Chè bỏ tủ lạnh được bao lâu

Các loại giò, chả

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia thì bảo quản lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Việc bảo quản thức ăn trong tủ chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, quá thời hạn thực phẩm mất chất dinh dưỡng và không còn đảm bảo vệ sinh. Nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh ở 4 độ C hoặc thấp hơn được coi là an toàn, giảm thiểu nguy vi khuẩn thâm nhập gây ngộ độc. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể cho vào tủ lạnh và mỗi loại thực phẩm bảo quản ở nhiệt độ khác nhau.

Khi bảo quản đúng cách giò chả sẽ giữ được 4-6 ngày nếu để ngăn mát, thậm chí giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá.

Các loại thịt

Thịt bò, gà, heo đã nấu chín chỉ để từ 1-2 ngày. Bò bít tết, thịt quay để tủ lạnh: 3 - 5 ngày. Hotdog và xúc xích chín để tủ lạnh 1 tuần nếu đã mở gói, 2 tuần nếu chưa mở gói. Thịt muối để tủ lạnh 7 ngày.

Nước quả

Nước quả để tủ lạnh từ 7 đến 10 ngày với hộp đã mở, 3 tuần với hộp chưa mở.

Nếu bạn định để đóng đá thì nên rót bớt nước trong hộp để còn chừa chỗ vì khi nước đông lại sẽ nở ra. Sau khi rót bớt ra thì hãy dán hộp thật kỹ bằng băng dính. Và khi dùng thì làm tan nước quả ra rồi lắc kỹ.

Hoa quả

Chuối chín để tủ lạnh 2 tuần. Nếu để trong tủ đá và chuối đã bóc vỏ thì nên cho vào túi đông lạnh để tránh bị thâm.

Các loại dâu để tủ lạnh từ 2 -3 ngày. Để tủ đá từ 8 – 12 tháng. Trong trường hợp này bạn dàn đều dâu lên khay, để cho dâu đông cứng lại rồi cho vào hộp hoặc túi nilon.

Cam, táo để tủ lạnh 1 tuần. Riêng nho có thể để từ 1- 2 tuần.

Chè bỏ tủ lạnh được bao lâu

Các loại ngũ cốc

Bánh mỳ, bánh cuộn, bánh ngọt, bánh chuối nướng, bánh pancake hay bánh quy: Không nên để tủ lạnh, ướp lạnh sẽ càng làm bánh mỳ chóng hỏng.

Sản phẩm từ sữa

Các loại pho mát bào nhỏ để tủ lạnh được 1 tháng.

Các loại pho mát miếng cứng: để tủ lạnh được 2 tuần.

Các loại pho mát mềm: Để tủ lạnh: đã mở gói từ 3 - 4 tuần, chưa mở gói: 6 tháng

Bơ: Để tủ lạnh được 2 - 3 tháng. Để đóng đá: 6 - 9 tháng

Sữa để tủ lạnh được 7 ngày.

Lưu ý: chế độ tủ lạnh phải dưới 4 độ C và tủ đá phải dưới - 18 độ C

Những lưu ý khi bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh

- Khi cho thức ăn chín vào tủ lạnh hãy bọc ni lông hoặc cho vào hộp, nên để càng ít không khí lọt vào càng tốt.

- Tuyệt đối không để lẫn thức ăn chín với thức ăn sống để tránh lây nhiễm lẫn nhau đồng thời hạn chế được mùi trong tủ lạnh.

- Phải để thức ăn thật nguội mới cất vào tủ lạnh. Vì nếu thức ăn còn nóng mà cho ngay vào nơi có nhiệt độ thấp, thức ăn sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ bị ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây độc cho toàn bộ thực phẩm trong tủ lạnh.

- Thức ăn chín trong tủ lạnh khi bỏ ra vẫn phải nấu lại, vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó. Nếu khi ăn bạn không đun nấu lại sẽ gây bệnh trướng bụng khó tiêu, đi ngoài.

