Cách pha loãng hóa chất tỉ lệ 1 2.5 năm 2024

Trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp người ta thường sử dụng hóa chất keo tụ để loại bỏ những cặn bã và chất bẩn độc hại bên trong nước thải. Trong đó PAC là hóa chất được sử dụng nhiều nhất vì hiệu quả xử lý cao, dễ sử dụng và bảo quản. Vậy hóa chất PAC là gì? Vai trò của PAC trong xử lý nước thải như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Biogency sẽ chia sẽ một số thông tin hữu ích về loại hóa chất này nhé!

Cách pha loãng hóa chất tỉ lệ 1 2.5 năm 2024

– Hóa chất PAC là gì?

PAC (Poly Aluminium Chloride) là loại phèn nhôm tồn tại ở dạng cao phân tử (Polyme). Công thức phân tử là [Al2(OH)nCl6-n]m. Hiện nay, hóa chất PAC được sản xuất số lượng lớn và sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến để thay thế cho phèn nhôm Sunfat trong xử lý nước thải, đặc biệt là những loại nước thải có độ ô nhiễm cao.

– Vai trò của hóa chất PAC trong xử lý nước thải

Hóa chất PAC có khả năng loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan cùng kim loại nặng tốt hơn phèn Sunfat. Điều này giúp tăng độ trong của nước, PAC có khả năng hấp thụ màu tốt nên mang lại hiệu quả cao trong xử lý nước thải và một số ngành công nghiệp khác như dệt nhuộm, làm bột giấy…

Hóa chất PAC sẽ hoạt động tốt nhất trong điều kiện độ pH khoảng 6,5 – 8,5. Vì vậy, các kim loại nặng sẽ bị kết tủa và chìm xuống đáy hồ nước, tạo thuận lợi cho việc xử lý nước thải.

Cách pha loãng hóa chất tỉ lệ 1 2.5 năm 2024

Hình 1. Một số loại hóa chất PAC thông dụng hiện nay.

Cách pha hóa chất PAC để xử lý nước thải

Liều lượng PAC tốt nhất để sử dụng đối với nước đục trung bình là 6 – 10g/m3 đối với nước đục vừa, và 10 – 30g/m3 đối với nước có độ đục cao.

Đối với các loại nước thải, cần sử dụng PAC khoảng 15 – 30g/m3 tùy thuộc vào lượng cặn dơ và tính chất của mỗi loại nước thải. Lưu ý là liều lượng chính xác và phù hợp có thể điều chỉnh thông qua việc thử trực tiếp với các loại nước.

Đối với PAC dạng bột, chỉ cần pha chế PAC thành dung dịch trong khoảng từ 5 – 10%, khuấy đều và cho vào nguồn nước cần xử lý, sau đó chờ cho nó lắng trong.

Cách pha loãng hóa chất tỉ lệ 1 2.5 năm 2024

Hình 2. Bột hóa chất PAC.

Hướng dẫn pha dung dịch PAC 5% từ PAC bột:

Thể tích bồn chứa: 50 Lít

Dùng PAC bột pha loãng thành dung dịch 5%

Trình tự pha:

  • Tắt bơm hóa chất PAC.
  • Cấp nước vào bồn chứa khoảng 1/2 bể (25 lít).
  • Từ từ cấp 2.5 kg PAC bột (100%) vào bồn chứa.
  • Tiếp tục cấp nước vào bồn chứa đến mức 50 lít.
  • Bật bơm hóa chất chạy bình thường.

Cần lưu ý gì khi sử dụng hóa chất PAC?

PAC là một loại hóa chất có hoạt tính mạnh, do đó trong quá trình sử dụng cần chú ý:

  • Ở liều lượng thấp, hóa chất PAC đã có hiệu quả rất mạnh, có thể xử lý khối lượng lớn nước thải nên việc sử dụng quá hàm lượng có thể gây hiện tượng tái ổn định của hạt keo.
  • Lượng Chloride trong PAC sẽ thúc đẩy quá trình ăn mòn, đặc biệt là ở những nơi đóng cặn bùn.
  • Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Tùy thuộc vào đặc tính hóa học và quy trình xử lý nước thải, hóa chất PAC có thể được kết hợp với các chất xử lý nước thải khác để đáp ứng yêu cầu xử lý của hệ thống và giảm chi phí xử lý tổng thể.


