Cách tính khả năng tự chủ tài chính

Nếu bạn là một doanh nhân, nhà kinh tế học thì khái niệm hệ số tự tài trợ không mấy xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên, đối với các bạn sinh viên theo học các khối ngành kinh tế mà nói thì đây là một khái niệm mới mà các bạn nhất định phải tìm hiểu và nắm rõ.

Cách tính khả năng tự chủ tài chính

Chính vì lý do này mà bài viết hôm nay của Luận Văn 24 sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức về khái niệm hệ số tự tài trợ là gì? Và phân tích ý nghĩa của hệ số này.

Hệ số tự tài trợ là gì?

Hệ số tự tài trợ (viết tắt là HSTTT) là tỷ lệ giữa số vốn chủ sở hữu trên tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Hệ số tự tài trợ cho chúng ta biết được khả năng tự chủ về mặt tài chính và tự đảm bảo nguồn tài chính của doanh nghiệp như thế nào.

Hệ số tự tài trợ được tính toán bằng công thức sau:

HSTTT = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ càng lớn, chứng tỏ rằng khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp đó càng cao, mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đó với các nguồn vốn khác càng thấp.

Ngược lại, nếu hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp mà thấp cho thấy rằng doanh nghiệp đó đang bị phụ thuộc phần lớn vào các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp thấp.

Hệ số tự tài trợ là một trong sáu chỉ số nằm trong nhóm các chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp hay còn gọi là nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính. Các chỉ số còn lại gồm:

Hệ số này được tính bằng tổng tài sản bình quân trên số vốn chủ sở hữu bình quân. Hệ số này thể hiện vốn vay và vốn chủ sở hữu bình quân trong cả một thời kỳ. Nó cho biết khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

Được xác định bằng số tài sản cố định trên số vốn chủ sở hữu cho biết mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho tài sản cố định. Hệ số tài sản cố định càng lớn, sự an toàn của doanh nghiệp càng giảm và ngược lại, hệ số tài sản cố định càng thấp thì sự an toàn của doanh nghiệp càng cao.

Hệ số này được xác định dựa trên tỷ lệ giữa tài sản dài hạn với tổng của vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Chỉ số này phản ánh khả năng chi trả cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp dựa trên các nguồn vốn lâu dài (ở đây là vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn).

Cách tính khả năng tự chủ tài chính

Hệ số này được tính bằng tổng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này cho chúng ta biết được số vốn mà doanh nghiệp thực sự sở hữu là bao nhiêu. Chỉ số này càng nhỏ thì khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại, chỉ số này càng lớn cho thấy khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng thấp.

Phân loại hệ số tự tài trợ

Dưới đây sẽ là phân loại hệ số tự tài trợ. Bạn có thể sử dụng cho bài luận của mình. Ngoài ra, Luận Văn 24 hiện đang cung cấp Dịch vụ viết thuê tiểu luận các ngành/môn học đa dạng. Nếu bạn đang gặp khó khăn với bài luận của mình, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!

Hệ số tự tài trợ được phân làm hai loại. Đó là hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn và hệ số tự tài trợ tài sản cố định. Công thức tính và khái niệm của nó sẽ được trình bày ngay sau đây.

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn được xác định dựa trên số vốn chủ sở hữu và tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn là chỉ tiêu cho biết khả năng chi trả tài sản dài hạn từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Công thức tính cụ thể của hệ số này như sau:

HSTTT dài hạn = Vốn chủ sở hữu / Tài sản dài hạn

Hệ số tự tài trợ tài sản cố định

Hệ số tự tài trợ tài sản cố định được xác định dựa trên tỷ số giữa vốn chủ sở hữu với tài sản cố định của doanh nghiệp. Hệ số tài sản cố định là chỉ tiêu cho biết khả năng chi trả cho tài sản cố định của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là bao nhiêu.

Công thức tính cụ thể cho hệ số này được thể hiện như sau:

HSTTT tài sản cố định = Vốn chủ sở hữu / Tài sản cố định đã và đang đầu tư

Cách tính khả năng tự chủ tài chính

Ý nghĩa của hệ số tự tài trợ

Hệ số tự tài trợ cho biết tỷ lệ phần trăm của nguồn vốn sở hữu trên tổng tài sản của doanh nghiệp (bởi trong một doanh nghiệp, tổng giá trị của nguồn vốn bằng với tổng giá trị của tài sản).

Rất khó để có thể xác định được một con số phù hợp cho hệ số này với doanh nghiệp. Và cũng không có một con số nào là con số vàng cho tỷ lệ này giúp các doanh nghiệp phát triển.