- Thức ăn chín bảo quản trong tủ lạnh không nên để quá lâu, chỉ nên lưu cho bữa sau, như bữa sáng dùng cho bữa trưa, bữa trưa cho bữa tối, lâu nhất chỉ nên từ 5 – 6 tiếng. Vì vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100ºC nhưng nếu để quá lâu các vi sinh khuẩn sẽ gây ra những độc tố.

- Không nên cất các loại rau đã chế biến vào tủ lạnh khi dùng không hết, vì khi xào nấu ở nhiệt độ cao có nêm muối, các vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh tạo thành chất gây ung thư. Vì vậy, thường xuyên ăn rau thừa sẽ không tốt cho sức khoẻ cũng như người hay ăn các thực phẩm chế biến từ rau củ muối có khả năng bị ung thư dạ dày rất cao.

TH (tổng hợp)


Từ xa xưa, chè được biết đến là một thức uống tuyệt vời của người dân Việt. Chỉ qua một vài bước cơ bản là bạn đã có một chén nước chè thơm, ngon. Nhưng khi chúng ta đỡ mở túi chè thì việc bảo quản chúng là không hề dễ dàng. Bạn cần bảo quản chè sao cho hương vị của chúng không bị mất đi theo thời gian. Dưới đây là một số cách bảo quản chè mà chúng tôi xin gửi tới bạn đọc.

Chè bỏ tủ lạnh được bao lâu

Chè là thức uống tuyệt vời

Bảo quản chè trước những yếu tố ngoại cảnh

Chè không thích nghi được với môi trường ẩm ướt, vì khi tiếp xúc với không khí chè sẽ bị lên nấm mốc, không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra không nên để chè dưới ánh nắng và không khí trong một thời gian dài. Bởi như vậy, chè sẽ mất đi màu sắc đặc trưng đó là màu sẫm và mất đi hương vị cũng như chất dinh dưỡng sau khi pha chế. Để cái thiện được những điều này, bạn cần bảo quản chè trong những lọ thủy tinh, lọ gốm hoặc túi chân không mờ, đục có nắp đậy kín chứ không phải trong suốt để tránh ánh sáng mạnh chiếu vào. Đặt chúng ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm cao để có thể bảo quản chè một cách tốt nhất.

Chè bỏ tủ lạnh được bao lâu

Những chiếc hộp đựng chè thông dụng trên thị trường

Bảo quản chè tránh xa các loại mùi

Chè khô có một đặc điểm khá rõ là khả năng  hấp thụ các mùi xung quanh một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, không nên bảo quản chè gần các khu vực có các loại mùi mạnh và hắc như nới bảo quản thảo mộc, các loại thuốc đông ý và các loại gia vị. Ngoài ra, chè rất dễ mất đi hương vị tinh tế, thanh khiết của mình khi chúng ta để chung chè chưa ướp hương và chè đã ướp. Lúc này, hai hương vị quyện vào nhau sẽ trở thanh hương vị khá mạnh.

Chè bỏ tủ lạnh được bao lâu

Bảo quản chè tránh khỏi những mùi vị khác

Xem thêm: Cách lựa chọn kho lạnh tiết kiệm và phù hợp nhất cho người dùng

Bảo quản chè trong tủ lạnh

Đây cũng là một cách bảo quản hữu hiệu mà nhiều người sử dụng. Nhưng trước khi cho vào trong tủ lạnh, các bạn nên xử lý nấm mốc của chè. Rất nhiều người đã quan niệm sai là phơi chè dưới ánh nắng mặt trời, chè sẽ mất đi hương vị đậm đà vốn có của chúng. Bạn nên lót một tờ giấy trắng dưới đáy nồi bằng nhôm hoặc sắt. Sau đó cho nhỏ lửa khoảng 1 – 2 phút và tránh để chè bị cháy. Sau đó bỏ ra, để cho chè nguội và bọc giấy báo, cất giữ trong tủ lạnh. Bằng cách này, bạn có thể bảo quản trè trong nhiều tháng mà không sợ mất đi hương vị đặc trưng.

