Thời gian thực hiện dự án là gì năm 2024

Xin hỏi theo quy định của pháp luật đầu tư thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư là bao lâu? - Nguyên Đạt (Hà Nội)

Dự án đầu tư là gì?

Căn cứ Luật Đầu tư 2020 thì có thể hiểu dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Thời gian thực hiện dự án là gì năm 2024

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư là bao lâu? (Hình từ internet)

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư là bao lâu?

Đối với từng dự án đầu tư khác nhau sẽ có thời hạn hoạt động khác nhau; theo đó, theo quy định tại Điều 44 thì thời hạn hoạt động của các dự án đầu tư cụ thể như sau:

(1) Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.

(2) Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.

(3) Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.

(4) Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa quy định tại điểm (1) và (2) nêu trên, trừ các dự án đầu tư sau đây:

- Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;

- Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.

Quy định gảo đảm thực hiện dự án đầu tư

Căn cứ Điều 43 thì nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ các trường hợp sau đây:

- Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

- Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;

- Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

- Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.

Căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện của từng dự án đầu tư, mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư từ 01% đến 03% vốn đầu tư của dự án đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư gồm nhiều giai đoạn đầu tư thì số tiền ký quỹ được nộp và hoàn trả theo từng giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả.

Bộ Xây dựng vừa có văn bản số 4071/BXD-HĐXD gửi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất hướng dẫn quy trình điều chỉnh thời gian thực hiện dự án.

Theo đó, các trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công được quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18, điểm c khoản 64 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 và được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý dự án đầu tư xây dựng. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất căn cứ các quy định nêu trên để xác định dự án thực hiện có thuộc trường hợp được điều chỉnh hay không.

Thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công được quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi tại điểm c khoản 64 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 91 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14, cơ quan, tổ chức, cá nhân quyết định đầu tư chương trình, dự án phải quyết định đầu tư chương trình, dự án đúng chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phù hợp với khả năng cân đối vốn thuộc nguồn vốn cấp mình quản lý, theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong đầu tư và kết quả thẩm định. Như vậy, trường hợp điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư cần nghiên cứu về việc thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh quyết định đầu tư dự án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 43 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14.

Thời gian thực hiện dự án do ai quyết định?

Tại khoản 2 Điều 52 Luật Đầu tư công quy định: “Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án đối với dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương”.

Thời gian thực hiện dự án nhóm C là bao lâu không quá 03 năm?

Người quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án, nhưng không quá 3 năm đối với dự án nhóm C, không quá 5 năm đối với dự án nhóm B”.

Thời hạn thực hiện dự án là gì?

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư là khoảng thời gian mà dự án đầu tư được phép thực hiện, thời hạn này do cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định và điều chỉnh dựa trên mục tiêu, quy mô, địa điểm, yêu cầu hoạt động của dự án đầu tư.

Dự án nhóm B thực hiện bao nhiêu năm?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư công, Các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, các dự án mới phải bảo đảm thời gian bố trí vốn thực hiện dự án nhóm A không quá 06 năm, nhóm B không quá 04 năm, nhóm C không quá 03 năm.