Cán bộ liên minh hợp tác xã là gì năm 2024

Theo đó, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là tổ chức đại diện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các thành viên khác tự nguyện tham gia, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức thành viên, có vai trò dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển phong trào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, góp phần ổn định chính trị, an sinh xã hội và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức thành viên trong quan hệ với các tổ chức quốc tế.

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có phạm vi hoạt động trên toàn quốc. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là thành viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được gia nhập làm thành viên của các tổ chức tương ứng trong khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.

Chức năng của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên; phối hợp với các Bộ, Ngành xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ cá thể; xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực trong các lĩnh vực, các ngành, các khu vực và tổng kết, nhân diện rộng; thực hiện các chương trình, dự án, dịch vụ công hỗ trợ phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được giao; hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho sự hình thành và phát triển của kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã và các thành viên...

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ công, các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ cho các thành viên về pháp lý, đầu tư, khoa học - công nghệ, thông tin, tài chính, tín dụng, thị trường, kiểm toán, bảo hiểm, kiểm định chất lượng hàng hóa và các lĩnh vực khác.

Bên cạnh đó, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; các tổ chức xã hội khác trong việc tuyên truyền, phổ biến và thực hiện pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; triển khai các chương trình, dự án phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Đồng thời, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của các thành viên để đề xuất với Đảng, Nhà nước về các chủ trương, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và các cơ chế chính sách phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã;...

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam gồm: 1- Đại hội toàn quốc; 2- Ban Chấp hành; 3- Ban Thường vụ; 4- Ủy ban Kiểm tra; 5- Văn phòng, các ban chuyên môn; 6- Các pháp nhân trực thuộc.

Trong đó, Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Đại hội gồm đại hội thường kỳ và đại hội bất thường.

Đại hội thường kỳ được tổ chức 5 năm một lần, do Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam triệu tập. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đề nghị.

Ông Trực được Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh phân công làm tổng hợp văn phòng từ đó cho đến nay (tháng 8/2013). Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hàng năm ông Trực luôn được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Các quyết định điều động và quyết định lương của ông đến nay đều ghi là công chức.

Hiện nay Liên minh HTX được quy định là tổ chức Hội có tính chất đặc thù. Ông Trực hỏi, trường hợp của ông có được xác định là công chức không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời vấn đề ông Trực hỏi như sau:

Liên minh HTX là tổ chức kinh tế - xã hội do các HTX, liên hiệp HTX tự nguyện cùng nhau thành lập. Liên minh HTX được tổ chức theo ngành và các ngành kinh tế. Liên minh HTX được thành lập ở Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Căn cứ Điểm 8, Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 1/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù, thì Liên minh HTX Việt Nam là 1 trong 28 tổ chức thuộc danh sách Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước.

Công chức được luân chuyển

Theo Điều 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức, công chức được cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, vẫn được xác định là công chức và do các tổ chức đó trả lương.

Điều 6 Thông tư số 08/2011/TT-BNV ngày 2/6/2011 hướng dẫn về trường hợp công chức được cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp quy định tại Điều 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP như sau:

- Tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp quy định tại Điều 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP bao gồm các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 1/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù.

- Các chức vụ chủ chốt tại tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp quy định tại Điều 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP gồm Chủ tịch chuyên trách, Phó Chủ tịch chuyên trách, Tổng Thư ký của tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở Trung ương, cấp tỉnh.

- Công chức được luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp vẫn được xác định là công chức.

Công chức trong Liên minh HTX

Trường hợp ông Bùi Đắc Trực, nguyên là Ủy viên Ban thường vụ huyện ủy, Đại biểu HĐND huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện; tháng 10/2007 ông bị kỷ luật cảnh cáo, miễn nhiệm Phó Chủ tịch huyện và được UBND tỉnh điều động về Liên minh HTX tỉnh công tác, được Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh phân công công tác văn phòng tổng hợp từ đó cho đến nay (tháng 8/2013).

Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, thì việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và trong quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn.

Căn cứ Điều 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP, hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 08/2011/TT-BNV thì công chức được luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp vẫn được xác định là công chức, khi giữ các chức vụ chủ chốt như Chủ tịch chuyên trách, Phó Chủ tịch chuyên trách, Tổng Thư ký của tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở Trung ương, cấp tỉnh.

Theo quyết định điều động của UBND tỉnh, ông Trực đang làm việc tại Liên minh HTX tỉnh với chức danh văn phòng tổng hợp, không phải là trường hợp công chức được luân chuyển giữ các chức danh chủ chốt tại Liên minh HTX tỉnh, vì vậy hiện nay ông không được xác định là công chức.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Liên minh hợp tác xã là gì?

Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, cung cấp các dịch vụ cho các thành viên về pháp luật, quản lý kinh tế, kỹ thuật, khoa học công nghệ, thông tin, tài chính, tín dụng, thị trường và các lĩnh vực khác.

Liên hiệp hợp tác xã là gì?

Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong ...

Liên minh hợp tác xã Việt Nam VCA là gì?

- Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 03 hợp tác xã là thành viên chính thức tự nguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực tham gia thị trường, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững ...

Tổ hợp tác là gì?

Tổ hợp tác là một tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác. Tổ hợp tác gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên với tinh thần tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Chủ đề