Hy vọng với những chia sẻ trên của Biogency sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn trong việc pha hóa chất PAC để xử lý nước thải. Nếu gặp khó khăn trong vấn đề xử lý nước thải xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn hỗ trợ tận tình nhất!

Các dung dịch nước (nước là dung môi), dung môi hữu cơ và hỗn hợp của chúng thường được sử dụng làm pha động trong sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Dung dịch đệm với dung môi là nước thường được sử dụng. Một vài phương pháp chuyên biệt để pha một vài dung dich đệm phổ biến trong HPLC sẽ được trình bày kĩ hơn ở bài viết “Chuẩn bị dung dịch đệm”. Tuy nhiên, nhìn chung có nhiều trường hợp định nghĩa của dung dịch đệm vẫn còn mơ hồ. Cũng còn nhiều trường hợp, vì sự khác biệt giữa các chỉ dẫn trong tài liệu và khi pha dung dịch đệm trong thực tế, đưa đến sự sai khác trong thành phần pha động nên ảnh hưởng đến sắc ký đồ và kết quả phân tích. Có nhiều khía cạnh liên quan đến việc chuẩn bị dung dịch đệm còn chưa nắm rõ (còn gọi là “điểm mù”), không chỉ có mỗi dung dịch đệm mà còn cả đối với các phương pháp trộn dung môi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ lấy dung dịch đệm phosphate làm ví dụ để xem xét tính hiệu quả của phương pháp chuẩn bị pha động có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích như thế nào.

  1. Pha dung dịch đệm

Nhìn chung, việc pha được dung dịch đệm phosphate 20mM (pH 2.5) được mô tả gồm những gì? Chúng ta sẽ xem xét một số trường hợp có thể xảy ra. Trước hết, giả sử rằng chúng ta đang đề cập đến một dung dịch đệm có sử dụng phosphoric acid, nhưng lại không rõ về các cặp đối ion (counterion) có trong dung dịch là gì. Nếu ta cho rằng chúng là các ion Na+, thì vấn đề tiếp theo là chúng ta không biết liệu con số “20 mM” là để chỉ nồng độ của phosphoric acid hay là muối natri phosphate. Nếu chúng ta nghĩ dung dịch này theo nghĩa là “dung dịch đệm phosphoric acid (Na)* 20mM” thì ta có thể coi “20mM” là nồng độ của phosphoric acid. Tuy nhiên, nếu ta xem “20mM” là nồng độ của muối thì ta lại nghĩ rằng dung dịch đó là dung dịch đệm được tạo bởi việc điều chỉnh pH của một dung dịch muối natri dihydrogen phosphate (NaH2PO­4) 20mM (giá trị pH của dung dịch Na3PO4 20mM khoảng 5.0, vì vậy để đưa về pH 2.5 cần phải điều chỉnh pH bằng một số loại acid thích hợp)**. Tùy thuộc vào acid được vào việc điều chỉnh pH thì có thể xảy ra hiệu ứng ghép cặp ion và điều đó có thể ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả phân tích. Qua đo, có thể thấy được một số cách diễn giải khác nhau cho khái niệm “dung dịch đệm”.

Hình 1 dưới đây cho thấy sự ảnh hưởng đến kết quả của việc diễn giải ví dụ trên theo ba cách khác nhau. Đường đồ thị trên cùng là kết quả thu được khi hiểu “20 mM” là nồng độ của H3PO4 và sử dụng “dung dịch đệm phosphoric acid (Na) 20 mM (pH 2.5)” làm pha động. Đường nằm giữa và đường dưới cùng hiển thị kết quả thu được theo cách hiểu “20 mM” là nồng độ của muối NaH2PO4 và điều chỉnh pH đến 2.5 bằng cách thêm phosphoric acid hay perchloric acid theo từng trường hợp. Do đó, hợp chất dihydrocodeine trong ví dụ trên minh họa cho việc thời gian lưu và độ mạnh của kỹ thuật phân tích bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự khác biệt về pha động xuất phát từ cách hiểu khác nhau.

