Chồng để tang vợ bao lâu

Ngày đăng: 30/06/2021 - 2:21 PM Người đăng: Admin Lượt xem: 4523 Lượt xem

Chồng để tang vợ bao lâu

Để tang hay xả tang đều là những nghi thức thể hiện sự đau buồn và nhớ thương đối với người đã khuất. Việc để tang có ý nghĩa quan trọng thì việc xả tang cũng nghĩa quan trọng không kém. Thời gian để tang và đeo băng tang đen trong bao lâu thì bài viết dưới đây sẽ lý giải, hãy cùng tham khảo nhé!

=> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ Tang lễ trọn gói tốt nhất HCM

TÌM HIỂU VỀ XẢ TANG LÀ GÌ?

Thời điểm mà một người qua đời gia đình, anh em, họ hàng thể hiện sự tiếc nuối được gọi là nghi thức phát tang. Sau thời điểm đó thì gia đình của người đã khuất thực hiện tổ chức tang lễ, thực hiện những nhiệm vụ cũng như bổn phận của người đã sống dành cho người mất trong thời gian cố định được gọi là để tang. Như vậy thì xả tang chính là thời gian mà gia đình hoàn tất nhiệm vụ và bổn phận để tang.

Lễ xả tang còn được biết đến với tên gọi khác chính là cúng mãn tang. Đây cũng chính là buổi lễ được tiến hành với mục đích thông báo cho mọi người về thời gian hết việc của người đã khuất. Ngoài ra thì việc cúng mãn tang đôi khi còn được xem là một nghi thức tưởng niệm người đã khuất và cầu được phù hộ.

THỜI GIAN ĐỂ TANG VÀ ĐEO BĂNG TANG ĐEN BAO LÂU THÌ CÓ THỂ XẢ TANG

Gia đình để tang trong bao lâu mới có thể tiến hành nghi thức xả tang? Dựa vào mối quan hệ của người còn sống với người đã khuất mà sẽ có thời gian để tang khác nhau. Theo tục lệ thông thường sẽ có 2 hình thức chính là đại tang và tiểu tang, trong đó bao gồm 5 bậc khác nhau và được gọi là ngũ phục.

Đối với đại tang

  • Đại tang sẽ có thời gian để tang là khá lâu, thường sẽ là 3 năm trước khi tiến hành nghi thức cúng mãn tang. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều gia đình chỉ thực hiện thời gian để tang trong vòng 27 tháng. Điều này có thể lý giải như sau lấy thời gian mang thai 9 tháng để tính 1 năm, và 3 năm sẽ là 27 tháng nhưng chưa có căn cứ rõ ràng.  
  • Thông thường thì đây sẽ là thời gian để tang của những người có mối quan hệ với người đã khuất. Một số đối tượng có thể kể đến như cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, con dâu để tang che mẹ chồng, cháu đích tôn để tang thay cha(dành cho trường hợp cha đã qua đời).

Đối với tiểu tang

  • Tiểu tang sẽ có thời gian để tang ít hơn đại tang, thời gian tối đa sẽ là 1 năm và chi thành 4 bậc, cụ thể:
  • Cơ niên sẽ có thời gian để tang là 1 năm. Đối tượng bao gồm: cha mẹ để tang con trai, dâu trưởng hay con gái chưa đi lấy chồng, con rể để tang cha mẹ vợ….
  • Đại công sẽ có thời gian để tang ít hơn thời gian để tang cơ niên, và thời gian để tang chỉ khoảng 9 tháng. Đối tượng bao gồm: cha mẹ để tang cho con dâu thứ, hay con gái đã đi lấy chồng, anh chị em họ hàng để tang cho nhau….
  • Tiểu công thì thời gian để tang người đã mất chỉ khoảng 5 tháng là sẽ có thể cúng mãn tang. Những đối tượng bao gồm:  con để tang cha mẹ ghẻ, anh chị em họ hàng đã đi lấy chồng và để tang cho nhau….
  • Ti ma là hình thức để tang ít nhất, thời gian để tang chỉ 3 tháng sau tang lễ.  Đối tượng bao gồm: con dâu, con rể, cô, gì, cậu để tang cho nhau…

Chồng để tang vợ bao lâu

Thời gian thực hiện việc xả tang là bao lâu?

Hiện nay thì cuộc sống hiện đại hơn việc xả tang, để tang và những vấn đề không còn được giữ đúng nghi thức thuở xưa. Trước đây thì con cháu trong gia đình  phải qua giỗ đại tường mới được mãn tang. Tuy nhiên thì ngày nay có nhiều lý do khách quan khác nhau, sau khi thực hiện nghi lễ cúng 49 ngày hoặc hỏa táng có thể xin cúng xả tang.

Đây không phải là những điều sai trái hay lỗi đạo, tùy theo yêu cầu của gia đình mà có thời gian chịu ngắn hay dài. Suy cho cùng thì sự hiếu thảo vẫn được nằm ở tấm lòng, tâm của mỗi con người. Những nghi lễ chỉ là một hình thức để thể hiện tấm lòng đó mà thôi.

