Câu Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao là loại câu gì

Kể chuyện – Tập làm văn lớp 4 – Đọc bài “con chuồn chuồn nước” của Nguyễn Thế Hội và trả lời câu hỏi. Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.

CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.

Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vụt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tẩm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút…

Nguyễn Thế Hội

1. Bài “Con chuồn chuồn nước ” có mấy đoạn ? Tìm ý chính mỗi đoạn?

2. Sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn:

– Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc.

– Con chim gáy hiền lành, béo nục.

-Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.

Theo Tô Hoài

Quảng cáo

-> Lưu ý: Mỗi một đoạn văn chứa đựng một ý (một nội dung) bao gồm một số câu. Khi viết đoạn văn cần chú ý viết hoa chữ cái đầu câu (câu thứ nhất) và viết lùi vào một ô (độ 1 cm). Cuối đoạn văn dùng dấu chấm xuống dòng. Nhớ để làm bài cho đúng.

BÀI LÀM

1. Gợi ý

Bài “Con chuồn chuồn nước” của Nguyễn Thế Hội có 2 đoạn:

– Đoạn 1, từ đầu cho đến “phân vân” miêu tả hình dáng rất đẹp, con chuồn chuồn nước đang đậu trên cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ.

– Đoạn 2, là phần còn lại, tả con chuồn chuồn nước tung bay, bay cao, bay nhanh. Dưới tầm cánh của chú là lũy tre, bờ ao, những cảnh tuyệt đẹp của đất nước; trên tầng cao là đàn cò đang bay và bầu trời xanh cao vút.

2.

Con chim gáy hiền lành béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.

Theo Tô Hoài

Đọc đoạn văn sau :

Ôi chao ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao ! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Ghi lại những câu kểAi thế nào? có trong đoạn văn. Gạch dưới chủ ngữ của từng câu:

Xem lời giải

Câu " Ôi chao ! Con chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao. " là loại câu cảm thán

- Ôi chao!


=> Câu cảm thán 


=> Có dấu chấm than ở cuối câu.


- Con chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao.


=> Câu cảm thán ( Câu bộc lộ cảm xúc)


=> Dấu hiệu: Có cụm từ "làm sao" ở cuối câu.

Câu " Ôi chao ! Con chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao. " là loại câu cảm thán :


+ Bộc lộ cảm xúc về hình ảnh con chuồn chuồn.


+ Dùng dấu chấm than để cho biết dấu hiệu.

Câu trên thuộc loại câu cảm


Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đặt 3 câu nhân hóa về con chó

    Trả lời (32) Xem đáp án »

  • Đề bài: Cho tình huống: Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc. Hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện.

    Cho tình huống: Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy lỡ làm ngã một em bé môn Ngữ văn lớp 4 gồm dàn ý, 3 bài phân tích mẫu giúp học sinh lớp 4 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

    Cho tình huống: Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy lỡ làm ngã một em bé - bài văn mẫu 1

        Hôm nay ở khu vui chơi trước sân của chung cư nơi em ở có rất đông các bạn ra chơi, có cả các em nhỏ đang tập đi cũng xuống nô đùa rất náo nhiệt.

        Vô tình em nhìn thấy một bạn nam cũng trạc tuổi em vì mải chạy đuổi theo bạn đã va vào một em bé khoảng 2-3 tuổi. Em bé bị va mạnh nên ngã xuống còn bạn nam đó lại chạy tiếp không hề để ý rằng mình đã làm ngã một em bé. Khi em bé khóc mẹ em bé chạy ra và gọi bạn nam đó lại, thế nhưng thay vì an ủi và xin lỗi em bé thì bạn nam đó lại tỏ ra vẻ khó chịu nói rằng: "Cháu có làm em ngã đâu, tại em đi không cẩn thận mới bị ngã thôi!", trong khi em bé không ngừng khóc thì bạn nam đó vẫn cứ cố chối cãi và không chịu xin lỗi em bé. Bạn nam đó hoàn toàn thờ ơ trước cái đau của em bé, không quan tâm hay hỏi han xem em bé có bị làm sao hay không, bạn đó chỉ cố cãi để mình không phải xin lỗi hay chịu trách nhiệm. Dù có vài người nói đã tận mắt nhìn thấy bạn ấy làm em bé ngã nhưng bạn ấy vẫn không nhận, mẹ em bé bỏ qua chuyện đó và thế là bạn nam đó lẳng lặng bỏ đi lại chạy ra chơi đùa cười cợt với bạn bè.

