Cách xử lý thấm nước tường nhà chung cư

Các phương pháp chống thấm nhà chung cư hiện nay

Hiện nay có nhiều phương pháp chống thấm nhà chung cư, tuy nhiên đâu mới là cách hiệu quả nhất? 

  • Chống thấm tường nhà chung cư bằng sika latex, đây là vật liệu chống thấm gốc xi măng polyme cải tiến với 2 thành phần.  

  • Chống thấm bằng kova, là chất chống thấm giúp ngăn chặn thấm nước và hạn chế tình trạng ẩm mốc hoặc ố rêu.  

  • Chống thấm tường nhà bằng màng khò nóng có khả năng chống thấm cao và chịu nhiệt tốt.  

  • Chống thấm bằng sợi thủy tinh có khả năng chống nứt tường và tăng cường chống thấm, kết dính liên kết bề mặt với nhau. 

  • Dùng các sản phẩm keo chống thấm tường được làm từ silicon có khả năng chịu lực và đàn hồi tốt trước thời tiết khắc nghiệt.    

chống thấm nhà chung cư

Nguyên nhân nhà chung cư bị thấm

Vậy nguyên nhân nhà chung cư bị thấm nước do đâu? Cùng điểm danh những nguyên nhân chính như: 

  • Do vật liệu xây tường khoảng cách giữa các hạt, nên bề mặt vật liệu tiếp xúc với nước sẽ xâm nhập khe hở trên bề mặt và thẩm thấu vào bên trong gây thấm dột.

  • Nguyên nhân do vị trí ống thoát nước ở sàn, vị trí giáp lai tường nhà, hộp kỹ thuật, rãnh nước trên sàn mái... Khi đó nước và hơi ẩm sẽ thông qua vết rạn nứt để chảy xuống dẫn tới tình trạng tường bị thấm nước và tạo thành các vết loang lổ.    

  • Do nước từ sàn nhà vệ sinh bắt nguồn từ ống thoát nước sàn lan từ chân tường tới bề mặt và làm rạn nứt mảng tường. Đây cũng là nguyên nhân nhà chung cư bị thấm nước.   

nhà chung cư bị thấm nước

Các phương pháp xử lý nhà chung cư bị thấm

Cùng tham khảo các phương pháp xử lý nhà chung cư bị thấm nước hiệu quả dưới đây: 

Cách xử lý tường nhà chung cư bị thấm

Tường nhà chung cư thường dễ bị thấm dột và xuất hiện những vết bong tróc, nấm mốc và loang lổ. Trong trường hợp này để xử lý bạn thực hiện theo các bước dưới đây: 

  • Vệ sinh bề mặt tường: Đầu tiên cần dùng các loại hóa chất để tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc. 

  • Làm phẳng bề mặt: Tiếp theo lấp đầy các khe hở để đạt hiệu quả chống thấm cao. Cần giữ cho tường nhà được khô ráo và sạch sẽ sẽ giúp chống thấm tốt. 

  • Sơn mặt chống thấm: Trước khi sơn chống thấm bạn nên dùng một lớp chống kiềm trước. Tiếp theo phủ 2 lớp sơn chống thấm lên tường và mỗi lớp cách nhau 12 tiếng. 

xử lý nhà chung cư bị thấm nước

Cách xử lý sàn nhà chung cư bị thấm

Trong trường hợp sàn nhà chung cư bị thấm dột, cách xử lý hiệu quả nhất là dùng keo xịt silicon chống thấm để lấp vị trí khe hở hoặc nứt. Để chống thấm sàn hiệu quả bạn cần xác định được vị trí vết nứt và dùng keo bơm trực tiếp tại vị trí hở. 

xử lý sàn nhà chung cư bị thấm nước

Trên đây là hướng dẫn cách chống thấm tường nhà chung cư hiệu quả nhất. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn dễ dàng khắc phục được tình trạng chống thấm dột. 

>> Xem thêm: 

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

  • Đời sống
  • Nhà
  • Tư vấn

Thứ sáu, 19/8/2022, 16:42 (GMT+7)

Nhà tôi ở chung cư, năm nào mùa mưa đến là tường nhà bị ngấm rồi mốc đen, dù ban vận hành đã xử lý nhưng cứ mưa là ngấm. Tôi nên làm gì?

