Cách so sánh hai phân số nguyên âm

Chúng ta đã biết tập hợp các số nguyên gồm có: các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương. Hôm nay chúng ta học cách so sánh các số nguyên.

Biểu diễn các số nguyên trên trục số

Ta có thể biểu diễn các số nguyên trên trục số nằm ngang bằng các bước sau:

🤔 Bước 1: Vẽ một mũi tên nằm ngang có chiều từ trái sang phải (còn gọi là chiều dương).

🤔 Bước 2: Đánh dấu trên mũi tên đó các điểm cách đều nhau. (Mỗi điểm này biểu diễn một số nguyên, điểm biểu diễn số nguyên a được gọi là điểm a. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất được gọi là 1 đơn vị.)

🤔 Bước 3: Chọn một điểm (nằm ở khoảng giữa) làm điểm 0 (còn gọi là điểm gốc, biểu diễn số 0).

🤔 Bước 4: Từ điểm 0 đi lần lượt về phía bên trái (chiều âm), viết các số nguyên âm: -1; -2; -3; -4; …

🤔 Bước 5: Từ điểm 0 đi lần lượt về phía bên phải (chiều dương), viết các số nguyên dương: 1; 2; 3; 4; …

Sau các bước trên, ta sẽ có một trục số nguyên dương nằm ngang.

Câu hỏi 1: Quan sát trục số sau đây và trả lời các câu hỏi:

Cách so sánh hai phân số nguyên âm

a) Các điểm A, B và C lần lượt biểu diễn số nào?

b) Điểm nào biểu diễn số -5?

c) Điểm nào biểu diễn số 5?

Giải

a) Điểm A biểu diễn số -2. Điểm B biểu diễn số 3. Điểm C biểu diễn số -4.

b) Điểm biểu diễn số -5 là điểm D.

c) Điểm biểu diễn số 5 là điểm E.

Chú ý: Ta cũng có thể biểu diễn các số nguyên trên một trục số thẳng đứng có chiều từ dưới lên trên. Phần phía trên số 0 biểu diễn các số nguyên dương. Phần phía dưới số 0 biểu diễn các số nguyên âm.

So sánh các số nguyên

Cho hai số nguyên a và b. Trên trục số, nếu điểm a nằm trước điểm b thì số a nhỏ hơn số b, ký hiệu a < b.

Nếu a nhỏ hơn b thì ta còn nói là b lớn hơn a, ký hiệu b > a.

Câu hỏi 2: Quan sát trục số sau đây và trả lời các câu hỏi:

Cách so sánh hai phân số nguyên âm

a) Trong hai điểm A và E, điểm nào nằm trước điểm nào?

b) Hai số -3 và 4, số nào lớn hơn?

c) Hai số -4 và -1, số nào lớn hơn?

Giải

a) Chiều mũi tên từ trái sang phải nên điểm A nằm trước điểm E.

b) Điểm -3 nằm trước điểm 4 nên -3 nhỏ hơn 4. Hay 4 lớn hơn -3.

c) Điểm -4 nằm trước điểm -1 nên -4 nhỏ hơn -1. Hay -1 lớn hơn -4.

Các quy tắc so sánh hai số nguyên:

🤔 (1) So sánh với số 0: Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0. Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 0.

🤔 (2) So sánh hai số nguyên khác dấu: Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số nguyên dương.

🤔 (3) So sánh hai số nguyên dương: Các số nguyên dương đều là các số tự nhiên, do đó, so sánh hai số nguyên dương giống như so sánh hai số tự nhiên.

🤔 (4) So sánh hai số nguyên âm: Nếu a, b là hai số nguyên dương và a > b thì -a < -b.

Ví dụ 1: [Quy tắc (1)] -7 < 0 vì -7 là một số nguyên âm. 20 > 0 vì 20 là một số nguyên dương.

Ví dụ 2: [Quy tắc (2)] -3 124 < 26 vì – 3 124 là số nguyên âm và 26 là số nguyên dương.

