Chức vụ nghĩa là gì

Tại các tổ chức kinh tế hoặc phi kinh tế, trong quá trình làm việc, chúng ta thường quan tâm đến chức vụ, chức danh của nhau để xưng hô, cư xử phù hợp và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chức vụ là gì thì không phải ai cũng hiểu một cách chính xác và có thể phân biệt rạch ròi giữa chức vụ và chức danh. Trong bài viết dưới đây, Công ty luật ACC sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này từ những quy định pháp luật hiện hành. 

Chức vụ nghĩa là gì
Chức vụ là gì

– Định nghĩa chức vụ là gì được hiểu là sự đảm nhiệm một vai trò, vị trí cụ thể trong một tổ chức, cơ quan, đoàn thể. Để có được một chức vụ thì mỗi cá nhân cần đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn được đặt ra bởi những tổ chức, cơ quan, đoàn thể đó quy định. Những điều kiện này có thể về độ tuổi, học vấn, sức khỏe hoặc phải trải qua quá trình thi tuyển.

– Ví dụ về chức vụ được thể hiện rõ nhất tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Theo đó, cán bộ cấp xã có các chức vụ sau:

+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam)

+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

– Song song với chức vụ là gì thì chức danh là một thuật ngữ thường xuyên được gắn kèm với chức vụ. Tùy vào từng trường hợp mà hai khái niệm này có thể đồng nhất, nhưng trên thực tế, đây là hai khái niệm hoàn toàn độc lập với nhau bởi dựa theo quy định của pháp luật.

– Chức danh là thuật ngữ để chỉ một vị trí được tổ chức, cơ quan, đơn vị ghi nhận gắn liền với những trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn theo đó. Chức danh mang tính khái quát và có phạm vi sử dụng rộng rãi tại nhiều tổ chức, cơ quan, đối với nhiều người hoặc thậm chí là trên toàn thế giới.

– Ví dụ về chức danh được quy định tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, công chức cấp xã có các chức danh sau:

+ Trưởng Công an

+ Chỉ huy trưởng Quân sự

+ Văn phòng – thống kê

+ Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã)

+ Tài chính – kế toán

+ Tư pháp – hộ tịch

+ Văn hóa – xã hội.

Khi hiểu được khái niệm chức vụ là gì và chức danh là gì thì chúng ta có thể phân biệt được hai thuật ngữ này trong thực tế thông qua các tiêu chí sau:

Tiêu chí Chức vụ Chức danh
Sự công nhận – Được công nhận bởi các tổ chức, cơ quan, đoàn thể mà quản lý đối với chức vụ đó thông qua quá trình đánh giá các tiêu chí, điều kiện hoặc tổ chức thi tuyển. – Được công nhận trong phạm vi rộng hơn: xã hội, quốc gia.
Chức năng – Chức vụ thể hiện những nhiệm vụ, trách nhiệm, vai trò và quyền hạn của cá nhân có chức vụ đó trong tổ chức, cơ quan đã công nhận. – Chức danh được gắn liền với tên gọi của cá nhân có chức danh và thể hiện vai trò của mình đối với toàn xã hội, cộng đồng, quốc gia.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến chức vụ là gì mà Công ty luật ACC đã phân tích để gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ có ích đối với bạn đọc trong việc áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan trong cuộc sống. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ những vướng mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý.

Chức danh là sự ghi nhận một vị trí được tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị... hợp pháp công nhận.

Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nào đó trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ như tổng thống, chủ tịch, thủ tướng... đối với một tập thể là đất nước.

Thường thì người giữ chức danh nào thì cũng gắn liền với chức vụ đó hoặc một chức danh gắn liền với nhiều chức vụ, Ví dụ: chức danh Chủ tịch nước Việt Nam được pháp luật quy định gắn với các chức vụ: Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc Phòng và An ninh, Chủ tịch Ban Cải cách Tư pháp...

