Cách cai sữa mẹ không đau

Cai sữa bao lâu thì hết sữa? Cách làm hết sữa khi cai sữa? Cách cai sữa không đau? Uống thuốc tiêu sữa có ảnh hưởng gì không? là những thắc mắc thường gặp ở những bà mẹ lần đầu nuôi con. Vậy câu trả lời là gì? Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

Thời điểm nên cai sữa cho bé

Các tổ chức trẻ em như UNICEF, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Canada cũng khuyên mẹ nên cho con bú trong khoảng 2 năm.

Sữa mẹ có đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết cho bé và cực kì an toàn so với các loại sữa bột, sữa công thức hiện nay.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ có thời gian bú mẹ khả năng trí tuệ cao hơn, nguy mắc bệnh thấp hơn và sức đề kháng tốt hơn.

Nhưng nếu cho trẻ bú sữa sau 24 tháng thường xuyên thì nguy cơ bị sâu răng gia tăng.

Tốt nhất là, khi trẻ đã được 1 tuổi thì các bà mẹ nên bắt đầu kế hoạch cai sữa cho con.

Cai sữa cho bé sớm sẽ giúp mẹ có nhiều thời gian cho các công việc khác hơn và giúp bé dần trưởng thành hơn bắt đầu từ việc tự lập ăn uống.

Cai sữa đòi hỏi người mẹ phải quyết tâm và khéo léo, nếu không việc cai sữa sẽ trở thành cuộc chiến bất đắc dĩ giữa mẹ và con.

Ngoài ra cai sữa đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ cho mẹ mắc các bệnh, đặc biệt là bệnh về vú.

Xem thêm : Sữa mẹ như thế nào là tốt?

Cai sữa bao lâu thì hết sữa?

Quá trình cai sữa thường phải mất một thời gian dài, khoảng vài tháng cho đến một năm. Điều này tùy thuộc vào đặc điểm cơ thể mẹ, cách cai sữa và đứa trẻ.

Cai sữa bằng cách giảm số lần bú xuống cho đến khi ngừng hẳn. Đồng thời, người mẹ phải liên tục vắt sữa bỏ đi cho đến khi không còn sữa nữa để vắt.

Sau giai đoạn này, thỉnh thoảng bầu ngực vẫn sẽ chảy một ít sữa ra, là vì chưa hết hẳn sữa.

Ngoài ra, nếu bầu ngực vẫn đau, tức ngực, căng cứng thì chứng tỏ vẫn còn sữa trong bầu ngực.

Sau khi ngừng hẳn cho con bú và vắt gần hết sữa thì thông thường sẽ mất khoảng vài tuần cho đến một tháng mới thực sự hết sữa và núm vú khô hoàn toàn.

Xem thêm : 7 bước vắt sữa mẹ bằng tay cực kỳ đơn giản.

Cách làm hết sữa khi cai sữa

Nếu sữa vẫn còn đọng lại một ít  trong bầu ngực của mẹ, không vắt ra hết thì dễ gây tắc tuyến sữa.

Nhẹ thì đau ngực, nặng hơn thì xuất hiện khối u (ít gặp), nếu không được điều trị sớm và đúng cách thì dễ phát triển thành ung thư vú, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, sau khi cai sữa, mẹ phải vắt sữa mỗi ngày cho đến khi hết hẳn sữa mới thôi, bằng cách vắt tay hoặc máy vắt sữa.

Ngoài ra cũng có một số cách làm hết sữa khi cai sữa như :

  • Chườm ngực bằng khăn lạnh mỗi ngày. Trái lại, nếu chườm nóng sẽ càng kích thích tiết ra nhiều sữa hơn.
  • Uống trà sâm, trà lá xô thơm (sage), thêm mật ong hoặc sữa để tăng hương vị.
  • Ăn lá lốt, lá dâu và quả dâu ta.
  • Tránh kích thích vùng vú. Vì điều này sẽ càng kích thích tuyến sữa sản xuất sữa mẹ,
  • Giảm lượng thức ăn xuống, tránh ăn những thực phẩm lợi sữa.

Uống thuốc tiêu sữa có ảnh hưởng gì không?

Uống thuốc sẽ giúp tiêu sữa rất nhanh và hiệu quả; đồng thời giảm các cơn đau, căng tức ngực. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng vì những tác dụng phụ sau:

  • Tụt huyết áp.
  • Đau bụng.
  • Nôn và buồn nôn.
  • Chóng mặt.

