Cach viet ban kiem diem

Viết bản kiểm điểm, câu chuyện muôn thuở tuổi học trò!

Các bạn học sinh, sinh viên trong quá trình đi học của mình ai cũng đã từng có những lỗi sai bị thầy cô giáo phạt, bị giáo viên mời phụ huynh tới gặp và bắt viết bản kiểm điểm. Tuy nhiên các bạn đừng quá lo lắng khi bị bắt viết bkd vì 2 lý do:

  • Đã có mẫu bản kiểm điểm ở dưới đây rồi khỏi lo không biết cách viết
  • Bản kiểm điểm là để cho các bạn nhận thức ra lỗi của mình để sửa chữa, cũng là khoảng thời gian bạn tự suy nghĩ về bản thân, chứ không hề đáng sợ. Bạn phải cố gắng mà vượt qua cảm giác sợ, cứ bình tĩnh tự tin đối diện. Sau này lớn lên ra xã hội làm ăn bươn chải còn có nhiều cái Đáng sợ hơn nhiều, dăm ba cái BKD ăn thua gì.
Cach viet ban kiem diem

Đương nhiên dính tới chuyện kỷ luật trong nhà trường thì không ai muốn cả, vậy nên phải cố gắng viết sao cho ngắn gọn, súc tích, dễ được giáo viên và nhà trường tha lỗi, cha mẹ đọc xong cũng muốn ký. Chứ viết nhăng cuội vào đó, về đưa cho phụ huynh ký vừa bị mắng mà còn bị ăn đòn thêm.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM

Kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp:…

Tên em là:

Là học sinh lớp: … trường …

Em xin kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Nội dung sự việc …. (trình bày sự việc)

Em tự nhận thấy lỗi của mình là:… (lỗi gì viết ra đây) đã gây ảnh hưởng tới: (ảnh hưởng tới ai thì ghi ra, ví dụ tới bạn.., tới lớp…, thi đua của lớp…, làm thầy cô phiền lòng)

Em đã tự nhận ra lỗi của mình và cảm thấy hối hận vì đã để xảy ra sự việc trên. Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy (cô). Kính mong thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Chữ ký của học sinh Chữ ký của phụ huynh

Mục lục

  • 1 Cách xin chữ ký phụ huynh
    • 1.1 Giữ trời yên bể lặng
    • 1.2 Tận dụng thiên thời, địa lợi, nhân hòa:
    • 1.3 Bình tĩnh, kiên trì, giải thích hợp lý

Cách xin chữ ký phụ huynh

Các bạn, các em phải hiểu rằng xin chữ ký cha mẹ vào bản kiểm điểm là bước khó nhất, một số khi xin chữ ký sẽ bị giáo huấn cả 1 buổi, nhưng một số gia đình bố mẹ khó tính, nghiêm khắc thì khả năng ăn đòn là rất cao. Do đó sau 35 năm kinh nghiệm, mình xin hướng dẫn mọi người cách xin chữ ký phụ huynh với khả năng thành công cao, lần lượt các bước như sau:

Giữ trời yên bể lặng

Trước khi xin chữ ký 3 ngày hãy tự biến mình trở thành con ngoan trò giỏi, chăm chỉ đột xuất cả về học hành lẫn công việc nhà. Cố gắng không tạo thêm phốt, giữ không khí vui vẻ trong gia đình, làm vui lòng bố mẹ

Viết sẵn bản kiểm điểm để đấy

Tận dụng thiên thời, địa lợi, nhân hòa:

  • Thiên thời: Phải chọn đúng thời điểm bố hoặc mẹ ở một mình, không tiếp khách, không bận rộn.
  • Địa lợi: Xin chữ ký ai thì phải chọn chỗ chỉ có một mình người ấy. Ví dụ xin chữ ký bố hãy chờ lúc bố ở 1 mình 1 phòng (phòng khách, phòng ngủ) và phải đảm bảo mẹ không vào bất chợt. Vì nếu có sự xuất hiện của người thứ 3 thì mọi chuyện sẽ phức tạp hơn, mẹ có thể sẽ kích động bố không ký.
  • Nhân hòa: Tâm trạng bố hoặc mẹ phải đang thoải mái, vui vẻ.

