Cách sơ cứu và băng bó khi bị gãy xương

Cách sơ cứu và băng bó khi bị gãy xương

Cách sơ cứu và băng bó khi bị gãy xương

Cách sơ cứu và băng bó khi bị gãy xương

Cách sơ cứu và băng bó khi bị gãy xương

Cách sơ cứu và băng bó khi bị gãy xương

Cách sơ cứu và băng bó khi bị gãy xương

Các loại nẹp chuyên dụng: như nẹp Thomas, nẹp Diteric, nẹp Beckel… mặc dù là những loại nẹp tốt và có nhiều ưu điểm như các loại nẹp này đều cố định vững chắc, an toàn, có thể tái sử dụng nhiều lần; nẹp Thomas và nẹp Diteric còn có khả năng kéo dãn nhẹ... Tuy nhiên, về cơ bản chưa thể mua để sử dụng rộng rãi được hoặc vì lý do kinh tế (đắt tiền), hoặc vì lý do kỹ thuật (nặng, khó sản xuất, khó linh hoạt cho các nạn nhân, các tổn thương khác nhau…).

Nẹp mới dạng orbe: Nẹp này mới ra đời, được sử dụng khá rộng rãi trong lâm sàng do nẹp tương đối gọn nhẹ, cố định dễ dàng, thuận tiện, có thể tái sử dụng nhiều lần. Mặc dù có nhiều ưu điểm, song theo các nhà lâm sàng, nẹp này phù hợp hơn khi dùng để cố định tạm thời ở tuyến bệnh viện vì các lý do sau:

+ Kích thước nẹp còn hạn chế nên cố định chưa thật vững chắc, nhất là khi cố định gãy xương lớn (ví dụ, trong cố định đùi, nẹp không cố định được khớp háng và khớp cổ chân).

+ Vì bao nẹp che kín đoạn chi nên khi nạn nhân bị tổn thương kết hợp, bao nẹp sẽ che kín các kỹ thuật sơ - cấp cứu khác gây mất an toàn (ví dụ, che kín ga rô khi phải đặt ga rô, che kín băng khi phải băng vết thương...).

Nẹp Cramer: là loại nẹp tốt, làm bằng kim loại, có thể uốn theo hình dáng chi thể nên rất thuận lợi khi cố định; mang vác, cơ động dễ, có thể tái sử dụng nhiều lần... Tuy nhiên, để sử dụng nẹp cramer, chúng ta phải chuẩn bị kỹ trước khi cố định và khi dùng cố định ở chi dưới thì chưa thật vững chắc.

Nẹp ứng dụng - truyền thống

Cách sơ cứu và băng bó khi bị gãy xương

Nẹp ứng dụng - truyền thống: nẹp tre, nẹp gỗ.

Ưu điểm: Cố định vững chắc, nẹp dễ làm (tự làm được) do vật liệu là tre, gỗ rất sẵn có ở Việt Nam, giá rẻ; mang vác tương đối nhẹ, có thể ứng dụng linh hoạt trên thực tế chiến trường.

Nhược điểm: Nẹp còn khá cồng kềnh, nẹp dài nhất dài 1,2 mét đến 1,3 mét; kỹ thuật tương đối khó, phải sử dụng bông gạc để đệm lót ở nhiều vị trí và dùng băng cuộn để cố định nẹp vào chi bằng nhiều vòng băng, nhiều kiểu băng khác nhau nên có nhiều thao tác phải thực hiện (điều này rất bất lợi khi phải cấp cứu cho nhiều nạn nhân cùng một lúc, ví dụ trong cấp cứu thảm họa).

Viết báo cáo tường trình cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương cẳng tay.

Trình bày hẳn hoi giúp mik nha!~

Cảm ơn!

(Đây là sinh 8 nha!)