        Bạn nam nọ đã vô tình làm em bé ngã nhưng không dám thừa nhận hành vi của mình mà chối quanh, đổ lỗi cho em nhỏ. Em thấy đây là một hành động không nên có và cần phải được thay đổi.

    Trả lời (11) Xem đáp án »

  •                                      Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác

            Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.

    Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.

    Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”                                                                                      1.Câu chuyện có ý nghĩa gì ?                                                                                                                   2.Nếu là An , em sẽ nói với bố mẹ điều gì?

  • Đề bài: Kể một câu chuyện về chiến thắng bệnh tật.

    Kể một câu chuyện về chiến thắng bệnh tật môn Ngữ văn lớp 4 gồm dàn ý, 3 bài phân tích mẫu giúp học sinh lớp 4 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

    Kể một câu chuyện về chiến thắng bệnh tật - bài văn mẫu 1

        Anh Danh, kĩ sư trong khu phố em là một tấm gương chiến thắng bệnh tật đáng khâm phục.

        Anh Danh bị sốt tê liệt từ bé, hai chân không phát triển được bình thường. May mắn là đôi chân bệnh tật ấy tuy nhỏ một chân thấp một chân cao nhưng vẫn co duỗi và đi lại được. Anh Danh ít khi ra ngoài, anh học tập chăm chỉ và rất giỏi. Những năm Trung học anh đều đạt học sinh giỏi. Rồi anh thi đỗ vào trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, khoa Công nghệ Thông tin. Việc học của anh đôi khi bị gián đoạn vì sức khỏe của anh yếu, thường hay trở bệnh liệt giường. Khi đỡ bệnh, anh đi khập khiễng đến giảng đường trường Đại học. Thường xuyên đau ốm nhưng anh luôn luôn vui vẻ lạc quan. Để rèn luyện thể lực, anh tập chạy tại chỗ, rồi bệnh cũng lui dần. Chân anh không thể trở lại như người bình thường được nhưng anh khỏe khoắn hơn, không ốm đau thường xuyên như trước. Anh nhận bằng tốt nghiệp kĩ sư loại giỏi và được một công ty phần mềm danh tiếng tuyển dụng. Hiện nay anh đã lập gia đình và có một cậu con trai kháu khỉnh.

        Có những người kém may mắn, bị bệnh tật nhưng họ vẫn sống tốt và có nhiều công sức đóng góp cho cuộc đời. Họ học tập, rèn luyện, làm việc, cải thiện đời sống của chính họ và cống hiến trí tuệ cho cuộc sống tiến bộ của nhân loại. Những tấm gương như anh Danh luôn luôn nhắc nhở chúng em phải học tập, rèn luyện và không bao giờ được lười biếng, ỷ lại; phải trau dồi bản thân để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

  • Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể. 

    Kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể môn Ngữ văn lớp 4 gồm dàn ý, 3 bài phân tích mẫu giúp học sinh lớp 4 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

    Kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể - bài văn mẫu 1

       Trong lời kêu gọi toàn dân tập luyện thể dục thể thao, câu cuối cùng Bác viết: "Tự tôi ngày nào cũng tập". Hầu như trong hồi ký của các đồng chí cách mạng lão thành, hoặc những cán bộ may mắn được sống cùng Người, không ít thì nhiều đều có nói đến việc Bác Hồ tập thể dục rèn luyện thân thể. Việc tập luyện của Bác không chiếm nhiều thời gian trong ngày nhưng thành một nếp sống gây ấn tượng sâu sắc đến mọi người chung quanh.

       Bác tập luyện rất đều đặn dù trời nóng cũng như ngày lạnh. Ngày nào Bác cũng dậy rất sớm và đánh thức mọi người cùng tập thể dục. Tập xong thì tắm suối, lạnh mấy cũng tắm, rồi đi làm việc. Bác Hồ duy trì nếp tập thể dục và ngày càng làm nội dung tập luyện thêm phong phú. Không chỉ là những động tác của bài tập thể dục thông thường mà còn là tập tạ, nhảy dây thun, dây vải, khí công, quyền thuật, đi bộ, chạy, nhảy... và được Người vận dụng cho phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể. Bơi là môn thể thao rất được Bác ưa thích. Trong hồi ký "Sống bên Bác", đồng chí Ngọc Châu có kể: "Những lúc bơi lội, chúng tôi thường bơi quanh Bác để giúp Người khi qua dòng nước lạnh. Nhờ tập luyện đều như vậy nên mỗi khi đi công tác, Bác vẫn cùng chúng tôi bơi qua một cách dễ dàng".