Trên đây là thời gian để tang và đeo băng tang đen trong bao lâu thì nên xả tang. Mong rằng bài viết sẽ giúp gia đình có thể hiểu rõ hơn về phong tục tập quán Việt Nam

=> Tìm hiểu về: Người mới mất có hay về nhà không?

Chồng để tang vợ bao lâu

Chồng để tang vợ bao lâu

Chồng để tang vợ bao lâu

Chồng để tang vợ bao lâu

Chồng để tang vợ bao lâu

Chồng để tang vợ bao lâu

Chồng để tang vợ bao lâu

Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ:

1.Đại tang: Trảm thôi và tề thôi.

  • Quần áo sổ gấu gọi là trảm thôi: Con để tang cha.
  • Quần áo không sổ gấu gọi là tề thôi: Con để tang mẹ, vợ để tang chồng khi cha chưa mất.
  • Thời hạn: 3 năm, đời sau giảm bớt còn 2 năm 3 tháng (sau lễ giỗ đại tường 2 năm, thêm 3 tháng dư ai).
  • áo xô, khăn xô có hai giải sau lưng (gọi là khăn ngang).

Nếu cha mẹ đều đã mất thì hai giải bằng nhau, nếu còn mẹ hoặc còn cha thì hai giải dài ngắn lệch nhau.

  • Con trai chống gậy: Tang cha gậy tre, tang mẹ gậy vông, mũ rơm quấn đầu, dây chuối, dây đai thắt lưng.

Thời nay, nhiều nơi đã bãi bỏ những tang phục này. ở thành phố nhiều nhà dùng băng đen theo tang chế châu Âu, theo ý chúng tôi, tiện hơn.

  • Con trai, con gái, con dâu đều để tang cha mẹ. (Kể cả đích mẫu, kế mẫu, dưỡng mẫu, từ mẫu và dưỡng phụ).
  • Vợ để tang chồng.
  • Nếu con trưởng mất trước thì cháu đích tôn để tang ông bà nội cũng đại tang thay cha.

2. Cơ niên: Để tang một năm. Từ niên cơ trở xuống dùng khăn tròn, vải trắng, không gậy.

  • Cháu nội để tang ông bà nội.
  • Con riêng của vợ để tang bố dượng nếu bố dượng có công nuôi và ở cùng, nếu không ở cùng thì không tang; trước có ở cùng sau thôi thì để tang 3 tháng.
  • Con để tang mẹ đẻ ra mình nhưng bị bố rẫy (xuất mẫu), hoặc cha chết, mẹ lấy chồng khác (giá mẫu).
  • Chồng để tang vợ cả có gậy, nếu cha mẹ còn sống thì không gậy.
  • Cháu để tang bác trai bác gái, chú, thím và cô ruột.
  • Anh chị em ruột để tang cho nhau (cùng cha khác mẹ cũng tang một năm, cùng mẹ khác cha thì tang 5 tháng).
  • Cha mẹ để tang con trai, con gái và con dâu cả, kể cả con đi làm con nuôi nhà người.
  • Chú, bác, thím cô ruột để tang cho cháu ( con anh em ruột).
  • Ông bà nội để tang cho cháu trưởng (đích tôn).
  • Đích mẫu, kế mẫu, từ mẫu tang các con chồng, thứ mẫu tang con mình và con chồng như nhau đều một năm. Tang con dâu cả cũng một năm.
  • Con dâu để tang dì ghẻ của chồng (tức vợ lẽ cha chồng).
  • Rể để tang cha mẹ vợ (vợ chết đã láy vợ khác cũng vậy).
  • Nàng hầu để tang cha mẹ chồng, vợ cả của chồng, các con chồng cũng như con mình (các họ hàng bàng thân bên nhà chồng đều không tang).

3. Đại công: để tang 9 tháng.

  • Anh chị em con chú con bác ruột để tang cho nhau.
  • Cha mẹ để tang con dâu thứ hoặc con gái đã lấy chồng.
  • Chú, bác thím ruột để tang cháu (con gái đã xuất giá, con dâu của anh em ruột).
  • Cháu dâu để tang ông bà của chồng, chú, bác, thím ruột, hoặc cô ruột của chồng.
  • Mẹ để tang con dâu thứ và con gái riêng của chồng.
  • Con gái đã xuất giá để tang bác trai, bác gái, chú thím, cô ruột.

4. Tiểu công: Để tang 5 tháng.

  • Chắt để tang cụ. (Hoàng tang: Chít khăn vàng)
  • Cháu để tang anh chị em ruột của ông nội (ông bà bác, ông chú, bà thím, bà cô).
  • Con để tang vợ lẽ, nàng hầu của cha ( nếu cha giao cho nuôi mình thì để tang 3 năm như mẹ đẻ).
  • Cháu để tang đường bá thúc phụ mẫu và đường cô (anh chị em con chú bác ruột của cha).
  • Anh chị em con chú, bác ruột để tang cho vợ của nhau.
  • Anh chị em chung mẹ khác cha để tang cho nhau (vợ con của anh chị em ấy thì không tang).
  • Chú bác ruột để tang cho cháu dâu (con dâu của anh em ruột).
  • Ông bà bác, ông chú, bà thím, bà cô để tang cho cháu (tức là cháu nội của anh em ruột).
  • Ông bà nội để tang cho vợ cháu đích tôn hoặc cháu gái xuất giá.
  • Cháu ngoại để tang ông bà ngoại và cậu ruột, dì ruột (anh chị em ruột của mẹ, kể cả đối với anh chị em ruột của đích mẫu, thứ mẫu, kế mẫu).
  • Cháu dâu để tang cô ruột của chồng.
  • Chị dâu, em dâu để tang anh chị em ruột của chồng và con của những người đó (tức là cháu gọi bằng bác, bằng thím).

