Cây nguyệt quế và cây lài khác nhau chổ nào năm 2024

Khi nhắc đến hoa nguyệt quế chắc hẳn ai cũng biết đến loài hoa này, hoa mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thành công, vinh quang và chiến thắng, vì vậy được dùng để kết thành những vòng hoa đẹp làm phần thưởng cao quý, trang trọng cho những nhà vô địch trong các cuộc thi về học tập, thể thao, văn thơ. Ngoài ra, hoa còn được nhiều người lựa chọn để trang trí nhà cửa trong các ngày lễ lớn như Noel, Tết dương lịch vì hoa tượng trưng cho tài lộc, may mắn và bình an.

Sơ lược đôi nét về hoa nguyệt quế

Cây hoa nguyệt quế lần được đầu phát hiện và tìm thấy tại khu vực ven Địa Trung Hải và các nước thuộc vùng nhiệt đới Châu Á. Tên khoa học của loài hoa này là Laurus nobilis, thuộc họ Rutaceae (họ cam), ngoài ra hoa còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như nguyệt quới, nguyệt quất, nguyệt quế Hy Lạp, nguyệt quý, cửu ly hương.

Cây nguyệt quế và cây lài khác nhau chổ nào năm 2024
Hiện nay hoa nguyệt quế được trồng rất phổ biến ở Việt Nam với nhiều giống loài khác nhau

Loài hoa này đã du nhập vào đất nước Việt Nam khá sớm, hoa khá thích hợp với khí hậu thời tiết nước ta vì vậy phát triển mạnh mẽ, cho hoa đẹp. Hoa phân bố nhiều ở khu vực Trung Bộ và miền Bắc, ngoài trồng làm cây cảnh thì hoa thường mọc dại ở vùng ven hồ, sông suối, khu rừng xanh, rừng khộp, đồi núi, thung lũng nhiệt đới.

Đặc điểm cơ bản nhận biết hoa nguyệt quế

Hiện nay, hoa nguyệt quế được trồng khắp mọi nơi, mọi không gian để làm cây cảnh chẳng hạn như công viên, sân vườn, lối đi, ban công, khu tiểu cảnh, sân thượng, cơ quan, doanh nghiệp. Loài hoa này thuộc dạng thân gỗ, cây bụi sống lâu năm. Độ cao trung bình đạt từ 2 đến 8m, dễ uốn cong, tạo dáng, phần thân bên ngoài nhẵn khi còn non có màu xanh, khi già có màu nâu thẫm, cây mọc thành từng bụi riêng lẻ, phân thành nhiều nhánh sum suê.

Cây có tán khá rộng, lá xanh quanh năm, màu xanh nhẵn bóng, đầu nhọn và có hình bầu dục, mọc xen kẽ nhau. Ngoài ra lá khá cứng cáp và dày hơn các loại lá cây khác, kích thước lá lớn nhỏ tùy thuộc vào các loại giống khác nhau. Hoa nguyệt quế có màu trắng hơi ngả vàng, tuy nhiên hiện nay được nhân giống nên có nhiều màu khác nhau như màu đỏ, đỏ tía, màu hồng. Hoa có mùi thơm nhẹ nhàng dễ chịu chứ không nồng nàn như hoa oải hương, hoa mộc lan hay hoa dạ lan hương.

Cây nguyệt quế và cây lài khác nhau chổ nào năm 2024
Hoa nguyệt quế mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị với mùi thơm nhẹ nhàng quyến rũ

Thời gian ra hoa kéo dài trong khoảng 22 – 25 ngày, nếu cây hoa được chăm sóc tốt thì có thể cho 2 đợt hoa mỗi tháng. Hoa thường mọc thành từng cụm, mọc từ phần đầu cành hoặc nách lá, mỗi chùm hoa có khoảng 5 – 7 bông hoa nhỏ, hoa có 5 cánh nhỏ nhắn xinh xắn, trong cùng có nhị hoa và nhụy hoa đầy đủ. Loài hoa này thường nở vào thời gian cuối mùa đồng và đầu mùa xuân vì vậy được nhiều người sử dụng để chưng Tết.

Khi hoa tàn sẽ cho quả, quả của hoa nguyệt quế khi non có màu xanh, khi gần chín sẽ có màu vàng hoặc cam và chín muồi sẽ chuyển thành màu đỏ tươi thắm. Quả có hình trứng hoặc hình tròn, thuộc loại quả mọng nước, chia thành nhiều múi và rất nhiều thịt.

