Chùa xiêm cán nằm ở đâu

Chùa Xiêm Cán nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng chừng 7km về hướng Đông. Điểm đến tọa lạc tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Thạnh Đông. Đây là một tuyến đường kết nối nhiều điểm đến nổi tiếng. Trong đó gồm Vườn chim Bạc Liêu, nhà Công tử Bạc Liêu. Ở trung tâm, bạn đi thẳng theo hướng đến Khu vui chơi Nhà Mát. Sau đó, bạn rẽ trái vào đường DT31 và chạy thẳng là đến chùa Xiêm Cán. Cuối cùng, du khách có thể tiếp tục đi thẳng để khám phá các điểm đến nổi tiếng ở vùng đất này. Có thể kể đến vườn nhãn cổ, cánh đồng điện gió,…

Chùa Xiêm Cán tọa lạc tại gần trung tâm thành phố Bạc Liêu. Ảnh: Du lịch hành hương

Lịch sử thành lập Chùa Xiêm Cán

Theo ghi chép bằng chữ Khmer cổ, chùa được khởi công xây dựng vào ngày 7-5-1887. Xiêm Cán không phải là ngôi chùa Khmer cổ nhất ở khu vực này. Tuy nhiên, đây luôn là điểm dừng chân của du khách mỗi khi đặt chân đến Bạc Liêu. Có thể thấy lý do vì  những đường nét hoa văn tinh xảo, lối kiến trúc độc đáo.

Chùa Xiêm Cán – Ngôi chùa Khmer đẹp nhất Bạc Liêu

Người có công xây dựng chùa là vợ chồng ông Nên (63 tuổi), và bà Ngét (54 tuổi). Đây là một gia đình giàu có trong Phum (xóm, làng) theo phật pháp. Cùng góp sức với họ còn có 30 hộ gia đình khác. Hàng ngày, mọi người cùng nhau khai phá để lấy cây, đất xây cất chùa.

Chùa Xiêm Cán được khởi công xây dựng vào ngày 7 tháng 5 dương lịch năm 1887

Sau hơn hai tháng thi công và hoàn thành, bà con trong phum sóc họp bàn. Tiếp theo đó rồi họ mời Pháp sư Thạch Mau (1829 – 1909); một người am hiểu kinh kệ, tinh thông phật pháp về làm trụ trị chùa. Theo tâm tư nguyện vọng cũng như sự đề bạt chân thành của bà con. Pháp sư Thạch Mau về trụ trì chùa và trở thành vị trụ trì đầu tiên của chùa Xiêm Cán. Đến nay, ngôi chùa Khmer đẹp ở miền Tây này đã trải qua 9 đời trụ trì. Cùng với đó là  một vài lần trùng tu, sửa chữa.

Quá trình đổi tên

Vốn dĩ lúc xây dựng, ngôi chùa Xiêm Cán có tên tiếng Khmer Komphisako. Tên này có nghĩa là biển sâu, cũng có nghĩa là sự sâu xa, sự uyên bác của trí tuệ nhà phật. Ngoài tên gọi Komphisako, chùa còn có tên theo địa danh là Komphirsakor Prét Chru. Prét có nghĩa là “sông”, còn Chru có nghĩa là “sâu”, ghép lại là “sông sâu”.

Ngôi chùa Khmer có lịch sử hơn cả thế kỷ

Thời gian sau, có một bộ phận người Hoa người gốc Triều Châu (Trung Quốc) đến định cư. Vì họ thấy tiếng Khmer khó đọc nên họ đã dịch tên chùa từ Prét Chru sang Xiêm Cán. Cái tên này mang nghĩa “giáp nước”, ý nói một ngôi chùa ngự trên một vùng đất ngay bên cạnh bãi bồi ven biển). Giải nghĩa cho điều ngày là do khi xưa chùa Xiêm Cán chỉ cách bờ biển khoảng 500m. Song, do bờ biển Bạc Liêu là dòng biển bồi. Vì thế, hiện tại khoảng cách từ chùa đến bờ biển gần 5km.

