Cấy máu thông thường cho kết quả sau bao lâu

Cấy máu để tìm vi khuẩn trong máu một bệnh nhân bị bệnh nhiễm khuẩn là một xét nghiệm hết súc quan trọng vì trực tiếp cho ta biết nguyên nhân của bệnh là loại vi khuẩn gì.

a) Nguyên tấc cần biết khi cấy máu:

- Nói chung, khi lấy máu cấy phải lấy vào lúc sốt, nên lấy 2 - 3 lần, cách nhau 30 - 60 phút. Tuy vậy trong trường hợp nghi ngờ có nhiễm khuẩn máu, khi bệnh nhân không sốt, vẫn nên cho cấy máu.

- Lấy máu hết sức vâf Xliuẩii để tránh những kết quả sai lầm do tạp khuẩn làm 6 nhiẽm vào máu

- Máu khi lấy ra phải cấy ngay, thường phải cáy ngay tại chỗ. Nếu không cấy ngay tại chỗ dược, thì phải cho natri citrat vào máu, cứ 10 ml máu cho thêm 1 ml dung dịch natri citrat 10%. Nếu máu phải mang đẻn một phòng xét nghiộnn xa thì nên cấy máu tạm vào một mỏi trường đặc biệt gọi là môi trường chuyên chờ, môi trường này do các phòng xét nghiệm cung cấp.

- Sô lượng máu để cấy trung bình từ 5 đến 10 ml. Nếu cấy máu để tìm vi khuẩn thương hàn nên dùng số lượng nhiều hơn 10 - 20 mi. Cần phải dùng một lượng máu nhiẻu như vậy để tránh tình trạng vi khuẩn quá ít làm máu cấy kém kết quả, vi khuẩn có thể khó mọc hay mọc chậm.

- Trong trường hợp máu ờ tĩnh mạch khó lấy, có thổ lấy máu ở tủy xương cũng dược: chọc xương ức, xương chậu, hay chọc xương chày nếu bệnh nhãn là trẻ em. Nếu lấy máu từ thi thể để cấy tìm nguyên nhân tử vong, cán dùng bơm tiêm chọc lấy máu ở tim hoặc tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch chủ dưới...; khử khuẩn kỹ da và phải lấy máu sớm, nếu không vi khuẩn có thể từ ruột vào máu.

- Có một số yếu tố kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn trong lúc cấy máu:

. Đông máu

. Tính chất diệt khuẩn của huyết thanh do kháng thể có sẵn. Tính chít diệt khuẩn càng mạnh nếu bệnh đã biến diẻn lâu ngày.  

. Còn thuốc kháng sính trong máu (sulfamid, penicillin, streptomycin) 

Để loại bỏ những yến tố kìm him oày, Bgvờỉ ta thường áp dụng những phương pháp sau đây:

. Dùng một khối lượng môi trường lớn để pha loãng máu cấy, hạ thấp nồng độ các kháng thể hoặc các chất ktiáng sinh.

. Dùng natri citrat để làm máu khỏi đông và cản trở tác dụng diột khuẩn của huyết thanh. Cũng nên nhớ rằng liên cẩu khuẩn và màng não cẩu khuẩn phát triển kém trong môi trường có natri citrat khi nổng độ của chất đó quá 0,5%.

. Dùng mật để kìm hãm sự phát triển của một vài loại vi khuẩn như phế cẩu khuẩn... nhưng không kìm hãm được vi khuẩn thương hàn.

Hiện nay ở những phòng kiểm nghiệm lớn đã dùng chất Liquoide (natri polyanethol sulfonat) chất này giữ máu không dông rất mạnh và cố tác dụng phá hủy tính chất diệt khuẩn cùa máu.

. Dùng các chất có tác dụng chống lại các thuốc kháng sinh: đối với sulfamid, dùng acid para-amino-benzoic với liều lượng 0,01 ml dung dịch 1/10.000 cho 1 ml máu trong môi trường, đối với penicillin dùng penicillinase 1 giọt cho 1 ml máu.

Để đảm bảo được điểm này, mỗi khi cấy máu, cần báo cho phòng xét nghiệm biết bệnh nhân hiện đang dùng hay chưa dùng thuốc kháng sinh.

- Trong trường hợp cấy máu không có kết quả, nhưng nếu còn nghi ngờ nén cho cấy máu lại.

