Cách sử dụng corticoid trong da liễu

Corticoid là một loại thuốc kháng viêm thường được sử dụng để làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Corticoid có khả năng sưng ngứa và các tình trạng về da liễu, hen suyễn hay vấn đề viêm khớp. Tuy nhiên thuốc kháng viêm Corticoid cần dùng đúng liều lượng vì sử dụng quá liều lượng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. 

Corticoid là một dạng thuốc kháng viêm thuộc nhóm steroid còn được gọi là corticosteroid hay glucocorticosteroid (GC). Thuốc kháng viêm Corticoid thường được bác sĩ chuyên khoa sử dụng trong các phác đồ điều trị điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như các về đề về da liễu, viêm khớp. 

Cách sử dụng corticoid trong da liễu
Corticoid là một loại thuốc kháng viêm được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau

Thực chất, trong cơ thể con người vốn tự sản sinh ra lượng Corticoid tự nhiên ở mức vừa và đủ để đáp ứng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Trong trường hợp lượng Corticoid không sản sinh đủ làm ảnh hưởng tới sức khỏe sẽ được bác sĩ kê toa đơn thuốc bổ sung Corticoid để bù đắp duy trì các hoạt động của các tế bào bên trong. 

Corticoid đóng vai trò quan trọng giúp kháng viêm và nhiều hoạt động khác trong cơ thể. Tuy nhiên khi bổ sung Corticoid dạng thuốc thì cần thận trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Corticoid đóng vai trò quan trọng để di trì cân bằng nội tạng và các hoạt động khác của cơ thể. Tuy nhiên khi bị thiếu hụt cần bổ sung corticosteroid, cần phải thận trọng về liều lượng và thời gian sử dụng.

Trong quá trình chuyển hóa

  • Chuyển hoá lipid: Corticoid phân hủy lipid và phân bố lại lipid, giúp tăng cường quá trình tổng hợp mỡ ở thân và giảm lượng mỡ ở các chi. Nhờ vậy mỡ sẽ tập trung nhiều tại các khu vực như mặt, nửa thân.
  • Chuyển hoá Protid: Corticoid có khả năng làm ức chế tổng quá trình tổng hợp protid. Đồng thời Corticoid còn thúc đẩy quá trình dị hóa protid, từ đó có thể chuyển acid amin từ cơ, xương vào gan nhằm mục đích tân tạo glucose. Trong trường hợp sử dụng corticoid liều lượng quá mức hoặc lâu ngày có thể gây ra hậu quả teo cơ, xốp xương,…
  • Chuyển hoá Glucid: Corticoid tham gia vào quá trình làm tăng đường huyết và làm tăng tổng hợp glucagon. Khi dùng corticoid  trong thời gian dài có thể gây hậu quả đái tháo đường. 
  • Chuyển hóa muối nước: Corticoid sử dụng liều lượng quá mức có thể gây ra tình trạng tăng thải Kali qua nước tiểu gây ra hậu quả suy giảm K+ trong máu. Tình trạng này khiến giảm tái hấp thu calci ở ruột và gây giảm lượng Ca++ trong máu. 
  • Ở hệ tiêu hoá: Corticoid giúp tăng cường sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nhưng nó cũng tăng cường quá trình tiết dịch vị dễ gây ra hiện tượng loét dạ dày. 
  • Trên thần kinh trung ương: Corticoid có khả năng gây kích thích hệ thần kinh trung ương từ đó giảm cảm giác bồn chồn, lo âu, mất ngủ hay các rối loạn về tâm thần khác.
  • Ức chế miễn dịch: Corticoid có khả năng làm teo các cơ quan lympho từ đó dẫn tới làm giảm số lượng các tế bào lympho. Bên cạnh đó, Corticoid gây ức chế chức năng thực bào, làm ảnh hưởng tới sự dịch chuyển của bạch cầu.

Corticoid có 3 công dụng chính gồm: Chống viêm, chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên Corticoid chỉ phát huy tác dụng tốt khi sử dụng với nồng độ thích hợp tức nồng độ cortisol trong máu cao hơn nồng độ sinh lý. 