Một số trường hợp đặc biệt chức danh không đi liền với chức vụ, ví dụ chức danh Phó Tổng thống Hoa Kỳ giữ chức vụ Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ, một số lãnh đạo được phong hàm (chức danh) thứ trưởng nhưng lại được giao nhiệm vụ cục trưởng, nhiều lãnh đạo của Giáo hội Công giáo cũng được phong giám mục, tổng giám mục (chức danh) nhưng lại không làm giám mục coi giáo phận (chức vụ) mà phụ giúp giáo hoàng cai quản Giáo hội hoàn vũ trong Giáo Triều Rôma như Quốc vụ Khanh Toà Thánh, các Tổng trưởng Bộ và viên chức cao cấp Toà Thánh hoặc phụ tá cho Giám mục một giáo phận nào đó... trong khi chức danh đó, về nguyên tắc phải gắn liền với chức vụ coi giáo phận (kể cả Giáo hoàng cũng không phải ngoại lệ khi coi giáo phận Roma)

Tham khảo

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chức_danh&oldid=65085606”

Người ta thường nhìn vào chức danh hoặc chức vụ của một người để xác định vị trí hay địa vị của một cá nhân trong xã hội cũng như trong các tổ chức chính trị, nghề nghiệp,…Hai thuật ngữ này thường đi cùng nhau, gây nhầm lẫn và thường khó phân biệt.

Chức vụ nghĩa là gì

1. Chức danh là gì? Chức vụ là gì?

Chức danh là trách nhiệm, phận sự và sự ghi nhận một vị trí được tổ chức thế giới, đơn vị chính trị, tổ chức nghề nghiệp,… hợp pháp công nhận. Một số ví dụ như: tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, bác sĩ, ca sĩ,…

Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nhất định trong một tổ chức/tập thể cụ thể. Một số ví dụ như: chủ tịch, thủ tướng,… đối với đất nước hay chức vụ giám đốc, trưởng phòng, phó phòng,… đối với một doanh nghiệp/công ty bất kỳ. Thông thường thì chức vụ đi cùng với chức danh nhưng trong một số trường hợp hai khái niệm này lại độc lập không đi cùng nhau.

Để đạt được một chức vụ nhất định mỗi cá nhân buộc phải trải qua quá trình tuyển dụng, đào tạo nhất định. Điều quan trọng là người nắm giữ chức vụ phải được công nhận và quản lý bởi một tổ chức.

Ngược lại, chức danh lại không cần những yêu cầu trên, người nắm giữ chức danh đôi khi chỉ cần cố gắng, phấn đấu để được công nhận chức danh đó. Mà không cần được tuyển dụng quản lý bởi một tổ chức nào đó. Nhưng chức danh lại được công nhận bởi xã hội.

2. So sánh chức danh và chức vụ:

Chức danh và chức vụ của một cá nhân thường đi cùng với nhau và rất dễ gây nhầm lẫn. Nhưng chúng lại có những đặc điểm khác nhau cụ thể sau đây:

a. Về sự công nhận, thừa nhận:

  • Chức danh: Chức danh nhận được sự công nhận của xã hội, công nhận quá trình phấn đấu của một cá nhân trong xã hội để có được chức danh đó.

Một vài ví dụ về chức danh có thể kể đến như: giáo viên, phát thanh viên, giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân,…

Quá trình phấn đấu của cá nhân không đơn thuần chỉ là quá trình nghiên cứu, học tập mà còn phải nói đến việc tuyển dụng.

  • Chức vụ: Chức vụ không đơn thuần chỉ là sự công nhận từ xã hội mà quan trọng hơn phải là sự công nhận từ tổ chức.

Chức vụ phải nhận được sự công nhận của tổ chức về quyền hạn, vị trí và chức năng mà chức vụ cá nhân đó đang nắm giữ. Chức vụ này sẽ không được ghi nhận nếu không nhận được sự công nhận của tổ chức đang quản lý.

b. Về chức năng, nhiệm vụ:

  • Chức danh: Cá nhân mang chức danh thực hiện chức danh của mình gắn liền với tên gọi. Chẳng hạn như: Bác sĩ (khám bệnh, chữa bệnh), Giáo viên (giảng dạy, dạy học).