       Những năm 1957 - 1958, Bác rất thích tập Thái cực quyền. Những đêm trăng, Bác cùng những anh em cảnh vệ thường tập trên sân thượng của Bắc bộ phủ. Sống cùng các chiến sĩ, Bác thường tìm hiểu và tập luyện những bài quyền mới. Bác tập bài mới rất say sưa và chú ý đến từng thế tấn, thế đỡ gạt... Mỗi động tác đều vận gân cốt và tập trung tinh thần, vì vậy Bác đi quyền rất sinh động. Bác cũng rất sốt sắng truyền lại cho các đồng chí của mình những bài quyền mà Bác biết. Những năm sau này khi trở về thủ đô, tuổi Bác thêm cao và sức khỏe không được như trước, Bác đã giảm dần môn chạy bộ nhưng sáng nào Bác cũng tập quyền và đi bộ trong vườn Phủ Chủ tịch.

       Khi ngoài 70 tuổi, Bác Hồ vẫn kiên quyết duy trì sức khỏe. Bác bỏ hút thuốc và giữ vững chế độ tập luyện và sinh hoạt hàng ngày. Theo đề nghị của Bác, các đồng chí cảnh vệ mua cho Bác 20 quả bóng quần vợt và cất trong ngăn kéo. Bác đặt một sọt giấy vụn cách bàn làm việc chừng 5m, mỗi khi viết mỏi tay, Bác dừng lại và đứng dậy lấy bóng ném vào sọt, ném tay trái rồi đổi qua tay phải. Bác cho biết tập như vậy để rèn luyện sự điều khiển của thần kinh và tính chính xác của đôi tay. Hôm nào ném trúng vào sọt nhiều, Bác thấy vui. Còn hôm nào bóng ra ngoài nhiều, Bác có vẻ không vui. Có lần bác sĩ trông nom sức khỏe của Bác muốn làm Bác vui lòng nên lén đem sọt giấy lại gần, Bác phát hiện thấy không đồng ý và tự tay mình đem lại chỗ cũ...

       Cho đến ngày nay, tấm gương rèn luyện thân thể của Bác đã khiến hàng triệu người Việt Nam qua bao thế hệ xúc động và phấn đấu noi theo.

  • Đề bài: Kể một câu chuyện về sự đoàn kết, thương yêu bạn bè.

    Kể một câu chuyện về sự đoàn kết, thương yêu bạn bè môn Ngữ văn lớp 4 gồm dàn ý, 5 bài phân tích mẫu giúp học sinh lớp 4 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

    Kể một câu chuyện về sự đoàn kết, thương yêu bạn bè - bài văn mẫu 1

       Khi em chuyển về học lớp ba ở trường Tiểu học thị xã quê mình, em đã hết lòng yêu thương, giúp đỡ bạn bè.

       Người đầu tiên em giúp đỡ là Xuân Lan. Bạn ấy ngồi sát cạnh em. Xuân Lan học yếu, bạn ấy mặc đồng phục không gọn gàng và tay chân lúc nào cũng bẩn. Các bạn trong lớp xa lánh Xuân Lan, không một bạn nào kết bạn với Xuân Lan. Xuân Lan không biết làm toán cộng, trừ có nhớ. Thế là em ân cần giảng giải cho bạn ấy với một điều kiện là Xuân Lan phải giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc đồng phục gọn gàng. Sau hôm giảng toán cho Xuân Lan, em tặng bạn một cái khăn mùi xoa. Em hướng dẫn bạn nhúng nước khăn, lau mặt cho mát và sạch. Lúc đầu các bạn trong lớp chê cười em, chế giễu em kết bạn với “người ở dơ nhất lớp”. Em không trả lời một bạn nào, chỉ cười.

       Hẻm nhà Xuân Lan ở đối diện nhà em, mỗi ngày học về, em giữ Xuân Lan lại nhà em hai mươi phút để giảng toán cho bạn ấy. Chỉ một tháng sau, Xuân Lan tự mình giải cả bài toán đố và bạn ấy bắt đầu cười.

