Cây bồ công anh còn gọi là cây gì năm 2024

Tên khoa học: Lactuca indica L., 1771 Tên khác: Diếp dại, diếp trời, rau bồ cóc, cây mũi mác, rau mét, phiắc bao, lin hán (Tày), lày máy kỉm, rau bao (Dao); Indian lettnee (Anh); laitue indienne, laitue d’Inde (Pháp). Họ: Cúc – Asteraceae


1. Đặc điểm hình thái Cây thảo mọc đứng, sống một năm hay hai năm, cao 0,5 – 1,0 m, có thể đến gần 2 m. Thân nhẵn, ít phân cành, màu lục, đôi khi có những đốm tía. Lá mọc so le, không cuống, rất đa dạng. Những lá ở phần dưới thuôn dài khoảng 30 cm, rộng 5 – 6 cm, xẻ thùy không đều hẹp và sâu, mép có răng cưa, đầu nhọn; lá ở giữa và ở gần ngọn có phiến ngắn và hẹp hơn, xẻ ít răng hoặc hoàn toàn nguyên. Cụm hoa mọc ở ngọn thân và kẽ lá thành chùy dài 20 – 40 cm, phân nhánh nhiều, mỗi nhánh mang 2 – 5 đầu, mỗi đầu có 8 – 10 hoa màu vàng. Tràng hoa có ống mảnh và lưỡi dài; nhị 5, bao phấn có đỉnh tròn, tai hình dùi; vòi nhụy có gai. Quả bế, 2 cạnh có cánh, 2 cạnh kia giảm thành một đường lồi, màu đen khi chín, có mào lông trắng nhạt ở đỉnh. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng. 2. Đặc điểm sinh thái Bồ công anh là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc ở những nơi đất còn tương đối màu mỡ, ở bãi sông, nương rẫy, các bãi đất hoang quanh làng, ven đường đi. Hàng năm, cây mọc từ hạt xuất hiện vào mùa xuân, sinh trưởng nhanh trong mùa hè; ra hoa khoảng tháng 4 – 6; đến mùa thu sau khi quả già, toàn cây tàn lụi. Quả bồ công anh có túm lông, phát tán nhờ gió và có khả năng nảy mầm tốt. 3. Phân bố Việt Nam: Phân bố rải rác khắp các tỉnh vùng núi thấp, trung du và có cả ở đồng bằng. Hiện có nhiều ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… Còn được trồng ở các tỉnh xung quanh Hà Nội. Thế giới: Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philippin.

4. Giá trị sử dụng Bộ phận dùng: Cả cây (bỏ rễ), thu hái khi bắt đầu có nụ; được phơi hay sấy khô. Thành phần hóa học: Trong lá bồ công anh chứa các chất protid, glucid, flavonoid, caroten, vitamin C, b-amyrin, taraxasterol, germanicol; có 2 chất đắng là lactucin và lactucopicrin. Công dụng: Bồ công anh là cây thuốc được sử dụng từ lâu đời trong nhân dân, có tác dụng tiêu độc, làm mát, trong các trường hợp bị mụn nhọt, mẩn ngứa, lở loét, chữa đau dạ dày, và kích thích tiêu hóa. Lá non tươi của cây còn dùng làm rau ăn. Đây là món ăn ưa thích của đồng bào Thái, Dao, Tày,… 5. Kỹ thuật nhân giống và gieo trồng Cây được trồng ở các tỉnh xung quanh Hà Nội, vào tháng 2 – 3; gieo bằng hạt. Vào mùa thu khi quả già (lá bắt đầu vàng úa), cắt lấy cả bông, phơi nắng. Khi thấy các quả bung ra cùng tùm lông trắng, giũ nhẹ cho hạt rơi xuống, phơi thêm 1 nắng nữa, sau đóng gói, cất kỹ để đến mùa xuân năm sau mới đem gieo. Đất trồng bồ công anh cần cày bừa kỹ, bón lót khoảng 20 tấn phân chuồng mục / ha; lên luống, sau gieo hạt theo từng rạch. Hạt gieo sau 15 – 25 ngày nảy mầm. Khi cây cao 10 cm tỉa thưa, chỉ để lại với cự ly 30 – 35 cm / cây. Chăm sóc đơn giản, bao gồm làm cỏ, xới đất, tưới nước khi bị hạn. Cây trồng sau 3 tháng cho thu hoạch. Hiện chưa rõ về năng suất. Ở vùng Hoành Bồ (tỉnh Quảng Ninh), người Dao còn trồng bồ công anh ở vườn làm rau ăn. 6. Khai thác, chế biến và bảo quản Khi cây sắp có hoa thì thu hái. Cắt lấy toàn bộ phần trên mặt đất; rửa sạch đất cát; chặt thành từng đoạn 4 – 5 cm; phơi hay sấy đến khô. Dược liệu bồ công anh khô dễ bị ẩm mốc, cần bảo quản nơi khô mát. 7. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Mặc dù mọc hoang rại rải rác trong thiên nhiên, song từ nhiều năm nay, dược liệu bồ công anh trên thị trường Miền Bắc Việt Nam chủ yếu do trồng trọt. Được biết, giá trị đem lại do trồng bồ công anh cao hơn lúa và ngô. Thời gian trồng ngắn, chỉ khoảng 3 tháng đã thu hoạch. Mặt khác, do là cây trồng nên chủ động về thời gian thu hái, dược liệu có chất lượng cao và đồng đều hơn thu hái từ cây mọc tự nhiên. Bởi vậy, hiện chưa phải lo lắng đến vấn đề bảo tồn loài cây thuốc này ở Việt Nam. 8. Tài liệu tham khảo

