Chọn một truyện dân gian về địa danh nhân vật phong tục dân gian ở Nghệ An

20:41, 29/03/2015

(truyenhinhngheahn.vn) Trải qua hàng năm lịch sử, có những nhân vật sẽ được huyền thoại bằng những truyền thuyết, những câu chuyện với sự thành kính, ngưỡng vọng của nhân dân. Thần Bạch Mã - vị thần được thờ ở đền Bạch Mã cũng là một nhân vật như thế.

Đền thờ Bạch Mã thuộc thôn Tân Hà, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, là một trong những ngôi đền thiêng nhất của tỉnh Nghệ An. Cách thành phố Vinh khoảng 45 km, trước mặt đền là con sông Rộ uốn quanh. Đền tọa lạc trong khuôn viên rộng 4.894m2, là một công trình kiến trúc độc đáo.

Đền Bạch Mã và câu chuyện lịch sử

Đền Bạch Mã thờ vị nhân thần tức vị thần có thực tên là Phan Đà. Ông là một vị tướng, sinh vào đầu thế kỷ 15, hiện nay vẫn còn mộ ở xã Thanh Long, huyện Thanh Chương. Theo sử cũ ghi lại, gia đình ông sống bằng nghề chài lưới ven sông Lam. Song ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được ông già tên Bảy làm nghề rèn cưu mang. Ông nổi tiếng tuấn tú, giỏi võ nghệ, được nhân dân gọi là “trẻ kỳ đồng”.

Chọn một truyện dân gian về địa danh nhân vật phong tục dân gian ở Nghệ An
Mộ của tướng Phan Đà tại xã Thanh Long, huyện Thanh Chương

Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa sau vào Nghệ An để xây dựng căn cứ chống quân Minh. Phan Đà đã đưa lực lượng của mình gia nhập với nghĩa quânvà nhiều lần lập công lớn. Trong một lần bị phục kích bất ngờ, một mình ông tả xung hữu đột vàbị trọng thương. Con ngựa “thiên lý mã” mở vòng vây đưa ông về, gần đến Võ Liệt thì ông mất. Tương truyền giọt máu ông nhỏ tới đâu mối lấp đến đó. Và thi thể của ông được mối vùi lấp, rất linh ứng. Năm đó Phan Đà 24 tuổi.

Năm 1428, sau khi lên ngôi, Lê Lợi đã cho lập đền thờ ông và tổ chức các nghi lễ do quan lại triều đình đảm nhiệm, tức đạt đến quốc tế và phong sắc “Đô thiên đại đế Bạch mã thượng đẳng phúc thần”. Như vậy để thấy được sự ghi nhận của vua Lê Thái Tổ đối với công lao của ông. 

Chọn một truyện dân gian về địa danh nhân vật phong tục dân gian ở Nghệ An
Đoàn rước thần tại Lễ hội Đền Bạch Mã năm 2015

Sở dĩ nhân dân gọi ông là thần Bạch Mã bởi, sinh thời khi ra trận Phan Đà thường mặc áp giáp trắng, cưỡi ngựa trắng.

Đền Bạch Mã và sự linh ứng

Đền Bạch Mã nổi tiếng là ngôi đền thiêng. Năm 1465, đích thân vua Lê Thánh Tông trên đường đi chinh phục phương nam cũng đã làm tế lễ tại đây. Các triều đại sau này từ đời Lê cho đến đời Nguyễn đều coi trọng ngôi đền và nhiều lần cho tu sửa, xây dựng.

Chọn một truyện dân gian về địa danh nhân vật phong tục dân gian ở Nghệ An
Lễ hội Đền Bạch Mã được tổ chức vào ngày 9 và 10 tháng Hai (AL) hàng năm

Tương truyền, thần Bạch Mã nhiều lần linh ứng cứu giúp nhân dân khỏi thiên tai, dịch bệnh và phù trợ các triều vua, tướng lính đánh thắng kẻ thù. Người xe qua đây, kể cả quan lại cũng phải dừng lại cất mũ nón vái lạy. Vì thế còn có truyền thuyết về việc quay hướng ngôi đền.

