Thông báo áp dụng hóa đơn điện tử năm 2024

Công ty sử dụng hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành theo các quy định cũ thì có thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp hay không? Câu hỏi của chị Hà đến từ Hà Tĩnh.

Công ty sử dụng hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành theo các quy định cũ thì có thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, quy định như sau:

Show
Đăng ký, thay đổi nội dung đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
...
3. Kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành theo các quy định trước đây, tiêu hủy hóa đơn giấy đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng (nếu có). Trình tự, thủ tục tiêu hủy thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.
...

Theo hướng dẫn tại Công văn 7368/CTTPHCM-TTHT năm 2022 hướng dẫn như sau:

Căn cứ công văn 8777/CTTPHCM-TTHT năm 2021 về việc chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh.

Căn cứ quy định trên, kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Công ty phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành theo các quy định trước đây.

Trường hợp kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Công ty tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành theo các quy định trước đây thì thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

Thông báo áp dụng hóa đơn điện tử năm 2024

Công ty sử dụng hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành theo các quy định cũ thì có thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp hay không?(Hình từ Internet)

Như thế nào là sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp?

Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp được hiểu như sau:

Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là việc:

- Sử dụng hóa đơn, chứng từ giả; sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;

- Sử dụng hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;

- Sử dụng hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

- Sử dụng hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

- Sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

Như thế nào là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ?

Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ được hiểu như sau:

Sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ là việc sử dụng:

- Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định;

- Hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định; sử dụng hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ);

- Sử dụng hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;

- Sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;

- Sử dụng hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;

- Sử dụng hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;

- Sử dụng hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.

Thời hạn bắt buộc hóa đơn điện tử mới nhất không phải từ ngày 01/11/2020, chính phủ đã điều chỉnh lại thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử sang ngày 1/7/2022. Đồng thời chia thành 2 giai đoạn chính,6 tỉnh tại Việt Nam bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử trước ngày 31/12/2021, 57 tỉnh còn lại áp dụng hóa đơn điện tử từ tháng 4/2022.

Trước những thông tin có phần khác nhau về thời hạn áp dụng hóa đơn điện tử tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Luật quản lý thuế sửa đổi Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14, Thông tư 78/2021/TT-BT và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử.

Nhiều doanh nghiệp chưa xác định có bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử không? và chưa xác định được chính xác thời hạn áp dụng hóa đơn điện tử bắt buộc có hiệu lực từ khi nào? Theo dõi bài viết dưới đây để biết chính xác thời hạn bắt buộc hóa đơn điện tử, thời hạn sử dụng hóa đơn giấy đến khi nào?

Thông báo áp dụng hóa đơn điện tử năm 2024

1.1 Thông tin chung về bắt buộc hóa đơn điện tử

Có bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử không? Câu trả lời CÓ. Đây là yêu cầu của nhà nước. Xem tiết dưới đây:

Tại Khoản 2, Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/11/2018: “Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.”

Tuy nhiên mới đây, Tại nghị định 123/2020/NĐ-CP, ban hành ngày 19/10/2020, Chính phủ đã điều chỉnh thời hạn bắt buộc hóa đơn điện tử đến ngày 1/7/2022. Cụ thể tại Khoản 3, Điều 59, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP:

Doanh Nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi hóa đơn điện tử khi mua – bán hàng hóa dịch vụ trước ngày 01/07/2022.

Chính thức bãi bỏ thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, cá nhân, hộ kinh doanh phải chuyển đổi hóa đơn điện tử theo thông tư 78 và nghị định 123 từ ngày 01/11/2020. Vậy, thời hạn sử dụng hóa đơn giấy đến khi nào? Chính xác ngày cuối cùng sử dụng hóa đơn giấy là ngày 30/06/2022.

Thông báo áp dụng hóa đơn điện tử năm 2024

Có thể thấy, Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Luật Quản lý thuế 2019 có phần khác nhau về thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử.

Tuy nhiên, xét về tổng thể, các thông tư, nghị định này lại không hề chồng chéo nhau. Pháp luật tại Luật Quản lý thuế 2019 được hiểu là nội dung chung dành cho hóa đơn, chứng từ điện tử nói chung, bao gồm: hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử

1.2 Lộ trình bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử theo giai đoạn [Update 2022]

Dựa theo các thông tin của pháp luật về hóa đơn điện tử, việc áp dụng tại Việt Nam được tiến hành theo lộ trình hiện tại là 12 năm (tính đến hết năm 2022).