VOV.VN - Bồ công anh là thảo mộc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Bạn cũng có thể sử dụng lá của loại cây này để đưa vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Sau đây là những lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại, bạn nên tận dụng để dùng khi cần thiết.

Nguồn vitamin và khoáng chất

Bồ công anh là một nguồn giàu Vitamin A, B6, C và K. Những vitamin này thúc đẩy thị lực, làn da, hệ thống miễn dịch, trao đổi chất, tổng hợp protein, v.v. Bồ công anh cũng chứa các khoáng chất quan trọng như canxi, đồng, sắt, magiê và kali.

Rau bồ công anh có thể ăn sống hoặc nấu chín. Các vitamin và khoáng chất thiết yếu của bồ công anh mang lại một số lợi ích cho sức khỏe mà không cần thêm quá nhiều calo hoặc carbs vào chế độ ăn uống của bạn.

Ngoài lá, các bộ phận khác của cây bồ công anh, chẳng hạn như rễ, cũng chứa các chất dinh dưỡng có lợi. Rễ bồ công anh rất giàu carbohydrate inulin, một loại chất xơ hòa tan có trong thực vật hỗ trợ sự phát triển và duy trì vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh trong đường tiêu hóa của bạn. Rễ từ loại cây này thường được sấy khô và pha thành trà, nhưng bạn cũng có thể ăn cả củ như các loại rau củ khác.

Cây bồ công anh còn gọi là cây gì năm 2024

Những tác dụng không ngờ của cây bồ công anh

Chứa chất chống oxy hóa mạnh

Bồ công anh chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa beta carotene, bảo vệ chống lại tổn thương tế bào và stress oxy hóa. Chúng cũng giàu một loại chất chống oxy hóa khác gọi là polyphenol, chủ yếu được tìm thấy trong hoa nhưng cũng có ở rễ, lá và thân.

Có thể giúp chống viêm

Viêm là một phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch đối với chấn thương hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho các mô và DNA của cơ thể bạn. Nhờ một số hợp chất như polyphenol mà bồ công anh có thể giảm viêm hiệu quả. Một số nghiên cứu về ống nghiệm ghi nhận các dấu hiệu viêm giảm đáng kể trong các tế bào được điều trị bằng các hợp chất chiết xuất từ ​​bồ công anh.

Bồ công anh hỗ trợ quản lý lượng đường trong máu

Axit chicoric và chlorogenic là hai hợp chất hoạt tính sinh học trong bồ công anh có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Trong một nghiên cứu, axit chicoric và chlorogenic hạn chế quá trình tiêu hóa thức ăn giàu tinh bột, nhiều carb, điều này có thể góp phần thêm vào khả năng giảm lượng đường trong máu của bồ công anh.

Cây bồ công anh còn gọi là cây gì năm 2024

Giảm mức cholesterol và chất béo trung tính

Các chất được tìm thấy trong bồ công anh có khả năng làm giảm mức chất béo trung tính và cholesterol. Hút thuốc, uống rượu, ăn nhiều chất béo và béo phì có thể góp phần làm tăng mức cholesterol. Cholesterol cao cuối cùng có thể dẫn đến bệnh tim hoặc các biến chứng sức khỏe khác, và nghiên cứu chỉ ra rằng bồ công anh có thể làm giảm mức cholesterol.

Với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, bồ công anh có thể góp phần điều chỉnh cholesterol. Vì bồ công anh có chứa các enzym mạnh nên nó có thể giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ và hỗ trợ cơ thể con người điều chỉnh mức cholesterol một cách tự nhiên. Những người có tiền sử gia đình bị cholesterol cao có thể cần thực hiện các bước bổ sung để quản lý và bảo vệ sức khỏe của họ.

