Dung tích toàn bộ của hồ chứa là gì năm 2024

Hồ chứa nước là một hồ nước tự nhiên hoặc nhân tạo, nơi nước được thu thập và giữ lại với số lượng để có thể sử dụng khi cần thiết. (Theo Encyclopaedia Britannica)

Nghị định Số: 114//NĐ-CP qui định: “Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.”

Phân loại hồ chứa nước

Hồ chứa nước quan trọng đặc biệt

– Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 1.000.000.000 m3 trở lên;

– Hồ chứa nước có dung tích từ 500.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3 mà vùng hạ du đập là thành phố, thị xã, khu công nghiệp, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Hồ chứa nước lớn

Hồ chứa nước lớn có dung tích toàn bộ từ 3.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3, trừ loại hồ chứa quan trọng theo qui định.

Hồ chứa nước vừa

Hồ chứa nước vừa có dung tích toàn bộ từ 500.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3.

Hồ chứa nước nhỏ

Hồ chứa nước nhỏ có dung tích toàn bộ dưới 500.000 m3.

Đầu tư, xây dựng công trình đập

Yêu cầu chung

  1. Phù hợp với qui hoạch thủy lợi;
  1. Áp dụng các giải pháp để giảm thiểu tổn thất nước và giảm diện tích đất phải sử dụng khi xây dựng công trình;
  1. Phải tính đến yếu tố kết nối giữa các công trình thủy lợi, giữa công trình thủy lợi với công trình hạ tầng kĩ thuật khác có liên quan, giữa các vùng, nguồn nước;
  1. Đồng bộ từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng, khép kín trong hệ thống công trình thủy lợi;

TS. Nguyễn Trí Trinh mỗi người đều có 02 bài trao đổi về những vấn đề liên quan hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện đã đăng trên vncold.vn.

Lần này Nattoi sử dụng QCVN 04 - 05 : 2022/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Công trình thủy lợi, Phòng chống thiên tai - Phần I. Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế (bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2023, sau đây viết tắt là QCVN 04 - 05 : 2022) làm chuẩn mực thảo luận thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện như sau:

1. Về vấn đề không nên phân biệt hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.

Đúng là không thể không phân biệt hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện vì dù muốn hay không chúng vẫn là những thực thể đang tồn tại. Nhưng cần nhìn nhận: Hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện là những trường hợp riêng của hồ chứa nước nói chung.

2. Về dung tích có thể dùng để phòng lũ.

  1. Đặc tính bẩm sinh của mọi hồ chứa nước là nó phải có công trình xả lũ để tháo bớt lượng nước lũ lớn hơn dung tích của hồ chứa nước. Đặc điểm này dẫn tới hồ chứa nước có MNLNTK, MNLNKT (được giải thích từ ngữ tại mục 1.3.13, 1.3.14 QCVN 04 - 05 : 2022), ở mọi thời điểm đều có dung tich đầy (chứa nước) nằm phía dưới mực nước hồ và dung tích trống (chưa chứa nước, có thể dùng để phòng lũ) nằm phía trên mực nước hồ (tính đến MNLNKT).
  1. Gọi dung tích tính từ MNLNKT xuống MNDBT là dung tích phòng lũ nguyên sơ.

3. Về mực nước chết, mực nước dâng bình thường và dung tích phòng lũ ở hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện, hồ chứa nước có nhiệm vụ cấp nước và phát điện.

  1. Đối với hồ chứa thủy điện:

Giải thích từ ngữ mực nước chết (MNC) tại mục 1.3.11 QCVN 04 - 05 : 2022: “Mực nước khai thác thấp nhất của hồ chứa nước mà ở mực nước này công trình vẫn đảm bảo khai thác vận hành bình thường”, và quy định tại điểm b mục 2.6.1.2.1 QCVN 04 - 05 : 2022: “Đối với hồ chứa nước chỉ làm nhiệm vụ phát điện là chính: ngoài các yêu cầu quy định tại khoản a của điều này, mực nước chết còn phải thoả mãn điều kiện kỹ thuật của thiết bị thủy điện: khi làm việc ở mực nước này tuốc bin vẫn hoạt động bình thường và nằm trong vùng hiệu suất cho phép. Mực nước chết có thể cao hơn thông qua tính toán tối ưu kinh tế năng lượng” cho thấy:

- MNC cũng là MNDBT;

- Dung tích phòng lũ nằm hoàn toàn phía trên MNC, tức nằm hoàn toàn phía trên MNDBT (bằng dung tích phòng lũ nguyên sơ).

  1. Đối với hồ chứa thủy lợi:

- Có nhiệm vụ cắt giảm lũ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị đinh số 114/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

- Có mực nước thiết kế lớn nhất và mực nước kiểm tra được xác định trên cơ sở điều tiết lũ ở phần dung tích từ mực nước dâng bình thường trở lên (nếu xác định trên cơ sở điều tiết lũ ở phần dung tích từ mực nước phòng lũ thấp hơn MNDBT trở lên như đề cập tại mục 2.6.1.2.3 QCVN 04 - 05 : 2022 thì trái với nhiệm vụ cắt giảm lũ).

