Chiếm dụng vốn là như thế nào

 1. Tỷ lệ chiếm dụng vốn/bị chiếm dụng vốn là gì ?

Chiếm dụng vốn là như thế nào


Đây là tỷ số mình thường xuyên sử dụng trong khi phân tích báo cáo tài chính một cổ phiếu nào đó. Tỷ lệ Tỷ lệ chiếm dụng vốn/bị chiếm dụng vốn bạn có thể hiểu nôm na như thế này. 

👍 Chiếm dụng vốn là khoản tiền mà doanh nghiệp chiếm dụng được của đối tác hay nhà cung cấp....vvv nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Chiếm dụng vốn là như thế nào

Ví dụ: Công ty mình mua nguyên liệu từ nhà cung cấp, thay vì trả ngay tiền hàng cho nhà cung cấp thì mình giữ lại để sử dụng mục đích khác và trả lại sau. Khi đó khoản tiền này gọi là chiếm dụng vốn.

👍 Bị chiếm dụng vốn thì ngược lại với chiếm dụng vốn, tiền của mình bị người khác chiếm dụng. 

Chiếm dụng vốn là như thế nào

Ví dụ: Như mình bán sản phẩm cho khách hàng nhưng khách hàng nợ lại tiền chưa trả ngay. Và họ mang số tiền đó đi sử dụng vào mục đích riêng của họ.

=> Như vậy Tỷ lệ Tỷ lệ chiếm dụng vốn/bị chiếm dụng vốn cho chúng ta biết một doanh nghiệp ( Hay 1 cổ phiếu nào đó) chiếm dụng được nhiều hơn hay bị chiếm dụng nhiều hơn. Trong phân tích công ty nào chiếm dụng được nhiều hơn thì được đánh giá cao hơn.

2. Tỷ lệ chiếm dụng vốn/bị chiếm dụng vốn như thế nào thì tốt ?

Tỷ lệ Tỷ lệ chiếm dụng vốn/bị chiếm dụng vốn cho chúng ta biết một doanh nghiệp ( Hay 1 cổ phiếu nào đó) chiếm dụng được nhiều hơn hay bị chiếm dụng nhiều hơn. Trong phân tích công ty nào chiếm dụng được nhiều hơn thì được đánh giá cao hơn.

Thông thường cổ phiếu nào có tỷ lệ này lớn hơn 1 thì tốt hơn những cổ phiếu nhỏ hơn một. Tỷ lệ này càng lớn càng tốt cho thấy doanh nghiệp có uy tín cao và khả năng thương lượng đàm phán tốt hơn.

3. Tính tỷ lệ chiếm dụng vốn/bị chiếm dụng vốn như thế nào ?

👍 Chiếm dụng vốn = Tổng nợ phải trả - Nợ vay tài chính ( Ngắn hạn + Dài hạn)

👍 Bị chiếm dụng vốn = Phải thu dài hạn + Phải thu ngắn hạn

Như trên chúng ta đã biết được công thức tính các thành phần của tỷ lệ này rồi. Việc của chúng ta bây giờ là lấy máy tính ra và tính toán thôi.

Ví dụ: Tính tỷ lệ chiếm dụng vốn/bị chiếm dụng vốn của cổ phiếu HPG tại quý 3 năm 2021 nhé.

Chiếm dụng vốn là như thế nào

👍 Chiếm dụng vốn = 90.318 - (43.357+17.711) = 29.250

Chiếm dụng vốn là như thế nào

Chiếm dụng vốn là như thế nào

👍 Bị chiếm dụng vốn = 10.856 + 717 = 11.573

=>>> Tỷ lệ chiếm dụng vốn/bị chiếm dụng vốn = 29.250/11.573 = 2.5

Như vậy Tỷ lệ chiếm dụng vốn/bị chiếm dụng vốn của cổ phiếu HPG là 2.5 rất tốt. Nhiệm vụ của bạn là so sánh cổ phiếu này với những cổ phiếu khác để so sánh tìm ra cổ phiếu nào có lợi thế hơn nhé.