Cách sử dụng corticoid trong da liễu
Corticoid có khả năng kháng viêm trong cơ thể
  • Tác dụng chống viêm: Corticoid có tác dụng chống viêm trong nhiều giai đoạn của quá trình viêm trong cơ thể. Corticoid giúp ức chế sự di chuyển bạch cầu về ổ viêm bằng việc kìm hãm phospholipase A2, giảm quá trình tổng hợp và giải phóng các leucotrien, prostaglandin, ức chế hoạt động giải phóng các men tiêu thể, giảm hoạt động thực bào và các bạch cầu đa nhân,…
  • Tác dụng chống dị ứng: Corticoid giúp ức chế phospholipase C và phong tỏa hoạt động giải phóng trung gian các hóa học tham gia vào phản ứng dị ứng như IgE, histamin, serotonin…
  • Tác dụng ức chế miễn dịch: Corticoid giúp ức chế hoạt động miễn dịch tế bào, ức chế quá trình tăng sinh và hoạt tính gây độc của các  lympho T. Đồn thời kìm hãm sản xuất TNF và làm suy giảm các hoạt tính diệt khuẩn. 

Corticoid có nhiều công dụng trong điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên sử dụng liều lượng quá mức có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. Do vậy khi dùng Corticoid cần tuân thủ một số nguyên tắc như: 

  • Dùng Corticoid ở liều thấp nhất có hiệu quả, tránh dùng thuốc Corticoid liều cao và kéo dài trong nhiều ngày
  • Chọn glucocorticosteroid có t½ ngắn hoặc mức vừa tương đương như prednisolone
  • Để tránh glucocorticosteroid làm tăng nguy cơ suy thượng thận cấp, tuyệt đối không ngưng sử dụng glucocorticosteroid đột ngột sau 1 đợt điều trị dài ngày (thời gian > 2 tuần), kể cả khi người bệnh dùng ở liều rất thấp nhất. 
  • Chế độ ăn khi điều trị bằng glucocorticosteroid cần tăng cường nhiều protein, thực phẩm giàu calci và kali. Đồng thời, người bệnh hạn chế muối, sản phẩm chứa nhiều đường và lipid và nên bổ sung thêm vitamin D.
  • Tuyệt đối vô khuẩn khi tiêm glucocorticosteroid vào ổ khớp để điều trị bệnh. 

Liều dùng thuốc corticoid ở mối đối tượng bệnh sẽ sẽ khác nhau để nhằm giúp phát huy công dụng tối đa nhất. Đặc biệt corticoid được bào chế ở nhiều loại như betamethasone, budesonit, cortisone, dexamethasone, hydrocortisone, methylprednisolone,….

Trong đó: 

Thường quá trình điều trị sẽ kéo dài nhiều ngày trong vài tuần để cơ thể có đủ thời gian đáp ứng với thuốc và phục hồi khả năng sản sinh hormone tự nhiên. Trong quá trình sử dụng corticoid dạng uống, người bệnh cần chú yes kết hợp với thức ăn để giảm kích ứng dạ dày, không tự ý ngưng thuốc đột ngột,…

Cách sử dụng corticoid trong da liễu
Sử dụng thuốc Corticoid cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Liều lượng cụ thể của một số dạng thuốc corticoid đối với người trưởng thành như như: 

  • Betamethasone: Liều lượng thông thường 0,25 đến 7,2 mg/ngày, liều dài ngày khoảng 1,2 đến 12 mg/ngày. 
  • Budesonit: Liều dùng 9 mg mỗi ngày trong thời gian 8 tuần đầu, sau đó giảm liều xuống còn 6 mg mỗi ngày. 
  • Cortisone: Liều uống khoảng 25-300 miligam mỗi ngày. 
  • Dexamethasone: Khoảng 0,5-10 mg/ngày. 
  • Hydrocortisone: Khoảng 20-800mg/ngày.
  • Methylprednisolone: Khoảng 4 đến 160 mg/ 1 hoặc 2 ngày. 
  • Betamethasone: Liều tiêm khoảng 2-6 mg/ ngày.
  • Cortisone: Liều tiêm khoảng 20-300 mg/ ngày.
  • Dexamethasone: Liều tiêm khoảng từ 20,2 đến 40 mg. 
  • Hydrocortisone: Liều tiêm khoảng 5 đến 500 mg.
  • Methylprednisolone: Liều tiêm 4-160 mg mỗi ngày.
  • Prednisolone: Liều tiêm 2-100 mg mỗi ngày.
  • Prednisone: Liều tiêm 5 đến 200 miligam (mg) mỗi một hoặc hai ngày
  • Triamcinolone: Liều tiêm 0,5 đến 100 mg/ngày 

