Cần Thơ có bao nhiêu siêu thị

  • Điện máy Xanh Khu vực Thới Trinh A, Phường Thới An, Quận Ô Môn, Thành Phố Cần Thơ (Tìm đường đến cửa hàng này)
  • Điện máy Xanh Thửa số 82, Tờ bản đồ số 59 , KV 11, p. Châu Văn Liêm, Q. Ô Môn, TP Cần Thơ (Xéo góc UBND Quận Ô Môn) (Tìm đường đến cửa hàng này)
  • Điện máy Xanh Số 8 Hòa Bình, P. An Cư, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ (Đối diện Co.op Mart Cần Thơ) (Tìm đường đến cửa hàng này)
  • Điện máy Xanh 01 Bis, KDC 91B, Đường Nguyễn Văn Linh, P.An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. (Tìm đường đến cửa hàng này)
  • Điện máy Xanh Đường Nguyễn Chí Thanh, khu vực Thới Thuận, phường Thới An Đông, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ (Tìm đường đến cửa hàng này)
  • Điện máy Xanh Đường Cách Mạng Tháng 8, Phường An Thới, Quận Bình Thuỷ, Thành phố Cần Thơ, (Tìm đường đến cửa hàng này)
  • Điện máy Xanh 115 Cách Mạng Tháng Tám, P. An Thới, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ (Cách cầu Bình Thủy 100m) (Tìm đường đến cửa hàng này)
  • Điện máy Xanh Số 520, tổ 25, Quốc lộ 91, P. Thốt Nốt, Q. Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ (Tìm đường đến cửa hàng này)
  • Điện máy Xanh Ấp Thới Giai, Xã Gia Xuân, Huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ (Tìm đường đến cửa hàng này)
  • Điện máy Xanh Ấp Trường Thuận, Xã Trường Long, Huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ (Tìm đường đến cửa hàng này)
Xem thêm

Vui lòng chờ trong giây lát...

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Bài, ảnh: MỸ THANH

Dưới tác động tiêu cực từ dịch COVID-19, hoạt động thương mại - dịch vụ của quận Cái Răng năm qua vẫn duy trì đà tăng trưởng. Khi thành phố lập lại trạng thái bình thường mới, hoạt động giao thương trên địa bàn quận thêm sôi động. Với mạng lưới chợ truyền thống kết hợp với chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi rộng khắp, Cái Răng đã và đang tạo điểm nhấn về sự năng động, sầm uất trong giao thương; tiếp tục khẳng định vị thế 1 trong 3 trung tâm thương mại - dịch vụ trọng điểm của thành phố.

Hàng hóa bày bán tại Cửa hàng Co.opFood đường Trần Hưng Đạo, phường Lê Bình.

Hoạt động thương mại - dịch vụ năm 2021 của quận Cái Răng chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19. Song giá trị hoạt động thương mại - dịch vụ của quận trong năm qua vẫn tăng 29,81% so với cùng kỳ năm 2020; tổng mức bán buôn, bán lẻ hàng hóa ước đạt 10.645 tỉ đồng, tăng 24,64% so với cùng kỳ (năm 2020 đạt 8.540 tỉ đồng); hoạt động dịch vụ ước đạt 2.985 tỉ đồng, tăng 1.025 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2020. Trong năm, quận cũng phối hợp UBND các phường và Ban quản lý chợ quy hoạch sắp xếp các ngành hàng kinh doanh tại các chợ, đảm bảo trật tự, vệ sinh, an toàn về phòng cháy chữa cháy; tổ chức kiểm tra, nhắc nhở hoạt động giao thương tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn phối hợp, chủ động trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Ông Trần Vũ Hùng, Trưởng phòng Kinh tế quận Cái Răng, cho biết: Từ khi TP Cần Thơ chuyển trạng thái phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", hoạt động thương mại - dịch vụ của quận thêm khởi sắc. Dịp Tết Nguyên đán 2022 vừa qua, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hộ kinh doanh đã trữ hàng hóa phục vụ tết khoảng 300 tỉ đồng. Giá cả hàng hóa không có dấu hiệu tăng đột biến, chỉ tăng nhẹ do nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết. Hiện nay, lượng hàng trên thị trường phong phú; tình hình lưu thông hàng hóa thông suốt, kịp thời; giá cả thị trường không biến động đáng kể".