Hệ số tự tài trợ nhỏ chỉ có thể cho thấy được doanh nghiệp đó chưa tận dụng hết được đòn bẩy tài chính này hoặc hệ số tự chủ tài chính không phải là đòn bẩy tài chính trọng tâm của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, khi doanh nghiệp biết cách tận dụng đòn bẩy tài chính tốt hơn sẽ làm cho doanh nghiệp đó phát triển vượt sự mong đợi.

Độ lớn của hệ số tự tài trợ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chính sách kinh doanh, mô hình doanh nghiệp, hướng phát triển và từng lĩnh vực kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những con số vàng khác nhau cho doanh nghiệp của mình dựa theo những tính toán của ban lãnh đạo.

Trên đây là các kiến thức về khái niệm hệ số tự tài trợ là gì, phân loại và phân tích vai trò đối với doanh nghiệp. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ số đòn bẩy tài chính quan trọng này.

Nếu bạn có nhu cầu thuê viết luận văn hay bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với Luận Văn 24 chúng tôi qua số điện thoại 0988 55 2424 hoặc qua email để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Nguồn: Luanvan24.com

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.

Tự chủ tài chính cá nhân là lý tưởng sống mà nhiều người muốn hướng đến. Cũng như các doanh nghiệp, cá nhân mỗi người đều cần phải quản lý tài chính từ thu, chi, đầu tư, tiết kiệm,… Nếu không có khả năng tự chủ tài chính, bạn sẽ dễ gặp rủi ro trong cuộc sống thường ngày. Vậy tự chủ tài chính liệu có khó không và làm thế nào để có thể  đạt được điều này?

Cách tính khả năng tự chủ tài chính
Tự chủ tài chính cá nhân là gì?

Tự chủ tài chính cá nhân là gì?

Có thể hiểu tự chủ tài chính cá nhân là trạng thái mà bạn có đủ tiềm lực kinh tế để giải quyết các vấn đề phát sinh của bản thân mà không phải phụ thuộc vào ai. Tự chủ tài chính gồm hai điều kiện cơ bản đó là: kiểm soát chi tiêu và gia tăng thu nhập. Do đó, chìa khóa để có thể tự chủ tài chính là bạn cần chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. 

Để đạt được điều này trước hết bạn cần theo dõi các khoản chi phí của mình. Bạn đang chi tiêu cho những gì? Có nhất thiết cần phải chi tiêu những khoản đó hay không? Sau khi đã liệt kê và trả lời câu hỏi này, bạn sẽ biết được mình có nên cắt giảm khoản chi phí nào. 

Chiếc chìa khóa thứ hai để đạt được tự chủ tài chính là gia tăng thu nhập. Làm sao để gia tăng thu nhập trong khi tiền lương vẫn cứ như cũ? Đáp án chính là đầu tư. Để đạt được tự chủ tài chính, bạn hãy tăng thu nhập của mình bằng cách tăng các khoản đầu tư. Các khoản đầu tư mới là nơi để tạo ra sự giàu có, giúp bạn tiến đến sự tự chủ về tài chính.

Tại sao nên tự chủ tài chính cá nhân?

Tự chủ tài chính cá nhân là ước mơ của giới trẻ hiện nay. Tại sao nên tự chủ tài chính? Các lợi ích mà bạn nhận được khi đạt tới “cảnh giới” này có thể kể đến như:

  • Chủ động với các rủi ro bất ngờ xảy đến như bệnh tật, ốm đau, thất nghiệp,..
  • Tự chủ về tài chính bạn giúp bạn có nhiều thời gian hơn cho bản thân. Đạt được điều này, bạn có thể tận hưởng cuộc sống mà không cần phải lo lắng quá nhiều.
  • Bạn không còn bị vướng bận chuyện tiền bạc và sẽ chuyên tâm làm công việc mình yêu thích. Khi đạt được tự chủ tài chính bạn có thể nghỉ hưu sớm để an nhàn tuổi già.
  • Bạn có nhiều thời gian dành cho gia đình, bạn bè và các mối quan hệ khác. Điều này cũng sẽ kéo theo chỉ số hạnh phúc tăng gấp bội.

Tự chủ tài chính là điều tưởng chừng đơn giản nhưng không phải bất kỳ ai cũng đạt được. Tuy nhiên, một khi đạt được nó thì cuộc sống sẽ tràn đầy những điều tốt đẹp.