Người dân còn kể lại, đền Bạch Mã là ngôi đền vô cùng linh thiêng, với những ai bất kính hay với những người mặc trang phục trắng, đội nón trắng đi qua không hành lễ, bất cẩn thì đều sinh bệnh mà chết. Vì thế, để giảm tránh linh khí của ngôi đền, quan phủ lúc đó đã mời thầy địa lý giỏi tìm cách hóa giải mặc dù biết được sẽ không tránh được tai họa.

Chọn một truyện dân gian về địa danh nhân vật phong tục dân gian ở Nghệ An
 

Chọn một truyện dân gian về địa danh nhân vật phong tục dân gian ở Nghệ An
 

Chọn một truyện dân gian về địa danh nhân vật phong tục dân gian ở Nghệ An
 

Chọn một truyện dân gian về địa danh nhân vật phong tục dân gian ở Nghệ An
Phần hội với nhiều hoạt văn hóa - thể thao phong phú, thu hút đông đảo người dân tham gia

Thời nay, người dân khắp nơi, đặc biệt những người dân quanh vùng vẫn hàng ngày đến với đền Bạch Mã để cầu xin phúc lộc của thần Bạch Mã. Theo ông Trần Văn Hữu, người trông coi đền, thì ai đến đây đều có sự linh ứng: người xin mẹ tròn con vuông dù bệnh viện đã chỉ chọn một, người xin sức khỏe, người xin làm ăn, con cái… Thậm chí còn có những câu chuyện gắn với cuộc sống đời thường của người nông dân được thần giúp đỡ như vật nuôi trong nhà.

Chọn một truyện dân gian về địa danh nhân vật phong tục dân gian ở Nghệ An
Đoàn làm phim của Đài PTTH Nghệ An về Lễ hội Đền Bạch Mã năm 2015

Quả thực, khi một nhân vật lịch sử đã hóa thành huyền thoại và trở thành tín ngưỡng thì đó sẽ là sức mạnh tinh thần, là niềm tin cho người dân. Và khi có niềm tin, có sự hướng vọng đến cội nguồn và những giá trị tinh thần, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.

(Phương Thúy)

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

Chọn một truyện dân gian về địa danh nhân vật phong tục dân gian ở Nghệ An

Huyện Sử (Thới Bình – Cà Mau), một trong những địa danh được phản ánh trong truyện dân gian về địa danh thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân.
Ảnh: Bến đò Huyện Sử. Nguồn: baoanhdatmui.vn

Hai câu ca dao quen thuộc đó nói lên truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc Việt Nam nhắc nhở tinh thần “uống nước nhớ nguồn”. Với người dân vùng châu thổ Cửu Long, tình cảm ấy lại còn đặc biệt mang đặc trưng vùng đất con người miền Tây. Một trong những biểu hiện của tình cảm cao đẹp ấy là người dân đã lấy tên các bậc tiền hiền để đặt tên xóm tên làng mà họ đã có công gầy dựng. Cách đặt địa danh như thế mang ý nghĩa nhân văn và giáo dục thật lớn lao. Bên cạnh đó, sự biết ơn còn thể hiện trong nhiều truyện dân gian lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Trong mảng truyện dân gian có truyện về địa danh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phản ánh tâm tư, tình cảm và cảm thức thẩm mỹ của người dân ĐBSCL về vùng đất mà họ sinh sống, phản ánh đời sống của người dân vùng đất mới. Truyện dân gian địa danh có nhiều truyện mang nội dung ca ngợi những bậc tiền nhân đã khai phá, kiến tạo quê hương. Thí dụ như trong quyển “Văn học dân gian Bạc Liêu” có 8 truyện mang nội dung ca ngợi tiền nhân đã có công gầy dựng xóm làng trong tổng số 24 truyện dân gian về địa danh. Trong quyển “Nghìn năm bia miệng” (2 tập) có 11/31 truyện địa danh ca ngợi tiền nhân. Qua đó, đủ hiểu tình cảm tri ân của người dân vùng ĐBSCL dành cho các bậc tiền hiền rất lớn lao. ĐBSCL có nhiều địa danh lấy tên nhân vật hoặc sự kiện có liên quan đến nhân vật ấy. Ví dụ: Ngã ba Ông Trạch, chợ Phó Sinh, rạch Bà Cường, quẹo Bà Muồng, rạch Mồ Thị Cư, cầu Hương Lễ,...

