Chính sách ngu dân là gì năm 2024

Câu ví dụ

thêm câu ví dụ:

  • Chính sách ngu dân này là của ai vậy?
  • Lý Tu Viễn bình tĩnh nói: “Đây là chính sách ngu dân, là thiên hạ đại ác,”
  • Chính sách ngu dân bốc nặng mùi
  • Canh phòng nghiêm ngặt tử thủ với phóng viên là vì cái gì, còn không phải là vì tiếp tục thi hành chính sách ngu dân hay sao!
  • Đó là một dạng chính sách ngu dân, dạy nhân dân không nên tìm cầu kiến thức, vì họ sợ nhân dân có kiến thức sẽ tạo phản.

Những từ khác

  1. "chính ra" là gì
  2. "chính sách" là gì
  3. "chính sách khôn ngoan" là gì
  4. "chính sách khủng bố" là gì
  5. "chính sách mị dân" là gì
  6. "chính sách phục thù" là gì
  7. "chính sách quỷ quyệt" là gì
  8. "chính sách sức mạnh" là gì
  9. "chính sách trả thù" là gì
  10. "chính sách khủng bố" là gì
  11. "chính sách mị dân" là gì
  12. "chính sách phục thù" là gì
  13. "chính sách quỷ quyệt" là gì

Người Pháp đến đã làm đổi thay tất cả. Đời sống càng ngày càng khó khǎn. Thuế má nặng nề, phu dịch thường xuyên. Các gia đình khá giả nay bị sa sút không còn có thể nuôi thầy đồ dạy học cho con cái mình và con cái những người láng giềng như xưa nữa. Những kẻ nghèo đói thì bị bần cùng, nên họ phải chống đói đã rồi mới có thể nghĩ đến chuyện học hành.

Càng nghèo khổ thì số người thất học càng nhiều. Mặt khác, thực dân Pháp lại cố tâm huỷ bỏ Hán học mà chúng thấy là nguy hiểm cho sự thống trị của chúng, vì chúng biết rằng Hán học có thể đưa vào An Nam những tư tưởng tiến bộ phương Tây thông qua Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta có thể tưởng rằng bỏ Hán học đi để đẩy lùi ảnh hưởng nước ngoài, người Pháp sẽ thay thế vào đó bằng nền giáo dục của họ. Không phải thế đâu. Thâm ý của họ chỉ là đẩy người An Nam vào vòng ngu tối. Tôi xin nêu ra sau đây một vài bằng chứng của người Pháp.

Đại tá Bécna viết: Về phương diện tinh thần, người Pháp không tổ chức một nền giáo dục mới thay thế cho nền giáo dục An Nam mà họ đã bỏ đi. Họ chỉ xây dựng được một ít trường học để đào tạo ra những con vẹt, những người vong bản thiếu đạo đức và thiếu cả kiến thức phổ thông.

Trong một bản báo cáo về tình hình Đông Dương, tướng Penơcanh cũng viết: Trong 50 nǎm chiếm đóng ở Nam Kỳ và 25 nǎm chiếm đóng ở Bắc Kỳ, những trường học Pháp không đào tạo lấy được một người An Nam thật sự có học thức.

Ông Mácxơ, vǎn sĩ thuộc địa, đã viết câu sau đây lột tả được đúng tư tưởng đang thống trị trong đầu óc của các nhà cai trị của chúng ta: Chúng ta chỉ cần dạy tiếng Pháp cho người An Nam, dạy cho họ biết đọc, biết tính toán chút ít thôi; biết hơn nữa chỉ là thừa vô ích.

Nhưng ngay cả nền giáo dục sơ đẳng ấy cũng chỉ được phổ cập một cách quá bủn xỉn và nhỏ giọt. Trường học rõ ràng là còn thiếu nhiều, giáo viên thì chưa đủ tư cách để giảng dạy. Cao Miên có 2.000.000 dân mà chỉ có 60 trường học. ở Trung Kỳ chỉ có 118 trường cho 6.000.000 dân. Trường học lập ra không phải để giáo dục cho thanh niên An Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho họ, mà trái lại càng làm cho họ đần độn thêm. Ngoài mục đích giáo dục để đào tạo tuỳ phái, thông ngôn và viên chức nhỏ đủ số cần thiết phục vụ cho bọn xâm lược – người ta đã gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa, vì một nền giáo dục như vậy chỉ làm hư hỏng mất tính nết của người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng “trung thực” giả dối, chỉ dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức mình. Nền giáo dục ấy dạy cho thanh thiếu niên khinh rẻ nguồn gốc dòng giống mình. Nó làm cho thanh thiếu niên trở nên ngu ngốc. Điều gì có thể rèn luyện được cho học sinh biết suy nghĩ, biết phân tích thì người ta không dạy ở nhà trường. Vấn đề nào có liên quan đến chính trị, xã hội và có thể làm cho người ta tỉnh ngộ đều bị bóp méo và xuyên tạc đi. Có học lịch sử nước Pháp đi nữa, thì người ta không hề đả động đến chương nói về cách mạng. Người ta cấm học sinh đọc tác phẩm của Huygô, Rútxô và Môngtexkiơ. Nói tóm lại, trường học thật là tương xứng với chế độ đã khai sinh ra nó.