- Một điểm cẩn nhớ thêm, khi bệnh nhân vừa được tiêm thuốc vào tũph^ỊỊẹ^Ịik trọng vòng 24 giờ trở lại, nhất là nếu thuốc tiêm đd có g&yphản ứng như rét... thi rất có thể sẽ không thấy vi khuẩn dẮtr?Ị|g máu khi cấy. Khi gửi máu đi cấy cũng nên ghi rõ ràng t rong phiếu thử những nghi ngờ của minh về loại vi k h u á n nào dc kỹ thuật vi ên c h ọ n các môi trường thích hợp c h o VI khuan dẻ moc.

h) Kết quà cùa cấy máu

Cấy máu có thể tìm thấy:

- Các loại vi khuẩn Gram dương:

. Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus)

. Liên cầu khuẩn (Streptococcus) nhất là loại s. viridans gây bệnh viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán c íp tính

. Phế cầu khuẩn (Pneumococcus)

. Trực khuẩn Listeria monocytogenes...

- Các loại vi khuẩn Gram âm:

. Trực khuẩn Salmonella typhi và paratyphi A, B, c

bệnh thương hàn.

. Trực khuẩn Brucella.

. Trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa

. Trực khuẩn Moraxella

. Trực khuẩn Escher ichia coli

. Cầu khuẩn màng não (Neisseria meningitidis).

. Trực khuẩn Citrobacttt*, E4wardsiclla... (hiếm)

- Trực khuẩn Koch bệah lao .

- Xoắn khuẩn Borreiíẩ recurrent!s bệnh sốt hồi quy

- Rickettsia.  

Cần chú ý:

- Vé kết quả cấy máu nêu phòng xét nghiệm trà lời có tụ cáu khuân, trực khuẩi E. col i , Proteus hay trực khuân dạng hạch hấu (bací l les c iphtéroides ) ta cán canh giác, rát có thế là do vi khuẩn ỏ nhiễm từ ngoài vào mói t rường. Nên cây máu lại đê kiểm tra.

- Trong bệnh thương hàn, phải lấy máu sớm vì kêt quả dương tính của cấy máu là 90% trong tuần lễ đầu, 75% trong tuần thứ 2 rồi giảm nhanh trong các tuần sau. Khi cấy máu, thấy có trực khuẩn s. paratyphi B thì kết quả chỉ có giá trị tương đối vì rất có thể chỉ là vi khuẩn nhân thời cơ xuất hiện thêm trong các bộnh khác như viêm phổi, bộnh do leptospira và do rickettsia...

s. typhi và các s. paratyphi dễ mất nhanh chóng trong máu bệnh nhân được điều trị bằng chloramphenicol. Có thể cho thử xem trực khuẩn có kháng thuốc không, thử như vậy để cho chắc chắnVI thường trực khuẩn thương hàn... không kháng với thuốc.

- Sau khi phân lập dược vi khuẩn, tiếp tục làm kháng sinh dồ dể biết được tác dụng của từng loại thuốc kháng sinh đối với vi khuẩn. Có nơi đã tính được nồng độ kháng sinh trong máu qua kháng sinh đồ.

GIỚI THIỆU

  • Lịch sử hình thành
  • Sơ đổ tổ chức
  • Các khoa/ phòng
  • Thư viện
  • Văn bản bệnh viện

HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN

  • Khám chữa bệnh
  • Ghép tế bào gốc
  • Ngân hàng máu
  • Ngân hàng tế bào gốc
  • Bản tin BTH
  • Thông cáo báo chí
  • Quan hệ Quốc tế
  • Lịch họp

DỊCH VỤ

  • DNA huyết thống
  • Dịch vụ máu cuống rốn
  • Giữ hồng cầu đông lạnh
  • Khám chữa bệnh
  • Xét nghiệm
  • HLA
  • Đào tạo - Chỉ đạo tuyến

Y HỌC THƯỜNG THỨC

  • Điểm tin bệnh
  • Dinh dưỡng
  • Bệnh lý huyết học
  • Truyền thông giáo dục sức khỏe
  • Tạp chí APBMT

TIN TỨC - SỰ KIỆN

  • Điểm tin
  • Hội nghị - Hội thảo
  • Hoạt động Đảng và tổ chức Đoàn thể
  • Bảng giá dịch vụ
  • Câu lạc bộ bệnh nhân
  • Tin tức vận động hiến máu
  • Câu lạc bộ hiến máu
  • Cập nhật kỹ thuật
  • Lịch hiến máu
  • Tuyển dụng