Hầu hết các vết thương này có thể được chữa trị bằng cách chườm đá lạnh bằng túi chườm hoặc lấy khăn bọc lấy đá và để lên vết thương trong 20 phút và làm liên tục như vậy trong 4 giờ. Sau đó bó vùng bị thương lại liên tục trong 48 giờ bằng băng thun có độ đàn hồi và giữ ở độ cao nhất định. Nếu nạn nhân cảm thấy tê, ngứa hay đau hơn tức là đang bị băng bó quá chặt. Đá và băng bó sẽ giúp giảm đau, chảy máu và sưng tấy để vết thương được lành nhanh hơn.

Hãy gác phần cơ thể bị thương lên cao và nghỉ ngơi trong vòng 24 giờ. Nếu vết thương nghiêm trọng hơn, hãy đưa đến bác sĩ để được khám và chữa trị. Bong gân thường phổ biến ở người lớn, trong khi đó trẻ dưới 12 và 14 tuổi thì có thể là nứt gãy xương.

Các bác sĩ điều trị gãy xương như thế nào?

Bác sĩ sẽ điều trị gãy xương bằng cách:

Sau khi xác định được chỗ gãy, bác sĩ sẽ nắn cho xương thẳng lại rồi mới bó bột. Đôi khi cần phải phẫu thuật để đặt đinh vít hoặc nẹp vào bên trong để giữ các đoạn xương nằm thẳng với nhau. Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bạn, xương của bạn có thể mất 6-8 tuần mới có thể lành hoàn toàn.

Bạn nên tự chăm sóc chỗ xương như thế nào?

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra xem bạn có các dấu hiệu của nhiễm trùng hay không. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc giảm đau và kháng viêm để giảm đau và giảm sưng.

Trong thời gian bó bột, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi và tránh nâng vật nặng hoặc lái xe. Tránh xa những nơi có nhiệt độ cao và không nên làm ướt bột.

Nếu bác sĩ khuyên bạn nên dùng nạng, bạn hãy tìm hiểu kỹ cách sử dụng chúng sao cho đúng. Nếu cảm thấy ngứa bên trong phần chi bị băng bột, bạn không nên dùng bất cứ vật gì chọt vào đó. Thay vì vậy, hãy thổi không khí mát vào khe giữa bột và da để làm dịu bớt cảm giác ngứa.

Điều bạn cần nhớ là khi bị gãy xương, hãy gọi ngay cho xe cấp cứu hoặc đến các cơ sở y tế để điều trị. Hãy luôn giữ bình tĩnh. Nếu bạn đang chăm sóc cho người bị gãy xương, hãy luôn nói chuyện để họ không quá chú tâm vào cơn đau của mình.

Phòng ngừa tổn thương cơ, xương và khớp?

Mọi cơ bắp lớn nhỏ trong cơ thể đều hoạt động khi ta nâng một vật lên. Tuy nhiên, những cơ lớn thường hoạt động nhiều hơn để giảm bớt sức nặng lên những cơ yếu hơn khi nâng đồ vật.

Không nên giữ cơ thể ở một tư thế quá lâu trong những hoạt động hàng ngày. Các cơ sẽ trở nên mỏi mệt khi ta thực hiện các hành động như giữ phần hông hướng cong về phía trước quá lâu.

Dùng sức vừa phải khi hoạt động, việc sử dụng cơ quá mức trong thời gian dài sẽ gây áp lực lên các cơ và có thể dẫn đến bị thương.

Hello Bacsi hy vọng những cách sơ cấp cứu trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc thực hành tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương, cũng như bị chấn thương cơ xương khớp trước khi xe cấp cứu đến.

Gãy xương là tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách có thể để lại di chứng tàn phế suốt đời, thậm chí đe dọa tính mạng của nạn nhân.Việc sơ cứu ban đầu kịp thời và đúng cách sẽ giảm được 70% biến chứng do gãy xương.

Gãy xương là tình trạng xương bị gãy do lực tác động bên ngoài từ tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông,…Gãy xương được chia thành gãy xương kín (phần da bên ngoài nơi gãy không bị tổn thương), gãy xương hở (phần da bên ngoài bị tổn thương do đầu xương gãy đâm ra) thường xảy ra ở tay, chân; gãy xương lún (hai xương va vào nhau làm xương gãy bị ép ngắn lại) thường xảy ra ở cột sống.

