Chính sách kinh tế chỉ huy là gì

Kinh tế kế hoạch (còn được gọi là nền kinh tế kế hoạch tập trung hoặc nền kinh tế chỉ huy) là một nền kinh tế-xã hội trong đó Chính phủ và Nhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Trong một nền kinh tế như vậy, các nhà làm kế hoạch quyết định loại và khối lượng hàng hóa nào sẽ được sản xuất, các xí nghiệp thực thi việc sản xuất này, trái ngược với một nền kinh tế phi kế hoạch.

Các hệ thống kinh tế

Kinh tế tư bản chủ nghĩa
Kinh tế xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường
Kinh tế kế hoạch
Kinh tế hỗn hợp
Chủ nghĩa xã hội thị trường
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường xã hội
Kinh tế chuyển đổi
Kinh tế mở
Kinh tế khép kín
Kinh tế tự cung tự cấp
Kinh tế hàng hóa
Kinh tế tiền tệ

Trên thực tế, không có một nền kinh tế kế hoạch thuần túy. Ngay cả ở một nền kinh tế được kế hoạch hóa một cách tập trung cao độ như Bắc Triều Tiên, một số quyết định kinh tế thứ yếu vẫn được thực hiện một cách phi tập trung. Ví dụ, với khoản tiền lương mà mình nhận được, người lao động vẫn có thể tự lựa chọn các hàng hóa cụ thể để tiêu dùng.

Các nền kinh tế kế hoạch lớn từng tồn tại trước đây là Liên Xô và Trung Quốc (trong thời kỳ Đại nhảy vọt). Vào đầu những thập niên 1980 và thập niên 1990, chính phủ các nước này dần nới lỏng các biện pháp kiểm soát, cho phép các yếu tố tư nhân tham gia vào quyết định sản xuất, định giá và phân phối sản phẩm. Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới thuộc nền kinh tế hỗn hợp thay vì là kinh tế kế hoạch hay kinh tế tư bản chủ nghĩa thuần túy.

Một số nước hiện phát triển theo kiểu nền kinh tế kế hoạch gồm Cuba, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Saudi và Belarus [1]

Nhà nước có thể nhanh chóng huy động một lượng lớn tài nguyên vốn, con người vào các ngành quan trọng. Ví dụ: Các sinh viên giỏi về toán, khoa học, kỹ thuật được đào tạo đặc biệt ở Liên Xô để phục vụ cho ngành quốc phòng và thám hiểm không gian, nên các ngành này có những thành tựu vượt bậc.

Trong các thời kỳ khó khăn (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh), Nhà nước có thể nhanh chóng huy động các nguồn lực cho các lĩnh vực thiết yếu (sản xuất vũ khí, lương thực, thuốc men y tế), đồng thời cắt giảm tối đa các lĩnh vực không thiết yếu (hàng xa xỉ, mĩ phẩm...) để giành nguồn lực cho các lĩnh vực quan trọng hơn. Kinh tế thị trường không cho phép tập trung nhanh chóng các nguồn tài nguyên, năng lực sản xuất vào các mục tiêu khẩn cấp (bởi các nhà sản xuất chỉ quan tâm đến lợi nhuận của bản thân, họ sẽ tập trung sản xuất các mặt hàng có lợi nhuận cao cho bản thân họ chứ không ưu tiên sản xuất hàng hóa thiết yếu mà chính phủ đang cần). Một số nhà sản xuất thậm chí sẽ đi ngược lại lợi ích của quốc gia, ví dụ như bán vũ khí, bí mật công nghệ cho nước đối thủ, hoặc nhận hối lộ của nước đối thủ để ngừng sản xuất hàng hóa thiết yếu cho đất nước. Có thể nói: trong thời kỳ khó khăn thì kinh tế kế hoạch có nhiều ưu điểm hơn kinh tế thị trường. Do vậy, nếu xảy ra khó khăn (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh), Chính phủ các nước thường chuyển đổi sang nền kinh tế kế hoạch để nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp. Tiêu biểu như Hoa Kỳ: khi Thế chiến 2 nổ ra, nước này đã đình chỉ một phần lớn nền kinh tế thị trường để chuyển sang Kinh tế kế hoạch. Trong thời kỳ cao điểm của Thế chiến 2, gần 40% GDP Hoa Kỳ là để cung ứng cho chiến tranh. Chính phủ ưu tiên cho các ngành sản xuất phục vụ cho mục đích quân sự, gần như tất cả những yếu tố đầu vào (nguyên liệu, nhân công) được phân bổ cho sản xuất chiến tranh. Nhiều loại hàng hoá được phân phối cố định theo tem phiếu, giá cả và tiền lương được Chính phủ kiểm soát, và nhiều loại hàng hoá tiêu dùng (như ô-tô dân dụng) bị cấm sản xuất. Một phần lớn lực lượng lao động được Chính phủ Mỹ điều động vào quân đội[2] Các nước tham chiến khác như Anh, Đức, Nhật, Ý... cũng thi hành những chính sách tương tự.