- Có dung tích hữu ích (DTHI): (là) “Phần dung tích của hồ chứa nước nằm trong phạm vi từ mực nước chết đến mực nước dâng bình thường hoặc đến mực nước lớn nhất cắt lũ của hồ chứa có nhiệm vụ cắt lũ cho hạ du” theo giải thích từ ngữ tại mục 1.3.24 QCVN 04 - 05 : 2022.

- Dung tích phòng lũ có thể có thêm phần nằm dưới MNDBT nếu “có nhiệm vụ cắt lũ cho hạ du” nên luôn bằng hoặc lớn hơn dung tích phòng lũ nguyên sơ.

  1. Đối với hồ chứa nước có nhiệm vụ cấp nước và phát điện:

- MNC phải đảm bảo nhiệm vụ cấp nước quy định tại điểm a, MNDBT phải đảm bảo nhiệm vụ phát điện quy định tại điểm b mục 2.6.1.2.1 QCVN 04 - 05 : 2022.

- Đối với hồ chứa thủy điện, dung tích phòng lũ nằm hoàn toàn phía trên MNDBT (bằng dung tích phòng lũ nguyên sơ).

- Đối với hồ chứa thủy lợi, Dung tích phòng lũ có thể có thêm phần nằm dưới MNDBT nếu “có nhiệm vụ cắt lũ cho hạ du” nên luôn bằng hoặc lớn hơn dung tích phòng lũ nguyên sơ.

4. Về thiết kế MNLNTK, MNLNKT, dung tích phòng lũ ở hồ chứa thủy lợi, thủy điện.

  1. Về MNLNTK và MNLNKT, mục 2.6.1.2.3 QCVN 04 - 05 : 2022 quy định: (phải) “Đảm bảo khi xả lũ thiết kế và lũ kiểm tra, mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất thiết kế và mực nước lớn nhất kiểm tra. Mực nước thiết kế lớn nhất và mực nước kiểm tra của các hồ chứa được xác định trên cơ sở điều tiết lũ ở phần dung tích từ mực nước dâng bình thường trở lên. Khi hồ có đặt dung tích phòng lũ thì mực nước này được xác định trên cơ sở điều tiết lũ ở phần dung tích từ mực nước phòng lũ trở lên”.
  1. Có thể nhận xét: Với cùng một dung tích phòng lũ, hồ được thiết kế với dung tích phòng lũ nằm hoàn toàn phía trên MNDBT có khả năng điều tiết lũ lớn hơn hồ được thiết kế có phần dung tích phòng lũ nằm dưới MNDBT.
  1. Mục 3 trên đây cho thấy, dung tích phòng lũ của hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện, hồ chứa nước có nhiệm vụ cấp nước và phát điện (gọi chung là Hồ chứa thủy lợi, thủy điện) ít nhất phải bằng dung tích phòng lũ nguyên sơ và MNLNTK, MNLNKT phải được xác định từ MNDBT trở lên.

5. Về thực hiện quy định tại điểm 2 Điều 3 Thông tư số 29/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Thát triển nông thôn.

Căn cứ quy định tại điểm 2 Điều 3 Thông tư số 29/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Thát triển nông thôn ban hành QCVN 04 - 05 : 2022: “Đối với các công trình thủy lợi, thủy điện đã thực hiện xây dựng trước thời điểm Quy chuẩn kỹ thuật này có hiệu lực sẽ phải áp dụng Quy chuẩn này khi tiến hành cải tạo, nâng cấp hoặc tháo dỡ”;

Căn cứ mục 2.6.1.1 quy định chung về hồ chứa nước và nội dung quy định tại điểm a mục 2.6.1.1.1 QCVN 04 - 05 : 2022: “Quy trình xả lũ hàng năm phải chú ý giảm thiểu thiệt hại cho hạ du”,

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét các nội dung sau:

  1. QCVN 04 - 05 : 2022 áp dụng cho Hồ chứa thủy lợi, thủy điện.
  1. Đối với Hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã thực hiện xây dựng trước ngày 01/7/2023, cần rà soát điều kiện: Phần dung tích phòng lũ nằm phía trên MNDBT phải bằng dung tích phòng lũ nguyên sơ và MNLNTK, MNLNKT phải được xác định từ MNDBT trở lên có được đáp ứng?
  1. Nếu kết quả rà soát cho thấy điều kiện trên chưa được đáp ứng, cần xem xét việc tiến hành cải tạo, nâng cấp để đảm bảo có dung tích phòng lũ theo đúng quy định nhằm tăng khả năng giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ du đập của hồ chứa nước