Cháy toàn thân không có oxy là gì

Hiện nay, các bệnh viện đều được trang bị hệ thống oxy, hiện đại như hệ thống oxy âm tường chạy toàn bệnh viện, hay cơ động hơn là những bình oxy rời, cần là có ngay. Có lúc tôi tự hỏi, có bao nhiêu nhân viên y tế hiểu rõ những nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn từ hệ thống oxy trong bệnh viện?

Có bao nhiêu bệnh nhân – thân nhân quan tâm đến vấn đề này trong khi các bảng cảnh báo “cấm hút thuốc”, “cấm lửa” được dán, treo khắp nơi?

Chúng ta cần làm gì để nguy cơ cháy nổ từ hệ thống oxy trong bệnh viện giảm xuống?

Tôi nghĩ, để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ từ hệ thống oxy trong bệnh viện cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ phận

Cháy toàn thân không có oxy là gì

• Nhân viên y tế phụ trách khu vực lưu trữ oxy cần phải:

- Kiểm tra an toàn hàng ngày bằng bảng kiểm: An toàn điện, tình trạng khói, lửa… trong khu vực lưu trữ.

- Nhắc nhở, hướng dẫn bệnh nhân – thân nhân tại khu vực có bình oxy đang hoạt động.

• Giáo dục bệnh nhân và và người nhà:

Người nhà có thể “được” nhân viên nhắc nhở về việc cấm hút thuốc hay thấy bảng cấm lửa nhưng có thể họ không hiểu hết những ý nghĩa của nó nếu ta không dành thời gian giúp họ hiểu rõ. Do vậy, tôi thấy việc giáo dục bệnh nhân, người nhà rất quan trọng. Ta có thể lồng ghép trong các buổi họp thân nhân, bệnh nhân hoặc dặn dò về an toàn cháy nổ khi nhập viện như:

- Hướng dẫn cho họ biết những khu vực lưu trữ và sử dụng oxy

- Những vật được phép sử dụng trong khu vực có bình oxy, lưu ý những vật dụng dễ bắt lửa (đồ, vật dụng cá nhân, các thiết bị điện,…)

- Đặt những biển cảnh báo hay những bài truyền thông tác động vào cảm xúc của người bệnh, thân nhân

- Thiết lập những hoạt động hỗ trợ để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ ở những nơi có nguy cơ cháy nổ cao.

+ Cung cấp nước sôi miễn phí (giảm thiểu nguy cơ người bệnh – thân nhân lén dùng các thiết bị điện để nấu nước, nấu đồ ăn)

+ Khu vực sạc điện thoại

+ Khu vực hút thuốc lá

….

Những khu vực này được đặt ở vị trí an toàn, ít nguy cơ cháy nổ nhất đồng thời được giám sát chặt chẽ.

Ước tính, ngạt khói chiếm 50% – 80% nguyên nhân gây tử vong trong các vụ hỏa hoạn. Vậy khi thấy nạn nhân ngạt khói, bạn có biết cách sơ cứu? Hãy tìm hiểu cách sơ cứu người bị ngạt khói đám cháy hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Cháy toàn thân không có oxy là gì

Tổn thương do hít khói là gì?

Tổn thương do hít khói là thuật ngữ đề cập đến tổn thương đường hô hấp hoặc mô phổi do nhiệt, khói hoặc các chất kích thích hóa học được đưa vào đường thở khi hít vào. Biểu hiện là tổn thương nhiệt, hóa chất và nhiễm độc toàn thân hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của những tổn thương này. Tổn thương do nhiệt chủ yếu ở đường hô hấp trên, tổn thương do hóa chất đối với đường hô hấp trên và dưới và ảnh hưởng toàn thân của khí độc như Carbon monoxide (CO) và Cyanide (CN). Tử vong sớm trong đám cháy chủ yếu do thiếu oxy, kết quả của nồng độ oxy thấp (do tiêu thụ nhanh chóng lượng oxy có sẵn trong quá trình đốt cháy) và hít phải khí CO và CN nồng độ cao (dẫn đến không thể sử dụng oxy ở cấp độ mô).