Corticoid dạng kem bôi thường dùng để thoa lên da với một lượng nhỏ và mỏng lên bề mặt da. Corticoid bôi có khả năng điều trị dự phòng lượng quá nhiều thuốc hấp thu khiến cơ thể gây ra các tác dụng phụ. Sử dụng Corticoid bôi cần tránh vùng da bị trầy xước, gần mắt. 

Bộ y tế khuyến cáo, người bệnh khi sử dụng các nhóm thuốc corticoid nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần báo ngay với bác sĩ điều trị. Người bệnh chỉ được sử dụng thuốc corticoid khi được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không sử dụng thuốc liều lượng nhiều hoặc ít hơn nếu không được sự cho phép của bác sĩ. 

Thuốc bôi là phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh nhân vảy nến, được sử dụng đơn độc trên bệnh nhân có tổn thương da mức độ nhẹ hoặc kết hợp các phương pháp toàn thân khác (liệu pháp ánh sáng, thuốc uống, thuốc sinh học) khi tổn thương da mức độ trung bình, nặng.

Mục đích: giảm vảy và giảm viêm dưới da à cải thiện triệu chứng lâm sàng.

Mỗi vùng da trên cơ thể có đặc điểm khác nhau nên có lựa chọn các thuốc khác nhau và việc kết hợp điều trị giúp đạt hiệu quả tối ưu.

4 nhóm thuốc bôi chính là Corticosteroid , thuốc ức chế calcineurin, chất tương tự vitamin D và tazaroten. Ngoài ra có chất dưỡng ẩm, axit salicylic, anthralin, hắc ín.

Lượng thuốc bôi: tính theo đơn vị ngón tay (FU), 1 FU = lượng thuốc lấy từ đầu tuýp thuốc đường kính 5mm, độ dài bằng ngón xa đốt trỏ (khoảng 0,5g với nam trưởng thành). 1 FU bôi được cả bàn tay bao gồm cả lòng bàn tay, mu tay và các ngón tay. Da đầu = 3 FU, mặt + cổ = 2,5 FU, cánh cẳng bàn tay = 4 FU, thân trước = 8 FU, lưng = 8 FU, đùi chân bàn chân = 8 FU, sinh dục = 0,5 FU.

Cách sử dụng corticoid trong da liễu

1 đơn vị ngón tay

1. Corticosteroid bôi tại chỗ:

Cơ chế: giảm viêm, giảm tăng trưởng, ức chế miễn dịch, co mạch. Thuốc tác động thông qua gắn với receptor nội bào, điều hòa biểu hiện gen, đặc biệt là gen mã hóa các interleukin tiền viêm. Vì vậy cần ít nhất 1 tuần để thuốc đạt tác dụng cải thiện lâm sàng và trung bình 2 tháng để lui bệnh.

Lựa chọn thuốc: Theo phân loại của Hoa kỳ, corticoid bôi chia làm 7 nhóm từ I đến VII, tương đương rất mạnh, mạnh, trung bình và yếu. Việc lựa chọn thuốc dựa vào mức độ nặng của bệnh, vị trí, lứa tuổi.

Corticosteroid loại nhẹ (nhóm 7 như hydrocortisol 1%) có thể dùng ở mặt, nếp kẽ, vùng da dễ bị teo da (mặt trước cánh tay), vùng da bị tác dụng phụ trong thời gian ngắn. Lòng bàn tay, bàn chân, mảng tổn thương dày mạn tính cần sử dụng nhóm I (clobetasol propionate 0,05%). Các vùng còn lại thường được bắt đầu sử dụng từ nhóm 2 đến 5.

Thời gian dùng thuốc: Corticoid loại mạnh bôi ngày 1-2 lần đến khi đạt được lui bệnh rồi có thể bôi ngày 1 lần vào 2 ngày cuối tuần hoặc bôi cách ngày để duy trì hiệu quả. Một lưu ý là bôi thuốc ngày hơn 2 lần cũng không tăng tác dụng của thuốc. Vảy nến có xu hướng dễ tái phát khi ngừng thuốc nên cần giảm thuốc từ từ, không dừng đột ngột.