Dấu hiệu gãy xương là sưng, đau, bầm tím, biến dạng, mất chức năng vùng bị thương, xương nhô ra ngoài... Ngay khi phát hiện nạn nhân có dấu hiệu gãy xương, cần đưa ra khỏi vùng nguy hiểm và tiến hành sơ cứu người bị nạn.

Đối với trường hợp gãy xương tay:

Nếu gãy xương cánh tay, cần để cánh tay bị gãy sát thân mình nạn nhân, cẳng tay vuông góc với cánh tay. Tiếp theo đặt 2 nẹp, nẹp trong từ hố nách tới quá khuỷu tay, nẹp ngoài từ bả vai đến quá khớp khuỷu. Dùng 2 dây rộng bản buộc cố định nẹp ở trên và ở dưới ổ gãy. Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay, bàn tay để ngửa. Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên lành.

Nếu gãy xương cẳng tay, cần để cẳng tay bị gãy sát thân mình, cẳng tay vuông góc cánh tay. Lòng bàn tay ngửa. Dùng hai nẹp, nẹp trong từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. Dùng 3 dây rộng bản buộc cố định nẹp bàn tay, thân cẳng tay (trên, dưới ổ gãy).  Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực.

Hướng dẫn sơ cứu gãy xương tay

Nếu không thể gấp khuỷu tay được, không nên cố dùng sức để gấp khuỷu tay. Đặt nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân. Ðặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể bằng 3 dải băng rộng bản ở các vị trí quanh cổ tay và đùi, quanh cánh tay và ngực, quanh cẳng tay và bụng.

Đối với trường hợp gãy xương chân:

Nếu gãy xương cẳng chân, đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng hai nẹp đặt ở mặt trong và mặt ngoài chân gãy. Nẹp ngoài từ mào chậu(gờ trên cùng của xương chậu) đến quá gót chân, nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân. Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, ngoài của các đầu xương. Buộc cố định hai nẹp với nhau ở các vị trí trên và dưới vùng gãy, trên khớp gối khoảng 3 – 5cm vàbăng số 8 ở cổ chân để cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân.Vị trí buộc cần chắc chắn nhưng không quá chặt để đảm bảo lưu thông máu.

Cách sơ cứu gãy xương cẳng chân

Nếu gãy xương đùi, đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng hai nẹp đặt ở mặt trong và mặt ngoài chân gãy. Nẹp ngoài từ hố nách đến quá gót chân, nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân. Độn bông vào hai đầu nẹp và mấu lồi của các đầu xương cả bên trong và bên ngoài. Buộc cố định hai nẹp với nhau lần lượt ở các vị trítrên và dưới ổ gãy, dưới khớp gối, ngang mào chậu,ngang ngực, băng số 8 để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân, 3 dây để cố định hai chân vào với nhau ở các vị trí: cổ chân, gối, sát bẹn.Lưu ý, vị trí buộc cần chắc chắn nhưng không quá chặt để đảm bảo lưu thông máu.

Cách sơ cứu gãy xương đùi

Đối với trường hợp gãy xương cột sống:

Nếu gãy xương cột sống vùng cổ, đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng, cố định nạn nhân vào cáng tại các vị trí trán, qua hàm trên, qua ngực, qua hông, qua đùi, qua khớp gối, qua cẳng chân, hai bàn chân.Giữ thẳng đầu và dùng gối mềm chèn hai bên cổ nạn nhân.

Nếu gãy xương cột sống vùng lưng, đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng, giữ đầu nạn nhân nằm thẳng, hai chân thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng dây cố định nạn nhân vào cáng và cố định hai chân của nạn nhân vào nhau ở các vị trí: hông, đùi, đầu gối, cẳng chân và bàn chân. Dùng gối mềm hoặc chăn chèn hai bên hông nạn nhân.

Sơ cứu gãy xương cột sống

Tất cả các trường hợp gãy xương, sau khi sơ cứu cố định vùng xương bị gãy, cần nhẹ nhàng và nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.