Các bậc tiền nhân - những con người đầu tiên đặt chân đến vùng đất này đã gặp và vượt biết bao khó khăn, gian khổ để cải tạo thiên nhiên để dung thân. Trong hoàn cảnh “thân cô thế cô”, giữa “rừng vây tứ hướng cọp gầm bốn phương”, cha ông ta vẫn bền bỉ, gan góc chịu đựng để đặt nền móng cuộc sống mới. Những đoàn người sau đến tiếp thu đất rộng nước trong thì luôn ghi ân trong dạ người đi trước. “Lai lịch địa danh Huyện Sử” là một điển hình. Vào khoảng những năm đầu của thế kỷ XX, vùng đất Huyện Sử (Thới Bình - Cà Mau) còn là một vùng hoang vu. Cây cỏ, rừng rậm mọc um tùm, rắn rết và cọp rằn nhiều vô số kể. Ông Lê Văn Sử, tương truyền là một quan huyện xứ Sài Gòn- Gia Định. Từ những năm 1920, nhận thấy vùng đất này có triển vọng nên ông Huyện Sử bèn đưa người, đưa tiền ra xuống đây khai hoang. Thổ nhưỡng, khí hậu ở đây rất hiền hòa, cây lúa, cây mía trồng xuống đều trúng đậm. Ông Huyện Sử chiêu mộ bà con ở trên miệt Bến Bàu, Bàu Ráng, Vịnh Chèo, Bãi Giá xuống, tiếp tục khai hoang, mở rộng diện tích lập nghiệp. Khi dân cư đã đông đúc, ông Huyện Sử bỏ tiền xây dựng chợ và nhà thờ. Đến năm 1945, ông Huyện Sử về Sài Gòn. Người ta không rõ ông mất hồi nào và yên nghỉ ở đâu, chỉ biết mộ phần của bà Trương Thị Giang (vợ ông Huyện Sử) và bà thân ông Huyện hiện đang còn tại Đất thánh nhà thờ Huyện Sử. Nhớ ơn người khai phá, bà con nơi đây đặt tên cho vùng đất này là Huyện Sử. Gắn liền đó là chợ Huyện Sử và nhà thờ Huyện Sử. Hay như “Sự tích ngã ba Ông Trạch” kể rằng: Cách đây hơn thế kỷ, vùng đất Phước Long (Bạc Liêu) còn rất hoang vu, trũng thấp. Có một đoàn người chọn vùng đất này làm điểm dừng chân. Trong đoàn di dân này có gia đình ông Nguyễn Văn Trạch, một gia đình khá giả từng tham gia phong trào nghĩa quân. Ông Trạch làm nhiều chuyện giúp ích cho bà con. Đặc biệt, “ngoài việc giết cọp dữ trừ họa cho người nhà và dân làng, ông Trạch còn săn bắt được nhiều thú rừng tạo thêm thu nhập cho gia đình. Và để tưởng nhớ công ơn khai mở vùng đất mới và diệt trừ thú dữ bảo vệ dân làng của gia đình ông Trạch, bà con nơi đây đặt tên cho một ngã ba đường trong vùng là ngã ba Ông Trạch” (Văn học dân gian Bạc Liêu, trang 14).