Ý nghĩa biểu tượng của hoa nguyệt quế

Từ thời cổ đại hoa nguyệt quế đã được kết thành vòng hoa và sử dụng phổ biến. Không vì lẽ tự nhiên mà loài hoa này được ứng dụng nhiều đến như vậy, tất cả là vì hoa luôn mang trong mình những ý nghĩa biểu tượng vô cùng sâu sắc, triết lý nhân văn cao cả, cụ thể.

1. Biểu tượng của sự chiến thắng và danh dự

Từ thời xa xưa, cây nguyệt quế đã được sử dụng kết thành vòng hoa để trao thưởng cho những nhà vô địch giành chiến thắng trong những trận đấu mang tầm cỡ như Olympic, Pythia, các cuộc thi về thơ ca, giải đấu thể thao. Vì mang giá trị tinh thần to lớn nên hoa nguyệt quế đã được khắc lên các loại vòng bạc, vòng vàng để làm trang sức vừa sang trọng vừa thể hiện đẳng cấp cao quý.

Cây nguyệt quế và cây lài khác nhau chổ nào năm 2024
Vòng hoa nguyệt quế được dùng làm quà tặng cho những người mang về vinh quang, chiến thắng

Như vậy có thể nói vòng nguyệt quế vừa mang giá trị về mặt tinh thần lẫn vật chất to lớn. Ở thời xưa một chiếc vòng nguyệt quế được kết từ hoa và lá để làm quà tặng, chúng tương đương với giá trị như một chiếc huy chương vàng, huy chương bạc trong các cuộc thi đấu lớn ngày nay, đồng thời cũng được xem là biểu tượng của sự chiến thắng và thành đạt.

2. Tượng trưng cho sự thịnh vượng, thành công

Không như các loài hoa dại khác, hoa nguyệt quế được xem là một trong những loài hoa mang nét đẹp sang trọng, đồng thời mang ý nghĩa cao cả tượng trưng cho sự thành công, thịnh vượng và danh vọng. Vì vậy, thần ánh sáng Apollo của đất nước Hy Lạp đã đội vòng nguyệt quế ở trên đầu để thể hiện sức mạnh, uy quyền, danh tiếng và khẳng định đế chế lớn mạnh riêng của mình.

Ngoài Hy Lạp thì các hoàng đế của đất nước La Mã cổ đại, Napoléon Bonaparte (đế chế Pháp) cũng đều đội vòng nguyệt quế trên đầu để đánh dấu chủ quyền, thứ hạng trong suốt thời kỳ cai trị.

Cây nguyệt quế và cây lài khác nhau chổ nào năm 2024
Hoa nguyệt quế tượng trưng cho sự thành công, thịnh vượng trong cuộc sống

3. Hoa nguyệt quế là biểu tượng của sự tinh khiết

Tương tự như hoa sen, hoa súng, hoa cúc thì hoa nguyệt quế cũng được xem là biểu tượng của sự tinh khiết, trắng trong không vướng bụi trần. Chính vì vậy mà thời xưa đã có rất nhiều người sử dụng loại lá này để thực hiện các nghi thức rửa tội của họ. Một ví dụ điển hình đó là ở đất nước Hy Lạp sau khi thần ánh sáng Apollo giết chết con trăn thì ông đã sử dụng một chiếc vòng được kết từ lá nguyệt quế để thanh lọc, gột rửa những gì mình đã thực hiện.

4. Hoa mang ý nghĩa bảo vệ, bình an

Xuất phát từ thời cổ đại, các hoàng đế của các đế chế cho rằng hoa nguyệt quế có khả năng bảo vệ con người tránh được những điều xấu, luôn được an toàn, vì vậy họ thường đội vòng nguyệt quế trên đầu. Cũng chính vì lý do này mà hiện nay nhiều người trồng cây hoa nguyệt quế trong vườn nhà để giúp xua đuổi tà mà, loại bỏ cái xấu, đem đến bình an, may mắn cho mọi người trong gia đình.