Với lợi thế về vị trí địa lý, hoạt động giao thương sầm uất và có nhiều triển vọng phát triển ngành hàng bán lẻ trong tương lai nên nhiều doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ chọn Cái Răng là nơi phát triển sản xuất, kinh doanh. Trên địa bàn quận hiện có 8 chợ truyền thống, 19 cửa hàng tiện lợi, 1 siêu thị. Ông Nguyễn Văn Triều, Cửa hàng trưởng Cửa hàng Co.opFood nằm trên đường Trần Hưng Ðạo, phường Lê Bình, cho biết: Với phương châm hoạt động "An toàn - Tiện lợi - Tươi ngon", hàng hóa kinh doanh tại cửa hàng chúng tôi đảm bảo đạt chuẩn các quy định về chất lượng và thường xuyên có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Với tỷ lệ hàng Việt trên 90% cũng như sự góp mặt của hàng nhãn riêng, người tiêu dùng luôn mua được sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng. Ðáp ứng xu thế tiêu dùng mới, Co.opFood triển khai mạnh mẽ bán hàng trực tuyến qua các ứng dụng: Grab, BAEMIN, Momo, ZaloPay…

Năm 2022, quận Cái Răng đặt mục tiêu khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 43,93% trong cơ cấu kinh tế của quận; giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ (theo giá hiện hành) là 16.200 tỉ đồng. Bám sát mục tiêu này, các phường đã lên kế hoạch, đề ra giải pháp để phát huy lợi thế, phát triển khu vực kinh tế đầy tiềm năng này. Bà Ngô Thị Kim Lài, Phó Chủ tịch UBND phường Thường Thạnh, cho biết: Năm 2022, Thường Thạnh tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả vận động phát triển kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ du lịch sinh thái, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương. Ðể nâng cao nhận thức cho các tiểu thương và người dân, Tổ Quản lý chợ thường xuyên sắp xếp nơi mua bán, tuyên truyền pháp luật bằng loa di động về giao thông đường bộ, phòng cháy chữa cháy tại các chợ trên địa bàn phường. Ở lĩnh vực dịch vụ, tiếp tục duy trì, phát triển các điểm homestay, di tích để thu hút nhiều du khách đến tham quan và nghĩ dưỡng.

Mặc dù đạt mức tăng trưởng khá trong hoạt động thương mại - dịch vụ, song số vụ vi phạm hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, gian lận thương mại còn diễn ra. Do đó, theo ông Trần Vũ Hùng, thời gian tới ngành chức năng quận tiếp tục phối hợp với ngành Công Thương thành phố thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống gian lận thương mại, đồng thời nắm bắt tình hình giá cả thị trường nhằm phát hiện kịp thời giá cả biến động thất thường và có biện pháp xử lý. Về công tác chợ, quận phối hợp UBND phường và Ban quản lý chợ quy hoạch, sắp xếp các ngành hàng kinh doanh tại các chợ, đảm bảo trật tự, vệ sinh và an toàn về phòng cháy chữa cháy; tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới...

Ông Nguyễn Quốc Cường, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Cái Răng, cho biết: Ðể nâng cao hiệu quả các hoạt động thương mại - dịch vụ, trong năm 2022 quận tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, chủ động tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển sản xuất, kinh doanh; nâng cao hiệu quả hoạt động giao thương. Song song đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ - thương mại tương xứng trong cơ cấu kinh tế của quận; thực hiện xã hội hóa trong đầu tư, cải tạo và nâng cấp các cụm dịch vụ - thương mại - tiêu dùng chất lượng cao, xây dựng và cải tạo các chợ trên địa bàn. Quận cũng khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ vận chuyển, kho bãi, sân chơi, nghỉ dưỡng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, du lịch.

