Cách xác định trẻ thừa cân béo phì

Cách xác định trẻ thừa cân béo phì
Cách xác định trẻ thừa cân béo phì

Trẻ em ngày nay cũng tất bật chạy đua theo nhịp sống bận rộn. Những ngày học sáng chiều lẫn học thêm ban tối khiến những bữa ăn tươm tất và đủ dinh dưỡng ngày càng trở nên xa vời với bọn trẻ. Nếu quan sát thì trẻ tăng cân hoặc nếu trước đó bác sĩ đã chẩn đoán trẻ thừa cân hoặc có nguy cơ thừa cân, bạn cần đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe tổng quát càng sớm càng tốt.

Bạn cần chuẩn bị gì khi đưa con đi khám sức khỏe?

Bác sĩ khám bệnh sẽ có thể hỏi bạn về:

  • Tiền sử thừa cân của trẻ, con bạn có một tỉ số tăng trưởng nào thay đổi không?
  • Điều gì khiến con bạn lại tăng cân như vậy? (ví dụ như do bệnh tật, khủng hoảng gia đình hoặc thuốc);
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh béo phì, đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, tăng huyết áp và sỏi thận;
  • Vấn đề giấc ngủ, ví dụ như chứng ngưng thở khi ngủ;
  • Bạn nhận ra con mình đang tăng cân từ khi nào?
  • Bạn đã nỗ lực làm gì để kiểm soát cân nặng của trẻ?
  • Con có ăn phải những thức ăn có hại hay có những biểu hiện xấu như ăn nhanh, nhai không kĩ hay ăn uống quá độ không?
  • Tiền sử tập thể dục hoặc chế độ ăn của con bạn như thế nào?

Chẩn đoán trẻ thừa cân béo phì hay không bằng phương pháp BMI

Việc chẩn đoán một đứa trẻ thừa cân là một việc không hề dễ dàng bởi vì chỉ số phát triển của trẻ vô cùng khác biệt theo thời gian, cũng như lượng mỡ trong cơ thể khác biệt giữa bé trai và bé gái.

Một cách để xác định tình trạng cân nặng của một người là chỉ số khối cơ thể (BMI – Body mass index). BMI là chỉ số liên quan giữa cân nặng và chiều cao của một người. BMI của một đứa trẻ đặc trưng cho tuổi và giới tính được gọi là BMI theo tuổi. Chỉ sốBMI là biểu đồ phát triển được thẩm định và công bố bởi Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) vào năm 2000.

Phần trăm BMI cơ thể trẻ sẽ được so sánh với những đứa trẻ khác. Ví dụ, nếu BMI của con bạn thuộc bách phân vị (con số cho thấy con bạn nặng hay cao hơn bao nhiêu bé khác trong 100 bé cùng tuổi và giới tính) thứ 90, nghĩa là BMI đó lớn hơn BMI của 89% trẻ cùng tuổi và giới tính với con bạn. Phân loại BMI theo tuổi có bách phân vị như sau:

  • Cân nặng khỏe mạnh: 5 – 84;
  • Thừa cân: 85 – 94;
  • Béo phì: lớn hơn hoặc bằng 95.

Nguyên nhân nào khiến trẻ trẻ thừa cân béo phì?

Những nguyên nhân khiến trẻ thừa cân bao gồm hội chứng Prader-Willi, suy giáp, hội chứng Cushing hoặc một số nguyên nhân tinh thần như áp lực, lo lắng và rối loạn ăn uống.

Bác sĩ sẽ tiến hành một số thử nghiệm xác định những nguyên nhân này bằng cách như:

  • Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp hoặc hormone tuyến giáp nhằm xác định chức năng tuyến giáp;
  • Xét nghiệm nồng độ glucose trong máu nhằm xác định mức độ đường trong máu để kiểm tra khả năng trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2;
  • Xét nghiệm nồng độ cortisol tự do trong nước tiểu, xét nghiệm nồng độ cortisol trong máu nhằm xác định mức độ chức năng của tuyến thượng thận hoặc tuyến yên;
  • Thử nghiệm ức chế dexomethasome qua đêm nhằm khảo sát hội chứng Cushing. Cơ thể tăng chức năng tuyến thượng thận sẽ tăng sản xuất quá nhiều cortisol;
  • Kiểm tra các chức năng phổi, như hô hấp ký nhằm kiểm tra khả năng thông khí của con bạn, mất bao lâu để trẻ thực hiện một chu kì gồm lấy khí vào phổi và đẩy khí ra ngoài. Ngoài ra ,còn kiểm tra phổi con bạn có khả năng lấy oxy và thải cacbon dioxit tốt hay không. Xét nghiệm này sẽ giúp chẩn đoán con bạn có mắc bệnh phổi không và tìm ra nguyên nhân của vấn đề.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử uống thuốc của con với những loại thuốc có thể gây tăng cân, ví dụ như:

  • Thuốc chống trầm cảm như là amitriptyline, desipramine (Norpramin®) và imipramine (Tofranil®);
  • Corticosteroids như là cortisone (Cortone®), hydrocortisone (Cortef®) và prednisone;
  • Thuốc chống động kinh như divalproex (Depakote®) và gabapentin (Neurotin®);

Việc đảm bảo chế độ ăn lành mạnh cũng như sớm đưa trẻ đến khám bác sĩ và tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ thừa cân sẽ giúp con bạn ổn định lại cân nặng và khỏe mạnh.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Khi trẻ có cân nặng cơ thể cao hơn số cân trung bình so với chiều cao và tuổi từ 20% trở lên, có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay, trên vú và ở cằm thì phải nghĩ ngay tới tình trạng béo phì ở trẻ. Có hai cách để  xác định trẻ thừa cân hay béo phì: Quan sát trẻ thấy thân hình to béo một cách không bình thường so với lứa tuổi (đi lại nặng nề khó coi….) và dùng cân đo để xác định trẻ thừa cân hay béo phì.

Nếu trẻ có chiều cao đạt mức chuẩn bình thường mà cân nặng vượt mức bình thường 25% thì trẻ đó đã bị thừa cân và có nguy cơ béo phì. Nếu trẻ có số cân nặng vượt mức bình thường 50% thì chác chắn trẻ đó đã bị bệnh béo phì.

Cách xác định trẻ thừa cân béo phì
|Đo vòng eo để xác định trẻ thừa cân, béo phì.

Quan sát bằng mất thường phát hiện thấy trẻ có thân hình tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu, trương lực cơ yếu, thiếu máu, gan to, thoái hóa mỡ, phù,... đây chính là đặc điểm của trẻ thừa cân nhưng suy dinh dưỡng thể phù. Điều dễ nhận thấy nhất trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù là phù ở mí mắt, mặt và hai chân. Nếu không được phát hiện và xử trí, trẻ sẽ tiếp tục diễn tiến nặng hơn với phù toàn thân kèm theo tràn dịch màng bụng, màng tinh hoàn... Phù làm cho trẻ trông có vẻ mập ra, sổ sữa và có thể tăng cân.

Ngoài biểu hiện phù, trẻ còn có rối loạn sắc tố da như: Có vết loang lổ trên da, có những chấm hoặc nốt rải rác hoặc tập trung thành từng mảng màu đỏ, nâu, đen, da khô, bong vẩy, dễ bị hăm đỏ, lở loét..

Tùy mức độ, thời gian và thời điểm xảy ra suy dinh dưỡng thể phù mà mắt, xương, gan, tim, ruột, tụy, não, răng, tóc… đều có thể bị ảnh hưởng. Vì thế nên đây là bệnh được xem là nguy hiểm do điều trị khó và tỷ lệ tử vong cao.


Trong những năm gần đây, hiện tượng trẻ đang bị thừa cân nổi lên như một hiện tượng nóng của xã hội. Trẻ bị thừa cân, béo phì không chỉ ảnh hưởng đến hình thức thẩm mỹ, mà quan trọng hơn hết còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trí thông minh, mọi hoạt động của bé. Để đảm bảo cho con bạn phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh nhất nên  Bạn cần phải biết cách nhận biết được trẻ đang bị thừa cân hay còn gọi là bệnh béo phì. Bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ rất nhiều đấy.