Xem thêm bài viết hữu ích khác dưới đây:

💜 5 dấu hiệu nhận biết cổ phiếu rủi ro qua báo cáo tài chính

💜 5 dấu hiệu nhận biết cổ phiếu tốt qua báo cáo tài chính

Nguyễn Chí Phương

Chiếm dụng vốn là như thế nào

Chiếm dụng vốn là như thế nào

Phân tích tài chính doanh nghiệp – Cách nhận diện một doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn hay đang đi chiếm dụng?

Phân tích doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng, sẽ giúp những nhà quản lý, chủ doanh nghiệp, nắm bắt được thực trạng doanh nghiệp của mình là nguồn vốn hiện tại có đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hay không? Có bị vấn đề gì không? DN có đang tận dụng hết số vốn hiện có? Hay do nhu cầu tài sản kinh doanh vượt quá số vốn hiện có mà phải ĐI CHIẾM DỤNG.

Bài phân tích này không chỉ dành cho chủ doanh nghiệp, những nhà phân tích, sẽ thật tuyệt nếu bạn là một kế toán và đặc biệt quan tâm đến chủ đề này, những kiến thức này như một bước đệm giúp bạn trở thành một nhà tham vấn tài ba trong lĩnh vực phân tích tài chính.

2 chỉ tiêu để tính tổng thể mức độ đi chiếm dụng và bị chiếm dụng

Tài sản thanh toánnguồn vốn thanh toán là 2 chỉ tiêu sẽ được dùng để xác định tổng thể mức độ đi chiếm dụng và bị chiếm dụng của doanh nghiệp.

a. Tài sản thanh toán

Bản chất của tài sản thanh toán là những KHOẢN PHẢI THU, tức là các khoản doanh nghiệp đang BỊ CHIẾM DỤNG mà không được hưởng lãi.

Nhìn vào bảng cân đối kế toán chúng ta sẽ nhặt được những chỉ tiêu liên quan đến Tài sản thanh toán bao gồm:

Các khoản phải thu khách hàng (phải thu ngắn hạn, dài hạn, phải thu khác).

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (bản chất nó là một khoản phải thu)

Thuế và các khoản phải thu nhà nước

Khoản phải thu do giao dịch mua bán lại trái phiếu

Tài sản thuế TNDN hoãn lại

Các khoản phải thu Dài hạn khác

Tài sản kinh doanh khác

b. Nguồn vốn

Trong nguồn vốn sẽ bao gồm vốn vay, vốn chủ sở hữu và nguồn vốn thanh toán

Vốn vay là những khoản doanh nghiệp mất chi phí vốn đi vay, như vay ngân hàng, vay cá nhân phải trả tiền…

Nguồn vốn thanh toán là những khoản doanh nghiệp ĐI CHIẾM DỤNG và không bị tính lãi như: Phải trả người bán ngắn hạn, phải trả dài hạn khác…

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể tính tổng thể doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng, hãy cùng sang phần tiếp theo về công thức tính.

Công thức tính tổng thể DN đang đi chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng

Công thức tổng:

Khả năng doanh nghiệp đang bị chiếm dụng hay đi chiếm dụng vốn = Tài sản thanh toán Nguồn vốn thanh toán

Ý nghĩa của công thức:

  • Nếu kết quả dương (+), doanh nghiệp không sử dụng hết số vốn hiện có, bị chiếm dụng vốn.
  • Nếu kết quả âm (-), nhu cầu tài sản kinh doanh vượt quá số vốn hiện có, đi chiếm dụng vốn.

Công thức 1:

Để tính Tài sản thanh toán trên bảng cân đối kế toán, chúng ta sẽ cộng tổng các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế và các khoản phải thu nhà nước.

Công thức 2:

Nguồn vốn thanh toán = Tổng nguồn vốn – vốn vay – vốn chủ sở hữu

Cụ thể bạn có thể xem bảng bên dưới.