Việc sản xuất, tiêu dùng được Nhà nước hoạch định, phân phối nên ít xảy ra chênh lệch giàu - nghèo và các hiện tượng xã hội tiêu cực do ham muốn đồng tiền gây ra (như cờ bạc, buôn lậu, tội phạm có tổ chức...)

Vào cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX sự suy thoái của hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung bắt đầu xuất hiện. Các nhà khoa học cho rằng sự suy thoái của hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung là bởi sự kết hợp của các nguyên nhân:

  • Không tạo lập được giá trị kinh tế: các nhà lập kế hoạch trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ít quan tâm tới việc sản xuất những hàng hóa và dịch vụ có chất lượng ở mức chi phí tối thiểu. Họ không có động lực để tạo ra giá trị kinh tế cho khách hàng và thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng nhằm tạo cơ sở của sự thành công trong các hoạt động kinh tế và kinh doanh.
  • Không tạo ra động lực để thúc đẩy sự phát triển: Khi chính phủ sở hữu hầu hết các nguồn lực kinh tế sẽ làm suy giảm những động lực cho việc tối đa hóa lợi ích thu được của các cá nhân. Có rất ít động lực để tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức sản xuất mới... Kết quả là tăng trưởng kinh tế ở mức chậm và mức sống người lao động theo đó cũng chậm tăng lên.
  • Không đạt được mức độ phát triển như mong muốn: Sự phát triển kinh tế với tốc độ cao của bốn "con rồng" Châu Á (Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, và Đài Loan) cho thấy một hệ thống kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng tốt hơn là dựa vào nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
  • Không thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng: Thực tế cho thấy, tại nhiều nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mức sống của người tiêu dùng ở mức thấp hơn nhiều so với các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Mặc dù về mặt nguyên lí, kinh tế kế hoạch hóa tập trung với mục tiêu là tạo ra một hệ thống công bằng hơn đối với quá trình phân chia của cải, nhưng do việc vận hành bị cứng nhắc, chậm thay đổi nên hệ thống này có thể bị thiếu ngay cả những sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, các dịch vụ công cộng, nhà ở hoặc những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày.

Thiếu dữ liệu

Theo Friedrich August von Hayek (1899–1992), cơ quan hoạch định của một nền kinh tế kế hoạch không bao giờ có đủ tất cả dữ liệu về khả năng và nhu cầu của các cá nhân, mà cần thiết cho một kế hoạch kinh tế thích đáng. Những người hoạch định vì không có đủ thông tin về tất cả các thông số, nên sẽ đưa ra những quyết định thiếu hiệu quả. Không phải tất cả các nhu cầu đều có thể nhận ra trong lúc lập kế hoạch, kết quả là kế hoạch sản xuất bị lệch, đưa đến sự dư thừa hay thiếu thốn hàng hóa. So sánh với một nền kinh tế thị trường, mà theo Hayek mỗi cá nhân đều hiểu rõ nhu cầu của mình và nhu cầu này sẽ được phản ánh qua hệ thống giá cả do đó giá có thể điều chỉnh cung cân bằng với cầu dẫn đến không có hay ít xảy ra sự phung phí về tài nguyên hay sức lao động do mất cân bằng cung cầu.