  • Chức vụ: Người có chức vụ thường mang nhiều chức năng khác nhau và thường sẽ nắm giữ một vị trí quan trọng nhất định trong tập thể/tổ chức/đơn vị nào đó. Vì vậy nên chức năng của chức vụ sẽ được tổ chức quy định rõ ràng.

c. Về đơn vị quản lý:

Người có chức danh có thể có thể được quản lý bởi một đơn vị hoặc không. Những cá nhân này không bắt buộc phải thuộc đơn vị nào quản lý.

Một trong những đặc trưng, đặc điểm cơ bản của chức vụ là có sự công nhận của một tổ chức. Ghi nhận vị trí, những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đối với chức vụ đang nắm giữ. Vì vậy nên người nắm giữ chức vụ phải được quản lý bởi một tổ chức/đơn vị nhất định.

3. Chức danh nghề nghiệp là gì?

Theo quy định tại thông tư 12/2012/TT – BNV quy định về chức danh nghề nghiệp, chức danh nghề nghiệp được dùng làm căn cứ để thực thi các công tác tuyển dụng, quản lý.

Chức danh nghề nghiệp là tên gọi để thể hiện những thông tin sau trình độ, nghiệp vụ, năng lực chuyên môn của cá nhân đó xét trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Bình thường chức danh sẽ hay đi kèm với chức vụ. Chẳng hạn như bác sĩ sẽ có chức vụ bác sĩ trong bệnh viện/phòng khám và được công nhận bởi đơn vị người đó đang làm việc là bệnh viện/phòng khám và được công nhận với chức danh bác sĩ bởi xã hội.

Tuy nhiên trong một số trường hợp chức danh không đi kèm với chức vụ và ngược lại. Chằng hạn như giáo sư, bác sĩ y học nhưng lại có chức vụ Bộ trưởng Bộ  y tế.

Ví dụ về chức danh nghề nghiệp: Y tá, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên y, dược tá, hộ lý, phát thanh viên, huấn luyện viên, bình luận viên/ phóng viên cao cấp,…

4. Nhân viên là chức danh hay chức vụ?

Từ nhân viên phải đi kèm với một vị trí cụ thể nào đó mới có thể xác định chính xác được là chức danh hay chức vụ. Nhưng cũng có thể dựa vào những tiêu chí như: cá nhân này được xã hội công nhận trong quá trình gì, kế tiếp là cá nhân này đảm nhận vấn đề gì có nằm trong cơ quan nào quản lý hay không.

Kế tiếp, cá nhân này có đảm bảo đảm nhiệm được vai trò,vị trí nào tại cơ quan/tổ chức hay không. Vì thông thường chức vụ nắm giữ những vị trí quan trọng trong tổ chức.

Do tính chất cuối cùng nêu trên nên trong thực tế nhân viên là chức danh chứ không phải chức vụ.

5. Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?

Ta có thể khẳng định được rằng Hiệu trưởng là một chức vụ thông qua phân tích từ ví dụ trên. Để có thể nắm giữ chức vụ này người hiệu trưởng phải trải qua quá trình bổ nhiệm khó khăn và tuân thủ quy định pháp luật.

Kế tiếp, sau khi đã được bổ nhiệm vào chức danh trên thì Hiệu trưởng sẽ nhận được sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể nói Hiệu trưởng là một chức vụ quan trọng trong trường học, nắm giữ nhiệm vụ quản lý các chức danh phía dưới.

Phân tích kỹ hơn ta có thể thấy hiệu trưởng nắm giữ nhiều quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ quản lý trong trường học, thông qua các quy trình thủ tục để được bổ nhiệm. Nhưng ở góc độ trường học thì hiệu trưởng cũng là một giáo viên, cũng có quyền và nghĩa vụ thực hiện như một giáo viên. Mà giáo viên là chức danh đã được công nhận bởi pháp luật Việt Nam. Có thể suy ra hiệu trưởng vừa là chức danh, vừa là chức vụ.

Trên đây là những thông tin được chia sẻ bởi đội ngũ pháp lý của Glaw trả lời cho câu hỏi Chức danh là gì? Chức vụ là gì? Và những đặc điểm, bản chất liên quan đến hai khái niệm này. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trên sự nghiệp kinh doanh của mình.