Cây nguyệt quế và cây lài khác nhau chổ nào năm 2024
Trồng hoa trong vườn nhà sẽ giúp bảo vệ và mang lại bình an, may mắn cho gia chủ

5. Ý nghĩa phong thủy cây nguyệt quế

Ngoài trang trí thì cây nguyệt quế còn được sử dụng để làm cây phong thủy. Không chỉ trừ tà ma, loại bỏ những điều xui xẻo mà trồng cây nguyệt quế trong vườn hoặc đặt lá nguyệt quế khô trong bếp sẽ đem lại nhiều may mắn trong con đường học tập, thăng quan tiến chức, đem lại nhiều vinh quang chiến thắng, đỗ đạt học vấn cao, hy vọng mọi điều tốt đẹp luôn đến với con cháu, người thân trong gia đình.

Loài hoa này còn sở hữu một mùi hương vô cùng nhẹ nhàng, quyến rũ nhưng không quá nồng nàn, vì vậy luôn giúp cho tinh thần con người được thoải mái, vui vẻ, đầu óc tập trung tỉnh táo để hoàn thành tốt mọi công việc hàng ngày.

6. Ý nghĩa màu sắc hoa nguyệt quế

Ngoài màu trắng phổ biến thì hoa nguyệt quế còn sở hữu một số sắc màu đẹp mắt khác như đỏ, đỏ tía, hồng. Mỗi màu mang một vẻ đẹp trong sáng hấp dẫn, đồng thời thể hiện được những tầng lớp ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, cụ thể:

Cây nguyệt quế và cây lài khác nhau chổ nào năm 2024
Hoa nguyệt quế màu đỏ có hình dáng khá khác biệt so với các loài nguyệt quế khác

  • Màu trắng: Sắc màu này luôn tượng trưng cho sự trắng trong, tinh khiết, đồng thời nói về sự phục hồi chữa lành những đau thương mất mát cho những ai bị tổn thương, đau khổ.
  • Màu hồng: Hoa nguyệt quế hồng tượng trưng cho tình yêu tuổi trẻ ngọt ngào nồng nhiệt, đồng thời nói về tình bạn sâu sắc, ấm áp, chân thành.
  • Màu đỏ: Sắc đỏ tượng trưng cho sự giàu có, may mắn, thịnh vượng và sức khỏe dồi dào, ngoài ra hoa cũng thể hiện một tình yêu lãng mạn, cháy bỏng, nồng nàn của các cặp đôi.
  • Màu đỏ tía: Hoa nguyệt quế đỏ tía thể hiện sự thanh lịch, sang trọng và thanh cao, đồng thời tượng trưng cho trí tuệ, sự lãng mạn trong tình yêu, tình bạn.

Hướng dẫn vị trí đặt hoa nguyệt quế đúng phong thủy

Như đã nói ở trên, cây hoa nguyệt quế ngoài công dụng làm cây cảnh trang trí, làm vòng hoa trao giải thưởng trong các cuộc thi thì hoa còn được dùng làm cây phong thủy trong nhà. Dưới đây là một số lưu ý khi trồng và đặt cây hoa nguyệt quế đúng phong thủy để mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho mọi người, cụ thể:

Cây nguyệt quế và cây lài khác nhau chổ nào năm 2024
Người mang tuổi thân trồng cây hoa nguyệt quế sẽ mang lại nhiều may mắn, bình an

  • Có thể trồng cây nguyệt quế trước nhà, nhưng không nên trồng ngay ở lối đi lại hay cửa ra vào.
  • Không nên trồng quá sát tường nhà hoặc những nơi có các công trình phụ kế bên.
  • Có thể được trồng ngay trong sân vườn, trồng trong chậu, tạo dáng để đặt ở văn phòng làm việc, công ty.

Lưu ý: Trước khi trồng cây hoa nguyệt quế chúng ta cần phải xem xét cây thuộc mệnh nào nhằm mang lại những điều tốt lành nhất. Theo các chuyên gia về nghiên cứu phong thủy thì hoa nguyệt quế có lá xanh quanh năm, đồng thời xét theo ngũ hành thì loài hoa này thích hợp với những người mang mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Ngoài ra người tuổi Thân cũng rất hợp với hoa.

Nên tặng hoa nguyệt quế vào những dịp nào?

