Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của vùng là gì

Tăng trưởng kinh tế là gì? Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.

Cụ thể:

- Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).

- Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.

- Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu?

Quốc hội ban hành Nghị quyết 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Trong đó, Nghị quyết đã đặt ra các chỉ tiêu cần đạt được trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,0 - 6,5%;

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 đô la Mỹ (USD).

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%.

- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 - 4,5%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8 - 5,3%.

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 - 28,5%.

- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%.

- Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.

- Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh.

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

Được biết, Nghị quyết 103/2023/QH15 thể hiện mục tiêu tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược trọng điểm, quan trọng quốc gia.

Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế ngang tầm với phát triển kinh tế; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Chăm lo các đối tượng chính sách;...

Xem thêm tại Nghị quyết 103/2023/QH15 ban hành 09/11/2023.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Kinh tế tỉnh Bình Định tăng trưởng giai đoạn 2016-2019 đạt bình quân 6,87%; một số công trình trọng điểm của tỉnh đã hoàn thành, đưa vào sử dụng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế; sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn; thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của vùng là gì
WEB 2016 2019 Chi tieu chu yeu

Bình Định thuộc Vùng Duyên hải miền Trung. Diện tích tự nhiên 6.071 km2, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đông giáp biển Đông. Bờ biển dài 134 km có nhiều cửa biển, cửa sông, cồn bãi, đầm ghềnh, hải đảo; đặc biệt có đầm Thị Nại sâu, kín gió và đa dạng thủy sản. Hiện có 136.730 ha đất sản xuất nông nghiệp (bao gồm: đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm); 370.643 ha đất lâm nghiệp có rừng; 2.784 ha đất nuôi trồng thủy sản, 214 ha đất làm muối; 72.228 ha đất phi nông nghiệp và 23.017 ha đất chưa sử dụng. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường không, cảng biển kết nối đồng bộ, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại giữa các tỉnh thuộc khu vực miền Trung, Tây nguyên với các tỉnh, thành phố khác trong nước và quốc tế. Tuyến đường ven biển Quy Nhơn – Sông Cầu, các xã bán đảo Nhơn Hội, Nhơn Hải, Nhơn Lý và xã đảo Nhơn Châu thuộc thành phố biển Quy Nhơn thơ mộng và giàu tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ. Những năm qua, Bình Định đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tích cực thu hút đầu tư, liên kết hợp tác với các địa phương, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng và an ninh. Chất lượng tăng trưởng về kinh tế của Bình Định được thể hiện qua một số chỉ tiêu chủ yếu như: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP); Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR); Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp và đóng góp của tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP); Hệ số xác định mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Gini) và Ngân sách Nhà nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2019 là 6,87%. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,04%; công nghiệp – xây dựng tăng 9,56%; dịch vụ tăng 7,02%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 8,55%.

Bảng 1: GRDP theo giá so sánh 2010 tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2019 Năm GRDP Phân theo khu vực Giá trị (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm Giá trị (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) 2016 39.190 6,63 11.733 4,56 10.048 9,38 15.774 6,70 1.635 4,63 2017 41.822 6,72 12.125 3,34 11.086 10,33 16.847 6,80 1.764 8,92 2018 44.883 7,32 12.709 4,82 12.141 9,51 18.066 7,24 1.967 11,50 Ước 2019 47.940 6,81 13.146 3,44 13.235 9,01 19.390 7,33 2.169 10,28 Bình quân 2016-2019 - 6,87 - 4,04 - 9,56 - 7,02 - 8,55

Như vậy, tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2019 thấp hơn chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIX của Tỉnh (tăng trưởng GRDP bình quân 8%/năm). Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2019, cơ cấu GRDP của Bình Định đã thể hiện rõ xu thế dịch chuyển theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. So với năm 2016, cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 giảm 3,5 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 2,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 0,9 điểm phần trăm.

Bảng 2: Một số chỉ tiêu chủ yếu Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Ước 2019 Bình quân 2016-2019 GRDP (theo giá hiện hành) bình quân đầu người (triệu đồng) 41,1 45,0 50,3 55,1 - Năng suất lao động (theo giá so sánh 2010) Giá trị (triệu đồng/lao động) 40,8 42,9 45,5 48,1 - Tốc độ tăng (%) 4,66 5,17 5,93 5,74 5,37 Hệ số ICOR (đ/đ) 8,11 8,15 7,71 8,87 8,22 Đóng góp của tăng TFP trong tăng GRDP (%) 28,36 29,97 39,54 36,51 35,82

GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành): Giai đoạn 2016-2019 có tốc độ tăng trưởng đều và ổn định, đạt mức 55,1 triệu đồng/người vào năm 2019, tăng 14 triệu đồng/người so với năm 2016, tăng bình quân 10%/năm giai đoạn 2016-2019. Chỉ tiêu này tăng lên khi sản xuất tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số. Năng suất lao động (theo giá so sánh 2010): Giai đoạn 2016-2019, năng suất lao động năm sau luôn cao hơn so năm trước, năm 2016 là 40,8 triệu đồng đến năm 2019 là 48,1 triệu đồng, tăng 1,18 lần. Tốc độ tăng năng suất lao động qua các năm đều tăng, bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 5,37%. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR): Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tỉnh Bình Định bình quân giai đoạn 2016-2019 là 8,22, hiện đang ở mức cao. Tăng thêm 1 đồng GRDP giai đoạn 2016-2019, vốn đầu tư là 8,22 đồng. Tuy nhiên, hiệu quả vốn đầu tư có độ trễ một vài năm hoặc thậm chí nhiều năm. Do đó, nguồn vốn đầu tư ở giai đoạn 2016-2019 sẽ mang lại hiệu quả trong những năm tiếp theo, khi các công trình, dự án đi vào hoạt động ổn định, phát huy hết công suất, năng lực sản xuất. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP): Xét theo đóng góp của tăng TFP vào tăng GRDP của tỉnh, trong 4 năm (từ 2016-2019), tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng GRDP có sự khác biệt giữa các năm và có xu hướng tăng. Năm 2016, TFP đóng góp vào tăng GRDP đạt 28,36%, đóng góp của tăng vốn cố định là 63,15%, còn lại 8,49% là đóng góp của tăng lao động. Đến năm 2019, đóng góp của tăng TFP là 36,51%, trong khi đó, đóng góp của tăng vốn đạt 53,24%, đóng góp của tăng lao động đạt 10,25%. Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh tập trung chủ yếu vào tăng vốn và tăng TFP. Bình quân giai đoạn 2016-2019, tăng TFP đóng góp 35,82%, yếu tố vốn và lao động đóng góp lần lượt 54,51% và 9,67%.

Bảng 3: Hệ số Gini Năm 2014 2016 2018 Chung toàn tỉnh 0,33 0,34 0,34

Hệ số xác định mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Gini): Hệ số Gini càng cao, mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng lớn. Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1, hệ số Gini bằng 0 nghĩa là không có sự bất bình đẳng, hệ số Gini càng tiến dần đến 1 thì sự bất bình đẳng càng lớn và bằng 1 khi có sự bất bình đẳng tuyệt đối. Số liệu ở Bảng 3 cho thấy: Mức độ phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng về thu nhập của tỉnh Bình Định còn thấp, nhưng tăng qua các năm, có chiều hướng doãn ra. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng về thu nhập, sự phân hoá giàu, nghèo của tỉnh vẫn ở mức tương đối công bằng (từ 0,33 đến 0,34 là phân phối tương đối công bằng; nếu từ 0,5 trở lên thì được coi là có mức độ bất bình đẳng cao).

Bảng 4: Thu nội địa và thu xuất nhập khẩu trên địa bàn Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Ước 2019 Bình quân 2016-2019 Thu nội địa Giá trị (Tỷ đồng) 6.241 6.965 8.344 12.747 - Tốc độ tăng (%) 23,2 11,6 19,8 52,8 26,0 Thu xuất nhập khẩu Giá trị (Tỷ đồng) 444 532 613 687 - Tốc độ tăng (%) - 19,8 15,2 12,1 Bq 2017-2019: 15,7

Thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn: Kết quả thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn có sự tăng trưởng khá, hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu HĐND tỉnh giao. Tổng thu nội địa và xuất nhập khẩu giai đoạn 2016-2019 ước thực hiện 36.573 tỷ đồng, bình quân đạt 9.143 tỷ đồng/năm. Trong đó, thu nội địa tăng bình quân giai đoạn 2016-2019 là 26%. Kết quả tích cực về nguồn thu ngân sách đã đáp ứng cơ bản nhu cầu đầu tư các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Tóm lại, giai đoạn 2016-2019 với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các doanh nghiệp trong tỉnh, phần lớn các chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách hàng năm đã được thực hiện đạt kế hoạch; an sinh xã hội được đảm bảo, quốc phòng - an ninh được củng cố, các lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phát triển, việc làm và thu nhập của người dân được cải thiện, đời sống nhân dân cơ bản ổn định, hiệu quả hoạt động chính quyền được nâng lên. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Chưa thu hút được các doanh nghiệp có năng lực triển khai các dự án có quy mô lớn để tạo bước đột phá và chuyển biến mạnh trong sản xuất công nghiệp của tỉnh. Tỉnh chưa có nhiều doanh nghiệp lớn và sản phẩm có thương hiệu mang tính quốc gia làm đầu tàu thúc đẩy phát triển. Một số dự án đầu tư triển khai chậm, không đúng tiến độ cam kết. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng khá nhưng cơ cấu nguồn thu thiếu bền vững (nguồn thu từ tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn; năm 2019, thu tiền sử dụng đất là 6.884 tỷ đồng, chiếm 54% thu nội địa). Để phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, tỉnh Bình Định tập trung thực hiện các nội dung: Một là, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Hai là, đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng và lợi thế, phấn đấu tăng giá trị gia tăng ngành dịch vụ. Ba là, duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển toàn diện nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào chuỗi liên kết từ sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; ưu tiên nguồn lực và huy động toàn xã hội tham gia thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Bốn là, đẩy mạnh thu ngân sách đảm bảo đạt và vượt kế hoạch đề ra, huy động vốn cho đầu tư phát triển; tập trung xây dựng hoàn thành các công trình trọng điểm tiến đến chào mừng thành công Đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứ XX; tiếp tục đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.

Tác giả bài viết: Trần Trung Hiếu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 42 | lượt tải:8

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 83 | lượt tải:41

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 87 | lượt tải:25

Số: 1082/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2023

lượt xem: 27 | lượt tải:11

Số: 879/QĐ-TCTK

Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045