Cách trồng mồng tơi thủy canh

1. Trồng rau thủy canh bằng gieo hạt.
- Hạt nên được ngâm trong nước ấm từ 2-4h trước khi gieo. Một số hạt nên ủ ẩm đến khi mầm mọc ra mới đem đi gieo ( thường ngâm hạt vào mùa lạnh)
- Gieo trực tiếp vào rọ trồng, số lượng hạt phụ thuộc vào từng loại rau. Ví dụ: Rau muống gieo từ 8-10 hạt/ rọ, rau dền gieo từ 4-6 hạt/ rọ, rau diếp + rau xà lách + rau cải gieo từ 2-4 hạt/ rọ. Số lượng hạt gieo phụ thuộc vào ý định của người trồng muốn ăn non hay ăn già cây hoặc phụ thuộc vào ánh sáng đủ hay thiếu.

Cách trồng mồng tơi thủy canh

- Khi mới gieo nên để chỗ mát, phun sương tạo ẩm mỗi ngày từ 2-4 lần, khi hạt nảy và nhú lá mầ đem ra nơi có ánh sang mạnh (Có nắng từ 5h-7h) , khi thấy rễ chui ra khỏi rọ thì cho lên kệ trồng.
- Rau cải nên gieo vào khay trồng, khi nào có đủ 3 lá mầm và thân chắc khỏe mới nhổ ra cắm vào rọ ( Áp dụng trong điều kiện nhà thiếu sáng).
- Vào mùa đông, mùa xuân: Nắng ít, mưa ẩm nhiều nên dùng cây giống trồng vào rọ sẽ tốt hơn gieo hạt trực tiếp. Nếu gieo hạt trực tiếp phải ngâm ủ hạt giống cho đến khi nứt hạt và nhú mầm mới gieo vào rọ. Để rọ nơi có ánh sáng tốt nhất, phun sương ẩm hàng ngày cho đến khi rễ mọc ra khỏi rọ mới đem lên kệ trồng.,

2. Trồng rau thủy canh bằng gốc:
- Rau muống: Sử dụng rau muống già, lấy phần gốc cắm khoảng 8-12 gốc/ rọ.
- Rau ngót cắm từ 1-2 cành/ rọ / phù hợp hơn khi trồng bán thủy canh
- Cần tây, hẹ: cắm từ 3-4 gốc / rọ
- Chú ý: Khi cắm cây hoặc gốc phải để chỗ mát, tưới phun sương ẩm hàng ngày, khi nào thấy rễ mọc ra mới cho lên kệ trồng.
- Mồng tơi: Cắm gốc để chỗ mát khoảng 4 ngày cây ra rễ mới, nhưng mồng tơi chỉ hợp với bán thủy canh, còn trồng thủy canh hoàn toàn không hợp lắm,.
- Chú ý để rễ tự nhiên khi cho vào rọ trồng, nếu dài quá có thể cắt bớt, tránh bó rễ trong rọ.
3. Sử dụng cây giống bên ngoài trồng thủy canh.
- Giống cây mua bên ngoài chủ yếu là giống trồng trồng thổ canh, nên việc chuyển đổi vào rọ trồng thủy canh sẽ mất khoảng 2-4 ngày để cây hồi phục trước khi cho lên kệ trồng.
- Giống cây khi mua về nên sử dụng ngay, dùng bình xịt bỏ hết phần đất bám vào rễ, sau đó trồng vào rọ trồng. Chú ý để bộ rễ tự nhiên của cây khi cắm vào rọ, tránh bó rễ cây dễ bị vàng lá và chết cây do ngạt khí. Nếu rễ quá dài có thể cẳt bỏ bớt, tránh bó rễ trong rọ.
- Để vào chỗ mát mẻ, tưới phun sương hàng ngày, khi nào thấy cây hồi phục trở lại mới cho lên kệ trồng.

4. Kiểm soát dinh dưỡng thủy canh không có bút đo TDS ( cách này hơi khó, dựa vào kinh nghiệm trồng nhiều hơn)
- Thời gian đầu khi cây còn nhỏ pha 2ml/ 1L nước
- Khi cây lên tiếp lá mới, rễ chạm mực nước đổ thêm 2ml/ 1 L dinh dưỡng.
- Trong giai đoạn phát triển ( thường từ 15 - 30 ngày sau gieo) chỉ nên pha thêm dung dịch 1 tuần 1 lần, mỗi lần 1ml 2ml / 1L nước tùy vào từng loại cây , còn lại chỉ đổ thêm nước bình thường khi khay chứa cạn nước.
- Một tuần trước khi thu hoạch chỉ cần đổ thêm nước máy bình thường cho tới khi thu hoạch.