Độc giả: Thu Huyền

Trả lời:

Kiến trúc sư Trương Thành Trung (Công ty TNHH tư vấn thiết kế kiến trúc và nội thất T&T) cho biết, tường nhà chung cư bị ngấm có một số lý do sau:

Thứ nhất do kết cấu của công trình không đồng bộ hoặc xuống cấp khiến cho tường nhà dễ rạn nứt.

Trường hợp này có thể xảy ra ngay cả với chung cư mới khi một vài vị trí của tường có hiện tượng nứt xé. Khi tường bị nứt, nước mưa thẩm thấu vào trong gây ra hiện tượng thấm tường, nấm mốc. Lúc này cần gọi thợ và phối hợp với Ban quản lý vận hành để có phương án sửa chữa hiệu quả.

Thứ hai đường ống bảo ôn của điều hòa đi từ ngoài vào không được trát và xử lý cẩn thận khiến nước mưa men theo đường ống ngấm vào trong. Nếu xảy ra trường hợp này thì phải trát lại và dùng sơn gốc dầu chống thấm.

Trước và sau khi xử lý lỗi kỹ thuật khi lắp ống bảo ôn điều hòa giàn lạnh từ ngoài vào nhà. Ảnh: Thành Trung.

Trước và sau khi xử lý lỗi kỹ thuật khi lắp ống bảo ôn điều hòa giàn lạnh từ ngoài vào nhà. Ảnh: Thành Trung.

Thứ ba, do hệ thống thoát nước ngưng của giàn lạnh đi âm tường nhưng không được xử lý chống thấm.

Việc xử lý chống thấm cho đường ống thoát nước ngưng của giàn lạnh ít khi được để ý. Bởi vậy trong quá trình sử dụng, thành ống sẽ toát mồ hôi và ngấm vào tường nhà. Khi đã vào ở mà xảy ra trường hợp này cần đi lại đường ống nổi (nhược điểm là gây mất thẩm mỹ) hoặc chạy lại đường ống được bọc bảo ôn trước khi chôn vào tường.

Thứ tư, có thể phía ngoài tường có rễ cây bám vào bề mặt. Hệ thống rễ cây sẽ len lỏi tìm những kẽ hở nhỏ xuất hiện trên tường để đâm xuyên qua. Nước mưa từ những vị trí này sẽ ngấm và ăn sâu vào tường. Cách xử lý là loại bỏ hết cây bằng thuốc diệt cỏ. Sau khi phun thuốc, cây và rễ cây chết khô thì cần vệ sinh bề mặt tường rồi lăn sơn gốc dầu chống thấm.

Thứ năm, do yếu tố khách quan liên quan đến khí hậu và môi trường.

Khí hậu Việt Nam là nhiệt đới gió mùa (nắng nóng và nồm ẩm, nhiều mưa, nhiệt độ giữa các mùa trong năm chênh lệnh khá lớn) khiến cho độ bền của vật liệu xuống cấp khi liên tục phải co giãn, biến đổi theo thời tiết. Đây là nguyên nhân khiến cho bề mặt cấu trúc vật liệu xây dựng bị phá hủy. Nếu tường không được định kỳ bảo dưỡng sẽ gây ra hiện tượng ngấm từ ngoài vào trong. Bởi vậy 3 năm nên lăn lại sơn chống thấm một lần ở phía tường ngoài. Sơn xong lớp này, cần phủ lớp sơn hoàn thiện giống màu tòa nhà.

Thứ sáu là ở các vị trí xung quanh cửa sổ hoặc bậu cửa sổ, cửa lắp không khít, bậu đá bị tách khe. Nếu xảy ra trường hợp này, cần bơm keo silicon vào các kẽ hở.

Lý do cuối cùng là vị trí tường thấm giáp với khu vệ sinh nhà hàng xóm do phía bên kia khi hoàn thiện không xử lý chống thấm trước khi ốp lát, hoặc trong quá trình sử dụng đục phá lắp thiết bị khiến bề mặt chống thấm không còn khả năng chống thấm như trước. Lúc này cần liên hệ với ban quản lý vận hành chung cư để cùng hàng xóm hợp tác sửa chữa.

Trang Vy