Ví dụ 3: [Quy tắc (4)] Vì 8 > 5 nên -8 < -5.

Câu hỏi 3: So sánh:

a) 20 và 13;

b) -23 và 7;

c) -27 và -5;

d) 4 và -96.

Giải

a) 20 > 13 (So sánh hai số nguyên dương, quy tắc (3)).

b) -23 < 7. Vì -23 là số âm và 7 là số dương. (Quy tắc (2)).

c) -27 < -5. Vì 27 > 5. (So sánh hai số nguyên âm, quy tắc (4)).

d) 4 > -96. Vì 4 là số dương và -96 là số âm. (Quy tắc (2)).

Bài tập áp dụng

Bài tập 1: Sắp xếp các số: -7; 8; 4; -1; 0 theo thứ tự tăng dần.

Bài tập 2: Sắp xếp các số: -5; -32; 0; 7 theo thứ tự giảm dần.

Bài tập 3: Điểm x trong hình dưới đây biểu diễn số nguyên nào?

Cách so sánh hai phân số nguyên âm

Hoạt động khởi động trang 54 Toán lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Làm thế nào để so sánh hai số nguyên âm?

Lời giải:

Sau bài này chúng ta sẽ biết:

Để so sánh hai số nguyên âm a và b, ta có hai cách sau:

+ Trên trục số, nếu số a nằm bên trái số b thì a < b hoặc ngược lại.

+ Trong hai số nguyên âm a, b số nào có số đối lớn hơn thì số đó nhỏ hơn.

Với giải Hoạt động 3 trang 47 Toán lớp 6 Tập 2 sách Cánh diều được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp bạn biết cách làm bài tập môn Toán 6.

Hoạt động 3 trang 47 Toán lớp 6 Tập 2: Nêu cách so sánh hai số nguyên âm.

Lời giải:

Cách so sánh hai số nguyên âm a và b:

- Tìm số đối của hai số nguyên a và b.

- Ta sẽ so sánh số đối của hai số nguyên âm a và b với nhau (số nguyên âm nào có số đối lớn hơn thì sẽ nhỏ hơn).

Các dạng toán về so sánh phân số – Toán lớp 6

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.

1. So sánh hai phân số cùng mẫu :

Trong hai phân số có cùng một mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

2. So sánh hai phân số không cùng mẫu :

Muốn so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng

một mẫu dương rồi so sánh các tử với nhau: Phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

3. Chú ý :

Khi so sánh các phân số, trước hết’ta phải viết mỗi phân số có mẫu âm thành phân số

bằng nó và có mẫu dương.

– Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên cùng dấu thì lớn hơn 0. Phân số lớn hơn 0 gọi là

phân số dương.

– Phân số có tử và mẫu là hai số nguyên khác dấu thì nhỏ hơn 0. Phân số nhỏ hơn 0 gọi là

phân số âm.

B. CÁC DẠNG TOÁN.

Dạng 1. SO SÁNH CÁC PHÂN SỐ CÙNG MẪU

Phương pháp giải

– Viết phân số có mẫu âm thành phân số bằng nó và có mẫu dương.

– So sánh các tử của các phân số có cùng mẫu dương, phân số nào

có tử lớn hơn thì lớn hơn.                                                                                                 ,

Ví dụ 1. (Bài 37 tr. 33 SGK)

Điền số thích hợp vào chỗ trống :

a) -11/13 < …/13 < …/13 < …/13 < -7/13.

b) -1/3 < …/36 < …/18 < -1/4.

 Giải

a) -11/13 < -10/13 < -9/13 < -8/13 < -7/13.

b) Quy đồng mẫu các phân số đã cho, ta có :

-12/36 < -11/36 < -10/36 < -9/36 => -1/3 < -11/36 < -5/18 < -1/4.

 Ví dụ 2. So sánh các phân số:

a) -1/3 và 2/-3                b) 2/-5 và 3/5             c) -3/7 và -4/-7.