Vị trí và mức độ nặng của tổn thương phụ thuộc vào một số yếu tố như nguồn lửa, kích thước của các hạt trong khói, thời gian tiếp xúc, độ hòa tan của khí và cách sơ cứu ban đầu.

Cháy toàn thân không có oxy là gì
Ngạt khói trong đám cháy không chỉ ảnh hướng đến đường hô hấp mà có nguy cơ gây tử vong

Dấu hiệu người bị ngạt khói cần sơ cứu ngay

Các dấu hiệu người bị ngạt khói cần sơ cứu ngay gồm có:

Ho

Các màng nhầy trong đường hô hấp tiết ra nhiều hơn khi bị kích thích. Tăng sản xuất chất nhầy và co thắt phế quản dẫn đến phản xạ ho. Chất nhầy có thể trong, xám hoặc đen tùy thuộc vào mức độ các hạt bị đốt cháy đọng lại ở khí quản và phổi nạn nhân. (1)

Thở hụt hơi

Do tổn thương trực tiếp đến đường hô hấp làm giảm cung cấp oxy cho máu.

Mặt khác, bản thân máu cũng giảm khả năng vận chuyển oxy do hóa chất trong khói hoặc tế bào cơ thể không thể sử dụng oxy. Dẫn đến nạn nhân cố gắng thở nhanh để bù trừ cho tình trạng thiếu oxy này.

Khàn tiếng

Tổn thương do nhiệt và các hóa chất có trong khói gây co thắt dây thanh quản, viêm và phù nề đường hô hấp trên dẫn đến nói khàn, nói khó.

Thay đổi màu da

Da có thể tái nhợt, hơi xanh hoặc đỏ do thiếu oxy, ngộ độc CO và bị bỏng khi tiếp xúc với lửa trong đám cháy.

Tổn thương mắt

Mắt có thể bị đỏ, khó chịu do khói và nguy cơ bỏng giác mạc.

Bồ hóng (mảng bụi đen)

Bồ hóng trong lỗ mũi hoặc cổ họng cho biết mức độ hít phải khói.

Đau đầu, rối loạn ý thức

Trong tất cả các vụ hỏa hoạn, mọi người đều phơi nhiễm với lượng khí CO, CN khác nhau.

Nồng độ oxy thấp và hít khí độc có thể gây các triệu chứng khác nhau từ tim đập nhanh, thở nhanh, khó thở, buồn ngủ, buồn nôn và đau đầu ở nồng độ thấp đến rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, co giật và hôn mê ở nồng độ cao.

Cháy toàn thân không có oxy là gì
Các hạt bị đốt cháy đọng lại ở khí quản hoặc phổi nạn nhân dẫn đến phản xạ ho

Hướng dẫn sơ cứu người bị ngạt khói

Nếu gặp người bị ngạt khói cần sơ cứu theo các bước dưới đây:

  1. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi đám cháy đến nơi an toàn, rộng rãi và thoáng mát.
  2. Gọi xe cấp cứu để được hỗ trợ y tế khẩn cấp.
  3. Để nạn nhân ngồi xuống hoặc nằm nghiêng nếu tỉnh táo, sau đó nới lỏng quần áo và hỏi các triệu chứng họ đang gặp phải.
  4. Nếu nạn nhân thở yếu, ngừng thở hãy thực hiện hô hấp nhân tạo và nới lỏng quần áo, trong khi chờ cấp cứu đến.