Với nhóm rất mạnh (clobetason propionat) sử dụng 2 lần/ngày, không kéo dài hơn 4 tuần, và không quá 50g/tuần.

Tachyphylasix là thuật ngữ để chỉ việc mất tác dụng của thuốc, có thể gặp ở bệnh nhân sử dụng thuốc liên tục > 12 tuần. Có thể đảo ngược hiệu ứng này bằng cách dừng thuốc 7 ngày và sử dụng lại

Tác dụng phụ: Các tác dụng phụ tại chỗ có thể gặp là teo da, giãn mạch, rạn da, xuất huyết, viêm nang lông, trứng cá đỏ, nấm ẩn danh,… Ngoài ra có thể gặp tác dụng phụ toàn thân: hội chứng Cushing, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, ảnh hưởng phát triển chiều cao của trẻ em,… Để giảm tác dụng phụ cần chuyển thuốc nhẹ hơn khi bệnh thuyên giảm, điều trị ngắt quãng và kết hợp các thuốc không corticoid.

Trên lâm sàng thường chúng tôi gặp hai thái cực bệnh nhân vảy nến: một là bôi quá nhiều corticoid, hai là sợ không dám dùng corticoid; vì vậy hãy thường xuyên trao đổi với bác sĩ nếu các bạn còn chưa hiểu rõ về cách dùng thuốc.

Cách sử dụng corticoid trong da liễu

Hình 1: Giãn mạch, viêm nang lông, teo da ở vùng ngực bệnh nhân vảy nến sử dụng corticoid không đúng cách

Cách sử dụng corticoid trong da liễu

Hình 2: Nấm ẩn danh ở cẳng chân trên bệnh nhân vảy nến sử dụng corticoid không đúng cách

2. Thuốc bôi ức chế calcineurin (tacrolimus, pimecrolimus)

Cơ chế: gắn vào calcineurin, ức chế phosphoryl hóa nó, vì vậy ức chế hoạt động tế bào lympho T và sự tổng hợp các cytokine tiền viêm.

Cách dùng: Mặc dù chưa được FDA chấp nhận cho điều trị vảy nến, nhưng thuốc được sử dụng trên vùng da mỏng như mặt, nếp kẽ trong thời gian dài > 4 tuần. Bôi ngày 2 lần trong vài tuần, sau đó giảm liều và duy trì. Thường sau 1 tuần có thể đạt hiệu quả rất tốt.

Tác dụng phụ: Có thể gây kích ứng tại chỗ trong 2 tuần đầu bôi thuốc, cảm giác nóng, châm chích, ngứa, sau đó dung nạp dần. Để giảm tác dụng phụ này cần tránh bôi thuốc khi da đang ẩm ướt. Pimecrolimus dạng kem ít gặp tác dụng phụ này hơn là tacrolimus dạng mỡ.

3. Chất tương tự vitamin D bôi tại chỗ:

Cơ chế: Gắn vào receptor vitamin D, ức chế phân triển và biệt hóa tế bào sừng

Thuốc: Hai loại hay dùng là calcipotriol (calcipotriene) và caclcitriol. Thuốc có dạng đơn độc  hoặc phổi hợp với corticoid.

Cách dùng: Dưới dạng đơn độc dùng ngày 2 lần, có thể kéo dài hoặc dùng để điều trị duy trì cùng với corticoid (trong tuần dùng calcipotriol, cuối tuần dùng corticoid). Có thể buổi sáng dùng corticoid loại mạnh, buổi tối dùng calcipotriol.

Chưa ghi nhận hiệu ứng tachyphylasix ở bệnh nhân điều trị vảy nến với chất tương tự vitamin D.

Với thuốc phối hợp dùng ngày 1 lần vào buổi tối trong khoảng 1 tháng, sau đó bôi duy trì. Thuốc phối hợp theo các khuyến cáo nên được lựa chọn đầu tiên trong các loại thuốc bôi vì chỉ dùng ngày 1 lần, hiệu quả cao, ít tác dụng phụ hơn dạng đơn độc.