 Giải

a) 1/-3 = -1/3 , 2/-3 = -2/3 . Vì -1> -2 nên -1/3 > -2/3 , do đó: 1/-3 > 2/-3.

b) 2/-5 = -2/5. Vì -2<3 nên -2/5 < 3/5 , do đó 2/-5 < 3/5.

Dạng 2. SO SÁNH CÁC PHÂN SỐ KHÔNG CÙNG MẪU

Phương pháp giải

– Viết phân số có mẫu âm thành phân số bằng nó và có mẫu dương.

– Quy đồng mẫu các phân số có mẫu dương ;

– So sánh tử của các phân số đã quy đồng.

Ngoài ra, còn có các cách khác để so sánh (sẽ gặp trong ví dụ và bài tập).

Ví dụ 3. (Bài 38 tr. 23 SGK)

a) Thời gian nào dài hơn : 2/3h  hay  3/4 h?

b) Đoạn thẳng nào ngắn hơn: 7/10m hay 3/4m?

c) Khối lượng nào lớn hơn: 7/8kg hay 9/10kg ?

d) Vận tốc nào nhỏ hơn: 5/6km/h hay 7/9km/h?

Giải:

a) 2/3 = 8/12 , 3/4 = 9/12 , 8/12 < 9/12 nên 2/3 < 3/4 . Thời gian 3/4 h dài hơn 2/3h.

Trả lời:

b) 7/10m ngắn hơn 3/4m;

c) 9/10kg ngắn hơn 7/8kg;

d) 7/9 km/h nhỏ hơn 5/6 km/h.

Ví dụ 4. (Bài 39 tr. 24 SGK)

Lớp 6B có 77 số học sinh thích bóng bàn, 7/10 số học sinh  thích bóng chuyền, 23/25 số

học sinh thích bóng đá. Môn bóng nào được nhiều bạn lớp 6B yêu thích nhất ?

Hướng dẫn

4/5 = 40/50 , 7/10=35/50, 23/25 = 46/50.

Trả lời: Môn bóng đá được yêu thích nhất.

Ví dụ 5. (Bài 40 tr. 24 SGK)

Lưới nào sẫm nhất ?

Cách so sánh hai phân số nguyên âm

a) Đối với mỗi lưới ô vuông ở hình 7, hãy lập một phân số có tử là số ô đen, mẫu là tổng số

ô đen và trắng.

b) Sắp xếp các phân số này theo thứ tự tăng dần và cho biết lưới nào sẫm nhất (có tỉ số

ô đen so với tổng số ô là lớn nhất.

Trả lời

a) A:/6 ; B:5/12  ;  C:4/15  ;  D:8/20   ;   E:11/30

b) 4/15<2/6<11/30<8/20<5/12.

 Ví dụ 6. (Bài 41 trang 24 SGK)

Đối với phân số ta cũng có:

nếu a/b > c/d  và c/d > p/q thì a/b > p/q.

Dựa vào tính chất này, hãy so sánh:

a) 6/7 và 11/10                  b) -5/17 và 2/7                 c) 419/-723 và -679/-313

Giải

a) 6/7 < 1 < 11/10   nên 6/7 < 11/10;

b) -5/17 < 0 < 2/7 nên -5/17 < 2/7 ;

c) 419/-723 = -419/723 < 0 < 697/313 = -697/-313 nên  419/-723 < -679/-313.

Ví dụ 7. Cho hai phân số 4 và 4 (a, b, c, d  ∈ Z , b > 0, d > 0). Chứng tỏ rằng :

a) Nếu a/b < c/d  thì ad < bc và ngược lại.

b) Nếu a/b > c/d thì ad > bc và ngược lại.

Giải

a) Quy đồng mẫu :  a/b = ad/bd , c/d = bc/bd  (b > 0, d > 0 nên bd > 0).

Nếu  a/b < c/d thì  ad/bd < bc/bd  , do đó ad < bc.

Ngược lại, nếu ad < bc thì  ad/bd < bc/bd , do đó a/b < c/d.

b) Làm tương tự câu a).

PHẦN TIẾP THEO:

Luyện tập so sánh phân số – Toán lớp 6