Bình tĩnh, kiên trì, giải thích hợp lý

Đi vào phòng xin với tâm trạng bình tĩnh, trước tiên hãy đổ lỗi cho khách quan, sau đó hãy hứa lần sau sẽ không tái phạm kèm xin lỗi. Ví dụ: Lỗi nói chuyện trong lớp, thì hãy nói là do con phải hỏi bài hoặc do con mượn bút… , Lỗi đi muộn thì nói con bị hỏng xe … Cố gắng giải thích hợp lý nhất có thể để bố mẹ thấy mình không cố ý.

Nếu bố/mẹ ký thì coi như thành công. Nếu bố mẹ không ký thì phải kiên trì hôm sau lại xin tiếp. Nhớ hãy tỏ ra hối lỗi. Xin bao giờ được thì thôi.

Dưới đây là video hướng dẫn các bạn học sinh viết bản kiểm điểm, các bạn mở video và làm theo mẫu nhé.

Mẫu bản kiểm điểm học sinh là gì? Mẫu bản kiểm điểm học sinh để làm gì? Mẫu bản kiểm điểm học sinh? Hướng dẫn soạn thảo mẫu bản kiểm điểm học sinh?

Mỗi chúng ta chắc hẳn đều đã quá quen thuộc với cụm từ bản kiểm điểm. Bản kiểm điểm sẽ được sử dụng từ khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến lúc đi làm tại các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước. Tuy bản kiểm điểm là văn bản khá phổ biến tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng có thể viết bản kiểm điểm một cách đúng chuẩn. Một trong số những môi trường thường dùng đến bản kiểm điểm nhất đó là các trường học. Bản kiểm điểm học sinh sẽ giúp cho các bạn học sinh có thể tự kiểm điểm lại chính bản thân, hành vi của mình khi bạn học sinh đó vi phạm nội quy của trường lớp. Bên cạnh đó thì bản kiểm điểm học sinh cũng có thể dùng cho các trường hợp như học sinh nói chuyện trong lớp, học sinh đi học muộn hay các bạn học sinh sẽ phải viết kiểm điểm vì không học thuộc bài. Mẫu bản kiểm điểm học sinh sẽ được gửi đến Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mẫu bản kiểm điểm này và hướng dẫn cách viết mẫu bản kiểm điểm học sinh chuẩn nhất.

Cach viet ban kiem diem

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu bản kiểm điểm học sinh là gì?
  • 2 2. Mẫu bản kiểm điểm học sinh để làm gì?
  • 3 3. Mẫu bản kiểm điểm học sinh:
    • 3.1 3.1. Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh số 1:
    • 3.2 3.2. Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh số 2:
    • 3.3 3.3. Bản kiểm điểm nói chuyện riêng trong giờ học:
    • 3.4 3.4. Mẫu bản tự kiểm cá nhân của học sinh vào cuối mỗi kỳ học, mỗi một năm học:
  • 4 4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu bản kiểm điểm học sinh:

Bản kiểm điểm học sinh thông thường thì sẽ được các bạn học sinh viết vào khoảng thời gian cuối năm học hoặc sẽ phải viết sau những lần các bạn học sinh vi phạm nội quy trường lớp để nhằm mục đích giúp các bạn học sinh có thể tự điểm lại những vi phạm của mình và từ đó các bạn học sinh cũng có thể tự rút ra bài học và sửa đổi cho những lần tiếp theo. Có nhiều mẫu bản kiểm điểm học sinh khác nhau, cụ thể như: mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi; bản kiểm điểm nhận lỗi không làm bài tập, bản kiểm điểm nói chuyện riêng trong giờ,… Mẫu bản kiểm điểm học sinh được sử dụng rất nhiều và có những ý nghĩa và vai trò quan trọng trong môi trường giáo dục.