HỎI ĐÁP

NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI CẤY MÁU

1. Khái niệm nhiễm khuẩn huyết, du khuẩn huyết


Nhiễm trùng (infection) là một hiện tượng đặc trưng bởi đáp ứng viêm đối với sự hiện diện hoặc sự xâm nhập của các vi sinh vật vào các tổ chức của vật chủ bình thường vốn vô trùng

Du khuẩn huyết (bacteremia) là sư hiện diện của các vi khuẩn sống trong máu. Có 3 dạng du khuẩn huyết:

Du khuẩn huyết tạm thời: do vi khuẩn thường trú vào máu (đánh răng, đi tiêu)

Du khuẩn huyết cách hồi: do vi khuẩn từ một vị trí nhiễm được phóng thích cách hồi vào máu (áp-xe, viêm phúc mạc, viêm mô tế bào)

Du khuẩn huyết liên tục: vi khuẩn tấn công trực tiếp vào máu (viêm nội tâm mạc bán cấp, đặt catheter động mạch)

Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (Systemic Inflammatory Reponse Syndrome-SIRS): là một đáp ứng viêm toàn thể đối với nhiều kích tác lâm sàng nặng nề khác nhau được đặc trưng bởi sự hiện diện của ít nhất 2 trong các tiêu chuẩn sau:

  • Nhiệt độ cơ thể > 38°C hoặc < 36°C
  • Tần số tim > 90 lần/phút;
  • Tần số thở > 20 lần/phút hoặc PaCO2 < 32 mmHg;
  • Số lượng bạch cầu máu ngoại biên > 12 000 BC/mm3 hoặc < 4000 BC/mm3 hoặc bạch cầu non dạng band chiếm > 10%.

Nhiễm khuẩn huyết (septicemia): hội chứng đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm trùng


Cấy máu thông thường cho kết quả sau bao lâu


2. Các yếu tố nguy cơ

Người già, trẻ sơ sinh/đẻ non.

+ Người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, như sử dụng corticoid kéo dài, các thuốc chống thải ghép, hoặc đang điều trị hóa chất và tia xạ.

+ Người bệnh có bệnh lý mạn tính, như tiểu đường, HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn.

+ Người bệnh cắt lách, nghiện rượu, có bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạt.
+ Người bệnh có đặt các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập như đinh nội tủy, catheter, đặt ống nội khí quản…

3. Các tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp

  • Vi khuẩn Gram âm: họ Enterobacteriacae bao gồm Salmonella, Escherichia coli, Klebsiella, Serratia, và các vi khuẩnEnterobacter, Pseudomonas aeruginosa, Burkholderia pseudomallei
  • Vi khuẩn Gram dương: Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus suis
  • Nấm : Candida, Trichosporon asahii
  • Các vi khuẩn kị khí thường gặp: Clostridium perfringens Bacteroides fragilis.

4. Cơ chế bệnh sinh của nhiễm khuẩn huyết

Hình ảnh lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết là kết quả của sự tương tác giữa vi khuẩn, sản phẩm của vi khuản và hệ thống đáp ứng của vật chủ.

Yếu tố vi khuẩn: Bao gồm LPS, lipid A của vi khuẩn Gram (-) và peptidoglycan của vi khuẩn Gram (+). Loại mầm bệnh, độc lực của mầm bệnh có liên quan đến triệu chứng lâm sàng và tiến triển của bệnh.

Đáp ứng của cơ thể: Vai trò của Cytokin, kháng thể đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh và tiến triển của nhiễm khuẩn huyết.

Nhiễm khuẩn huyết xảy ra ở những bệnh nhân đang có bệnh nặng, mãn tính (bệnh bạch cầu, đái đường, ung thư...vv). Bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch corticoit, dùng kháng sinh dài ngày...vv thường làm bệnh cảnh lâm sàng nặng hơn.