Sư thiếu dữ liệu của người hoạch định là một trong những nguyên nhân chính khiến mô hình kinh tế kế hoạch (kinh tế chỉ huy) bị chỉ trích nặng nề hay đã thất bại. Tuy nhiên, kinh tế kế hoạch có thể thực hiện tốt nếu các quá trình và các cá nhân nằm trong một khuôn khổ có thể quản lý được chẳng hạn như một doanh nghiệp hay một hợp tác xã.

  1. ^ von Brabant, Jozef M. The Planned Economies and International Economic Organizations, Cambridge University Press, 1991, p. 16 ISBN 9780521383509
  2. ^ Baten, Jörg (2016). A History of the Global Economy. From 1500 to the Present. Cambridge University Press. tr. 97f. ISBN 9781107507180.

  • Kinh tế có kế hoạch tại Từ điển bách khoa Việt Nam

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kinh_tế_kế_hoạch&oldid=68321818”

Nền kinh tế chỉ huy là một loại hệ thống mà chính phủ đóng vai trò chính trong việc lập kế hoạch và điều tiết hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước. Để hiểu rõ hơn về Kinh tế chỉ huy là gì và nhược điểm của nền kinh tế chỉ huy ra sao, mời các bạn tìm hiểu nội dung dưới đây.

Câu hỏi: Kinh tế chỉ huy là gì?

Câu trả lời chính xác nhất:

Nền kinh tế chỉ huy là một loại hệ thống mà chính phủ đóng vai trò chính trong việc lập kế hoạch và điều tiết hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước. Chính phủ là người quyết định mọi vấn đề như đất nước sản xuất loại hàng hóa và dịch vụ gì, sản lượng bao nhiêu, giá bán như thế nào, và hình thức phân phối ra sao.Tất cả mọi tài sản đều thuộc về chính phủ như:vốn, lợi nhuận từ sản xuất, đất đai. Chính phủ phân bổ các nguồn tài nguyên dựa trên việc chọn lựa ngành công nghiệp nào nhà nước muốn phát triển.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Kinh tế chỉ huy là gì?

Nền kinh tế chỉ huy là một loại hệ thống mà chính phủ đóng vai trò chính trong việc lập kế hoạch và điều tiết hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước. Chính phủ là người quyết định mọi vấn đề như đất nước sản xuất loại hàng hóa và dịch vụ gì, sản lượng bao nhiêu, giá bán như thế nào, và hình thức phân phối ra sao.Tất cả mọi tài sản đều thuộc về chính phủ như:vốn, lợi nhuận từ sản xuất, đất đai. Chính phủ phân bổ các nguồn tài nguyên dựa trên việc chọn lựa ngành công nghiệp nào nhà nước muốn phát triển.

Trong nền kinh tế chỉ huy như đã từng tốn tại ở Liên Xô trong gần suốt thế kỉ này, chính phủ sở hữu hầu hết các tư liệu sản xuất ( đất đai và vốn), chính phủ còn sở hữu và chỉ đạo hoạt động của các doanh nghiệp trong hầu hết các ngành kinh tế, chính phủ là ông chủ của đại bộ phận công nhân và chỉ bảo họ cần làm việc ra sao, chính phủ trong nền kinh tế chỉ huy còn quyết định cần phân phối của cải vật chất và dịch vụ của xã hội như thế nào. Nói tóm lại, trong nền kinh tế chỉ huy chính phủ giải đáp các vấn đề kinh tế chủ yếu thông qua quyền sở hữu của chính phủ đối với các nguồn lực và quyền áp đặt quyết định của mình.

Vào những năm trước của thế kỉ 20, nền kinh tế chỉ huy rất phổ biến, tuy nhiên về sau đã thể hiện tính không hiệu quả nên hầu hết đã bị thay thế dần dần. Ngày nay rất nhiều nước, đặc biệt là các nước theo chủ nghĩa xã hội, vẫn thể hiện một số đặc trưng của nền kinh tế bao cấp. Các ví dụ điển hình là Trung quốc, Ấn Độ, Nga và vài nước khác ở trung Trung Á, Đông Âu và Trung Đông.