Chiếm dụng vốn là như thế nào

Ứng dụng để phân tích trực tiếp BCTC của Vietnam Airlines 

Chiếm dụng vốn là như thế nào

Báo cáo tài chính của Vietnam Airlines

Sau khi áp dụng công thức (1), (2) và công thức tổng, chúng ta sẽ được:

(Đvt: nghìn tỷ)

Đầu năm Cuối năm
Tài sản thanh toán 6.206 + 482 + 1.961  8.650 2.075 + 270 + 0.141 + 1.261 = 3.606
Nguồn vốn thanh toán 20.487 17.928
Tổng thể tính chiếm dụng 8.650 – 20.487 = -11.837 3.606 – 17.928 = -14.322

Đánh giá và phân tích:

Việt Nam AirLine ĐANG ĐI CHIẾM DỤNG VỐN tương đối tốt, tương đối nhiều, đầu năm chiếm dụng tận 11 nghìn tỷ, cuối năm chiếm dụng nhiều hơn. Điều ấy thể hiện Vietnam Airlines đang tăng phần nợ phải trả lên, nguyên nhân chủ yếu do phần tài sản thanh toán đang giảm mạnh. Theo bạn phần chiếm dụng này là tốt hay là không tốt?

Khi đi chiếm dụng thì bản chất nó cũng là con dao 2 lưỡi, vì nó chính là một trong những khoản mà DN đang phải gồng gánh. Nghĩa là nó tốt ở thời điểm đầu là có vốn để điều chỉnh hoạt động kinh doanh, và được quyền sử dụng cái vốn ấy không mất phí. Tuy nhiên việc dùng vốn ấy như thế nào? Có hiệu quả hay không? Nó là một câu chuyện khác.

Liên quan đến phần này bạn cũng nên đọc thêm một cái thuyết minh nữa, ở phần nợ phải trả nhà cung cấp. (Mục số 17).

Ở mục (iii) khoản phải trả người bán ngắn hạn là các bên liên quan không được đảm bảo, không chịu lãu và phải trả theo thoả thuận.

Tại ngày 31/12/2020, tổng công ty có khoản nợ phải trả quá hạn chưa thanh toán là khoảng 4.802 tỷ đồng, không bao gồm các khoản phải trả đã được giãn thời hạn thanh toán. Tức là trừ các khoản được giãn rồi, thì bên này lại có một khoản quá hạn chưa được thanh toán. Tại ngày báo cáo tài chính riêng này, công ty đã tiếp tục đàm phán với nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ để cơ cấu lại số tiền và thời hạn thanh toán các khoản này…

Bản chất đi chiếm dụng thì không còn cách nào khác cả, kiểu bất khả năng rồi, nếu xét nhìn bề ngoài thì có thể thấy là ok, chỉ số này ông đi chiếm dụng được. Tuy nhiên bản chất không thể trả được nữa rồi, rất muốn trả nhưng không trả được nữa, và đang rất cần sự trợ giúp của chính phủ rồi. Nói chung BCTC này họ thuyết minh cũng rất là rõ ràng, kiểu như hiểu được sâu hơn về bối cảnh tài chính của VN Airlin.

Nếu không đọc phần thuyết minh BCTC về các khoản phải trả người bán ngắn hạn, thì sẽ không hiểu được thật sự sâu sắc câu chuyện ở đằng sau.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn nhận diện được doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng. Với công thức trên, bạn có thể dễ dàng áp dụng thực tế vào doanh nghiệp của mình, để dễ dàng kiểm soát nguồn vốn đang được luân chuyển đúng cách, hay đang bị nợ vượt mức giới hạn. Ngoài ra nếu bạn muốn tìm hiểu sâu về phân tích doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính, thì đừng bỏ qua khoá phân tích doanh nghiệp theo nhóm ngành, tại khoá học bạn sẽ được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm thực tế chuẩn Big 4.

>> Link khoá học: https://taca.edu.vn/phan-tich-doanh-nghiep-thong-qua-bctc/

Bình luận