Những nguyên tắc để tự chủ tài chính

Tự chủ tài chính là cơ sở để nghỉ hưu sớm và làm những điều mình thích mà không bị quá lo lắng về chuyện tiền bạc. Có một số nguyên tắc để đạt được điều này mà bạn cần tuân thủ:

Cách tính khả năng tự chủ tài chính
Những nguyên tắc để tự chủ tài chính cá nhân

Có mục tiêu tài chính rõ ràng

Việc tạo ra mục tiêu rõ ràng giúp bạn định hình tham vọng của mình cụ thể hơn thông qua các con số. Khi lên kế hoạch mục tiêu, bạn sẽ biết mình đang mong muốn điều gì, nên làm thế nào để đạt được điều đó và cần bao lâu để thực hiện. Tuy nhiên, nếu mục tiêu mà bạn đặt ra xa rời thực tế sẽ không tránh khỏi sự kỳ vọng quá mức.

Trước khi hướng đến một mục tiêu tự chủ tài chính cá nhân, bạn hãy bắt đầu bằng các mục tiêu nhỏ hơn. Bạn cũng có thể bắt đầu từ việc trích ra một khoản nhỏ để tiết kiệm hoặc đầu tư hàng tháng. Đừng quên theo dõi kế hoạch thường xuyên để điều chỉnh các cho phù hợp nhé.

Chi tiêu hợp lý

Trong chi tiêu, nhiều người thường “vung tay quá trán” với những món đồ không cần thiết chỉ vì nó rẻ. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi mua sắm. Thay vì mua đồ rẻ hãy mua đồ mình thật sự cần thiết vào các đợt giảm giá với số lượng lớn. Chọn các thương hiệu tầm trung để có chất lượng tốt mà vẫn giảm được chi phí. Hãy tạo cho mình thói quen chi tiêu và sự kỷ luật để kiểm soát và tiết kiệm tiền hợp lý. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng tiến đến mục tiêu tự chủ tài chính nhanh hơn.

Chủ động đầu tư thông minh 

Cách tính khả năng tự chủ tài chính
Chủ động đầu tư để tự chủ tài chính

Đầu tư là một cách thông minh giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập thụ động để có thể đạt tự chủ tài chính cá nhân sớm hơn. Bạn có thể khởi đầu bằng cách gửi tiết kiệm. Sau khi tích lũy số vốn nhất định, bạn có thể làm quen với các kênh đầu tư khác có lãi suất cao hơn như, cổ phiếu, trái phiếu,… 

Khi bước trên con đường đầu tư, bạn nên khởi động với một số vốn nhỏ ban đầu để giảm thiểu tổn thất. Đồng thời, bạn cũng có thể tiết kiệm các chi phí phát sinh bằng cách mở tài khoản tại một công ty chứng khoán uy tín, miễn phí giao dịch như DNSE. Cách thức này sẽ giúp bạn khởi đầu hành trình của mình thuận lợi hơn.

Tránh xa nợ nần

Nhiều người cảm thấy nhẹ nhõm sau khi đã trả hết nợ. Trả hết một món nợ cuối cùng sẽ trút bỏ gánh nặng cho bạn. Đây là khởi đầu để số tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn tăng lên. Thật tuyệt vời khi những con số vốn âm hàng tháng giờ đã có khởi đầu mới. Lúc này bạn hẳn sẽ có động lực hơn để tiếp tục phát triển.

Trả hết nợ là mục tiêu ngắn hạn mà bạn nên hoàn thành càng sớm càng tốt. Bạn cũng nên kiểm soát các chi tiêu hàng ngày thật chặt chẽ để cân đối, tránh trường hợp thâm hụt quá nhiều.

Không ngừng học tập

Trong bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống, học tập không bao giờ là đủ. Việc trau dồi kiến thức mỗi ngày sẽ giúp bạn có có cái nhìn khách quan hơn trong mọi vấn đề. Điều này cũng sẽ giúp bạn nâng cao và phát triển toàn diện bản thân sẵn sàng ứng phó với những khó khăn, trở ngại nhằm hướng tới mục tiêu lớn hơn.

Kết luận

Đạt được tự chủ tài chính hoàn toàn không phải dễ dàng, sẽ khó khăn hơn nếu bạn quá nôn nóng. Nếu biết cách chi tiêu hợp lý, nỗ lực làm việc, học hỏi không ngừng, tăng thêm thu nhập thì bạn có thể thoải mái hơn trong cuộc sống. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tìm thấy sai lầm nào đó trong quản lý chi tiêu của mình và tiến đến tự chủ tài chính cá nhân nhanh hơn.