Vì mang ý nghĩa biểu tượng của sự thành công, chiến thắng vì vậy hoa nguyệt quế thường được dùng để làm quà tặng gửi đến những người thân yêu, bạn bè trong những ngày trọng đại. Hoa có thể được trồng vào chậu hoặc kết thành vòng hoa đơn giản đẹp mắt để trao gửi đến một ai đó. Chúng ta thường tặng hoa nguyệt quế trong những dịp quan trọng như:

Cây nguyệt quế và cây lài khác nhau chổ nào năm 2024
Tặng hoa nguyệt quế trong ngày tốt nghiệp với ý nghĩa mong muốn bạn bè gặp nhiều may mắn, thành công

  • Các cuộc thi lớn: Như đã nói ở trên, hoa nguyệt quế mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên thường được kết thành vòng hoa để trao tặng đến những thí sinh xuất sắc trong các cuộc thi lớn cấp quốc gia, quốc tế, chẳng hạn như cuộc thi đường lên đỉnh Olympia, thi tài năng về thơ ca, hội họa.
  • Quà tặng tốt nghiệp: Ngoài những loại hoa phổ biến như hoa hướng dương, hoa cẩm chướng, hoa hồng, hoa trạng nguyên thì hoa nguyệt quế cũng được sử dụng để làm quà tặng cho tất cả mọi người trong ngày tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Vòng hoa với ý nghĩa mong muốn sau khi ra trường họ sẽ gặp nhiều may mắn, tìm kiếm được việc làm và thành công trong cuộc sống.
  • Quà tặng kỷ niệm: Nếu bạn muốn gửi tặng đến những người bạn tốt, người bạn tri kỷ một món quà kỷ niệm thì có thể tặng ngay một vòng hoa nguyệt quế hoặc ép thành những cánh hoa khô để trao đến nhau. Dù ở nơi đâu, làm gì thì bạn bè vẫn luôn nhớ đến nhau, không bao giờ quên đi những tháng năm vui vẻ bên nhau.
  • Quà tạm biệt: Trong quãng thời gian sinh viên, tình bạn là điều lớn lao tốt đẹp không thể xóa nhòa và đổi thay. Chính vì vậy, sau khi ra trường hay vì bất kỳ một lý do nào mà bạn bè phải chia xa thì có thể tặng cho nhau một món quà làm từ hoa nguyệt quế, chẳng hạn như đồ trang sức in hình hoa nguyệt quế, vòng hoa nguyệt quế khô, với mong muốn chúng ta vẫn mãi luôn nhớ về nhau, ở nơi đó hãy cố gắng sống tốt và gặp nhiều may mắn, bình an.
  • Chào đón giáng sinh: Ở nước Đức, vòng nguyệt quế hay còn được gọi là vòng ô rô, được dùng phổ biến trong dịp lễ Noel. Đặc biệt trong các nhà thờ theo đạo Thiên Chúa thì nghi thức chào đón giáng sinh bằng vòng nguyệt quế là không thể thiếu. Vì vậy trong những ngày này, ngoài việc dùng vòng nguyệt quế để trang trí làm đẹp không gian thì chúng ta có thể sử dụng hoa để làm quà tặng cho nhau.

Một số giống cây nguyệt quế phổ biến ở Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam có khá nhiều giống loài hoa nguyệt quế, điển hình và phổ biến nhất là có 3 loài, bao gồm: Cây nguyệt quế lá lớn, cây nguyệt quế lá nhỏ và cây nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn. Chúng ta có thể căn cứ vào những đặc điểm cơ bản sau đây của từng loài để không bị nhầm lẫn, cụ thể:

Cây nguyệt quế và cây lài khác nhau chổ nào năm 2024
Nguyệt quế thân xoắn thường có phần gốc độc lạ, được nhiều người yêu thích lựa chọn

  • Cây nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn: Loài nguyệt quế này có độ cao trung bình khoảng 40cm, bộ rễ cây rất đẹp, có lá nhỏ thân xoắn như sợi dây cực kỳ đẹp mắt và độc đáo. Vừa đẹp, vừa độc lạ, hiếm thấy nên loài hoa này được khá nhiều người ưa chuộng và tìm kiếm trồng làm cây cảnh.
  • Cây nguyệt quế lá nhỏ: Loài hoa này có kích không quá cao, thích hợp để trồng cây cảnh trong nhà, sân vườn. Ngoài đặc điểm lá nhỏ thì cây còn ra rất nhiều bông, mang một mùi thơm nhẹ nhàng, quyến rũ. Cây có hình dáng đẹp, dễ tạo hình, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
  • Cây nguyệt quế lá lớn: Vì mang đặc điểm lá lớn hơn các loài hoa nguyệt quế khác nên có tên gọi là nguyệt quế lá lớn. Cây thường chịu hạn khá tốt nhưng lại chịu úng rất kém, do có kích thước lớn nên ngoài trồng làm cảnh thì loài hoa này còn được trồng hai bên đường để làm hàng rào chắn nhà ở, không gian công cộng.