Ý nghĩa tên chùa Xiêm Cán

Tên chùa theo tiếng Khmer có nghĩa là Kouphir Sakor Prekchrou – Sông sâu. Nơi đây với người dân không chỉ là nơi tâm linh hay sinh hoạt, biểu diễn các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các lễ hội lớn,… Mà họ còn coi đây là ngôi nhà thứ 2 của mình. Tại chùa họ được học con chữ, giảng giải về kinh và Phật pháp. Họ đến để được tu dưỡng đạo đức. Thậm chí, con cái của họ từ nhỏ đã được gửi tu trong chùa. Chúng tu càng lâu phước đức càng lớn.

Ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ 19, có tuổi đời hàng trăm năm. Ảnh: Wanderplust Tips

Kiến trúc kiên cố nổi danh của xứ cơ cầu

Về miền Tây nói chung và Bạc Liêu nói riêng, hiện nay vẫn còn nhiều di tích kiến trúc nổi tiếng. Ngôi chùa này cũng là một trong những điểm tham quan nổi tiếng bởi kiến trúc đặc sắc hiếm có. Từng tháp, điện đến họa tiết xếp tầng lên nhau đều mang dáng vóc của những Angkok đậm chất Campuchia.

Chùa được bao quanh bằng bức tường lớn

Hoa văn trang trí

Chùa Xiêm Cán được xây dựng trong khuôn viên rộng lớn và thoáng mát. Khuôn viên được bao quanh bởi những bức tường rất đẹp mắt. Nhìn từ xa, chùa vô cùng nổi bật với những hoa văn đắp nổi công phu. Nơi đây mang đậm bản sắc văn hóa của Khmer. Để đi vào được bên trong chùa bạn sẽ phải đi qua 2 cổng. Trong đó gồm một cổng chính bên ngoài và một bên trong.

Cổng chùa phía trên có 3 tòa tháp lớn

Khu vực cổng chính chùa Xiêm Cán

Cổng chính có 3 tòa tháp ở trên nhìn khá hoành tráng. Phía trên có khắc tên cũng được ghi bằng tiếng Khmer và tiếng Việt Nam. Những hoa văn đắp nổi màu nâu đất đặc trưng cùng con đường bê tông sạch sẽ dẫn lối đưa du khách bước vào bên trong khuôn viên của chùa.

Chùa rộng và được chia thành nhiều khu vực khác nhau

Nổi tiếng với quần thể kiến trúc khang trang hơn 4ha được chia thành nhiều khu vực khác nhau như: chánh điện, hội trường, tháp mộ, nhà ở,… Và những công trình này đều được tách biệt hoàn toàn với nhau. Ngay từ khi ở cổng, bạn sẽ phải choáng ngợp bởi sự lộng lẫy với đủ loại sắc màu khác nhau của các chi tiết trang trí nổi bật trong khuôn viên rợp bóng cây xanh.

Khu vực chánh điện nằm trên nền đất cao

Từ bên ngoài đi vào, phía bên tay phải là chánh điện. Đây cũng là nơi cổ kính nhất của chùa. Khu vực này được xây dựng trên nền đất cao hơn 1 mét ngay tại trung tâm, xung quanh được bao bởi hành lang rộng và trải dài. Trên phần mái được thiết kế công phu với những chi tiết cong vút lấy hình tượng của rắn thần Nagar và rồng – 2 linh vật quan trọng của người Khmer.

@_loanhng16

Hai bên chánh điện là nhà hỏa thiêu và những tháp mộ, còn phía đối diện là một trụ biểu nơi mọi người thường cầu nguyện vào những dịp lễ, được xây dựng với hình ảnh rắn thần. Mọi người sẽ thắp lên những ngọn nến với ý nghĩa như chính loài rắn thần đã được những giáo lý, giáo điều của Phật pháp soi sáng. Từ đó, hướng đến những việc thiện và trở thành người tốt hơn.

Trần và 2 hàng cột lớn

Bàn thờ Phật ở Chánh điện với những kích thước khác nhau

Bên trong khu vực chánh điện của chùa  này trên trần được ốp những hoa văn sặc sỡ, đặc biệt là 2 hàng cột to uy nghi và sừng sững ngay chính giữa. Ở đây chỉ có bàn thờ Phật được trang trí công phu, chi tiết từng hoa văn lớn nhỏ. Có rất nhiều các bức tượng mô tả những cách hóa thân khác nhau với kích thước cũng như tư thế đa dạng. Còn ngay chính giữa là Phật Thích Ca Mâu Ni lớn nhất và đặt cao nhất.