Ngày 21/4/2022, Tổng Cục Thuế tổ chức công bố Hệ thống hóa đơn điện tử trên toàn quốc. Lễ ra mắt nhấn mạnh nội dung đảm bảo tiến độ triển khai hóa đơn điện tử từ ngày 01/07/2022 trên toàn quốc. Ban Cán sự Bộ Tài Chính đã ra nghị quyết về lộ trình áp dung hóa đơn điện tử theo 2 giai đoạn cụ thể như sau:

Thông báo áp dụng hóa đơn điện tử năm 2024

GIAI ĐOẠN 1: 6 tỉnh áp dụng hóa đơn điện tử từ 31/12/2021

Ngày 21/11/2021, Bộ tài chính, Tổng Cục Thuế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố triển khai hệ thống hóa đơn điện tử. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, 6 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định và Phú Thọ sẽ bắt đầu triển khai hóa đơn điện tử giai đoạn 1.

Giai đoạn 2 sẽ triển khai trên 57 tỉnh thành còn lại từ tháng 4/2022. Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng đặt mục tiêu đến hết 31/12/2021, 6 địa phương triển khai giai đoạn 1 phải hoàn thành tối thiểu 70% số lượng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

GIAI ĐOẠN 2: 57 tỉnh thành còn lại áp dụng hóa đơn điện tử từ tháng 4/2022

Ngày 24/2/2022, BộTài Chính đã ban hành Quyết định 206/QĐ-BTC triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Thông báo áp dụng hóa đơn điện tử năm 2024
Lễ công bố triển khai hóa đơn điện tử trên toàn quốc

Theo đó, triển khai áp dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn 57 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thời gian thực hiện từ tháng 04/2022.

DANH SÁCH 57 TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TRIỂN KHAI ÁP DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ (Kèm theo Quyết định số 206/QĐ–BTC ngày 24/02/2022 của Bộ Tài chính)

STT

Tỉnh, thành phố

STT

Tỉnh, thành phố

1

An Giang

30

Kon Tum

2

Bà rịa – Vũng tàu

31

Lai Châu

3

Bắc Giang

32

Lâm Đồng

4

Bắc Kạn

33

Lạng Sơn

5

Bạc Liêu

34

Lào Cai

6

Bắc Ninh

35

Long An

7

Bến Tre

36

Nam Định

8

Bình Dương

37

Nghệ An

9

Bình Phước

38

Ninh Bình

10

Bình Thuận

39

Ninh Thuận

11

Cà Mau

40

Phú Yên

12

Cần Thơ

41

Quảng Bình

13

Cao Bằng

42

Quảng Nam

14

Đà Nẵng

43

Quảng Ngãi

15

Đắk Lắk

44

Quảng Trị

16

Đắk Nông

45

Sóc Trăng

17

Điện Biên

46

Sơn La

18

Đồng Nai

47

Tây Ninh

19

Đồng Tháp

48

Thái Bình

20

Gia Lai

49

Thái Nguyên

21

Hà Giang

50

Thanh Hóa

22

Hà Nam

51

Thừa Thiên Huế

23

Hà Tĩnh

52

Tiền Giang

24

Hải Dương

53

Trà Vinh

25

Hậu Giang

54

Tuyên Quang

26

Hòa Bình

55

Vĩnh Long

27

Hưng Yên

56

Vĩnh Phúc

28

Khánh Hòa

57

Yên Bái

29

Kiên Giang

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

Trước ngày 1/7/2022: Chỉ bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử với các cơ sở kinh doanh mà cơ quan thuế thông báo chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử mà đáp ứng được điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin. Từ ngày 1/7/2022: Bắt bộ áp dụng hóa đơn điện tử, trừ một số trường hợp như doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử,…

Thông tư 78/2021/TT-BTC có hướng dẫn

  • Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng về hóa đơn, chứng từ điện tử trước ngày 1/7/2022.
  • Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh áp dụng hóa đơn điện tử kể từ ngày 1/7/2022.

Lưu ý:

Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kết toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn truyền dữ liệu điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng.

Thời gian tối đa 12 tháng được tính từ một lần kể từ ngày 1/7/2022, đối với hộ kinh doanh/ cá nhân kinh doanh đang hoạt động từ trước ngày 1/7/2022. Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới thành lập từ ngày 1/7/2022 là kể từ thời điểm đăng ký bắt đầu sử dụng hóa đơn.