Xem thêm : Tổng hợp kinh nghiệm cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông.

Mẹo cai sữa không đau

Khi cai sữa, ngực của mẹ thường đau nhức, căng tức. Có nhiều cách để giảm thiểu điều này. Dưới đây là tổng hợp kinh nghiệm từ các bà mẹ đã từng cai sữa:

  • Đắp lá bắp cải lên bầu ngực.
  • Chườm khăn lạnh.
  • Uống nhiều nước.
  • Dùng thuốc giảm đau chứa acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Mặc một chiếc áo ngực phù hợp.

Xem thêm : Phụ nữ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?

Hi vọng những thông tin giúp bạn biết được Cai sữa bao lâu thì hết sữa? Cách làm hết sữa khi cai sữa? Cách cai sữa không đau? Uống thuốc tiêu sữa có ảnh hưởng gì không? từ đó có kế hoạch cai sữa đúng cách.

Sau khi sinh, cai sữa là bước chuyển quan trọng trong quá trình làm mẹ. Khi bạn đã sẵn sàng cai sữa cho con, hãy xem xét những chiến lược đơn giản để giúp quá trình cai sữa “không nước mắt” và diễn ra suôn sẻ cho cả mẹ và em bé.

Đến một giai đoạn nào đó, trẻ ngừng bú mẹ và nhận tất cả chất dinh dưỡng từ các nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ có nghĩa là bé đã được cai sữa.

Việc cai sữa cho trẻ là cần thiết, tuy nhiên quá trình này đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và tốn rất nhiều thời gian, tùy thuộc vào độ tuổi cai sữa của bé và mức độ điều chỉnh từ chính bản thân của trẻ. Trải nghiệm về giai đoạn cai sữa là khác nhau ở mọi trẻ. Cai sữa có thể coi là một lời tạm biệt thấm đẫm nước mắt của trẻ. Thường các bà mẹ có xu hướng thương con nên kéo dài khoảng thời gian cho trẻ bú, điều này thực sự không tốt.

Bạn có thể chọn các mốc cai sữa thích hợp như chờ đến khi con bạn biết đi (từ 1 đến 2 tuổi) hoặc lớn hơn để cai sữa mẹ.

Các bà mẹ cũng không cần phải đặt ra một thời hạn cố định về việc cai sữa cũng như bắt đầu cho trẻ ăn dặm trừ khi cả mẹ và bé đều đã sẵn sàng. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú trong ít nhất một năm đầu đời. Bất kể người thân, bạn bè hay bất cứ ai đề cập đến vấn đề cai sữa cho trẻ cũng chỉ phục vụ cho mục đích tham khảo. Không có thời điểm nào là đúng hoặc sai trong vấn đề cai sữa cho bé. Nếu các bà mẹ cảm thấy đã đến lúc nên bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ từ những loại thực phẩm khác, đó chính là thời điểm cai sữa thích hợp nhất.

Cách cai sữa mẹ không đau

Không có thời điểm nào là đúng hoặc sai trong vấn đề cai sữa cho bé

Nên tiến hành cai sữa cho bé một cách từ từ, bất kể trẻ đang ở độ tuổi nào. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên dành cho bà mẹ có ý định cai sữa cho con không nên dừng cho bú một cách đột ngột bởi điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy thực sự hụt hẫng và khó chịu. Đó không phải là cách tốt nhất để kết thúc quãng thời gian bú mẹ của bé.

Các bà mẹ có thể cân nhắc sử dụng một trong các cách sau để quá trình cai sữa có thể diễn ra “nhẹ nhàng” với bé hơn:

  • Bỏ qua một lần cho bú: Bỏ qua một lần cho bú để xem trẻ có phản ứng gì. Thay vào đó, hãy cho trẻ uống một bình sữa với sữa công thức.Việc giảm số lần cho bú trong khoảng vài tuần sẽ giúp trẻ có đủ thời gian để thích nghi với những thay đổi. Bên cạnh đó, nguồn sữa trong cơ thể người mẹ cũng sẽ từ từ giảm đi mà không làm cho vú bị căng hoặc khiến vú bị viêm, nhiễm trùng.
  • Rút ngắn thời gian cho bú mỗi lần: Hãy thử bắt đầu cai sữa cho bé bằng cách rút ngắn khoảng thời gian cho trẻ bú. Điều này có nghĩa nếu bình thường trẻ thường bú mẹ trong khoảng năm phút thì giờ đây hãy rút ngắn khoảng thời gian đó thành bốn phút, rồi ba phút.... Tiếp theo đó, cho trẻ ăn dặm bằng những loại thức ăn nhẹ lành mạnh như nước sốt táo không đường hoặc một cốc sữa công thức. Việc cho trẻ bú trước khi đi ngủ thường khó kiểm soát được thời gian hơn bởi dễ khiến trẻ quấy khóc và không chịu đi vào giấc ngủ.
  • Trì hoãn và đánh lạc hướng trẻ: Hãy thử trì hoãn thời điểm bú của bé và cố gắng giảm số lần cho bú mỗi ngày và đánh lạc hướng bé bằng một bài hát, một món đồ chơi hay kể cho bé nghe một câu chuyện.
  • Đừng tự nguyện cho trẻ bú: Một cách khác để cai sữa cho bé là từ từ ngừng cho bú vào nhiều thời điểm trong ngày. Chỉ cho bú khi trẻ đòi. Nhiều bà mẹ thường cố gắng bắt trẻ bú khi bé khóc, điều này càng khiến việc cai sữa trở nên khó khăn hơn.
  • Không để quá trình cai sữa diễn ra quá nhanh với bé: Những cơn giận dữ, bám víu, lo lắng và các hành vi khác của trẻ mới biết đi có thể là dấu hiệu của việc quá trình cai sữa diễn ra quá nhanh đối với sự thoải mái của bé. Nếu trẻ bắt đầu thể hiện những hành động khác thường, hãy khiến quá trình cai sữa chậm lại. Không có lý do gì các bà mẹ nên cai sữa cho trẻ khi bé bị ốm cả. Cho trẻ bú thêm một hoặc hai tuần nữa là lựa chọn tốt nhất cho cả hai.

Cách cai sữa mẹ không đau

Nên tiến hành cai sữa cho bé một cách từ từ, bất kể trẻ đang ở độ tuổi nào

Nếu các bà mẹ đã thử đủ mọi cách để cai sữa cho bé mà không thu được kết quả như ý thì có lẽ thời điểm này chưa phải lúc. Hoặc thời điểm cai sữa trẻ bị ốm sẽ muốn bú mẹ thường xuyên hơn. Trên thực tế, việc cho trẻ bú là điều tốt nhất nên làm của các bà mẹ khi trẻ bị bệnh.

Ngoài ra, nếu bạn thấy đây là thời điểm thích hợp để cai sữa cho trẻ thì có thể tham khảo một số mẹo cai sữa cho trẻ như:

  • Hoá trang bầu ngực của mẹ: Bạn có thể dùng son, màu của nghệ, củ dền hoặc dán băng dính vào đầu ti để hóa trang cho bầu ngực mẹ. Khi thấy ngực mẹ có sự thay đổi thì trẻ sẽ không còn đòi bú nữa.
  • Dùng thuốc đắng cloxit: Là loại thuốc an toàn có vị đắng các bà mẹ có thể nghiền nát thuốc với nước rồi bôi lên ti mẹ. Khi ngậm vào thấy đắng thì trẻ sẽ nhả ra, không còn muốn ti mẹ nữa.
  • Bôi dầu gió xung quanh ngực mẹ: Đây là cách tương đối đơn giản, thông dụng và cũng có hiệu quả. Khi bú mẹ, trẻ sẽ thấy vị hắc và cay của dầu gió nên không dám đòi ti nữa.

Cách cai sữa mẹ không đau

Bôi dầu gió xung quanh ngực mẹ là phương pháp đơn giản giúp bé cai sữa

Các bà mẹ thường quá quan tâm đến đứa con của mình khi cai sữa mà quên nghĩ đến việc chăm sóc bản thân. Cai sữa một cách từ từ cho trẻ cũng hạn chế sự căng sữa. Nếu bị cương sữa, hãy thử một túi chườm nóng để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Đa phần việc quyết định thời điểm cai sữa xuất phát từ chính các bà mẹ. Có thể là do họ đang lên kế hoạch cho việc mang thai lần tiếp theo hoặc đơn giản là bởi áp lực công việc khiến họ ít có thời gian chăm sóc con hơn. Dù bởi bất cứ lý do gì, quá trình cai sữa cho trẻ nên diễn ra một cách từ từ, nhẹ nhàng để trẻ có thể từ bỏ việc bú mẹ một cách “không nước mắt”.

Khi trẻ cai sữa, cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn của con nhiều hơn nhằm đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Có thể bổ sung thêm lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

XEM THÊM: