Chỉ tiêu trong tuyển sinh là gì

Có nhiều thí sinh chưa hiểu rõ về việc xét tuyển bổ sung, xét nguyện vọng đợt 2 là gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Chỉ tiêu trong tuyển sinh là gì

 

Mục lục

  • Các quy định chung về xét tuyển bổ sung
  • Đối tượng nào được tham gia xét tuyển bổ sung?

Các quy định chung về xét tuyển bổ sung

Xét tuyển bổ sung sẽ diễn ra trong trường hợp các trường ĐH, CĐ chưa tuyển đủ số sinh viên trong lần xét tuyển đợt 1 (do ít thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển hoặc nhiều thí sinh đỗ nhưng không xác nhận nhập học). Đa phần các trường chỉ xét đến đợt 2 là đủ chỉ tiêu, tuy nhiên cũng có nhiều trường xét tuyển thêm các đợt khác cho đến khi đủ chỉ tiêu.

Theo lịch tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh phải xác nhận nhập học đợt 1 từ ngày 5/10 đến trước 17h ngày 10/10. Các trường xét bổ sung cần chủ động cập nhật lịch bổ sung trước 15 ngày so với ngày xét tuyển. Thí sinh cần thường xuyên theo dõi thông tin trên website của trường ĐH, CĐ để nắm rõ về lịch xét tuyển.

Về điểm trúng tuyển trong đợt xét tuyển bổ sung, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điểm trúng tuyển đợt bổ sung không được thấp hơn so với đợt 1. Đa phần các ngành xét tuyển bổ sung đều có điểm bằng hoặc cao hơn so với đợt 1, thậm chí nhiều ngành điểm xét tuyển bổ sung còn cao hơn rất nhiều.

Đối tượng nào được tham gia xét tuyển bổ sung?

Những trường hợp sau đây có thể tham gia xét tuyển bổ sung:

Trường hợp 1: Thí sinh không đỗ tất cả các nguyện vọng đã đăng ký trong đợt 1;

Trường hợp 2: Thí sinh đỗ nguyện vọng đã đăng ký nhưng không xác nhận nhập học;

Trường hợp 3: Trong đợt 1 thí sinh không đánh dấu tick vào mục số 9 “Thí sinh có dùng kết quả để xét tuyển ĐH, CĐ”.

Về hồ sơ xét tuyển bổ sung, mỗi trường sẽ có yêu cầu về hồ sơ khác nhau, thí sinh phải điền mẫu đơn đăng ký theo yêu cầu của trường. Vì vậy, thí sinh cần theo dõi trên website của trường để có thể hoàn thiện hồ sơ theo đúng yêu cầu. Có 3 phương thức nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung: Nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh của trường; nộp hồ sơ trực tuyến; nộp hồ sơ về văn phòng tuyển sinh của trường thông qua đường bưu điện.

Dù với những quy định trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tạo điều kiện cho thí sinh, tuy nhiên việc bỏ lỡ xét tuyển đợt 1 và chấp nhận đợi đợt bổ sung là việc khá mạo hiểm, thí sinh cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định. Một số lưu ý các thí sinh cần nắm rõ:

+ Đa phần các trường top đầu và những ngành hot đều đã đủ chỉ tiêu ngay từ đợt xét tuyển đầu tiên. Vì vậy, các trường và ngành tham gia xét tuyển bổ sung đa phần đều khá kén người học nên mới thiếu chỉ tiêu.

+ Điểm xét tuyển đợt bổ sung chỉ được bằng hoặc cao hơn đợt 1. Như đã nói ở trên, điểm đợt bổ sung thậm chí còn cao hơn rất nhiều so với đợt 1.

+ Có nhiều thí sinh trúng tuyển đợt 1 nhưng không xác nhận nhập học và quyết định đợi đợt bổ sung của trường mình mong muốn. Tuy nhiên, có thể trường thí sinh mong muốn sẽ không xét tuyển bổ sung do đã đủ chỉ tiêu.

Mong rằng những thông tin trên có thể giúp các thí sinh hiểu rõ hơn về xét tuyển bổ sung, cũng như có được quyết định đúng đắn nhất về việc nộp hồ sơ xét tuyển.

Năm 2022 đánh dấu bước chuyển mình rất lớn trong xu hướng tuyển sinh của các trường đại học. Trong đó các trường giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 xuống mức thấp kỷ lục, nhất là với các trường đại học top đầu. Cùng huongnghiep.hocmai.vn theo dõi mức chỉ tiêu cho bài thi TN THPT 2022 của từng trường nhé!

Tiêu chí phụ là gì? Tiêu chí phụ có các loại nào?… Đây là những câu hỏi thường gặp về tiêu chí phụ. Bài viết này sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm rõ những thắc mắc trên, do đó, Quý vị đừng bỏ qua nội dung dưới đây của bài viết.

Tiêu chí là gì?

Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc tiêu chí phụ là gì? chúng tôi làm rõ khái niệm tiêu chí, cụ thể:

Tiêu chí là những chuẩn mực cụ thể được đặt ra và dùng để đưa ra các đánh giá cụ thể và khách quan nhất về một sự vật hay sự việc bất kỳ nào đó. Các chuẩn mực đó có thể là những chuẩn mực về thời gian, chuẩn mực về năng suất, chuẩn mực về chất lượng, cùng với đó là việc xem xét sự tuân thủ theo đúng các quy định đã được đề ra. Kết quả được được ra cuối cùng sẽ phản ánh được sự bền vững cùng như tính hiệu quả của những tiêu chí được sẻ dụng trong quy trình đánh giá.

Tiêu chí phụ là những tiêu chí đi kèm tiêu chí chính, hay những chuẩ mực bổ sung được đưa ra nhằm mục đích phân tích và đánh giá về một sự vật hay sự việc bất kỳ nào đó.

Trong tuyển sinh, tiêu chí phụ là cách đánh giá đối với những thí sinh có cùng điểm số như nhau, chọn ra những thí sinh đáp ứng đầy đủ các tiêu chí phụ. Quyết định đến việc ai sẽ dành được suất trúng tuyển cuối cùng, còn ai sẽ phải dừng lại ở đây.

Ví dụ: Nếu có 2 thí sinh bằng điểm nhau cùng nộp đơn xét tuyển vào trường mà chỉ được chọn một người thì nhà trường sẽ đưa ra tiêu chí phụ để xem ai có điểm môn Toán cao hơn thì sẽ chọn thí sinh đó. Và khi đó, môn Toán chính là tiêu chí phụ mà nhà trường đặt ra cho các thí sinh.

Các loại tiêu chí phụ

Tùy thuộc vào từng tiêu chí tuyển sinh của trường mà sẽ có những tiêu chí phụ khác nhau.

Nếu sau khi công bố mức điểm sàn của trường sẽ lấy từ cao xuống thấp. Nếu nhà trường lấy hết các bạn có tổng điểm bằng nhau thì có thể thừa chỉ tiêu. Nhưng nếu không lấy thì sẽ thiếu chỉ tiêu. Chính vì thế, mỗi trường sẽ đặt ra các tiêu chí phụ khác nhau để đảm bảo việc tuyển đủ chỉ tiêu.

Một số loại tiêu chí phụ như sau:

Thứ nhất: Tiêu chí phụ ưu tiên theo môn thi

Ưu tiên theo môn thi chính là hình thức thường được sử dụng nhất tại các trường Đại học hiện nay. Đối với những thí sinh có điểm bằng nhau thì nhà trường có thể dựa vào điểm thi của môn chính nhân đôi hoặc một trong những môn nằm trong tổ hợp xét tuyển.

Ví dụ: 

– Trường Đại học Thương Mại cũng ưu tiên các môn lần lượt ngành Ngôn ngữ Anh là điểm bài thi Tiếng Anh; với chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại (D03) là điểm bài thi Tiếng Pháp; với Chuyên ngành Tiếng Trung thương mại (D04) là điểm bài thi Tiếng Trung.

– Trường Đại học Mỏ địa chất sẽ ưu tiên thí sinh có điểm môn Toán cao hơn. Và những trường Đại học khác cũng tương tự như vậy.

Thứ hai: Tiêu chí phụ ưu tiên theo thứ tự nguyện vọng

Trên thực tế có một số trường lại áp dụng ưu tiên theo nguyện vọng của thí sinh. Nếu trường hợp thí sinh có cùng điểm số, sau khi ưu tiên theo môn mà vẫn không xét tuyển được thì tiếp tục ưu tiên người đăng ký thứ tự nguyện vọng cao hơn.

Ví dụ, thí sinh nào đăng ký xét tuyển vào trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam là nguyện vọng 1 thì sẽ được ưu tiên xét tuyển trước.

Thứ ba: Tiêu chí phụ dựa vào điểm xét tuyển chưa làm tròn

Theo như quy định chung thì các bài thi trắc nghiệm sẽ được chấm bằng máy tính và được quy đổi sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi trắc nghiệm. Tổng điểm của tổ hợp môn xét tuyển sẽ được làm tròn đến 0.25 điểm. Điểm của thí sinh gần tiệm cận nào thì làm tròn tới tiệm cận đó. Tuy nhiên, có nhiều trường áp dụng tiêu chí phụ là tổng điểm 3 môn chưa làm tròn như Đại học Ngoại Thương.

Theo đó, nhà trường sẽ xem tổng điểm của thí sinh nào cao hơn khi chưa làm tròn thì sẽ lựa chọn thí sinh đó. Và tất nhiên thí sinh còn lại sẽ phải tạm dừng cuộc chơi.

Ý nghĩa của tiêu chí phụ

Với hình thức dùng tiêu chí phụ trong xét tuyển đầu vào Đại học, nhà trường vừa hoàn toàn có thể cung ứng đủ chỉ tiêu tuyển sinh, vừa hoàn toàn có thể lựa chọn được những thí sinh có nguồn vào tốt. 

Còn đối với học sinh, tiêu chí phụ đôi khi không phải là “phụ”, nó quyết định đến việc có đáp ứng được điều kiện đầu vào từ nhà trường hay không. Cùng với tổng số điểm thi bằng nhau nhưng có bạn thí sinh đỗ, lại có bạn bị trượt vì tiêu chí phụ.

Việc nắm bắt các tiêu chí phụ nhà trường từng sử dụng và rèn luyện bản thân, có chiến lược trong tuyển sinh để có kết quả tốt nhất và đáp ứng được các tiêu chí phụ của nhà trường sẽ là tấm vé giúp đáp bảo cơ hội trúng tuyển.

Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi, Quý vị đã có thêm thông tin làm rõ tiêu chí phụ là gì? chúng tôi rất mong nhận được những thông tin chia sẻ, phản hồi về nội dung bài viết.

Tiêu chí xét tuyển là gì?

Xét tuyển là hình thức tuyển sinh dựa trên các tiêu chí đáng tin cậy như kết quả học tập THPT, kết quả thi THPT quốc gia, đạt thành tính học sinh giỏi quốc gia, Olympic quốc tế…. Dùng những cơ sở để xét tuyển có thể đánh giá cả quá trình học của thí sinh một cách tổng quan hơn.

Chỉ tiêu dự kiến là gì?

Chi tiêu đầu tư dự kiến (Planned investment spending) là chi tiêu đầu tư mà các doanh nghiệp lên kế hoạch thực hiện trong suốt một thời kỳ cho trước nào đó.

Tuyển sinh đợt bổ sung là gì?

Xét tuyển bổ sung sẽ diễn ra trong trường hợp các trường đại học chưa tuyển đủ số sinh viên trong lần xét tuyển đợt 1 do thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển chưa đủ chỉ tiêu hoặc thí sinh không xác nhận nhập học với nguyện vọng đã trúng tuyển trước đó.

Điểm sàn có nghĩa là gì?

Điểm sàn là mức điểm thi tối thiểu mà bộ Giáo Dục và đào tạo công bố để các trường xét tuyển thí sinh trúng tuyển trong kỳ thi THPT Quốc gia. Nói cách khác, điểm sàn là ngưỡng điểm bảo đảm chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT sau khi có điểm thi để các trường Đại học, cao đẳng nhận đơn xét tuyển.