúp trẻ phát triển tư duy, ghi nhớ có chủ định về phân biệtmàu sắc, phát triển thẩm mỹ, phát triển trí tuệ…góp phần đào tạo thế hệ trẻthành những con người phát triển toàn diện, vì trẻ em hôm nay là thế giới củangày mai.Trên đây là một số giải pháp mà tôi thấy hiệu quả. Đây là những sáng kiến tôirút ra được qua đề tài: “Một số biện pháp để giúp trẻ 24 – 36 tháng nhận biết,phân biệt tốt ba màu xanh, đỏ, vàng”. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa16Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màuđể tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu cho trẻ theo chươngtrình hiện hành.II.Ý KIẾN ĐỀ XUẤT- Ban giám hiệu đầu tư phong phú, đa dạng đồ dùng, đồ chơi với nhiều màusắc khác nhau. Để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo viên trong việc tổchức hoạt động nhận biết màu của trẻ.- Tổ chức học tập nâng cao kiến thức cho giáo viên.- Tạo điều kiện cho giáo viên được dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi kinhnghiệm trong hoạt động tổ chức cho trẻ nhận biết ba màu xanh, đỏ, vàng đạthiệu quả.Trên đây là một số giải pháp mà tôi thấy hiệu quả. Đây là những sáng kiếntôi rút ra được qua đề tài: “ Một số biện pháp để giúp trẻ 24 – 36 tháng nhậnbiết, phân biệt tốt ba màu xanh, đỏ, vàng”. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơnnữa để tìm ra những giải pháp tói ưu nhằm đáp ứng nhu cầu cho trẻ theochương trình hiện hành.Kính mong sự góp ý của Hội đồng khoa học nhà trường, Hội đồng thi đuaPhòng giáo dục để bản thân tôi có nhiều sáng kiến tốt hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học nhà trường và Hội đồng thiđua Phòng Giáo Dục.Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi viết ra, không sao chépcủa bất kỳ ai, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.Tôi xin chân thành cảm ơnHà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2015XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNGNgười viết sáng kiến(ký, không ghi họ tên)17Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màuTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Sách chăm sóc giáo dục và hướng dẫn thực hiện trẻ 24 – 36 tháng.2. Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 24- 36 tháng.3. Tâm lý học mầm non.4. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên môn tạo hình.18Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết màuMỤC LỤCPHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................................1II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...............................................................................................1III.THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM.............................................................................................2IV.ĐÓNG GÓP VỀ MÁNG THỰC TIỄN.............................................................................2V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................2PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI, CẢI TIẾN.................................3I.CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................................3II.CƠ SỞ THỰC TIỄN...........................................................................................................3PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................16I.KẾT LUẬN........................................................................................................................16II.Ý KIẾN ĐỀ XUẤT...........................................................................................................17TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................18MỤC LỤC..........................................................................................................1919