Lưu ý khi sơ cứu bị ngạt khói

Khi sơ cứu nạn nhân bị ngạt khói cần lưu ý:

  • Nếu nạn nhân có dị vật, đàm nhớt trong mũi miệng cần lấy ra để thông thoáng đường thở.
  • Trường hợp nạn nhân bị bỏng, cần dội nước sạch nhẹ nhàng lên vùng bỏng để xoa dịu cơn đau, giúp nhiệt độ cơ thể thoát ra ngoài nhanh chóng. Tùy mức độ bỏng, thời gian dội có thể từ 10 – 20 phút hoặc lâu hơn, cho đến khi nạn nhân cảm thấy bớt bỏng rát.
  • Tuyệt đối không được dùng đá lạnh hoặc nước quá lạnh để xối, chườm lên người nạn nhân. Do cơ thể nạn nhân đang bị bỏng nóng, da chưa điều tiết về lại nhiệt độ bình thường mà dội ngay đá lạnh sẽ gây bỏng lần 2 dẫn đến bỏng lạnh.
    Cháy toàn thân không có oxy là gì
    Cách sơ cứu ban đầu khi nạn nhân ngạt khói

Chẩn đoán ngạt khói

Để chẩn đoán ngạt khói, bác sĩ sẽ thực hiện các cách sau đây:

Đánh giá lâm sàng

Khi đưa đến bệnh viện bác sĩ sẽ hỏi nạn nhân (nếu còn tỉnh) hoặc người đi cùng về các thông tin như: nguồn khói hít vào, tiếp xúc trong bao lâu, cách sơ cứu nạn nhân,… ()

Bảng 1. Triệu chứng tổn thương do ngạt khói

Triệu chứng tổn thương do ngạt khói Bỏng mặt

Cháy môi và lông mũi

Thay đổi hô hấp (khàn giọng, thở rít, ho)

Khó thở

Tím

Suy giảm thần kinh (bất tỉnh hiện tại hoặc tiền sử, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói)

Đặc điểm ngộ độc CO Có bất kỳ dấu hiệu thần kinh cấp tính mới nào, ví dụ tăng tín hiệu cơ, Babinski (+)

Hôn mê

ECG có dấu hiệu thiếu máu

Lâm sàng nhiễm toan đáng kể

Nồng độ COHb ban đầu > 30%

Triệu chứng ngộ độc hydrogen cyanide Lactate máu > 7 mmol/L

Nhiễm toan tăng anion gap

Giảm sự chênh lệch oxy động tĩnh mạch

Ngộ độc hydrogen cyanide nặng Đau đầu, lú lẫn, co giật, mất ý thức, đồng tử mất phản xạ

Loạn nhịp tim, thiếu máu cục bộ và trụy tim mạch

Xét nghiệm cận lâm sàng

Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm liên quan để chẩn đoán mức độ ngạt khói:

  • X-quang ngực:
    • Chụp X-quang ngực để xác định các tổn thương hoặc dấu hiệu nhiễm trùng do ngạt khói gây ra cho phổi.
    • X-quang ngực ngay sau nhập viện thường là bình thường, nhưng sau đó có thể thấy xẹp phổi lan tỏa, phù phổi hoặc viêm phế quản phổi.
  • Xét nghiệm máu:
    • Tổng phân tích tế bào máu, chất điện giải, chức năng gan thận.
    • Khí máu động mạch (ABG): Thực hiện xét nghiệm ABG giúp đo lượng oxy, nồng độ carboxyhemoglobin (COHb), methemoglobin (MetHb) và nồng độ xyanua (CN) trong máu và mẫu bệnh phẩm được lấy từ máu động mạch.

Phương pháp này giúp bác sĩ xác định bệnh nhân có nhiễm các khí độc khi hít khói hay không – CO là một loại khí không màu không mùi, khi một người hít phải khí CO, nó có ái lực cao với hemoglobin (gấp 250 lần so với O2) sẽ kết hợp với các tế bào hồng cầu, thay thế oxy trong máu dẫn đến giảm lượng oxy được vận chuyển tới não và các cơ quan khác, từ đó gây ngộ độc và có thể tử vong nhanh chóng.

  • Nội soi phế quản:
    • Nội soi phế quản ống mềm vừa là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán vừa là một phương pháp điều trị.
    • Thông thường, soi phế quản được thực hiện qua ống nội khí quản sau khi bệnh nhân được dùng thuốc an thần và giảm đau; soi có thể thấy các mảnh vụn than, niêm mạc loét, xanh nhợt và tăng tiết.