Ông Hà Vũ Sơn, Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ cho biết, từ chuỗi lây nhiễm của một siêu thị tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP Cần Thơ đã có những đánh giá lại nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ. Từ đó tìm giải pháp phù hợp để bảo đảm không đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 (đợt 2) để phòng chống dịch. “Đặc biệt, tại hai siêu thị lớn trên địa bàn quận Ninh Kiều và quận Cái Răng từng có F0, tiếp xúc rộng với hàng chục, thậm chí cả trăm người, trong đó có một siêu thị phải phong tỏa, tạm dừng kinh doanh 14 ngày để phòng chống dịch”, ông Hà Vũ Sơn nói. Từ đó, Sở Công thương TP Cần Thơ đề nghị các doanh nghiệp là siêu thị, cửa hàng tiện ích khẩn trương chuyển đổi hình thức bán hàng, từ bán hàng trực tiếp sang bán hàng online, nhận đơn hàng qua điện thoại, ứng dụng bán hàng trực tuyến. Siêu thị, cửa hàng soạn sẵn đơn hàng giao tận nơi hoặc tổ chức địa điểm  giao nhận bên ngoài siêu thị, cửa hàng. “Quan trọng nhất là không để khách vào bên trong siêu thị vì đây là môi trường kín có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 rất cao, nếu có F0 đi vào bên trong”, ông Hà Vũ Sơn giải thích thêm.  Giám đốc Sở Công thương đã đề nghị bảy siêu thị lớn và 108 cửa hàng tiện lợi trên toàn thành phố sử dụng nhân viên giao hàng sẵn có hoặc phối hợp với các công ty cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa để tổ chức giao hàng hóa. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng nghiên cứu, tổ chức các điểm bán hàng lưu động tại các khu dân cư cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ tốt nhu cầu của người dân. “Sở Công thương sẽ bố trí cán bộ đến các siêu thị, cửa hàng tiện lợi để giám sát việc thực hiện chuyển đổi hình thức mua bán mới này. Đồng thời nhắc nhở nhân viên siêu thị, cửa hàng và người dân phải tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh”, ông Hà Vũ Sơn nói thêm. Theo ghi nhận thực tế, từ sáng 8/8, tất cả các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP Cần Thơ đều đã đồng loạt chuyển đổi hình thức bán hàng từ trực tiếp sang online, bán hàng qua ứng dụng hoặc điện thoại đặt hàng. Tại cửa hàng Bách Hóa xanh trên đường Đồng Văn Cống, phường An Thới, quận Bình Thủy rất ít khách đến mua hàng trực tiếp. Phía trước cửa hàng chỉ có ba chiếc xe máy của nhân viên. Thỉnh thoảng, các shipper chạy đến để lấy hàng đi giao cho khách. Còn cửa hàng Bách Hóa xanh trên đường Mậu Thân, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều thì đóng hẳn hai gian cửa hai bên, chỉ mở cửa giữa làm lối ra vào cho nhân viên và shipper. Bên trong cửa hàng chỉ có nhân viên liên tục lấy hàng, chuẩn bị sẵn theo đơn khách đặt cho shipper đi giao tới tận nhà. Còn tại cửa hàng Vinmart trên đường Võ Văn Kiệt, phường An Hòa, quận Ninh Kiều thường ngày rất đông người đến chọn mua hàng hóa, nhưng hôm nay vắng lặng. Một nữ nhân viên của hàng cho biết, hiện nay các cửa hàng trong hệ thống đều chuyển sang bán hàng online hoặc nhận đặt hàng qua điện thoại. “Tuy nhiên, cửa hàng vẫn linh hoạt nhận khách đến mua hàng trực tiếp với số lượng không quá hai người cùng lúc. Còn tại quầy thanh toán, thu ngân đều dùng tấm nhựa để ngăn cách, hạn chế tiếp xúc giữa nhân viên với khách hàng”, nữ nhân viên nói. Một trong bảy siêu thị lớn ở trung tấm quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Lotte Mart Cần Thơ đã thực hiện việc tạm dừng bán hàng trực tiếp từ ngày 7/8. Siêu thị này có ba cửa ra vào, nhưng hiện tại đã đóng một cửa tại khu vực bãi giữ xe máy đường Mậu Thân, chỉ mở hai cửa lớn. Tại các cửa đều bố trí nhân viên bảo vệ và nhân viên bán hàng hướng dẫn khách hàng ghi tên hàng hóa muốn mua vào đơn đặt hàng do siêu thị chuẩn bị sẵn. Theo các nhân viên, khách có thể đến trực tiếp siêu thị để đặt hàng theo mẫu đơn, thanh toán tiền tại quầy thu ngân bố trí sẵn và chờ nhân viên siêu thị chuẩn bị hàng hóa rồi giao hàng trực tiếp tại khu vực sân phía trước. “Trường hợp khách muốn nhận hàng tại nhà thì siêu thị kết hợp với shipper của bên thứ 3 để giao hàng và khách hàng trả phí. Tuy nhiên, việc giao hàng chỉ thực hiện đến 18 giờ hàng ngày”, một nhân viên nói. Còn tại Co.opmart trên đại lộ Hòa Bình, phường Tân An, quận Ninh Kiều đã tổ chức điểm bán hàng ngoài trời tại khu vực sân trống ngay trước siêu thị. Nhân viên siêu thị cho biết, các mặt hàng trưng bày bên ngoài này chỉ là những hàng hóa cơ bản với số lương ít. Nếu khách hàng mua nhiều và gồm có các mặt hàng khác thì nhân viên sẽ vào kho lấy theo đơn hàng ghi trên giấy của khách. Còn tại khu vực bán hàng bình ổn giá này, tối đa chỉ có năm khách hàng được vào khu vực hàng hóa để lựa chọn, bảo đảm khoảng cách tối thiểu 2m, mang khẩu trang và sát khuẩn tay. Chị Trang, một nhân viên bán hàng tại đây cho biết, siêu thị đã chuyển sang hình thức bán hàng trực tuyến qua ứng dụng, online, nhận đặt hàng qua điện thoại từ ngày 7/8. “Do phải soạn hàng hóa theo đơn của khách nên khá mất thời gian, nhân viên phải làm việc vất vả hơn bình thường. Tuy nhiên, mệt vậy chứ yên tâm, không lo bị lây nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài. Nếu khách đến trực tiếp siêu thị ghi đơn hàng, thì thanh toán tiền tại quầy và chờ từ 30-45 phút nhân viên sẽ lấy hàng giao tại cửa. Còn khách đặt hàng online hay qua điện thoại thì sẽ được giao hàng tận nhà”, nữ nhân viên nói. 