Cách đây vài nǎm, người ta ban cho chúng tôi một trường đại học. Một trường đại học thế nào? Theo những bài diễn vǎn chính thức và những lời tuyên truyền ầm ỹ xung quanh trường này thì trường đại học của chúng tôi có thể so sánh được với các trường đại học to nhất Âu châu kia đấy. Thực ra, thì hằng nǎm trường đại học chỉ sản xuất được hai ba ông cử nhân hạng tồi. Ông bố đỡ đầu cho cái trường “Xóocbon Annammít” ấy, hiện giờ là thống đốc Nam Kỳ, trong một lúc thành thật hiếm thấy xưa nay ở ngài, ngài đã thú nhận rằng chính ngài đã “hằng chǎm lo đến sự tiến bộ của cả dân tộc An Nam; mở trường y khoa và trường đại học là cốt để sau này (lời thú nhận vào tháng 3 nǎm 1924) người An Nam có thể thay thế người Pháp trong các chức vụ thứ yếu ở các công sở”.

Bên cạnh trường đại học đáng quý ấy, lập ra cốt để loè nước ngoài, để đưa ra khoe khoang trong các bài diễn vǎn và để lấy cớ ngǎn cấm người An Nam xuất dương du học, chúng tôi còn có một trường y khoa, một trường luật, một trường công chính, ba hoặc bốn trường chuyên nghiệp nữa, cho cả 20.000.000 dân.

Nhưng kết quả thu được ở các trường ấy thì như thế nào? Một tờ báo Pháp xuất bản ở Đông Dương đã trả lời câu hỏi đó như thế này: Số thanh niên An Nam có trình độ kỹ thuật chuyên nghiệp cao còn rất ít, rất ít người dân bảo hộ có thể đảm đương được xứng đáng chức vụ của một kỹ sư công chính, của một bác sĩ y khoa hay của một thanh tra hoả xa, chẳng hạn.

Cho nên bị chính sách ngu dân triệt để kiềm chế như vậy, người An Nam muốn học lên chỉ còn có 2 cách: đi du học ở nước ngoài hay ở Pháp. Nhưng nếu có một người An Nam nào có ý định đi du học nước ngoài thì sẽ bị coi như một người nổi loạn, một người chống Pháp, có tội lớn; người ta hãm hại người đó và cả gia đình họ. Anbe Xarô, nguyên toàn quyền Đông Dương, nay là Bộ trưởng thuộc địa đã nói rõ chính sách bao vây tinh thần ấy bằng những lời lẽ sau đây: “Để cho lớp thượng lưu trí thức được đào tạo ở nước ngoài thoát khỏi vòng kiềm toả của chúng ta, chịu ảnh hưởng vǎn hoá và chính trị của nước khác, thì thật là một điều nguy hiểm vô cùng. Những người trí thức đó trở về nước đã đưa hết tài nǎng của họ để tuyên truyền vận động chống lại chúng ta là những người bảo hộ đã ngǎn cấm không cho họ học tập”.

Còn sang du học ở Pháp lại là một chuyện khác hẳn. 1) Sinh hoạt ở Pháp đắt đỏ hơn ở Trung Quốc và ở Nhật Bản, nên du học sinh phải rất giàu mới có đủ tiền đến học ở một trường chính quốc. 2) Ngoài ra, người đó phải được bảo đảm về tinh thần nghĩa là cha mẹ anh ta phải có thái độ phục tùng Chính phủ; phải có bảo đảm về vật chất tức là phải đút lót thật nhiều cho các quan cai trị. 3) Du học sinh phải làm đủ các thể thức quái gở, vô ích và nhục nhã; những thể thức này thường làm cho người xin đi học phải nản chí, vả lại Chính phủ cũng chỉ muốn như thế thôi. 4) Khi đã sang Pháp, người du học sinh phải chịu sự giám sát, theo dõi và dò la của Chính phủ Pháp.