5. Ty ma Phục: Tang 3 tháng.

  • Chít để tang can (kỵ) nội (ngũ đại : Hồng tang chít khăn đỏ).
  • Chắt để tang cụ nhà bác, nhà chú (tằng tổ bá thúc phụ mẫu và tằng tổ cô, tức là anh em ruột với cụ nội).
  • Cháu để tang bà cô đã lấy chồng (chị em ruột với ông nội).
  • Cháu để tang cô bá (chị em con chú bác ruột với bố).
  • Con để tang bố dượng (nếu trước có ở cùng, sau mới về bên nội).
  • Con để tang nàng hầu của cha.
  • Con để tang bà vú (cho bú mớm).
  • Cháu để tang tộc bá thúc phụ mẫu (anh em cháu chú, cháu bác với cha).
  • Chồng để tang vợ lẽ nàng hầu.
  • Anh chị em họ nội 5 đời để tang cho nhau.
  • Bố mẹ vợ để tang con rể.
  • Ông bà ngoại để tang cháu ngoại và cháu dâu ngoại.
  • Ông của chồng để tang cháu dâu.
  • Cụ để tang cho chắt nội.
  • Cháu để tang vợ cậu, chồng cô, chồng dì có cùng ở một nhà.
  • Anh chị em con cô ruột và bạn con dì ruột để tang cho nhau.
  • Cậu ruột để tang vợ của cháu trai
  • Cháu dâu để tang ông bà ngoại của chồng, cậu ruột, dì ruột chồng
  • Cháu dâu để tang các ông bà anh chị em ruột với ông nội chồng.
  • Chắt dâu để tang cụ nội của chồng.
  • Cụ để tang chắt nội trai gái.
  • Ông bà để tang các cháu gái của con nhà chú, nhà bác.

Tang bên cha mẹ nuôi:

  1. Kỵ bên cha nuôi thì 3 tháng, cụ bên cha nuôi thì 5 tháng, ông bà thì một năm.
  2. Cha mẹ nuôi thì áo bằng gấu, hoặc sổ gấu 3 năm có cả gậy.
  3. Từ ông bà trở lên nếu mình thừa trọng cũng sổ gấu 3 năm.
  4. Ông bà sinh ra mẹ nuôi thì 5 tháng, còn thì đều không có.

Tang họ nhà mình (Đã là con nuôi người khác, để tang bên họ của mình):

  1. Ông bà sinh ra cha thì 9 tháng.
  2. Cha mẹ sinh ra mình thì 1 năm có gậy.
  3. Bác trai bác gái, chú, thím và cô là anh chị em ruột với cha thì đều 9 tháng. Cô đã giá thì 5 tháng.
  4. Anh chị em ruột thì 9 tháng, chị dâu, em dâu thì 3 tháng, chị em đã xuất giá thì 5 tháng.
  5. Ông bà sinh ra mẹ thì 3 tháng.

Xét trong lễ nói rằng: Con gái đã xuất giá thì các tang có giáng, song đi lấy chồng, hoặc phải chồng rẫy bỏ, hoặc chồng chết, con lại chẳng có, lại  trở về nhà cũng như chưa lấy chồng, tang chẳng có giáng

Nếu đương để tang cha mẹ được một năm mà chồng rẫy bỏ thì phải tang cha mẹ 3 năm, hoặc để tang cha mẹ được 1 năm đã trừ phục đoạn thì chẳng được để lại 3 năm, dù phải chồng dẫy trước, sau mới để tang cha mẹ chưa đủ 1 năm mà chồng mới gọi về thì chẳng nên về vội phải nên để trọn 3 năm.

Trường phục: có ba loại:

  1. Trưởng trường: Từ 16-19 tuổi
  2. Trung trường: Từ 12-15 tuổi
  3. Hạ trường: Từ 8-11 tuổi

(Đều lấy thứ tự giáng một bậc).

Ví dụ: Giai đã lấy vợ, gái đã lấy chồng, dẫu còn trẻ cũng không thể gọi là trường được, nhưng vốn mình phải tang 1 năm trưởng trường giáng xuống 9 tháng, trung trường giáng xuống 7 tháng, hạ trường giáng xuống 5 tháng.

Như vốn tang 9 tháng, trưởng trường giáng 7 tháng, trung trường giáng 5 tháng, hạ trường giáng 3 tháng, các trường hợp khác đều như thế mà suy.