Cách điều trị ngạt khói

Mức độ tổn thương do ngạt khói rất đa dạng; từ tổn thương nhẹ ở nhân viên cứu hỏa sức khỏe tốt không bị bỏng da nhưng ho ra bồ hóng, đến đe dọa tính mạng ở trẻ nhỏ bị bỏng sâu, rộng, bất tỉnh do thiếu oxy và phơi nhiễm CO. Tuy nhiên, mỗi trường hợp tổn thương do hít khói có thể bao gồm: tổn thương nhiệt đường thở trên, tổn thương hóa chất đường thở dưới, ngộ độc toàn thân, các mảnh vụn nội phế quản, phản ứng viêm và nhiễm trùng thứ phát. Từ đó, có 2 cách điều trị ngạt khói: tiêu chuẩn điều trị hiện hành và các tùy chọn khác.

Bảng 2. Tóm tắt lựa chọn điều trị tổn thương ngạt khói do đám cháy

Mục Tiêu chuẩn điều trị hiện hành (được sử dụng phổ biến) Các tùy chọn khác (được sử dụng bởi một số bác sĩ, chưa đủ bằng chứng và chưa được chấp nhận rộng rãi)Chẩn đoán Bệnh sử và khám lâm sàng Nội soi phế quản, chụp xạ hình và CT scan Kèm theo phơi nhiễm CO Oxygen đẳng áp 100% trong 6 giờ Oxy cao áp Kèm theo phơi nhiễm cyanide Hồi sức dịch hydroxycobalamin nếu nhiễm toan không giải thích được Hydroxycobalamin theo kinh nghiệm, điều trị bổ sung sodium nitrite và sodium thiosulfate Chỉ định đặt nội khí quản Có dấu hiệu tắc nghẽn đường thở trên, không thể trao đổi khí, suy giảm tình trạng thần kinh Tắc nghẽn đường thở trên, trao đổi khí kém và suy giảm tình trạng thần kinh Chiến lược thở máy Thông khí kiểm soát áp lực bảo vệ phổi Thông khí dao động tần số cao (Percussive ventilation); Thông khí Vt cao Kỹ thuật làm sạch phổi Tự ho, hút mù nội phế quản nếu đặt NKQ (nội khí quản) Nội soi phế quản lặp lại khi cần Bổ sung thuốc Không Khí dung heparin cùng với N-acetylcysteine Thuốc theo kinh nghiệm Không Steroid có hoặc không có kháng sinh

Một số phương pháp để điều trị ngạt khói như:

Oxy

Hỗ trợ oxy cho bệnh nhân ngạt khói là phương pháp điều trị chính. Oxy được cung cấp bằng ống thông mũi, mặt nạ,…

Nếu bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng phù nề đường hô hấp trên (bỏng sâu ở mặt hoặc cổ, khò khè, khàn giọng), suy hô hấp hoặc trạng thái tinh thần thay đổi, sẽ được đặt nội khí quản để giữ cho đường thở được thông thoáng, để hỗ trợ thở, hút chất nhầy và giữ cho người bệnh không bị sặc do dịch tiết.

Nội soi phế quản

Phương pháp này, thường soi phế quản ống mềm để vệ sinh đường thở, loại bỏ các hạt dị vật, chất nhờn gây tắc nghẽn phế quản và các chất tiết viêm hình thành do hoại tử tế bào.

Oxy hóa cao áp (HBO)

Nếu bệnh nhân bị ngộ độc khí carbon monoxide (CO), có thể xem xét cung cấp oxy cao áp. Phương pháp điều trị này, người bệnh được cung cấp oxy trong buồng nén cao áp, tốt nhất là trong vòng 6 giờ đầu.

Sau khi xuất viện, người bệnh cần chú ý các điều sau:

  • Nghỉ ngơi cho đến khi tình trạng ổn định mới bắt đầu lại công việc.
  • Ngủ ở tư thế nằm nghiêng hoặc kê cao đầu giúp thở dễ dàng hơn.
  • Không hút thuốc lá.
  • Không ở môi trường quá lạnh, nóng, ẩm hoặc khô.
  • Thực hiện các bài tập thở theo bác sĩ hướng dẫn.
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.