  • Doanh nghiệp vẫn được tiếp tục sử dụng hóa đơn đang sử dụng kể từ ngày 17/9/2021 đến hết ngày 30/6/2022. Nếu đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự tin, hóa đơn điện tử không có mã hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
  • Từ ngày 17/9/2021 đến hết ngày 30/6/2022: Đối với các địa bàn đã đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng để triển khai hóa đơn điện tử. Theo Quyết định của Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Tổng cục Thuế thì cơ sở kinh doanh trên địa bàn có trách nhiệm chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử tại Thông tư 78/2021/TT-BTC theo lộ trình thông báo của cơ quan thuế.

Trường hợp cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.

  • Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 17/9/2021 đến hết ngày 30/6/2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 68/2019/TT-BTC và Thông tư 78/2021/TT-BTC thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ thì thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/

1.3 Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử sớm

Mặt khác, Luật Quản lý thuế 2019 cũng khuyến khích thực hiện những hướng dẫn về hóa đơn điện tử tại Luật này trước ngày 01/7/2022 để đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Khai thác tối đa lợi thế và nâng cao năng lực cạnh tranh.
  • Triển khai trước thời hạn để tránh bị ùn tắc khi đồng loạt doanh nghiệp triển khai cùng lúc.
  • Các nhà cung cấp sẽ có thời gian và nguồn lực để hỗ trợ kỹ càng hơn cho các doanh nghiệp.
  • Có thời gian chuẩn bị và hoàn thiện cơ sở kỹ thuật hạ tầng, tích hợp hệ thống có liên quan trong quy trình nội bộ.
  • Đội ngũ nhân viên có thời gian làm quen, thích nghi và khắc phục lỗi khi sử dụng phần mềm.
  • Giảm thiểu rủi ro gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.4 Thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử tại Hà Nội

Tại Hà Nội là thủ đô nước Việt Nam, chính vì thế quy trình thực hiện các quy tắc của Chính Phủ cũng sẽ thường sớm hơn. Cụ thể, 100% doanh nghiệp tại Hà Nội phải chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử trước ngày 31/12/2021 (theo dự kiến của Tổng Cục Thuế).

Theo nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Tổng Cục Thuế, dự kiến có 6 tỉnh bắt buộc phải triển khai hóa đơn điện tử trước ngày 31/12/2021 bao gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ và Bình Định.

Thông báo áp dụng hóa đơn điện tử năm 2024

Như vậy, meInvoice đã cập nhật đến bạn thời hạn bắt buộc hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành mới nhất tại thời điểm hiện tại. Quý vị có thể giải đáp mọi thắc mắc của mình về hóa đơn điện tử bằng cách sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử miễn phí 7 ngày.

2. Tại sao lại có thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử?

2.1 Doanh nghiệp cần phải hiểu như thế nào về hóa đơn điện tử?

Hóa đơn điện tử có thể hiểu đơn giản là tất cả các hóa đơn giấy được chuyển sang phương tiện điện tử như máy tính, điện thoại.

Hóa đơn điện tử bao gồm: Hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,…

\>> Xem thêm: Hóa đơn điện tử là gì? 16 điều doanh nghiệp phải biết về hóa đơn điện tử

Theo luật quản lý thuế 38/2019/QH14 được quốc hội thông qua, từ ngày 1/7/2022 các doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Đây là chính sách vừa có lợi cho doanh nghiệp lại vừa tăng cường tính minh bạch cho các cơ quan thuế theo dõi, giám sát các hoạt động kinh tế được tốt nhất.

2.2 Sử dụng hóa đơn điện tử mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

STT

Điều doanh nghiệp muốn:

Điều doanh nghiệp đạt được khi áp dụng hóa đơn điện tử:

1 Giảm chi phí cho doanh nghiệp Phần mềm hóa đơn điện tử MISA giúp tiết kiệm 90% chi phí so với hóa đơn giấy. 2 Kiểm soát được tình hình sử hóa đơn CEO quản lý tình hình sử dụng hóa đơn điện tử mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị. 3 Xứ lý các nghiệp vụ hóa đơn nhanh chóng: lập, xuất, tra cứu, lên báo cáo hóa đơn Doanh nghiệp sử dụng nguồn lực có hiệu quả, tăng hiệu suất làm việc của kế toán. 4 Cắt giảm những thủ tục rườm ra như trình ký, đóng dấu đỏ lên hóa đơn, đối soát số liệu khi lên báo cáo hóa đơn meInvoice.vn giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính trong doanh nghiệp. 5 Giảm sai sót về nội dung trên hóa đơn, hạn chế việc phải xóa, hủy hoặc điều chỉnh hóa đơn meInvoice.vn hạn chế tối đa sai sót nhờ tích hợp với phầ mềm kế toán, bán hàng, quản trị của doanh nghiệp. 6 Hạn chế tối đa các trường hợp bị CQT phạt do sai hỏng, làm mất hóa đơn meInvoice.vn lưu trữ hóa đơn an toàn, tra cứu thuận tiện. 7 Kiểm soát và thu hồi công nợ nhanh chóng Đẩy nhanh quá trình thanh toán của khách nhờ tính năng thanh toán trực tuyến. 8 Sử dụng hóa đơn điện tử kịp thời trong thời hạn luật yêu cầu Đáp ứng TT32, NĐ 119, TT68 về hóa dơn điện tử, được cơ quan thuế chứng thực và khuyến khích doanh nghiệp sử dụng.

Doanh nghiệp, kế toán viên đang tìm hiểm phần mềm MISA meInvoice và quan tâm đến bảng giá hóa đơn điện tử có thể gọi ngay hotline 024 3795 9595 hoặc ĐĂNG KÝ dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày tại đây:

Thông báo áp dụng hóa đơn điện tử năm 2024

2. Phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất hiện nay

Hiện nay trên thị trường ngày càng có nhiều nhà cung cấp hóa đơn điện tử tuy nhiên MISA meInvoice vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp bởi những lý do sau đây:

  • Thứ nhất, MISA là công ty có nền tảng tài chính – kế toán với 25 năm kinh nghiệm triển khai cho hàng ngàn doanh nghiệp. Do đó người dùng có thể nhận được sự hỗ trợ về vấn đề kỹ thuật trên phần mềm và các nghiệp vụ kế toán liên quan đến hóa đơn điện tử.
  • Thứ hai, MISA có hệ sinh thái tài chính – kế toán khép kín. Người dùng có thể tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử với phần mềm kế toán tự động cập nhật dữ liệu – quản lý thông tin tập trung.
  • Thứ ba, đối với khách hàng đã sử dụng phần mềm kế toán MISA có thể hạn chế rủi ro khi tích hợp hai phần mềm khác nhà cung cấp.

Xem thêm: Phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất hiện nay

3. Phần mềm hóa đơn điện tử miễn phí nhiều nhất

MISA meInvoice đồng hành cùng các doanh nghiệp “đẩy mạnh” triển khai hóa đơn điện tử với chương trình ưu đãi hỗ trợ hấp dẫn:

  • Miễn 100% phí thuê bao hàng năm.
  • Miễn 100% phí thiết kế mẫu hóa đơn cơ bản.
  • MIỄN 100% phí tích hợp với các phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị khác nhau.
  • MIỄN 100% phí tư vấn thủ tục đăng ký sử dụng HĐĐT với Cơ quan Thuế.
  • MIỄN 100% phí lưu trữ, tra cứu hóa đơn 10 năm.

Thông báo áp dụng hóa đơn điện tử năm 2024

Hy vọng bài viết cung cấp kiến thức hữu ích về thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, thời hạn áp dụng hóa đơn điện tử bắt buộc, lộ trình bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử và lợi ích hóa đơn điện tử cũng như nhà cung cấp uy tín trên thị trường.

Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn về hóa đơn điện tử hoặc dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Thông báo phát hành hóa đơn điện tử lấy ở đâu?

TRA CỨU KẾT QUẢ THÔNG BÁO PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ Doanh nghiệp có thể truy cập vào website tra cứu thông tin hóa đơn của Tổng cục thuế tại đường link http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/ để kiểm tra hóa đơn đã có đầy đủ thông tin chưa (nếu có là đã được phép sử dụng).

Hóa đơn điện tử được áp dụng khi nào?

Theo luật quản lý thuế 38/2019/QH14 được quốc hội thông qua, từ ngày 1/7/2022 các doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử.

Phát hành hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử (HĐĐT) là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính ...

Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử mất bao lâu?

- Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Thuế thực hiện việc đăng ký mới hoặc bổ sung nội dung cung cấp thông tin hóa đơn điện tử và thông báo kết quả theo Mẫu số 01/CCTT-NT cho đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin bằng văn bản.