Câu 2: tại sao lá cây có màu xanh?

Lá cây có màu xanh lục vì các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ, chất diệp lục là một loại sắc tố đặc biệt giúp lá cây hấp thụ được năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tiến hành quá trình quang hợp.

Lá cây có màu xanh lục vì?

A. Diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

B. Diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

C. Nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh áng màu xanh lục.

D. Các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

Đáp án đúng D.

Lá cây có màu xanh lục vì các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ, chất diệp lục là một loại sắc tố đặc biệt giúp lá cây hấp thụ được năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tiến hành quá trình quang hợp.

Giải thích lý do chọn đáp án D:

Quang hợp là quá trình thực vật hấp thu ánh sáng mặt trời để tạo ra cacbohidrat và ôxi từ khí cacbonic và nước.

Diện tích bề mặt lá lớn, giúp hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời. Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

Hệ gân lá có mạch dẫn gồm mạch gỗ và mạch rây, xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đi đến tận từng tế bào nhu mô của lá. Nhờ vậy, nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.

Trong lá có nhiều tế bào chứa những hạt màu lục gọi là lục lạp, là “nhà máy quang hợp” của thực vật. Lục lạp thường có hình bầu dục thuận lợi cho việc hấp thu ánh sáng. Lục lạp có kích thước nhỏ, thuận lợi cho sự trao đổi chất. Mỗi lục lạp được bao bọc bởi màng kép, bên trong là chất nền không màu và các hạt nhỏ (grana).

Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh bao gồm diệp lục và carôtenôit. Diệp lục có 2 loại chủ yếu là diệp lục a và diệp lục b. Carôtenôit tạo nên màu đỏ, da cam, vàng của lá, quả, củ.

Nhiều loại lá cây có màu xanh lục vì những lá cây đó có bào quan lục lạp chứa chất diệp lục. Chất diệp lục là một loại sắc tố đặc biệt giúp lá cây hấp thụ được năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tiến hành quá trình quang hợp.

Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng trắng (hỗn hợp của tất cả ánh sáng đơn sắc như đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím,…). Chất diệp lục có thể hấp thụ tất cả các màu này ngoại trừ màu xanh lục → Ánh sáng xanh lục phản chiếu (bật ra) chiếc lá → Khi nhìn vào lá cây, chúng ta sẽ nhìn thấy lá có màu xanh lục.

Vậy lá của nhiều loài cây có màu xanh lục vì các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

Cuộc sống của chúng ta là nơi hội tụ màu sắc đa dạng, màu vàng của ánh nắng, màu xanh của da trời, nước biển, màu đỏ của hoàng hôn… Mỗi một sự vật xuất hiện đều khiến cho chúng ta đặt câu hỏi “tại sao nó lại vậy”. Và ở trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn, giải đáp câu hỏi vì sao lá cây có màu xanh lục?

Lý do chính là bởi hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. Hầu hết lá cây chúng ta nhìn thấy đều có màu xanh là do trong lá cây có chứa các bào quan lục lạp. Trong lục lạp lại chứa một sắc tố đặc biệt, gọi là chất diệp lục.

Ánh sáng mặt trời được tạo thành bởi 7 ánh sáng, gồm có: ánh sáng xanh lá cây, đỏ, vàng, cam, tím, lục, lam. Tất cả những bước sóng ánh sáng này kết hợp lại với nhau tạo thành ánh sáng trắng. Tuy nhiên, do các ánh sáng có bước sóng dài như vàng, đỏ và cam khi vào khí quyển sẽ ít bị tán xạ hơn nên vùng ánh sáng màu vàng được nhìn thấy rõ nhất. Đó là lý do giải thích vì sao nhiều người lầm tưởng ánh sáng mặt trời có màu vàng.

Quay trở lại vấn đề vì sao lá cây có màu xanh lục? Thực tế, chất diệp lục có trong lá cây có thể hấp thụ mạnh nhất các ánh sáng nằm trong vùng hồng đỏ và xanh tím; còn màu xanh lá cây hấp thụ rất ít. Do vậy, ánh sáng xanh bị phản chiếu lại khiến mắt chúng ta nhìn thấy lá cây có màu xanh chứ không phải là một màu nào khác.

Chất diệp lục là gì?

Chất diệp lục  là sắc tố quang tổng hợp màu xanh lá cây có ở thực vật, tảo, vi khuẩn lam. Ngoài chất diệp lục, carotenoid và xantophyl cũng là các sắc tố cảm quang được tìm thấy ở thực vật và một số sinh vật quang tổng hợp khác. Các sắc tố này được cố định trong màng lục lạp của lục lạp.