Giá trị sử dụng tuyệt vời của cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế không chỉ đơn thuần là một loài hoa bình thường được dùng để trang trí làm đẹp, mà hoa còn mang lại nhiều giá trị sử dụng vô cùng tuyệt vời, chẳng hạn như: Hiệu quả kinh tế cao, làm cây phong thủy, làm quà tặng, làm đẹp, dược liệu chữa bệnh, hương vị cho các món ăn, cụ thể các ứng dụng như:

Cây nguyệt quế và cây lài khác nhau chổ nào năm 2024
Tinh dầu hoa nguyệt quế mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người

  • Dùng làm cây cảnh: Nói đến công dụng của hoa thì chắc chắn một điều đó là được dùng để làm cây cảnh trang trí mọi không gian. Loài hoa này có thể được chưng ở khu vực sân vườn, sân thượng, hai bên nhà hoặc cũng có thể được dùng để trang trí khuôn viên quán cà phê, nhà hàng, công viên, khu vực công cộng.
  • Hiệu quả kinh tế: Hoa có kích thước vừa phải đồng thời dễ uốn cong, tạo dáng nên thường được các nghệ nhân, người trồng hoa uốn nắn thành các loại cây cảnh Bonsai để bán ra thị trường phục vụ nhu cầu của người dân. Việc bán các loài cây cảnh này giúp mang lại một nguồn thu nhập cao và ổn định cuộc sống.
  • Trồng cây phong thủy: Với những người mang mệnh Mộc, mệnh Hỏa và tuổi Thân thường sử dụng loại cây này để trồng làm cây phong thủy. Họ cho rằng trồng cây trong khuôn viên nhà ở sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc đồng thời giúp trừ tà, xua đuổi mọi điều xui xẻo, đem lại vượng khí cho ngôi nhà.
  • Làm quà tặng: Như đã nói ở trên, một chậu hoa hoặc một vòng hoa nguyệt quế trong những ngày giáng sinh, ngày lễ tốt nghiệp, quà tặng kỷ niệm, quà tặng tạm biệt sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo. Hoa mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp và mong muốn bạn bè, người thân luôn gặp nhiều may mắn, bình an trong cuộc sống.
  • Dược liệu chữa bệnh: Hầu hết các bộ phận trên cây hoa nguyệt quế đều mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Phần lá, hoa, rễ cây có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt nên được dùng để chữa một số chứng bệnh như tiểu đường, viêm tiết niệu, giảm đau, tốt cho tiêu hóa, tim mạch, hô hấp. Phần tinh dầu có mùi thơm nhẹ nhàng được dùng để làm đẹp da, thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Làm hương vị: Phần lá của cây nguyệt quế được phơi khô và nghiền thành bột mịn để làm gia vị phục vụ trong nấu ăn, ẩm thực. Lá nguyệt quế có vị hơi đắng, cay, thơm dịu nên được dùng để khử mùi thịt, nêm nếm các loại nước sốt, ướp xào các món thịt, chế biến súp.

Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế tại nhà

Loài hoa này khá thích hợp với khí hậu thời tiết Việt Nam nên được trồng ở bất kỳ mọi nơi. Để trồng cây chúng ta có thể lựa chọn một trong bốn phương pháp đó là gieo hạt, giâm cành, ghép cành và chiết cành. Để cây phát triển tốt, không bị sâu bệnh hay ngập úng hư hỏng mọi người có thể tham khảo ngay cách trồng cũng như chăm sóc hoa nguyệt quế tại nhà dưới đây:

Cây nguyệt quế và cây lài khác nhau chổ nào năm 2024
Có thể tự trồng, chăm sóc và tạo dáng cây hoa nguyệt quế làm cây cảnh tại nhà