1. Hiểm hoạ khôn lường với trẻ bị thừa cân, béo phì 

5 Sự thật về bệnh béo phì bạn cần phải biết Tình trạng béo phì thừa cân ở trẻ em có sự gia tăng đột biến trong vài năm trở lại đây. Béo phì luôn là hiểm hoạ với sức khoẻ đặc biệt là đối với trẻ em (bởi trẻ em luôn có thể trạng yêu hơn, nguy cơ mắc bệnh cao hơn). Đối với trẻ bị thừa cân dễ gặp các vấn đề về sức khoẻ như:
 

Cách xác định trẻ thừa cân béo phì

Béo phì ở trẻ nhỏ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khoẻ.

  • Trước hết, điều dễ nhận thấy trẻ đang bị thừa cân sẽ phản xạ kém, hoạt động chậm chạp, dễ tai nạn.
  • Khi con tăng cân quá nhanh, con sẽ bị rạn da, biến dạng xương, khó thở hay có những cơn ngừng thở khiến giấc ngủ không ngon.
  • Béo phì còn ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao sau này hay những bệnh nghiêm trọng hơn như gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, đái tháo đường… gây ra vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ nếu không dược điều trị kịp thời.

Béo phì không chỉ làm sức khoẻ của trẻ bị suy giảm mà ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần của trẻ. Trẻ bị béo phì dễ tự ti, hay cáu gắt khó chịu. Có rất nhiều tác động tiêu cực từ béo phì ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ, tương lai của trẻ sau này.

2. Dấu hiệu chính để bạn nhận biết trẻ có đang bị thừa cân hay không?

Có nhiều dấu hiệu cho biết trẻ bị thừa cân mà bạn có thể dễ dàng phát hiện ra như sau:

2.1. Trẻ luôn thèm ăn và ăn liên tục 

Không thể phủ nhận rằng, là bố mẹ khi nuôi con ai cũng muốn con ăn nhanh, ăn nhiều, đòi ăn thêm… Có nhiều đứa trẻ rất kén ăn, mặc dù bố mẹ dỗ kiểu gì cũng không chịu ăn nên khi con đòi ăn thêm thì ắt hẳn bố mẹ rất vui vẻ mà đáp ứng.

Khẩu phần ăn mỗi ngày của con sẽ được tăng dần thêm đi kèm với suy nghĩ con mình càng lớn ăn càng nhiều là điều đương nhiên. Nhưng bố mẹ phải cực kì lưu ý rằng, nếu điều này đến quá nhanh trong một thời gian ngắn và nó có chiều hướng kéo dài liên tục thì bạn nên cẩn trọng, bệnh béo phì đang đến gần.

2.2 Trẻ thích ăn đồ ngọt và đồ chứa nhiều chất béo

Trẻ nhỏ rất thích ăn vặt, các loại bánh kẹo, đồ ngọt khác nhau. Nhưng nếu bạn thấy con mình luôn thích ăn đồ ăn ngọt, đồ ăn có chứa chất béo nhiều thì nguy cơ trẻ đang bị thừa cân rất cao.

Cách xác định trẻ thừa cân béo phì

Nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, đồ chứa nhiều chất béo để tránh tình trạng béo phì.

Mặc dù, trẻ con rất cần chất béo để phát triển cơ thể, não bộ nhưng khi dư thừa nó lại phản tác dụng gây hại rất lớn đến sức khỏe trẻ nhỏ. Khiến cho bé hoạt động cũng như tư duy sẽ chậm lại hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Ngoài ra là các bệnh liên quan đến béo phì cũng khiến sức khỏe của bé yếu đi.

2.3. Trẻ lười và không thích ăn rau

Những trẻ không ăn rau thường sẽ bị béo phì do khẩu phần ăn không được cân đối mà nghiêng về các chất tạo năng lượng (béo, ngọt..). Rau củ và trái cây là những thực phẩm không thể thiếu, cung cấp những vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Rau củ quả chứa nhiều chất xơ nhưng lại ít calo và chất béo. Vậy nên khi bố mẹ khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ quả thay cho đồ ăn nhẹ có đường, chất ngọt và béo sẽ giúp trẻ tránh béo phì.

Cách xác định trẻ thừa cân béo phì

Việc thích ăn nhiều đồ ngọt và lười ăn rau nguy cơ mắc béo phì cao.