Những hình ảnh kể về cuộc đời Đức Phật

Bức tượng Phật nằm lớn khang trang đối diện chánh điện

Xung quanh tường chánh điện ở được trang trí bởi những bức ảnh, phù điêu sinh động. Chúng mô tả chi tiết cuộc đời trải qua nhiều giai đoạn khổ ải khác nhau của Đức Phật. Đối diện trong khuôn viên chùa là bức tượng Phật niếp bàn khá lớn, có phần mái che để mọi người thường hay đến thắp hương, cầu nguyện trước khi vào chánh điện.

Khu sala bên trong chùa

Phía sau đó nữa là khu nhà truyền thống – sala được xây dựng vô cùng kiên cố và bằng gỗ hoàn toàn. Cũng trang trí khá công phu với những họa tiết độc đáo dù qua bao nhiêu năm vẫn còn nguyên vẹn. Ở hành lang còn có chiếc chuông lớn với màu đen nổi. Đặc biệt hơn phía trên sala ở chùa Xiêm Cán có những bức tượng thái tử Sidatta cưỡi trên lưng bạch mã được Xanac đưa qua sông đi tìm đường giác ngộ.

Khu tháp Phật và tháp xá lợi

Đối diện khu nhà này ở trong chùa chính là 2 tòa tháp Phật kích thước khác nhau, bên trong có các bức tượng Phật đen huyền vô cùng độc đáo. Bên cạnh đó còn có tòa tháp xá lợi được chia làm 2 tầng, bên dưới bốn xung quanh là tượng voi trắng nổi bật. Bên trên xếp tầng với những bức tượng sư tử, rắn thần cùng đỉnh tháp nhọn cao vút.

Hình tượng rắn thần 5 đầu Nagar trang trí trong chùa

Tất cả các phần bên trong chùa Xiêm Cán ở Bạc Liêu đều được trang trí bởi họa tiết rắn thần 5 đầu quen thuộc tựa như tấm lòng tư bi hỉ xả của Đức Phật, bên cạnh những bức phù điêu khác. Còn phần mái đỉnh thì được xếp tầng với tháp cong vút trên cùng, phẩn đỉnh nhọn cao vút lên trời. Tạo nên kiến trúc vô cùng thu hút đối với người dân cũng như khách du lịch ở khắp mọi nơi đến chiêm bái và tham quan.

Phần mái xếp tầng cong vút

Người Khmer coi việc xây dựng, mở rộng và phát triển chùa là công việc không của bất kỳ ai. Mặc dù đã tồn tại hơn 1 thế kỷ, thế nhưng hiện nay chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều thứ quý báu. Đó là, bộ sách cổ dày 70 trang được viết hoàn toàn trên lá cây bằng tiếng Khmer hay giảng đường cổ với những quyển truyện kể dân gian cũ từ thời xưa. Bảo quản và lưu truyền lại cho thế hệ mai sau để không bị mai một.

Chùa là điểm đến du lịch nổi tiếng

Đối với Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán cũng nổi tiếng là điểm đến du lịch tâm linh thú vị dành cho khách du lịch. Trong khuôn viên rộng lớn được bao bọc bởi những hàng cây xanh mát rượi, đến để tận hưởng những phút giây thư thái và yên bình. Khiến cho tâm hồn mình được tĩnh lặng sau những phút giây làm việc căng thẳng hay cuộc sống ồn ã, chật chội.

Quần thể kiến trúc với những pho tượng độc đáo

Không những thế, đến đây bạn còn được ngắm nhìn quần thể kiến trúc đặc sắc. Kết tinh của văn hóa, lịch sử và công sức của bà con nhân dân cùng nhau quyên góp xây dựng nên. Và đặc biệt, là còn được tận mắt chứng kiến và tìm hiểu về những phong tục, tín ngưỡng hay cuộc sống của người dân Khmer vùng sông nước Nam Bộ. Thưởng thức những hoạt động ý nghĩa mang đậm đà bản sắc truyền thống.

Xứ cơ cầu ngày nay mang trong mình biết bao sức hút của những điểm tham quan, khám phá nổi tiếng. Nhưng ngôi chùa này vẫn luôn là nơi dừng chân thú vị mà khách du lịch miền Tây mỗi khi có dịp ghé qua đều không thể mang đến một cảm giác hấp dẫn đặc biệt.

Winway Travel

 

Video liên quan

Chủ đề