Quản lý huyết áp

Hàm lượng kali cao có trong bồ công anh có thể giúp giảm huyết áp. Theo một nghiên cứu gần đây về tác dụng của bồ công anh cho thấy, lá bồ công anh cũng được cho là có tác động tích cực đến hệ tim mạch do hàm lượng kali cao có trong nó. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định chế độ ăn uống và thói quen tốt nhất để điều chỉnh huyết áp.

Tăng cường sức khỏe gan

Bồ công anh đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh về gan và một số nghiên cứu hiện đại đã chứng minh những lợi ích sức khỏe này.

Một chất gây ô nhiễm môi trường được gọi là natri dicromat có thể ảnh hưởng đến chức năng gan như làm tăng stress oxy hóa trong gan, cuối cùng gây ra bệnh gan. Các thành phần được tìm thấy trong bồ công anh có thể làm giảm mức độ căng thẳng oxy hóa. Vì thế để bảo vệ sức khỏe của gan và tránh các biến chứng, bạn có thể tham khảo các bài thuốc bồ công anh trong việc chăm sóc lá gan của mình.

Bồ công anh hỗ trợ giảm cân

Nghiên cứu chỉ ra rằng, bồ công anh có thể làm giảm sự hấp thụ chất béo và tăng tốc độ trao đổi chất. Bồ công anh chứa các chất xơ lành mạnh hỗ trợ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột, điều này cũng giúp điều chỉnh cân nặng.

Thúc đẩy làn da khỏe mạnh

Lá và hoa bồ công anh giúp bảo vệ tế bào da chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời và tia UV có hại. Chiết xuất từ ​​lá và hoa bồ công anh chứa các vitamin và khoáng chất là chất bảo vệ mạnh mẽ chống lại tác hại của tia cực tím. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũ cho thấy bồ công anh có thể ngăn ngừa và điều trị một số dạng mụn trứng cá bằng cách tăng cường hydrat hóa da và sản xuất collagen.

Làm giảm nguy cơ ung thư

Một nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng chiết xuất rễ cây bồ công anh góp phần ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư vú, đồng thời làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư ở mô gan, ruột kết và dạ dày.

Cây bồ công anh còn gọi là cây gì năm 2024

Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Bồ công anh có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại virus và vi khuẩn. Bồ công anh chứa lượng lớn vitamin C và các vi chất dinh dưỡng khác hỗ trợ hệ thống miễn dịch của chúng ta, ngăn chặn sự tấn công của virus có hại.

Hỗ trợ sức khỏe xương

Lá bồ công anh chứa canxi, một khoáng chất giúp xương chắc khỏe. Canxi cũng rất quan trọng đối với sự co cơ, chức năng thần kinh và các chức năng khác của cơ thể.

Ngoài canxi, lá bồ công anh còn chứa vitamin K và magie, cả hai đều giúp tăng cường sức khỏe của xương. Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo giúp thúc đẩy quá trình hình thành xương, trong khi magie hỗ trợ điều hòa canxi trong cơ thể. Các nguồn dinh dưỡng hỗ trợ xương phong phú trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như canxi, vitamin K và magiê, có thể làm giảm nguy cơ gãy xương và tăng cường sức khỏe tổng thể của xương.

Giữ nước

Trong lá bồ công anh có chứa kali, giúp điều chỉnh sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Kali tự nhiên chống lại tác dụng của natri, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giữ nước. Do đó, lá bồ công anh có thể giúp giảm khả năng giữ nước và sưng tấy bằng cách thúc đẩy dòng chảy của chất lỏng dư thừa và hỗ trợ cân bằng chất lỏng thích hợp.

Giảm đau bụng kinh

Do đặc tính chống viêm và thư giãn, lá bồ công anh có thể giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Trong lá bồ công anh có chứa phytoestrogen, là những hợp chất thực vật có đặc tính giống như estrogen, giúp cân bằng lượng hormone trong cơ thể, từ đó có thể giúp giảm đau bụng kinh.

Cách sử dụng cây bồ công anh như thế nào?

Cây bồ công anh có độc tính thấp và hầu hết an toàn cho hầu hết mọi người, đặc biệt là khi dùng làm thực phẩm. Lá, thân và hoa bồ công anh thường được sử dụng ở trạng thái tự nhiên. Bạn có thể ăn sống hoặc nấu chín. Rễ thường được sấy khô, nghiền và dùng làm chất thay thế trà hoặc cà phê.