2. Đặc điểm cơ bản của nền kinh tế chỉ huy

Các đặc điểm chính của nền kinh tế chỉ huy bao gồm quyền sở hữu công đối với sản xuất, các quy định của chính phủ về doanh nghiệp và ngành công nghiệp và các mục tiêu sản xuất do chính phủ thiết lập.Nền kinh tế chỉ huy, còn được gọi là nền kinh tế tập trung, nền kinh tế kế hoạch tập trung hoặc nền kinh tế kế hoạch, hoạt động như các đơn vị chính phủ. Các loại nền kinh tế này có sự kiểm soát và điều tiết của chính phủ trên hầu hết mọi khía cạnh của hoạt động kinh tế, bao gồm cả khối lượng sản xuất và phân bổ hàng hóa và nguyên liệu thô.

Sự giám sát của chính phủ đối với hoạt động kinh tế thường xảy ra ở cấp liên bang hoặc quốc gia. Chính quyền trung ương sử dụng lý luận chính trị để đưa ra các quyết định kinh tế, chẳng hạn như đánh giá tổng lượng sản phẩm được sử dụng để đầu tư dài hạn so với tiêu dùng. Họ thiết lập các mục tiêu vĩ mô cho các nền kinh tế, chẳng hạn như giảm tỷ lệ thất nghiệp và các mặt hàng được sản xuất. Trong các nền kinh tế chỉ huy, người tiêu dùng có ít tác động đến hoạt động kinh tế và chỉ đưa ra quyết định đối với các sản phẩm được tiêu thụ.

3. Những nhược điểm của nền kinh tế chỉ huy là gì?

Về lý thuyết, nền kinh tế chỉ huy có thể đạt được những kết quả nêu trên. Nhưng thực tế, hệ thống kinh tế này thường cho thấy sự kém hiệu quả. Đó là lý do tại sao các nước như Nga và Trung Quốc đã rời bỏ hệ thống kinh tế chỉ huy.

- Quyền tự do cá nhân thấp

Chính phủ quyết định thu nhập của bạn và loại công việc bạn làm. Ngay cả khi bạn được phép làm những công việc phi chính phủ, quyền này có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào. Chính sách này làm giảm tự do cá nhân. Ví dụ, chính phủ Bắc Triều Tiên không cho phép công dân của mình di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác, ngay cả trong nước.

-Thiếu hụt và lãng phí

Chính phủ quyết định những gì nên được sản xuất và với số lượng bao nhiêu. Nhưng chính phủ có thể không hiểu chính xác những gì người dân muốn. Nếu chính phủ tạo ra dư thừa thứ không cần thiết, sẽ có sự lãng phí. Tương tự, có thể xuất hiện tình trạng thiếu hụt nếu một hàng hóa hoặc dịch được sản xuất ít hơn nhu cầu.

-Hạn chế sự đổi mới và động lực sáng tạo

Ngay cả khi mọi người làm việc chăm chỉ, thu nhập của họ vẫn không đổi. Vì vậy, họ không có động cơ để làm việc tốt hơn. Gần như không có cạnh tranh, vì vậy các doanh nghiệp có thể trở nên hoạt động kém hiệu quả. Họ cũng thường không hướng tới năng suất và cải tiến công nghệ khi bị chính phủ kiểm soát. Tất cả điều này hạn chế sự đổi mới và làm giảm năng suất.

-Gia tăng những hành vi bất hợp pháp

Không phải lúc nào mọi người cũng có được những gì họ muốn, vì chính phủ kiểm soát hầu hết mọi khía cạnh tài chính trong cuộc sống của họ. Mọi người cũng nhận được lượng tiền bạc và cơ hội hạn chế. Vì vậy, họ có thể tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp để tìm nguồn thu nhập mới, hoặc đôi khi mua những thứ mà chính phủ không sản xuất đủ.

----------------------

Trên đây, Top lời giải đã cung cấp thông tin về kinh tế chỉ huy và một số đặc điểm, nhược điểm của kinh tế chỉ huy. Mong rằng những thôn tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong học tập. Chúc bạn học tốt!