Phòng ngừa hít phải khí độc

Để phòng ngừa hít phải khí độc khi xảy ra cháy, cần thực hiện các điều sau đây:

  • Khi có cháy không được hoảng loạn mà cần gọi ngay cho lực lượng phòng cháy chữa cháy 114. Sau đó, nạn nhân chạy ra ngoài ban công hoặc sân thượng tìm người giúp đỡ.
  • Khói nhẹ hơn không khí nên sẽ bay lên trên. Do đó, hãy hạ người xuống sàn, khuỵu hai tay và đầu gối để di chuyển. Vì phía dưới sàn sẽ có đủ lượng oxy để thở và tránh ngạt khói.
  • Lấy một mảnh vải, làm ẩm và để gần mũi, miệng. Nước sẽ lọc khí độc, ngăn hít khí độc.
  • Trong trường hợp bị kẹt trong phòng, hãy đóng các cửa lại để ngăn khói bay vào. Bịt các kẽ hở xung quanh khung cửa và quạt thông gió bằng vải ướt hoặc băng dính.
  • Nếu quần áo bị bắt lửa, hãy nằm và lăn người cho đến khi lửa được dập.
  • Ngoài ra, cần xác định nguồn khói và hướng gió để chọn nơi lánh nạn hợp lý, giảm nguy cơ ngạt khói.

Cháy toàn thân không có oxy là gì

Phòng ngừa hỏa hoạn

Để giảm thiểu, tối đa nguy cơ ngạt khói cần ngăn khả năng hỏa hoạn theo cách sau:

  • Lắp đặt thiết bị phát hiện khói trong mỗi phòng ngủ, bên ngoài mỗi khu vực ngủ và ở mọi tầng trong nhà.
  • Không nổ xe máy, ô tô, chạy máy phát điện, động cơ diesel ở không gian kín như tầng hầm, gara, phòng đóng kín cửa.
  • Không đặt máy phát điện trong nhà ở.
  • Nhà ở, tòa chung cư phải thiết kế hệ thống thông gió, đảm bảo không khí lưu thông tốt.
  • Lắp đặt máy dò khí carbon monoxide (CO) bên ngoài khu vực ngủ ở mỗi tầng trong nhà. Kiểm tra máy dò khói và khí carbon monoxide mỗi tháng và thay pin định kỳ.
  • Lập kế hoạch thoát hiểm trong trường hợp hỏa hoạn và thực hành kế hoạch đó với gia đình bạn và những người khác sống trong nhà bạn.
  • Không vứt thuốc lá đang cháy, hoặc bật nến, máy sưởi không có người trông coi.
  • Khi nấu ăn cần giám sát, trảnh bỏ ra ngoài để phòng ngừa cháy nổ.

Khoa Cấp cứu, Hệ thống BVĐK Tâm Anh luôn túc trực 24/7 để kịp thời cấp cứu người bệnh trong nhiều trường hợp như: ngạt khói, đuối nước, ngất xỉu, té ngã, suy hô hấp, suy đa cơ quan, hôn mê, nhiễm trùng huyết nặng,… Các bác sĩ khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh với sự nhiệt huyết, tận tâm, chuyên nghiệp và được đầu tư trang thiết bị hiện đại sẽ giúp người bệnh sớm phục hồi và hạn chế di chứng.

Hy vọng qua bài viết trên mọi người sẽ nắm rõ được quy trình sơ cấp cứu cho nạn nhân ngạt khói và cách phòng ngừa hỏa hoạn. Ngạt khói không chỉ ảnh hưởng đến hô hấp, mắt mũi, miệng mà trường hợp hít phải khí độc trong đám cháy có thể gây tử vong. Do đó, mỗi người cần nắm rõ cách sơ cứu khi ngạt khói và đảm bảo nhà ở có lối thoát hiểm, giữ bình tĩnh trong đám cháy, tránh nguồn khói, biết bảo vệ bản thân,… để giảm nguy cơ ngạt khói và bỏng khi hỏa hoạn xảy ra.