Nhìn chung, truyện dân gian về địa danh ở ĐBSCL thường hướng về các bậc tiền nhân đã gầy dựng ban đầu với tấm lòng tri ân sâu sắc. Lòng biết ơn ấy là biểu hiện của tinh thần “Cây cội nước nguồn”, hướng về tiên tổ và những người đã kinh qua bao gian khổ để khai phá, cải tạo môi trường sống tốt đẹp hơn cho thế hệ tiếp sau.

Mảng thứ hai trong nội dung ca ngợi công đức của các bậc tiền nhân thời mở đất là truyện vinh danh những người đã đem công sức, của cải thậm chí là mạng sống của mình để bảo vệ sự bình yên cho đồng bào, làng xóm. Các truyện này có bối cảnh là các xóm làng gặp tai ương, bất trắc... Khi đó, xuất hiện những con người hào hiệp dám xả thân bảo vệ bà con. Tiêu biểu cho mảng nội dung này có các truyện: Sự tích rạch Cái Rắn, Rạch Mồ Thị Cư, Sự tích miếu Ông Cù, Cầu Hương Lễ,... Nhân vật chính vị nghĩa vong thân, sống tình nghĩa nên nhân dân mãi nhắc nhớ về họ bằng cách đặt tên họ cho xóm, cho quê của mình. Đó là một ông Hương Lễ hay làm phước: thấy cây cầu gập ghềnh, chật hẹp là ông liền bỏ tiền xây cầu mới; thấy con đường làng sình lầy ông cho đắp con đường mới, mua đá xanh lót từng phiến dài; phía trong sở ruộng của ông, ông đào một cái ao rộng hơn nửa mẫu chứa nước ngọt cho dân chúng dùng,... Trước khi qua đời, ông căn dặn người nhà không được ma chay linh đình, lấy tiền mà làm việc thiện. Người ta đặt cho một trong những chiếc cầu mà ông xây dựng là cầu Hương Lễ (“Cầu Hương Lễ”). Hay chuyện một bà thầy thuốc hết lòng vì người bệnh: dẫu có xa xôi, tối tăm đến mấy bà cũng sẵn lòng đi chữa, tuyệt nhiên không lấy một đồng nào. Khi bà mất người ta gọi cái đìa cạnh nhà bà là đìa Bà Thầy để nhớ người thầy thuốc hết lòng (“Sự tích đìa Bà Thầy”). Mảng nội dung này còn có những câu chuyện thật bi tráng: nghe tin dân làng Phú Nhuận (Cai Lậy- Tiền Giang) bị nạn rắn dữ hoành hành một ông thầy rắn phương xa đã lặn lội về ra tay cứu giúp và chết vì rắn cắn. Lòng nghĩa khí ấy mãi được nhân dân làng Phú Nhuận khắc ghi bằng tên con rạch Cái Rắn (“Sự tích rạch Cái Rắn”); hay cô Cư - một cô gái đang tuổi xuân xanh - đã can trường đấu với chúa cọp để đổi lấy sự bình yên cho gia đình và làng xóm. Sau trận tử chiến đó cô đã hy sinh (“Sự tích rạch Mồ Thị Cư”)... Mảng nội dung này còn đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình khai hoang lập ấp ở ĐBSCL của các bậc tiền nhân: đó là quá trình khắc phục và chế ngự thiên nhiên để tìm cuộc sống bình yên.

Ngày nay, các địa danh này có nơi không trở thành địa danh hành chính, nhưng nó mãi được nhân dân sử dụng như một thói quen thể hiện tấm lòng thơm thảo với tiền nhân.

Đặng Duy Khôi

Sách tham khảo và trích dẫn:

1. Văn học dân gian Bạc Liêu, Chu Xuân Diên (chủ biên), NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005 2. Giai thoại dân gian Đồng Tháp Mười, Nguyễn Hữu Hiếu, NXB Đồng Tháp, 1988. 3. Nam kì cố sự, Nguyễn Hữu Hiếu, NXB Đồng Tháp, 1997. 4. Nghìn năm bia miệng (2 tập), Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, NXB TP Hồ Chí Minh, 1999.