Chè bỏ tủ lạnh được bao lâu

Bảo quản chè trong tủ lạnh

Công ty cổ phần cơ điện lạnh Nam Bắc- dịch vụ thiết kế kho lạnh uy tín nhất

Trên đây là những cách bảo quản chè thông dụng mà chúng tôi xin gửi tới các bạn Các bạn có thể áp dụng một trong những cách trên tùy theo số lượng và thời gian bảo quản. Tuy nhiên, những cách trên chỉ áp dụng cho một lượng chè nhỏ của người dùng thường xuyên. Nhưng đối với những cơ sở sản xuất chè có quy mô lớn, nên sử dụng kho lạnh bảo quản chè chuyên nghiệp. Lúc này, sẽ bảo quản được một số lượng chè lớn giúp chè giữ nguyên được hương sác trước khi đến tay người sử dụng.

Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt và sử dụng kho lạnh bảo quản chè hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được các chuyên viên tư vấn về các kiểu kho lạnh tốt nhất với giá cả hợp lý nhất trên thị trường.

Sự cần thiết của kho lạnh bảo quản thực phẩm

FacebookTwitterGoogle+Pin It

Tất cả trái cây nên được rửa thật kỹ trong nước sạch trước khi ăn và bạn có thể ăn chúng càng sớm càng tốt. Những loại trái cây tươi được rửa và cắt kỹ thường sẽ giữ được khoảng 3 - 5 ngày trước khi bắt đầu mất độ tươi.

Sau khi đã được nấu chín, nếu được bảo quản trong hộp kín rồi cho vào tủ lạnh thường sẽ giữ được đến 3 - 7 ngày. Các loại rau đóng hộp nấu chín như đậu hoặc các loại đậu khác thường kéo dài từ 7 - 10 ngày nếu được bảo quản thích hợp.

Bánh mì

Bánh mì tự làm có thể để được khoảng 3 ngày ở nhiệt độ phòng, trong khi bánh mì mua ở cửa hàng sẽ an toàn để ăn trong khoảng 5 - 7 ngày.

Nếu bạn cho bánh mì vào tủ lạnh sẽ giúp kéo dài thời hạn sử dụng của chúng thêm khoảng 3 - 5 ngày. Nhưng cách làm này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của bánh đấy nhé!

Thịt và gia cầm

Theo một số nghiên cứu, thịt xay và thịt gia cầm đã được nấu chín đến nhiệt độ an toàn có thể để trong tủ lạnh khoảng 1 - 2 ngày. Nhiệt độ an toàn và hợp lý nhất là dưới 41 °F (5 °C).

Các loại thịt tươi khác như steak, phi lê, sườn có thể để được trong tủ lạnh từ 3 - 4 ngày. Nếu chúng được cấp đông thì bạn cần rã đông chúng trước khi nấu. Và tuyệt đối không được cấp đông lại lần nữa đối với lượng thịt không dùng hết.

Đối với thịt đóng hộp, bạn nên tiêu thụ trong vòng 3 - 5 ngày kể từ khi mở nắp. Những món salad nguội có trộn với thịt hoặc thịt gia cầm cũng nên được tiêu thụ trong vòng 3 - 5 ngày.

Động vật có vỏ, trứng

Trứng là một loại thực phẩm có nguy cơ hư hỏng cao hơn, vì chúng có thể truyền vi khuẩn Salmonella . Trứng đã được luộc chín chỉ nên được tiêu thụ trong vòng 7 ngày kể từ khi được nấu chín và đông lạnh.

Động vật có vỏ và cá cũng có nguy cơ hỏng nhanh hơn, vì chúng có thể chứa nhiều mầm bệnh hoặc chất độc như histamine có thể gây bệnh cho bạn.

