Con sâm đất là gì

Sâm đất hay địa sâm, thổ sâm, có thể dùng để chỉ:

  • Sá sùng, tên khoa học Sipunculus nudus, là một loài hải sản thân mềm, có giá trị kinh tế cao.
  • Sâm nam, tên khoa học Boerhavia diffusa, là một loài thực vật thuộc họ Hoa phấn.
  • Cây Quả nổ, tên khoa học Ruellia tuberosa, là một loài thực vật thuộc họ Ô rô.
  • Thổ nhân sâm, tên khoa học Talinum paniculatum, là một loài thực vật thuộc họ Rau sam.
  • Khổ sâm, tên khoa học Croton tonkinensis, là một loài thực vật thuộc họ Thầu dầu.
  • Sâm tam thất, tên khoa học Panax pseudoginseng, là một loài thực vật thuộc họ Ngũ gia bì.
Con sâm đất là gì

Trang định hướng này liệt kê những bài viết liên quan đến tiêu đề Sâm đất.
Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn có thể muốn thay đổi liên kết trỏ trực tiếp đến bài viết dự định.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sâm_đất&oldid=21316086”

Củ sâm đất đang được người dân đổ xô đi mua đến mức hiếm hàng nhưng chỉ là một loại thực phẩm hỗ trợ, không có công dụng điều trị bệnh lý. Công dụng của củ sâm đất đang bị nhiều người khuyếch đại.


Sâm đất luôn cháy hàng Những ngày qua, người dân TP.HCM đổ xô đi mua sâm đất (còn gọi là sâm khoai, khoai sâm) đến mức món này trở nên khan hiếm. Một thương lái ở quận Thủ Đức, TP.HCM liên tục phải báo hết hàng. Mặc dù một tuần nay, nhập hơn một tấn nhưng các đầu mỗi sỉ và khách lẻ đều lấy hết hàng. Cũng đăng bán đặc sản này, anh Thành (quận 7) cho biết mỗi đợt bán được hơn một tạ. Khách ban đầu chỉ đặt mua vài kg nhưng khi ăn quen thấy ngon, sau đó đặt cả chục kg.

Con sâm đất là gì
TS. BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cho biết công dụng của củ sâm đất đang bị phóng đại. – Ảnh Lê Nam Củ sâm đất là đặc sản nổi tiếng ở Lào Cai, nhìn bề ngoài khá giống khoai lang nhưng bổ ra ruột trắng trong hoặc có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ như nhân sâm. Nếu ăn sống, sâm khoai có vị ngọt mát, nhiều nước. Khi nấu canh xương thì càng rõ mùi thơm, ăn dẻo và ngọt. Dù được quảng cáo có nhiều đặc tính tốt nhưng mỗi kg khoai sâm sau khi trừ chi phí vận chuyển thì có giá 30.000 đồng/kg nếu mua từ 50 kg trở lên, bán lẻ là 50.000 đồng/ kg. Vào rộ thu hoạch, giá bán lẻ sẽ giảm còn 35- 40.000 đồng/kg. Mặc dù loại sâm khoai này mới xuất hiện ở thị trường TP.HCM vài năm nay nhưng rất đắt hàng, vì vậy các thương lái tích cực nhập hàng bán từ sớm.
Con sâm đất là gì

Củ sâm đất nhìn giống củ khoai lang, khi bổ ra có màu trắng trong hoặc vàng nhạt, ăn thơm mùi sâm, nhiều nước Tuy nhiên, nhiều thông tin trên các diễn đàn mạng đã đẩy công dụng thật sự của củ sâm đất lên cao, nhiều người đổ xô đi mua vì tin rằng ngoài ăn ngon, củ sâm đất có thể… chữa nhiều bệnh nên hàng càng trở nên khan hiếm. TS. BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cho biết, củ sâm đất còn có tên gọi khác là Yacon hay Hoàng Sin Cô, dân gian còn gọi là khoai sâm vì củ giống khoai lang.

“Cây này có hai nguồn gốc xuất xứ, thứ nhất ở vùng Trung Mỹ, nó được coi như một loại thực phẩm từ rất lâu rồi. Còn ở Việt Nam, cây này được du nhập từ vùng Tân Cương, Trung Quốc với tên Hoàng Sin Cô”, TS. BS Trương Thị Ngọc Lan nói.

Chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị TS. BS Trương Thị Ngọc Lan khẳng định: “Đúng là củ sâm đất khá bổ dưỡng, có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả sử dụng của cây này nhưng công dụng thật sự đang bị thần thánh hóa”. Củ sâm đất chứa nhiều chất fructooligosaccharide, gọi tắt là FOS. Dưỡng chất này có lợi cho sức khỏe với 3 công dụng chính. Thứ nhất, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư đại tràng. Dưỡng chất này điều chỉnh được hệ thống vi khuẩn ở trong đường ruột, từ đó tăng cường hệ miễn dịch. “Hệ thống đường ruột của con người có rất nhiều vi khuẩn. Những vi khuẩn này cung cấp một số chất miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa. Sau khi chúng ta sử dụng các loại kháng sinh, ngoài việc diệt được vi khuẩn bệnh lý thì cũng diệt luôn các vi khuẩn đường ruột có lợi. Vì vậy đa phần chúng ta sẽ bị rối loạn tiêu hóa sau khi sử dụng kháng sinh”, TS. BS Trương Thị Ngọc Lan cho biết.

Con sâm đất là gì
TS. BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM Thứ hai, củ sâm đất có tác dụng hạ đường huyết khá rõ rệt trên thực nghiệm cũng như trên lâm sàng, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Thứ ba, liên quan đến bệnh lý béo phì, loại củ này làm cho cơ thể mau no, đẩy nhanh quá trình bài tiết ra ngoài vì nó tăng nhu động ruột. Tác dụng phụ của nó gây rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân dễ bị tiêu chảy…
Con sâm đất là gì
Từ khóa “Củ sâm đất” được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội Ảnh chụp màn hình Bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên, nên sử dụng củ này càng sớm thì khả năng hấp thụ dinh dưỡng càng tốt, không nên nghe theo quảng cáo trên mạng rằng củ có thể được 3- 4 tháng, càng lâu càng ngọt. “Khi chúng ta bị các bệnh lý như ung thư đại tràng, bệnh lý đái tháo đường hay béo phì thì tốt nhất vẫn nên có các bác sĩ khám và tư vấn để đưa ra một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như một phương pháp điều trị hợp lý, bản thân cây sâm đất chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị”. TS. BS Trương Thị Ngọc Lan khẳng định, có thể coi củ sâm đất như một thực phẩm hỗ trợ trong một số bệnh lý chứ không có công dụng chính trong điều trị bệnh. Nhân đây bác sĩ Lan cũng cho biết thêm rằng việc bán các loại thực phẩm chức năng cho người Việt dễ hơn các nước khác rất nhiều. Lý do người Việt Nam quan niệm thực phẩm chức năng luôn an toàn. Có ăn hay uống vào cũng không hại gì.

“Phải khẳng định là không có thuốc nào chữa bách bệnh hết. Những người tiêu dùng của Việt Nam nên chú ý khi mình muốn sử dụng sản phẩm nào cho mục đích sức khỏe, tốt nhất vẫn nên tư vấn các nhà chuyên môn”, bác Sĩ Trương Thị Ngọc Lan đưa ra lời khuyên.

Nguồn: LÊ Nam/ Báo Thanh Niên

Con sâm đất là gì
Con sâm đất là gì

Củ sâm đất là thực phẩm đang được nhiều bà nội trợ yêu thích và tìm mua bởi nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và hương vị ngon ngọt, lạ miệng.

Sâm đất là loài cây có củ, du nhập từ Tân Cương, Trung Quốc và được trồng chủ yếu ở Lào Cai. Củ cây sâm đất còn có các tên gọi khác là Hoàng Sin Cô, khoai sâm, địa tàng thiên hay Yacon. Nhìn bên ngoài, của sâm đất khá giống khoai lang nhưng có ruột trắng trong hoặc vàng nhạt, đặc biệt có mùi thơm giống nhân sâm.

Củ sâm đất có vị giòn ngọt, thanh mát, có thể ăn sống, xào, nấu canh hoặc ngâm rượu. Loại củ này để được rất lâu, có thể bảo quản đến 6 tháng ở nhiệt độ bình thường, khi phơi nắng hoặc nấu canh, củ có vị ngọt đậm đà và dẻo hơn.

Củ sâm đất có tác dụng gì?

Củ sâm đất có nhiều lợi ích nhưng đây chỉ là thực phẩm hỗ trợ chứ không có tác dụng điều trị bệnh lý. Dưới đây là 3 công dụng nổi bật mà củ cây sâm đất mang lại cho sức khỏe.

1. Hỗ trợ giảm cân

Khi ăn củ sâm đất bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn giúp ít tiêu thụ các thức ăn khác và đẩy nhanh quá trình bài tiết ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà sâm đất là loại thực phẩm thường có trong chế độ ăn giảm cân của các chị em. Bạn có thể nấu canh với thịt hoặc luộc chín.

2. Tốt cho người bệnh tiểu đường

Củ cây sâm đất có thành phần fructooligosaccharides hỗ trợ cơ thể không hấp thu đường đơn, giảm glucose trong gan và tăng khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường nên tăng cường tiêu thụ củ sâm đất.

3. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Fructooligosaccharides có trong củ sâm đất có thể chuyển hóa thành carbohydrate, polyphenol giúp giảm lượng natri trong máu, cải thiện tình trạng hạ đường huyết, củng cố sức khỏe tim mạch.

Gợi ý 3 món ăn chế biến từ củ sâm đất

Sâm đất có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, dễ làm và tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số công thức gợi ý để bạn có thể tạo ra những món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng cho gia đình.

1. Canh sâm đất hầm xương

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Củ sâm đất

– Xương heo

– Cà rốt

– Gia vị nêm nếm

– Hành tím, tỏi băm nhỏ

Cách làm

Xương heo rửa sạch ướp gia vị với hành tím, hạt nêm, tiêu, bột ngọt khoảng 20 phút. Sâm đất và cà rốt cắt khúc vừa ăn. Hành tỏi băm nhỏ phi thơm rồi cho xương heo vào xào cho săn lại. Sau đó đổ nước vào nồi xương heo và hầm chín nhừ. Cuối cùng cho khoai sâm đất, cà rốt và hầm khoảng 10 – 15 phút tắt bếp và nêm nếm lại cho vừa ăn.

2. Sâm đất xào thịt bò

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Củ sâm đất

– Hành lá, hành tím, tỏi, ớt

– Thịt bò

– Gia vị nêm nếm

Cách làm

Củ cây sâm đất cắt khúc hoặc thái lát, thịt bò cắt mỏng và ướp trong 10 phút với tỏi băm, nước mắm, dầu ăn, hạt nêm, tiêu, muối. Phi hành tím với dầu ăn cho thơm rồi đảo thịt bò trên bếp, khi bò chín săn lại thì cho ra đĩa. Sâm đất xào với gia vị cho vừa ăn, khi sâm chín tái thì cho thịt bò đảo đều và thêm hành lá.

3. Nộm củ sâm đất

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Củ sâm đất thái sợi

– Củ cà rốt thái sợi

– Ớt tỏi băm nhỏ

– Đậu phộng, rau thơm, chanh

– Nước mắm, đường, bột ngọt

– Thịt gà xé nhỏ

Cách làm

Đầu tiên, thái sợi mỏng sâm đất ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước. Cà rốt thái sợi, rau thơm cắt nhỏ, đậu phộng rang chín bỏ vỏ. Nước mắm pha tỷ lệ 2 thìa đường, 4 thìa nước, 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa tỏi, 1 thìa ớt, 3 thìa nước mắm và khuấy đều. Cuối cùng, trộn tất cả nguyên liệu cùng với thịt gà xé nhỏ, lưu ý cần nhẹ tay để nộm sâm đất không bị dập.

Bên cạnh dùng để chế biến thành các món ăn thì sâm đất còn được ngâm rượu giúp bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết. Để có một bình rượu từ củ sâm đất thơm ngon, bạn cần chuẩn bị:

– Củ sâm đất (nên chọn củ to, còn tươi không bị dập)

– Rượu trắng nguyên chất

– Bình ngâm rượu (bình sứ, thủy tinh)

Cách ngâm rượu củ sâm đất

– Rửa sạch sâm đất để loại bỏ đất cát bên ngoài và để ráo nước

– Xếp sâm đất vào bình sao cho rễ hướng xuống đáy bình, xếp gọn và đẹp

– Cho rượu ngập bình đã xếp sẵn sâm đất và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát,

– Sau 3 tháng có thể sử dụng được rượu sâm đất.

Mua củ sâm đất ở đâu?

Củ sâm đất được trồng nhiều ở Lào Cai và những vùng đất ẩm ướt. Một cây có thể thu hoạch đến 4 – 5 kg củ. Bạn có thể dễ dàng mua củ sâm đất tại các cửa hàng thực phẩm, cửa hàng online hoặc trang thương mại điện tử. Giá mua củ sâm đất dao động từ 40.000 đồng – 50.000 đồng/kg. Khi mua, bạn nên lựa những củ to, chắc tay, không bị sâu mọt. Bảo quản củ ở nhiệt độ bình thường, có thể phơi nắng để củ dẻo ngọt hơn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


Page 2

Con sâm đất là gì

Nhờ lượng vitamin A cao mà khoai lang trở thành một trong những loại rau tốt nhất cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì giúp tăng cường khả năng sinh sản. Đây có lẽ là một tác dụng của khoai lang mà ít người biết đến.

Vitamin A đóng vai trò chính trong việc cải thiện hiệu suất sinh sản và sự thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn đến vô sinh thứ phát ở phụ nữ. Ngoài ra, khoai lang còn có chứa sắt, một khoáng chất rất tốt trong việc thúc đẩy khả năng sinh sản. Do đó, việc tăng lượng sắt và vitamin A từ khoai lang có thể giúp tránh nguy cơ vô sinh thứ cấp và giảm nguy cơ vô sinh liên quan đến vấn đề rụng trứng ở phụ nữ.