Tác dụng phụ: Có tới 35% bệnh nhân gặp tác dụng phụ tại chỗ, bao gồm nóng rát, ngứa, phù, bong da, khô da, đỏ, xảy ra ở vùng da điều trị và cả vùng da xung quanh. Tác dụng phụ tại chỗ này thường giảm hoặc hết khi tiếp tục dùng thuốc. Thuốc có nguy cơ tăng calci máu, ức chế hormone tuyến giáp, vì thế, bôi không quá 30% diện tích cơ thể, dưới 15 g/ngày và 100 g/tuần.

Lưu ý khác: Chất ức chế vitamin D có thể dùng kết hợp với liệu pháp ánh sáng nhưng nên được dùng sau khi chiếu để tránh bị UVA bất hoạt hoặc thuốc cản trở UVB. Không dùng cùng salicylic vì pH axit làm bất hoạt calcipotriol.

4. Tazaroten:

Cơ chế: tác động đến sự biệt hóa và phân triển tế bào sừng, giảm biểu hiện các gen tiền viêm.

Cách dùng: tazarotene 0,1%, và 0,05% bôi ngày 1 lần. Có thể kết hợp với corticoid bôi và NB UVB. Tazaroten có thể hữu ích trong vảy nến lòng bàn tay bàn chân, vảy nến móng.

Tác dụng phụ: đỏ da, nóng rát, ngứa. Để giảm tác dụng phụ có thể sử dụng các biện pháp: dùng thuốc nồng độ thấp, dùng cùng dưỡng ẩm, bôi cách ngày, bôi thời gian ngắn 30-60 phút hoặc kết hợp corticoid bôi.

Chống chỉ định: phụ nữ có thai

5. Một số sản phẩm khác:

  • Kem dưỡng ẩm: nên sử dụng loại emollient, chứa các chất béo, giúp làm mềm da, giảm ngứa, dự phòng tái phát cho bệnh nhân. Bôi ngày 1-3 lần, ít nhất một lần sau tắm 3-5 phút.
  • Acid salicylic bôi tại chỗ: có tác dụng bạt sừng bong vảy, dùng khi có vảy dày. Thường dùng trong những ngày đầu tiên, khi tổn thương mỏng hơn phối hợp với các phương pháp khác. Bôi diện rộng có nguy cơ ngộ độc acid salicylic, vì thế không bôi thuốc quá 20% diện tích cơ thể.Tác dụng phụ hay gặp kích ứng da vì thế không bôi vào vùng tổn thương đang viêm đỏ nhiều.
  • Anthralin (dithranol): có thể sử dụng trong 8-12 tuần. Để tránh tác dụng phụ kích ứng tại chỗ nên bắt đầu dùng từ nồng độ 0,1% và tăng dần đến khi dung nạp được và hạn chế thời gian tiếp xúc (<2 giờ)
  • Hắc ín: có trong sản phẩm bôi, xà phòng, dầu gội. Có thể kết hợp cùng NB UVB.

Tài liệu tham khảo

  1. Elmets CA, Korman NJ, Prater EF, Wong EB, Rupani RN, Kivelevitch D, Armstrong AW, Connor C, Cordoro KM, Davis DMR, Elewski BE, Gelfand JM, Gordon KB, GottliebAB, Kaplan DH, Kavanaugh A, Kiselica M, Kroshinsky D, Lebwohl M, Leonardi CL, Lichten J, Lim HW, Mehta NN, Paller AS, Parra SL, Pathy AL, Siegel M, Stoff B, Strober B, Wu JJ, Hariharan V, Menter A, Joint AAD-NPF Guidelines of care for the management and treatment of psoriasis with topical therapy

    and alternative medicine modalities for psoriasis severity measures, Journal of the American Academy of Dermatology (2020), doi: https://doi.org/10.1016/j.jaad.2020.07.087.

  2. Menter et al, Guidelines of care for the management of psoriasis
    and psoriatic arthritis, J Am Acad Dermatol 2009;60:643-59.
  3. Vivek Kumar Dey, Misuse of topical corticosteroids: A clinical study of adverse effects, Indian Dermatol Online J. 2014; 5(4): 436–440.

Bài viết: BSNT Nguyễn Thị Thu Phương

Đăng bài: Phòng CTXH