Cấy máu thông thường cho kết quả sau bao lâu


5. Một số lưu ý khi cấy máu

Thời gian lấy máu: Thời gian lấy máu tốt nhất để phục hồi tối đa vi sinh vật tồn tại trong máu là trong vòng 1 giờ kể từ khi sốt hoặc rét run, vì vi sinh vật sẽ phát triển và xâm nhập nhanh vào máu trong khoảng thời gian này. Thông thường nên lấy máu trong khoảng 30-60 phút sau cơn sốt hoặc rét (hình 3). Li và cộng sự cho thấy không có sự khác biệt về khả năng phục hồi vi sinh vật khi lấy tất cả các mẫu máu của một bệnh nhân trong cùng một thời diểm hay lấy máu nhiều lần sau một khoảng thời gian nhất định cho tới 24giờ [3]. Thompson và cộng sự cho rằng tỷ lệ dương tính có quan hệ tới thời điểm sốt cao nhất [4].

Cấy máu thông thường cho kết quả sau bao lâu


Thể tích cấy máu: Theo CLSI M47-A: Lấy đúng thể tích máu vô cùng quan trọng trong việc phát hiện nhiểm trùng huyết. Đối với người lớn thể tích máu khuyến cáo nên lấy tại mỗi vị trí tiêm là 20-30ml. Nguyên nhân là vì với thể tích máu từ 20-30mL, số lượng vi sinh vật tồn tại trong mẫu sễ tăng tỷ lệ thuận với thể tích máu được lấy. Đối với trẻ em không nên lấy máu quá 1% tổng thể tích máu của bệnh nhân [1].

Số lượng bộ cấy máu: Bộ chai cấy máu được định nghĩa là một bộ gồm những chai cấy máu được lấy máu từ một vị trí tiêm. Nghiên cứu đầu tiên về số lượng chai cấy máu thích hợp được thực hiện bởi Washington vào năm 1975 cho thấy rằng khả năng phục hồi vi sinh vật đối với mẫu sử dụng 1 bộ (20ml máu/ bộ) là 80%, 2 bộ là 88% và 3 bộ là 99%. Vào năm 1983 Weinstein và cộng sự cũng thực hiện nghiên cứu tương tự và cho kết quả phục hồi vi sinh vật là 91% , đối với 1 bộ (15ml máu/ bộ) và 99% đối với 2 bộ [5]. Hai nghiên cứu trên sử dụng phương pháp cấy máu cổ điển, trong khi Cockerill (2004) thực hiện nghiên cứu 163 mẫu bệnh trên hệ thống cấy máu tự động. Trong nghiên cứu này tỷ lệ phục hồi đạt 65 % đối với 1 bộ (20ml máu/ bộ), 80% với 2 bộ và 96% đối với 3 bộ [2]. Nguyên nhân giải thích cho việc tỷ lệ phục hồi khi sử dụng hệ thống cấy máu thấp hơn so với phương pháp truyền thống là do việc sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân, tạp nhiễm và dương tính thật. Hiện tại CLSI khuyến cáo sử sụng 2-3 bộ cấy máu/ mẫu bệnh, không bao giờ được sử dụng chỉ một bộ bởi vì thể tích máu sẽ không đủ thể tích để phát hiện và khó giải thích kết quả

Các biện pháp tránh ngoại nhiễm khi cấy máu

Các vi khuẩn ngoại nhiễm có thể gặp:

  • S.epidermidis
  • Clostridium spp.
  • Bacillus spp

Loại trừ ngoại nhiễm:

  • Cùng phân lập từ hai chai cấy máu/ bệnh nhân
  • Cùng phân lập vi khuẩn trên bệnh phẩm khác/ bệnh nhân
  • Vi khuẩn mọc nhanh (trong vòng 48 giờ)

Tài liệu tham khảo

  1. Clinical and laboratory standards institude. Principles and procedures for blood cultures. Approved guideline, M47-A, Vo27, No17, 2007.
  2. Cockerill FR III, Wilson JW, Vetter EA, et al. Optinal testing parameters for blood cultures. Clin Infect Dis, 2004, 38: 1724-1730.
  3. Li J, Plorde J, Carlson E. Effets of volume and periodicity on blood cultures. J Clin Microbiol, 1994: 2829-2831.
  4. Thompson RB Jr., Evans BL, Sourtherland JL. Collecting blood for culture. Generalist Microbiology Tech Sample No G-1. American Society of Clinical Pathologists, 1991.
  5. Weinstein MP, Reller LB, Murphy JR, Lichtenstein KA. The clinical significance of positive bloods culture: a comprehensive analysis of 500 episodes bacteremia and fungemia in aldults. Laboratory and epidemiologic observation. Rev Infect Dis, 1983, 5: 35-53.

ThS.BS Lê Kim Ngọc Giao

TIN KHÁC