2.4. Trẻ thường thức khuya và ăn tối muộn

Không thể phủ nhận rằng, ăn khuya rất nhanh béo. Mọi người đều lầm tưởng rằng trẻ ngủ nhiều mới bị béo phì nhưng không đúng như vậy trẻ bị thừa cân thức khuya và ngủ ít hơn những trẻ có thể trạng bình thường. Thức khuya sẽ làm cho con bạn nhanh đói và đương nhiên nó cần thêm một bữa ăn phụ nữa để lấp đầy cái dạ dày đang réo rắt. Ăn một bữa khuya giàu năng lượng rồi đi ngủ thì toàn bộ năng lượng đó hoàn hoàn sẽ được dùng tới việc tạo mỡ dự trữ sẽ chính là một trong những nguyên nhân gây ra béo phì thừa cân hiện nay.

2.5. Trẻ tăng cân nhanh

Khi số cân nặng của trẻ cao hơn mức bình thường thì bạn phải chú ý. Nếu chỉ số cân nặng và chiều cao trẻ cao hơn mức tiêu chuẩn 20% thì bố mẹ phải nghĩ ngay tới việc trẻ đang bị thừa cân. Ngoài ra, một số vùng trên cơ thể như cằm, đùi, cánh tay, hai bên ngực… xuất hiện mỡ thừa, việc đi lại cũng như mọi hoạt động của bé diễn ra khó khăn và chậm chạp chứng tỏ rằng trẻ đang bị thừa cân. Bạn cần phải luôn chú ý đến cân nặng, chiều cao của trẻ để có thể phát hiện sớm nhất bệnh béo phì cho bé.

Những dấu hiệu này không chỉ cảnh báo béo phì ở trẻ em mà ở cả người lớn. Bạn nên chú ý cơ thể thường xuyên để biết được tình trạng cơ thể và sức khoẻ của bản thân Xem thêm 5 sự thật về bệnh béo phì bạn cần phải biết để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm cũng như cách phòng tránh béo phì hiệu quả hơn. 

3. Giải pháp đẩy lùi tình trạng thừa cân ở trẻ em

Đầu tiên, vấn đề quan trọng nhất để tránh con bị béo phì đó là các ông bố, bà mẹ phải thực sự hiểu biết, tìm hiểu thêm nhiều về bệnh béo phì, phải biết cách chọn lựa các sản phẩm lành mạnh cho con (nên ăn giảm đường, giảm béo, ăn nhiều rau củ quả, không ăn đêm…).

Cách xác định trẻ thừa cân béo phì

Theo dõi sự phát triển của trẻ thường xuyên để ngăn chặn béo phì.

Thường xuyên tạo điều kiện để con hoạt động, vui chơi, chạy nhảy, chơi thể thao theo sở thích của từng trẻ. Theo dõi cân nặng của trẻ theo tháng, theo quý để nắm được rõ nhất việc tăng cân, tăng chiều cao phù hợp nhất với từng giai đoạn phát triển của bé. Đặc biệt là giai đoạn dậy thì để trẻ giảm béo phì và phát triền chiều cao thì toàn diện nên kích thích trẻ tập thể dục thể thao có thể tập ngoài trời hoặc mua máy tập thể dục như máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục... để trẻ thoải mái tập luyện tại nhà. 

Quá nhiều tác hại của béo phì gây nguy hiểm cho con người vì thế bạn phải tìm hiểu và ngăn chặn vấn đề này ngay từ đầu để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và người thân, đặc biệt là trẻ em. Hãy là tấm gương với một lối sống sinh hoạt lành mạnh để trẻ nhà bạn noi theo, học hỏi được nhiều điều hay, có thể tự bảo vệ sức khoẻ sau này.

Trên đây, mình đã cung cấp cho các bạn những thông tin rất chi tiết và hữu ích về vấn đề trẻ đang bị thừa cân. Hy vọng qua bài viết này các bậc cha mẹ sẽ am hiểu hơn để có thể kiểm soát được vấn đề sức khỏe của bé, để bé có một sức khỏe tốt nhất.

Nguồn bài viết duy nhất tại: https://thethaotaiphat.com.vn/.