Chất diệp lục hấp thu mạnh nhất ánh sáng xanh dương và đỏ, kém ở phần xanh lá của phổ điện từ, do đó màu của mô chứa chất diệp lục giống màu của lá cây.

Màu xanh của lá cây có liên quan tới chức năng quang hợp hay không?

Bên cạnh thắc mắc vì sao lá cây có màu xanh lục thì câu hỏi màu xanh của lá cây có liên quan tới chức năng quang hợp hay không? Khi quang hợp, chất diệp lục sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo ra các sản phẩm hữu cơ. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng do quá trình quang hợp khiến lá cây có màu xanh.

Sự thật là khi quang hợp, lá cây hấp thụ tất cả các bước sóng ánh sáng, ngoại trừ ánh sáng xanh. Vì vậy, nếu khẳng định rằng quá trình quang hợp tác động khiến lá cây có màu xanh là chưa đúng! Có chăng, quang hợp chỉ là một nhân tố gián tiếp giúp chúng ta nhìn thấy lá cây có màu xanh lục.

Lợi ích, vai trò của chất diệp lục

Thứ nhất: Lợi ích của chất diệp lục

Đối với sức khoẻ con người: Chất diệp lục là một trong những nguồn chính của thực phẩm và năng lượng của chúng rất tốt cho sức khỏe. Chất diệp lục bảo vệ cơ thể dưới nhiều hình thức từ làm sạch cơ thể khỏi các kim loại nặng và các chất độc đến chống nhiễm trùng.

Thứ hai: Vai trò của chất diệp lục

Các phương trình cân bằng tổng thể cho quang hợp là:

6CO2 + 6 H2O → C6H12O6 + 6O2

nơi carbon dioxide và nước phản ứng để tạo ra glucose và oxy . Tuy nhiên, phản ứng tổng thể không chỉ ra mức độ phức tạp của các phản ứng hóa học hoặc các phân tử có liên quan.

Thực vật và các sinh vật quang hợp khác sử dụng chất diệp lục để hấp thụ ánh sáng (thường là năng lượng mặt trời) và chuyển hóa thành năng lượng hóa học. Chất diệp lục hấp thụ mạnh ánh sáng xanh và một số ánh sáng đỏ. Nó kém hấp thụ màu xanh lục (phản chiếu nó), đó là lý do tại sao lá và tảo giàu chất diệp lục có màu xanh lục .

Có phải tất cả các loại lá cây đều có màu xanh lục không?

Lá cây có màu xanh là đúng nhưng không phải tất cả các loại lá cây đều có màu xanh. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:

– Rong biển: Một số loại rong biển có lá màu nâu hoặc màu đỏ để hấp thụ ánh sáng tốt hơn, phục vụ cho quá trình quang hợp. Do vậy, ở một số vùng nông chúng ta sẽ thấy rong biển có màu xanh nhưng đến vùng nước sâu thì rong biển lại chuyển sang màu đỏ hoặc màu nâu.

– Cây rau dền: Dù không phải sống sâu dưới nước như rong biển hay núp dưới bóng của loài cây khác nhưng lá rau dền vẫn có màu đỏ. Vì sao lại như vậy nhỉ? Thực tế trong rau dền, hàm lượng anthocyanin (hợp chất có màu đỏ) lại chiếm tỉ lệ nhiều hơn. Do vậy, khi nhìn lá rau dền dưới ánh nắng mặt trời, ta sẽ thấy nó có màu đỏ hoặc màu tím.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trong lá rau dền không có diệp lục. Điều này được minh chứng khi chúng ta đổ nước nóng vào lá rau dền, chỉ trong vài phút thì lá cây sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu xanh.

– Cây thu hải đường: Nếu để ý kỹ thì bạn sẽ thấy lá của loài cây này có 2 màu, mặt trên có màu xanh lục và mặt dưới có màu nâu đỏ. Đây là một minh chứng cho thấy sự thích nghi với môi trường sống. Loài cây này thường sống ở những vùng tối tăm và sống dưới tán của loài cây khác. Do vậy, mặt trên có màu xanh lục để hứng một ít ánh sáng còn sót lại từ trên cao chiếu xuống. Mặt dưới có màu nâu đỏ để hấp thụ những tia sáng yếu ớt được phản xạ lại từ dưới đất hoặc lá của các loài cây khác mọc xung quanh.

Trên đây là nội dung bài viết vì sao lá cây có màu xanh lục? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.