2. Khi nào nên vứt thức ăn trong tủ lạnh?

Sự xuất hiện của màu sắc khác lạ

Đầu tiên, hãy tìm những thay đổi về kết cấu hoặc sự xuất hiện của nấm mốc, nấm mốc có thể có nhiều màu khác nhau.

Các màu sắc dễ nhận thấy nhất chính là trắng, xanh lá cây, đỏ cam, hồng hoặc đen. Điều này cho thấy thực phẩm đã hỏng và cần được loại bỏ.

Sự xuất hiện của màng nhầy

Nếu bạn nhìn thấy nấm mốc, đừng ngửi nó, vì làm như vậy có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Đối với các loại thực phẩm như thịt nguội, nếu phát triển thành màng nhầy cũng nên được vứt bỏ.

Cảm nhận được hương vị khác lạ

Nếu không may cắn một miếng thức ăn thừa và nhận ra hương vị đã biến mất hoặc thay đổi ít nhiều bằng cách nào đó. Đừng ngần ngại ném chúng ngay lập tức và nếu có thể, hãy nhổ ra bất cứ thứ gì bạn chưa nuốt.

Lưu ý với bạn rằng, thực phẩm có thể hư hỏng ngay cả khi bạn không nhận thấy các dấu hiệu đã nêu trên. Vì vậy hãy cân nhắc đối với những thực phẩm đã được để trong thời gian dài!

3. Mẹo bảo quản thức ăn thừa đúng cách

Chú ý đến nhiệt độ

Vi khuẩn phát triển mạnh trong khoảng 40 °F (4 °C) đến 140 °F (60 °C). Phạm vi nhiệt độ này được gọi là “vùng nguy hiểm”. Để giữ thực phẩm tránh khỏi vùng nguy hiểm, hãy làm lạnh hoặc đông lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 giờ.

Chú ý đến vật đựng

Tốt hơn hết bạn nên bảo quản thức ăn nóng trong các hộp nhỏ hơn, nông hơn và kín khí. Điều này sẽ cho phép thực phẩm nguội nhanh hơn và đều hơn và tránh được sự tấn công của vi khuẩn gây hư hỏng.

Chú ý đến thời gian bảo quản

Việc làm lạnh có thể giúp làm chậm sự phát triển của hầu hết các vi khuẩn, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là một số vi khuẩn như Listeria monocytogenes vẫn có thể phát triển trong nhiệt độ lạnh.

Chính vì điều này mà bạn cần lưu ý là bạn đã bảo quản một món đồ nào đó trong tủ lạnh trong bao lâu. Thật tuyệt vời nếu bạn ghi rõ ràng và cụ thể thời gian cũng như ngày tháng mà bạn để thực phẩm vào tủ lạnh.

Chú ý đến vị trí đặt thức ăn

Ngoài những lưu ý trên, thứ tự cất giữ các món đồ trong tủ lạnh cũng là một mẹo khá hữu ích giúp bạn có thê bảo quản thức ăn lâu hơn.

Cất thực phẩm ăn liền trên kệ trên cùng, cũng như thực phẩm sống. Đồng thời, hãy để phần thịt chưa nấu chín về phía dưới cùng của tủ lạnh. Điều này sẽ ngăn không cho thịt hoặc thực phẩm chưa nấu chín bị nhỏ giọt nước, tránh tình trạng làm ô nhiễm chéo thức ăn thừa của bạn.

Xem thêm

Không phải thức ăn nào cũng giữ được trong tủ lạnh với khoảng thời gian giống nhau, cần nhanh chóng loại bỏ chúng trước để bảo đảm sức khỏe của bạn. Cùng Điện máy XANH tìm hiểu thức ăn thừa để được bao lâu và mẹo bảo quản thức ăn thừa đúng cách nhé!

*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ Healthline

Biên tập bởi Đoàn Huỳnh Bảo Duy • 24/02/2021