       Em rủ các bạn khác đến chơi với Xuân Lan. Em cầm tay Xuân Lan đưa cho các bạn xem Xuân Lan đã dùng khăn mùi xoa nên tay, quần áo, mặt rất sạch sẽ. Chúng em cùng nhau đến chỗ vòi nước sau lớp lấy nước về tưới cho những chậu Trường Sinh leo trang trí lớp mà trước đó cả lớp đã trồng. Em các bạn và Xuân Lan hì hục sửa chỗ dây Trường Sinh leo lên bệ cửa sổ. Chúng em thực sự vui sướng vì làm việc cùng nhau. Sửa dây Trường Sinh xong, chúng em chơi nhảy dây. Các bạn khác đều công nhận Xuân Lan nhảy dây rất giỏi.

        Về sau, lớp ba của em là một lớp nổi tiếng trong mọi phong trào của nhà trường. Em rất hạnh phúc được các bạn tin tưởng, yêu thương bầu làm lớp trưởng.

  • Đề bài: Kể một câu chuyện về giúp đỡ người tàn tật.

    Kể một câu chuyện về giúp đỡ người tàn tật môn Ngữ văn lớp 4 gồm dàn ý, 5 bài phân tích mẫu giúp học sinh lớp 4 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

    Kể một câu chuyện về giúp đỡ người tàn tật - bài văn mẫu 1

        Lớp chúng em học là lớp 4A, cả lớp có tất cả ba mươi bạn học sinh và một điều đặc biệt là trong lớp em có một bạn bị khuyết tật, bạn ấy tên là Lan. Lan bị bại liệt từ nhỏ nên không đi lại được. Trong lớp bạn rất được thầy cô, bạn bè yêu quý và luôn nhận được sự giúp đỡ của mọi người đặc biệt là của các bạn trong lớp.

        Lan có hoàn cảnh kém may mắn hơn những bạn khác nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của bạn, tuy vậy nhưng Lan luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti mỗi khi đến lớp và rồi với tình thương của cô giáo và sự quan tâm của các bạn trong lớp bạn Lan đã tự tin hơn, xóa đi mọi khoảng cách để hòa đồng với mọi người.

        Lan là một bạn học sinh rất chăm chỉ, mặc dù việc đi lại rất khó khăn nhưng bạn đi học rất đều, hàng ngày bố của bạn đều đèo bạn đến trường và cõng bạn vào tận chỗ ngồi trong lớp, ghế ngồi của bạn cũng được thiết kế rất đặc biệt để tạo điều kiện thuận lợi và thoải mái nhất cho bạn trong mọi hoạt động ở lớp. Trong lớp, với sự hiền lành và thân thiện của mình, Lan luôn nhận được sự yêu quý của các bạn trong lớp, trong lớp của chúng em không bạn nào có thái độ miệt thị với Lan cả mà ngược lại luôn quan tâm và tận tình giúp đỡ khi Lan gặp khó khăn.

        Hàng ngày bố Lan đưa Lan đến lớp rồi lại tất bật với công việc của mình, còn mọi hoạt động của Lan ở lớp đều do chúng em và cô giáo lo cho bạn. Từ việc giúp bạn đi mua đồ ăn, đi vệ sinh và nhiều việc khác nữa. Khi ở nhà bố mẹ giúp Lan và khi đến trường thì chúng em chính là đôi chân của bạn. Có hôm tan học bố Lan chưa đến đón kịp thì cô giáo và một bạn trong lớp phụ trách việc đưa Lan về tận nhà. Biết gia đình Lan có hoàn cảnh khó khăn nên cô giáo chủ nhiệm và chúng em đã thành lập một quỹ nhỏ ở trong lớp để giúp đỡ bạn, đơn giản như chỉ là mua vài quyển sách, vở mới hay hơn thế nữa là mua áo ấm cho Lan.

        Dịp Tết đến cô giáo và chúng em đến tận nhà Lan chơi và tặng quà Tết cho gia đình Lan. Lan rất vui, bạn ấy còn khóc nữa, Lan có viết một tấm thiệp gửi đến chúng em, Lan muốn cảm ơn cô giáo và các bạn trong lớp rất nhiều vì nhờ có mọi người mà Lan luôn cảm thấy vui vẻ và ấm áp, xóa đi phần nào nỗi buồn và sự mặc cảm về hoàn cảnh và thêm yêu cuộc sống này hơn.

        Đối với em và tất cả các bạn trong lớp thì Lan luôn là một người bạn tốt, chúng em thấy khâm phục bạn ở tinh thần và nghị lực vượt lên khó khăn để được đi học giao và giao lưu với mọi người. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công trên con đường chinh phục tri thức của mình.