  • Chọn giống: Dù chọn cách trồng nào thì chúng ta cũng nên lựa chọn giống to khỏe, không bị trầy xước, sâu bệnh để đảm bảo hạt nảy mầm, cây phát triển tốt.
  • Đất trồng: Nên chọn đất tơi xốp, càng giàu chất dinh dưỡng càng tốt, đặc biệt cây chịu úng kém nên cần chọn đất có khả năng thoát nước tốt, độ ẩm đạt khoảng 75% là thích hợp nhất.
  • Chọn chậu: Hoa nguyệt quế có kích thước khá cao, do đó nên chọn loại chậu lớn, đảm bảo chắc chắn để khi cây lớn phần rễ cây không làm vỡ chậu. Ngoài ra nên chú ý chọn chậu có các lỗ thông hơi ở bên dưới để giúp cây thoát nước tốt.
  • Cách trồng: Sau khi chuẩn bị xong các yếu tố, chúng ta bắt đầu đào lỗ đặt cây giống xuống và lấp đất lại, nén chặt gốc. Trường hợp gieo hạt thì cần ngâm ủ giống trước khi trồng, chỉ cần rải nhẹ hạt lên chậu rồi lấp một lớp đất mỏng, không nên lấp quá dày vì hạt sẽ không đủ sức nảy mầm.
  • Nước, ánh sáng: Sau khi trồng nên tưới cây ngày hai lần, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 22 – 29 độ C, trường hợp nắng quá gắt nên che đậy chậu hoa để tránh cây bị chết héo.
  • Bón phân: Sau khoảng 2 tháng gieo trồng khi cây đã mọc mầm cao hoặc bén rễ thì chúng ta nên bón thúc thêm các loại phân lân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Bạn có thể đào hố xung quanh gốc rải đều phân rồi lấp lại, tưới nước đều. Hoặc pha nước rồi tưới lên gốc, tránh tưới lên phần ngọn vì khi gặp nắng phần lá sẽ bị cháy và thậm chí chết cây.
  • Phòng bệnh cho cây: Loài hoa này thường gặp hai chứng bệnh cơ bản đó là loét gốc do vi khuẩn xâm nhập và thối gốc. Vì vậy nên chú ý tưới nước vừa phải tránh để cây ngập úng gây bệnh. Nếu thấy vàng lá, sâu bệnh trên lá thì có thể dùng thuốc hóa học để phun xịt diệt tận gốc mầm bệnh tránh để phát triển gây hại cho cây.
  • Cắt tỉa, tạo dáng: Loài hoa này thường có tán lá khá rộng, cây phân thành nhiều cành. Do đó khi cây lớn đang độ ra hoa thì chúng ta nên chú ý cắt tỉa cành, các loại lá sâu bệnh, vàng úa để giúp cây vừa đẹp mắt vừa đủ chất dinh dưỡng nuôi thân. Cây có hình dáng khá đẹp mắt, tuy nhiên nếu có thể thì chúng ta nên tạo dáng theo ý muốn cho cây để mang tính thẩm mỹ hơn.

Hoa nguyệt quế không chỉ mang một nét đẹp mộc mạc, bình dị mà ẩn sâu trong loài hoa này là một kho tàng ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Cùng với mùi thơm vô cùng quyến rũ phảng phất trong gió khiến cho bao trái tim bồi hồi xao xuyến làm nao lòng người. Hãy trồng ngay một cây hoa nguyệt quế trong vườn để tất cả mọi người trong gia đình luôn gặp nhiều may mắn, bình an, thành công và hạnh phúc.

Lá nguyệt quế còn có tên gọi khác là gì?

Cây nguyệt quế có tên khoa học là Murraya Paniculata L, lá cây thường được dùng để đan thành vòng nguyệt quế, tượng trưng cho sự chiến thắng, quyền lực và tài lộc.

Cây nguyệt quế còn có tên gọi khác là gì?

Cây nguyệt quế là gì? Ở miền nam Việt Nam, cây nguyệt quế có tên chính xác là cây nguyệt quý (tên khoa học: Murraya paniculata) thuộc họ cam chanh, còn được gọi nguyệt quới (chữ “quới” là cách gọi khác của chữ “quý” của người miền Nam xưa), nguyệt quất, cửu ly hương,…

Cây nguyệt quế bao lâu ra hoa?

– Vì cây Nguyệt quế và Mai chiếu thủy là loài cây kiểng ra hoa quanh năm, vì thế muốn cây ra hoa nên thực hiện theo các bước sau: Thời gian khi xử lý đến khi ra hoa là 45-50 ngày.

Cây nguyệt quới hồ gì?

Họ Cửu lý hươngNguyệt quới / Họnull