Chúng tôi ghi nhận một vòng trên các tuyến đường nội ô quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, lực lượng shipper hoạt động khá nhiều, ngược xuôi liên tục để giao, nhận hàng hóa. Anh Hoàng Kha, một shipper cho biết, hiện nay shipper tự do không được hoạt động. Chỉ có shipper của các công ty chuyên vận chuyển hàng hóa, có đăng ký hoạt động với cơ quan chức năng mới được phép giao hàng. “Từ hôm qua, khi các siêu thị, cửa hàng tiện lợi bắt đầu chuyển đổi bán hàng online, giao hàng tận nhà thì shipper tụi em cũng có nhiều đơn hàng hơn để giao. Trước đây, nhóm của tụi em lúc nào cũng trực sẵn vài người trước các siêu thị nhưng rất ít khi có đơn hàng để giao. Vì hầu hết siêu thị lớn đều có nhân viên giao hàng. Còn hiện nay, số lượng đơn hàng nhiều nên siêu thị, cửa hàng liên kết thêm với shipper bên ngoài để bảo đảm giao hàng nhanh cho khách”, Kha chia sẻ. 

Để bảo đảm việc chuyển đổi hình thức bán hàng từ trực tiếp sang online và giao hàng tận nơi trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và mục tiêu phòng chống dịch bệnh Covid-19, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ đã có kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 miễn phí cho 300 shipper vào lúc 7 giờ 30 ngày 9/8 tại địa chỉ 400 đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An Khánh, quận Ninh Kiều.

Dồn sức dập dịch tại các tỉnh thành phía nam

QUỐC DŨNG

Video liên quan

Chủ đề