Chính phủ Pháp cố đưa du học sinh An Nam vào học ở những trường phản động nhất. Những sách vở báo chí mà anh ta đọc, những hoạt động, giao thiệp hằng ngày của anh đều bị kiểm soát, theo dõi. Người ta giao anh cho những tên ba que thực dân già đã về hưu trông nom. Chính phủ Pháp dựng lên một bức tường ngǎn cách hẳn du học sinh với những luồng tư tưởng chính trị và xã hội ở chính quốc. Để nắm chặt lấy anh ta, người ta dùng tiền thuế của người An Nam tổ chức ra những hội quán và câu lạc bộ cho du học sinh; ở đấy muốn làm gì thì làm, trừ việc học tập. Nếu anh sinh viên tỏ vẻ tự lập thì người ta sẽ bắt ép cha mẹ phải gọi anh ta về. Nếu anh ta không nghe, thì người ta cứ việc cắt lương của anh.

Học xong và nếu đã tốt nghiệp – dù tốt nghiệp bác sĩ y khoa, luật sư hay kỹ sư bách khoa – người An Nam muốn có việc làm ở trong nước thì phải nhập quốc tịch Pháp; mà muốn được vào làng Tây thì phải luồn lọt xin xỏ thật là nhục nhã và hèn hạ.

Muốn mở trường tư thì phải xin phép Chính phủ trước. Bất cứ lúc nào Chính phủ cũng có quyền kiểm soát hoặc bắt các trường phải đóng cửa.

Sau những cuộc biểu tình nǎm 1907 (58) mà tôi đã có dịp nói đến, Chính phủ cho lính tập về phá phách các trường học và bắt bớ giáo viên. Các ông giáo bị bắt, bị ngược đãi hành hạ, tay trói giật cánh khuỷu và bị dẫn từng xâu lên tỉnh lỵ; đầu trần, chân không, nhịn đói, nhịn khát, họ bị đánh đập như trâu ngựa, rồi bị kết án khổ sai. Còn trường học thì bọn sĩ quan Pháp dùng làm chuồng ngựa.

Mới đây, ở một tỉnh Nam Kỳ người ta thuyên chuyển cả một loạt giáo viên, lấy lý do là các nhà giáo đã quyết định xin ra hội mà trước kia họ bị bắt buộc phải gia nhập. Tên công sứ chủ tỉnh làm thủ quỹ hội này đã bắt giáo viên phải đóng thêm 40 phrǎng để bù vào tiền quỹ bị hụt. Các giáo viên bị thuyên chuyển đi cũng vì một lý do khác là tên phó sứ đã chửi mắng, làm nhục họ và doạ đánh vào mõm họ (nguyên vǎn).

Để làm rõ nét thêm cái chế độ tốt đẹp ấy, tôi cần phải nói thêm rằng: Chính phủ đã biếu bà quả phụ của một viên cựu thống đốc một món tiền là 1 triệu phrǎng, và trợ cấp 800.000 phrǎng cho 66 buổi kịch giải trí cho khoảng 3 hay 4 nghìn người Âu ở Sài Gòn; nhưng Chính phủ lại thu hồi khoản trợ cấp chỉ có 2.000 đồng cho một tổ chức giáo dục bình dân vì ông hội trưởng của tổ chức này là một người làng Tây có chân trong Hội đồng thuộc địa, đã viết những bài báo phản đối việc cho trưng thầu hải cảng Sài Gòn.

cpv.org.vn

—————————

58. Những cuộc biểu tình năm 1907: Phong trào cải cách bằng con đường hoà bình diễn ra sôi nổi khắp 3 kỳ trong năm 1907. Trung tâm của phong trào là các đô thị, nhất là Hà Nội. Những người cầm đầu phong trào này đều là các sĩ phu tiến bộ. Nội dung của phong trào chủ yếu là mở trường học, truyền bá tư tưởng mới, cổ động bỏ hủ tục và lồng vào đó là tư tưởng yêu nước, chống Pháp.

Tiêu biểu cho phong trào là Đông kinh nghĩa thục (từ tháng 3 đến tháng 11-1907) đứng đầu là Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ.

Phong trào đã diễn ra sôi nổi ở khắp nơi. Thông qua các cuộc diễn thuyết, bình văn thơ, các sĩ phu tuyên truyền những tư tưởng mới, đề cao tinh thần dân tộc, kích động và phát triển mạnh mẽ lòng yêu nước của nhân dân ta. Tr.402.