Cách trồng mồng tơi thủy canh

Bảng các loại rau trồng theo tháng


Tháng 1
- Bầu
- Cà chua
- Cà pháo, cà bát
- Cà tím quả dài
- Cải cúc
- Bí xanh
- Dưa hấu thái
- Dưa chuột
- Đậu cove leo
- Xà lách xoăn tím, xà lách trứng
- Rau gia vị ( Húng quế có thể trồng quanh năm)

Tháng 2
- Bí đỏ giữa tháng
- Bí xanh, bí ngồi
- Cà chua
- Cà tím quả dài, Cải cúc
- Dưa chuột, Dưa hấu thái
- Đậu bắp cuối tháng
- Đậu cove leo, Đậu đũa
- Mồng tơi, Mướp đắng, mướp hương
- Rau dền, rau ngót
- Xà lách trứng
- Rau gia vị: Rau diếp cá, ớt

Tháng 3
- Bí đỏ, bí xanh, bí ngồi
- Cà tím quả dài
- Cải cúc
- Đậu bắp
- Đậu cove leo, đậu đũa
- Mồng tơi
- Mướp đắng, mướp hương
- Rau dền, rau đay, rau muống
- Xà lách không cuộn
- Rau gia vị: Diếp, ớt, tỏi tây





Tháng 4
- Cà chua
- Cà tìm quả dài
- Củ cải trái vụ
- Mồng tơi
- Mướp hương
- Rau dền, rau đay, rau muống, rau ngót
- Xà lách không cuộn
- Rau gia vị: Diếp cá

Tháng 5
- Cà chua
- Củ cải trái vụ
- Đậu cove
- Đậu đũa
- Mồng tơi
- Mướp hương
- Rau dền, rau đay, rau muống

Tháng 6
- Bí xanh
- Củ cải trái vụ
- Đậu cove, đậu đũa
- Mồng tơi
- Mướp hương
- Rau dền, rau đay, rau muống
- Rau gia vị: Ớt

Tháng 7
- Bắp cải F1 vụ sớm giữa tháng
- Bí đỏ, bí xanh
- Cải thảo, cải mơ, cải bẹ mào gà, cả củ
- Dưa hấu thái, dưa chuột
- Đậu bắp cuối tháng
- Đậu trạch lai
- Mướp đắng
- Rau dền, rau đay, rau muống
- Su hào sớm ( Gieo chủ yếu su hào trứng)
- Xà lách trứng
- Rau gia vị: rau mùi, ớt








Tháng 8
- Bắp cải F1 vụ chính
- Bí đỏ, bí xanh, bí ngồi
- Cà chua
- Cove không leo
- Củ cải, cải thảo vụ chính, cải ngọt, cải mơ
- Cải bẹ mào gà, cải cúc
- Dưa hấu thái, dưa chuột
- Đậu bắp, đậu đũa, đậu rồng, đậu trạch lai
- Lơ trắng và xanh sớm
- Rau ngót, xà lách trứng
- Hành tây: Gieo từ 25/8-15/9)

Tháng 9
- Bắp cải F1 vụ chính
- Bí đỏ, bí xanh, bí ngồi
- Cà chua F1
- Củ cải, cải bó xôi, cải thảo vụ chính
- Cải ngọt, cải mơ, cải bẹ mào gà
- Cải củ, cải cúc
- Cove leo và không leo
- Đậu đũa, đậu rông, đậu trạch lai
- Lơ trắng, lơ xanh
- Rau ngót
- Su hào vụ chính, nên gieo su hào nhỡ hoặc to
- Xà lách cuốn, xà lách trứng, xà lách xoăn tím
- Rau gia vị: thìa là, mùi, hành ta, tỏi ta

Tháng 10
- Bắp cải F1 vụ chính
- Cà chua
- Củ cải, cài bó xôi, cải thảo vụ chính
- Cải ngọt, cải mơ, cải bẹ mào gà
- Cove leo và không leo
- Đậu hà lan, đậu trạch lai
- Lơ trắng, lơ xanh
- Su hào
- Xà lách cuốn, xà lách trứng, xà lách xoăn tím
- Rau gia vị: thì là, mùi tàu, hành tỏi, ớt
-

Tháng 11
- Bắp cải F1 vụ muốn
- Bầu
- Cà chua vụ muộn
- Cải củ, cải mơ, cải ngọt
- Cải thảo vụ muộn
- Cải xoong,
- Đậu cove, đậu hà lan, đậu trạch lai
- Su hào muộn: Chủ yếu gieo nhỏ và nhỡ
- Xà lách cuốn, trứng, xoăn tím
- Rau gia vị: Mùi, ớt

Tháng 12
- Bắp cải F1 vụ muộn
- Bầu, Cà chua vụ muộn
- Cà tím quả dài, Cải thảo vụ muộn
- Cải ngọt, cải mơ, cải cúc, cải xoong
- Cove không leo
- Dưa hấu thái, dưa chuột
- Đậu cove, đậu trạch lai
- Lơ trắng, lơ xanh
- Xà lách cuốn, xà lách trứng, xoăn tím
- Rau gia vị: Ớt