2. Mẫu bản kiểm điểm học sinh để làm gì?

Khi đi học thì đa số ai trong chúng ta cũng đều đã từng phải viết bản kiểm điểm dù không nhiều thì ít. Bản kiểm điểm học sinh được hiểu cơ bản chính là mẫu đơn do các bạn học sinh tự viết, mẫu bản kiểm điểm học sinh sẽ không theo khuôn mẫu nào mà bản kiểm điểm học sinh sẽ để cho các bạn học sinh tự có thể xem xét, đánh giá lại chính những hành vi của bản thân khi mắc lỗi để từ đó mà các bạn học sinh sẽ có phương hướng phát triển cho kỳ học sau. Bên cạnh đó thì mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh cũng không chỉ sử dụng khi các bạn học sinh mắc lỗi mà mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh còn được sử dụng để chúng ta nhìn nhận lại một năm học, một kỳ học đã qua chúng ta đã đạt được gì, có những vi phạm gì.

3. Mẫu bản kiểm điểm học sinh:

3.1. Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh số 1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM

Kính gửi : (1) ….

Họ và tên học sinh: ….

Lớp … Năm học: ……

Sinh ngày : ……. tháng ……. năm …..

Hiện đang trú tại: …

Họ, tên bố (mẹ hoặc người đỡ đầu):…

Nay em tự viết bản kiểm điểm trình bày về khuyết điểm của em như sau:

(2)…..

Với mức độ vi phạm khuyết điểm như em đã trình bày trên đây, căn cứ Nội quy, Quy chế nhà trường, em xin nhận hình thức:

(3)…

…….., ngày…. tháng ………năm….

Người viết

(Ký, ghi rõ họ, tên)

3.2. Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh số 2:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Kính gửi ban giám hiệu trường: …

Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: …

Tên em là … Là học sinh lớp …

Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Nội dung sự việc: …(trình bày tóm tắt nội dung việc mình gây lỗi và nguyên nhân)…

Em tự nhận thấy lỗi của mình là: ….. (lỗi gì viết ra đây) gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng.

Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.

Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cám ơn!

…………, ngày … tháng … năm

Chữ ký học sinh

(Ký, ghi rõ họ tên)

Chữ ký phụ huynh

(Ký, ghi rõ họ tên)

3.3. Bản kiểm điểm nói chuyện riêng trong giờ học:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Kính gửi: Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp…..cùng toàn thể thầy, cô giáo bộ môn

Tên em là:…… sinh ngày: ……

Hiện là học sinh lớp ………. – Trường…….

Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:

Vào ngày ……., trong giờ học môn ……….. do thầy ……. phụ trách giảng dạy, em có mắc lỗi đó là nói chuyện, ồn ào trong giờ học làm ảnh hưởng tới tập thể lớp và thầy giáo.

Em tự nhận thấy, lỗi của mình là nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn tới lớp và làm thầy, cô phiền lòng.

Vì vậy, em viết bản kiểm điểm này để nhận lỗi trước thầy cô và tập thể lớp. Em cảm thấy rất hối hận vì đã để xảy ra chuyện này. Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy cô đề ra. Kính mong nhận được sự tha thứ và giúp đỡ từ thầy cô và các bạn trong lớp. Em xin chân thành cảm ơn!

…….., ngày…/…/……….

Chữ ký học sinh

(Ký, ghi rõ họ tên)

Chữ ký phụ huynh

(Ký, ghi rõ họ tên)

3.4. Mẫu bản tự kiểm cá nhân của học sinh vào cuối mỗi kỳ học, mỗi một năm học:

Hiện nay, có nhiều bạn học sinh hay phụ huynh học sinh đều vẫn còn nhầm tưởng rằng, bản kiểm điểm học sinh sẽ chỉ dành cho những học sinh ý thức kém hoặc khi học sinh bị vi phạm lỗi thì các học sinh mới cần phải viết bản kiểm điểm. Tuy nhiên trên thực tế, để nhằm mục đích có thể giúp giáo viên nắm được tình hình lớp, góp phần để các giáo viên có thể đánh giá hạnh kiểm của học sinh cũng như giúp học sinh tự có thể nhìn nhận chính bản thân mình cũng như là các bạn học sinh sẽ có thể tự nhìn ra lỗi sai hay khuyết điểm của bản thân để sau đó sẽ tự có các biện pháp khắc phục thì những bản kiểm điểm vào cuối mỗi kỳ học, mỗi một năm học đang được rất nhiều giáo viên áp dụng.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————

BẢN TỰ KIỂM CÁ NHÂN

Học kì ……. (năm học 20…… – 20……)

Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp ……….