14. Tác dụng của khoai lang giúp điều hòa huyết áp

Vì rất giàu kali và magie nên việc tiêu thụ khoai lang có thể giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Việc cơ thể được hấp thụ lượng kali cao hơn dẫn đến huyết áp thấp hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề mạch vành hoặc đột quỵ.

Ngoài ra, magie là một khoáng chất có công dụng giảm huyết áp do đó giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp hiệu quả.

15. Tác dụng của khoai lang giúp cải thiện thị lực

Con sâm đất là gì

Vitamin A có trong khoai lang giúp cải thiện thị lực. Loại vitamin này không chỉ rất quan trọng trong sự hình thành các sắc tố khác nhau chịu trách nhiệm cho sự hấp thụ ánh sáng của mắt mà cũng duy trì cấu trúc thích hợp của võng mạc.

Tình trạng thiếu vitamin A sẽ dẫn đến thị lực kém và cũng có thể là nguyên nhân gây mù lòa. Ngoài ra, tình trạng này cũng liên quan đến các bệnh về mắt như loét giác mạc, khô giác mạc và viêm kết mạc.

Vitamin A, C và E có trong loại củ này rất tốt trong việc cải thiện thị lực tốt hơn và ngăn ngừa các vấn đề về mắt.

Mách bạn cách chọn mua và trữ khoai lang

Khi chọn mua khoai lang, bạn hãy quan sát thật lỹ lớp vỏ của chúng. Hãy chọn mua những củ cầm lên thấy chắc tay, lớp vỏ bên ngoài có màu sắc đồng đều, không nứt, không bị xây xát, không lỗ chỗ hoặc có dấu hiệu bị sâu (sùng, hà).

Bạn nên để khoai trong một cái rổ sạch ở nơi khô ráo, thoáng mát và sử dụng hết trong vòng tối đa là 10 ngày. Tránh mua khoai quá nhiều vì để lâu khoai có thể bị sâu, lên mầm ăn mất ngon.

Ăn khoai lang nhiều có tốt không?

Con sâm đất là gì

Ăn khoai lang nhiều có tốt không? Hầu hết mọi người đều có thể ăn khoai lang mà không gặp phải vấn đề gì. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là lượng oxalate cao trong khoai lang sẽ gây ra vấn đề ở những người có nguy cơ cao hình thành sỏi thận.

>> Gợi ý dành cho bạn: Ăn khoai lang chiên hay khoai tây chiên tốt hơn?

Ai nên hạn chế ăn khoai lang?

Mặc dù khoai lang mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, nhưng một số tình trạng sức khỏe vẫn nên hạn chế loại thực phẩm này. Nếu bạn đang có những vấn đề sức khỏe tương tự, bạn không nên ăn khoai lang quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Nếu bạn vẫn muốn bổ sung thêm khoai lang vào chế độ ăn uống, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Sau đây là những người không nên ăn khoai lang:

  • Người đang sử dụng thuốc tăng nồng độ kali. Khoai lang rất giàu kali và khi dùng chung với các loại thuốc làm tăng nồng độ kali trong cơ thể, chẳng hạn như thuốc chẹn beta, có thể gây ra hấp thụ kali quá mức vào cơ thể.
  • Những người có vấn đề về thận. Trong tình trạng thận hoạt động không tốt, lượng kali cao có thể gây hại cho sức khỏe. Khoai lang chứa nhiều oxalat có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận canxi-oxalat.
  • Khoai lang giàu beta-carotene, và việc tiêu thụ quá nhiềucó thể dẫn đến dư thừa vitamin A. Khi đó, lượng vitamin A dư thừa sẽ tích tụ trong gan . Mặc dù điều này không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng sẽ khiến màu da và móng tay chuyển sang màu cam.

Bí quyết để thêm khoai lang vào chế độ ăn

Thực tế là bạn rất dễ dàng thêm khoai lang vào chế độ ăn uống của mình. Bạn có thể nướng, luộc, chiên, hấp hoặc làm các món hầm. Vị ngọt tự nhiên của loại củ này kết hợp với nhiều gia vị khác nhau có thể tạo ra các món mặn và ngọt.

Khoai lang từ hàng ngàn năm trước đã được ông bà cha ta sử dụng để làm bữa ăn hàng ngày thay cho những món cơm lành canh ngọt khi còn khó khăn. Cho đến tận bây giờ, củ khoai lang ấy vẫn luôn giữ vững được giá trị khi giúp chúng ta giảm cân, phòng ngừa nhiều bệnh tật,… Vì thế, bạn đừng quên bổ sung thực phẩm này vào chế độ hàng ngày một cách điều độ để nhận được nhiều tác dụng của khoai lang nhé.