Cách pha loãng hóa chất tỉ lệ 1 2.5 năm 2024
Hình: Tên hóa chất được sử dụng trong thí nghiệm
Cách pha loãng hóa chất tỉ lệ 1 2.5 năm 2024
Hình 1: Ánh hưởng của việc điều chỉnh pH đối với pha động (gồm 3 cách A-B-C)

Vì vậy, việc xác định rõ ràng phương pháp chuẩn bị dung dịch đệm có thể giúp tránh những vấn đề bắt nguồn từ sự khác biệt do cách diễn giải.
  1. Trộn dung môi hữu cơ và dung dịch nước

Đôi khi pha động là loại hỗn hợp giữa dung môi hữu cơ và dung dịch nước. Tỉ lệ pha trộn ảnh hưởng đáng kể đến kết quả phân tích. Ví dụ, cần pha một hỗn hợp gồm 90% dung dịch đệm phosphoric acid (Na) 20 mM (pH=2.5) và 10% acetonitrile. Nếu ta xem hỗn hợp trên tương ứng với tỉ lệ 9:1, nghĩa là tỉ lệ về thể tích giữa dung dịch đệm và acetonitrile là 9:1, khi đó có thể định lượng (đo lường thể tích) được và pha trộn. Mặt khác, nếu ta xem việc pha trộn trên đơn giản chỉ là “10% acetonitrile” thì điều này ngụ ý rằng dung dịch đệm phosphoric acid (Na) 20 mM (pH=2.5) được sử dụng và pha loãng với acetonitrile. Áp dụng cách hiểu sau sẽ làm thay đổi thể tích tương đối và do đó lượng dung dịch đệm sẽ lớn hơn. Có luồng ý kiến cho rằng không có sự khác biệt đáng kể nào giữa hai cách hiểu này. Tuy nhiên, hình 2 cho thấy phương pháp trộn được sử dụng có thể có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả phân tích (đặc biệt là thời gian lưu).

Cách pha loãng hóa chất tỉ lệ 1 2.5 năm 2024
Hình 2: Ảnh hưởng của cách pha trộn lên kết quả phân tích

Nhìn chung, liên quan đến việc chuẩn bị pha động trong HPLC, có vẻ như cách ký hiệu “A: B = 3: 2 (V: V)” thường được hiểu với nghĩa rằng “một lượng dung dịch A ứng với thể tích tương đối là 3 và một lượng dung dịch B ứng với thể tích tương đối là 2 được đo riêng và trộn lẫn với nhau” (Trong thực tế, tổng thể tích của hỗn hợp thu được sẽ nhỏ hơn một thể tích tương đối là 5.).

Những vấn đề được đề cập ở trên không chỉ xảy ra trong việc chuẩn bị các pha động, mà còn trong việc chuẩn bị mẫu và các dung dịch khác. Ngoài ra, các bước thực hiện và quy ước khác nhau dùng trong các lĩnh vực khác nhau (ví dụ như dược phẩm, công nghiệp hóa chất) tiếp tục bổ sung các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra nhầm lẫn. Những tài liệu chính thống (được quốc tế công nhận) như Dược điển Nhật Bản, Những phương pháp phân tích tiêu chuẩn dành cho các nhà hóa học về vệ sinh và Bộ tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) đưa ra các nguyên tắc và định nghĩa chung liên quan đến việc chuẩn bị các loại dung dịch.

Vì vậy nên tham khảo những tài liệu chính thống và cố gắng hàng ngày sử dụng các kiểu ký hiệu sao cho tránh nhầm lẫn.
Chú thích

* dung dịch đệm phosphoric acid (Na) 20mM pH=2.5: cách viết này được hiểu là dung dịch đệm chứa phosphoric acid làm phần acid, còn Na đóng vai trò là phần đối ion (counterion) có đồng thời trong dung dịch, 20 mM là nồng độ tổng của nhóm acid, sau khi pha xong thì pH của dung dịch thu được là 2.5. ** một số dung dịch đệm sau khi pha từ các muối khác nhau thì thu được pH nhất định, sau đó để đạt được pH mong muốn thì cần phải chỉnh pH bằng một acid thích hợp khác.