Em tên là: ……

Học sinh lớp Trường THPT ……

Trong học kì …… (năm học 20…… – 20…..) vừa qua, em đã có những ưu điểm và khuyết điểm sau

– Về ưu điểm:

Hoạt động phong trào: ……..

Học tập: …..

Vấn đề khác: …….

– Khuyết điểm: Trong học kì …… vừa qua em đã vi phạm một số lỗi sau:

Lỗi
vi
Phạm
Vắng

phép,
xin về
Vắng không phép Không chuẩn bị bài Không làm bài tập Không học bài Bị điểm kém (<5) Không phù hiệu Không đồng phục Bị quản sinh phê bình Mất TT Bị phê bình ghi SĐB Đánh nhau Vô lễ với giáo viên
Số lần

Vi phạm khác: …….

* Tự xếp loại hạnh kiểm: …….

* Ý kiến cá nhân: ……..

Trên đây là bản tự kiểm cá nhân của em. Rất mong GVCN xem xét và xếp loại hạnh kiểm cho em.

Em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt nội quy và học tập tốt hơn. Em xin cảm ơn!

….., ngày…tháng…năm….

Học sinh
(Ký, ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu bản kiểm điểm học sinh:

Hướng dẫn soạn thảo mẫu bản kiểm điểm học sinh theo mẫu số 1:

(1) Một trong các: Trường, Khoa, GVCN, GV bộ môn

(2) Nêu thời gian, nguyên nhân, diễn biến vụ việc, tác hại, phân tích đúng sai, ảnh hưởng của vụ việc do mình gây ra. Nêu thái độ suy nghĩ hối lỗi, hứa sửa chữa khuyết điểm, nguyện vọng và cam kết của bản thân sau vụ việc)

(3) Nếu đến mức xử lý kỷ luật thì ghi một trong các hình thức: Khiển trách, Cảnh cáo, Đình chỉ học tập hay Buộc thôi học.

Để các chủ thể có thể hình dung rõ hơn về bản kiểm điểm cho học sinh, dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về bố cục khi viết từng loại bản kiểm điểm dành cho học sinh. Cụ thể như:

– Bố cục bản kiểm điểm cho học sinh khi có hành vi vi phạm của học sinh:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…).

+ Nêu rõ tên văn bản (bản kiểm điểm cá nhân).

+ Kính gửi: ban giám hiệu nhà trường, cô giáo chủ nhiệm.

+ Họ và tên học sinh viết kiểm điểm, thông tin về lớp học.

+ Nội dung kiểm điểm: hành vi vi phạm, nguyên nhân vi phạm.

+ Xác định lỗi sai và cam kết nếu tái phạm lỗi.

+ Địa điểm, thời gian làm kiểm điểm.

+ Chữ ký học sinh và chữ ký phụ huynh học sinh.

– Bố cục bản tự kiểm điểm của học sinh vào cuối học kỳ, năm học:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…).

+ Tên văn bản (Bản tự kiểm điểm học kỳ…, năm học…/ Năm học….).

+ Kính gửi: giáo viên chủ nhiệm lớp …

+ Trong học kỳ…. năm học… hoặc trong năm học… em có những ưu điểm, khuyết điểm như sau:

Nêu những ưu điểm: Trong học tập, trong các hoạt động phong trào và các hoạt động khác.

Nêu những khuyết điểm (các vi phạm, điểm yếu của bản thân).

+ Tự xếp loại hạnh kiểm của bản thân.

+ Địa điểm, thời gian viết bản kiểm điểm.

+ Chữ ký học sinh và chữ ký phụ huynh.

Bài viết được thực hiện bởi: Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

Cach viet ban kiem diem

Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

Tổng số bài viết: 10.312 bài viết