Chứng minh thư mới do cơ quan nào cấp năm 2024

(Chinhphu.vn) - Theo dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết 31/12/2024.

Chứng minh thư mới do cơ quan nào cấp năm 2024

Chứng minh nhân dân (CMND) có thể không còn được sử dụng từ 1/1/2025.

Như vậy, theo đề xuất của Bộ Công an, chứng minh nhân dân (CMND) có thể không còn được sử dụng từ 1/1/2025.

Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi còn nêu rõ, khi CMND hết hiệu lực thì các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Cơ quan quản lý Nhà nước không được quy định các thủ tục về đính chính, thay đổi thông tin liên quan đến CMND, thẻ căn cước công dân trong các giấy tờ nêu trên.

Về thời hạn sử dụng chứng minh nhân dân, Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định, CMND có giá trị sử dụng 15 năm.

Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.

Còn theo khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014, CMND đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, Luật Căn cước công dân 2014 cho phép sử dụng chứng minh nhân dân đã cấp đến khi hết thời hạn quy định (15 năm). Song dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đã đề xuất chứng minh nhân dân chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024.

Về thời hạn sử dụng căn cước công dân (CCCD), Luật Căn cước công dân 2014 nêu rõ, thời hạn sử dụng căn cước công dân sẽ được in trực tiếp trên thẻ theo nguyên tắc: Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thu có giấy Chứng minh nhân dân (CMND) do Công an tỉnh Hưng Yên cấp từ năm 2002. Năm 2012, bà chuyển hộ khẩu về TP. Hải Phòng, nhưng chưa làm lại giấy CMND. Nay bà Thu muốn đổi giấy CMND sang thẻ Căn cước công dân.

Bà Thu hỏi, bà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại đâu và cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận số CMND cũ và Căn cước công dân mới cấp là cùng một người?

Về vấn đề này, Bộ Công an trả lời như sau:

Theo nội dung câu hỏi thì bà đã đăng ký thường trú tại TP. Hải Phòng, hiện nay, TP. Hải Phòng đã triển khai thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân.

Vì vậy, theo quy định tại Điều 26, Khoản 2, Điều 38 Luật Căn cước công dân; Khoản 2, Điều 16 Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 1/2/2016 của Bộ Công an thì bà có thể tiến hành thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại Công an quận nơi bà đăng ký thường trú hoặc Công an TP. Hải Phòng.

Theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Thông tư số 07/2016/TT-BCA; Điều 13 Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm lập Giấy xác nhận số CMND đã được cấp lần gần nhất khi công dân có yêu cầu xác nhận số CMND cũ.

Như vậy, bà nộp hồ sơ xin cấp thẻ Căn cước công dân tại cơ quan Công an nào thì cơ quan đó có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận số CMND khi bà yêu cầu.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân? Thời hạn giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân là bao lâu?

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân:

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2012/TT-BCA ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Công an quy định về mẫu Chứng minh nhân dân, những cơ quan sau đây có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân, cụ thể:

2.1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội Bộ Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân trong phạm vi toàn quốc.

2.2. Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân trong phạm vi của địa phương theo chỉ đạo và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công an.

2. Thời hạn giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 106/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ, thì kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định, cơ quan Công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời hạn giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.