Chuyên đề nghị luận văn học lớp 9

Chuyên đề nghị luận văn học lớp 9

Trong một cuộc khảo sát của HOCMAI, có đến 50% học sinh lớp 9 được hỏi cho biết các bạn chỉ biết học theo chương trình sách giáo khoa hay thầy cô hướng dẫn chứ không có một kế hoạch học tập cụ thể cho riêng mình. Vì vậy, trong thời gian phải học online như hiện nay, không ít học sinh đang gặp khó khăn trong việc hệ thống và chuẩn bị kiến thức phục vụ cho kỳ thi quan trọng.

13 chuyên đề và kĩ năng làm văn dưới đây là kết quả các thầy cô HOCMAI tổng hợp và phân tích cấu trúc đề thi vào 10 của các tỉnh thành trong những năm gần đây. HOCMAI hi vọng rằng thông qua bài viết này, các bạn học sinh lớp 9 có thể phần nào hình dung rõ hơn những nội dung trong đề thi và chuẩn chu đáo bị cho kì thi vào 10.

Chuyên đề nghị luận văn học lớp 9

Tổng hợp 13 chuyên đề Văn học sinh lớp 9 cần trang bị

  • Chuyên đề 1: Truyện và kí trung đại
  • Chuyên đề 2: Truyện thơ trung đại
  • Chuyên đề 3: Thơ về người lính trong kháng chiến
  • Chuyên đề 4: Thơ về tình cảm gia đình
  • Chuyên đề 5: Thơ về tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam
  • Chuyên đề 6: Truyện ngắn hiện đại
  • Chuyên đề 7: Văn nghị luận
  • Chuyên đề 8: Văn học nước ngoài
  • Chuyên đề 9: Tiếng Việt
  • Chuyên đề 10: Kỹ năng viết bài văn/ đoạn văn nghị luận văn học
  • Chuyên đề 11: Kỹ năng làm bài văn/ đoạn văn nghị luận xã hội
  • Chuyên đề 12: Kỹ năng làm dạng đọc hiểu văn bản
  • Chuyên đề 13: Kỹ năng làm bài trắc nghiệm

Phần trọng tâm cần nhớ của các chuyên đề

a. Chuyên đề 1 – 8

– Những kiến thức cần nhớ:

+ Tác giả, phong cách sáng tác nổi bật

+ Thể loại tác phẩm

+ Đề tài chính của tác phẩm

+ Hoàn cảnh sáng tác

+ Tóm tắt văn bản hoặc học thuộc thơ

+ Những ý chính trong tác phẩm

+ Những đặc sắc nghệ thuật

– Những bài tập từ cơ bản đến nâng cao liên quan đến từng văn bản: viết về một đoạn trích trong tác phẩm, hình tượng nhân vật trong bài, ý nghĩa nhan đề tác phẩm, so sánh một vấn đề trong hai tác phẩm….

b. Chuyên đề 9: Tiếng Việt

Hệ thống hóa kiến thức và các bài tập vận dụng về các nội dung: từ, cụm từ, câu, đoạn, văn bản, giao tiếp

c. Chuyên đề 10: Kĩ năng viết bài văn, đoạn văn nghị luận văn học

– Kĩ năng viết đoạn văn (các kiểu đoạn văn, cách làm qua các ví dụ trong các đề thi và đề biên tập).

– Kĩ năng làm bài văn (các dạng bài văn: nghị luận về đoạn thơ, đoạn văn hoặc một nội dung xuyên suốt tác phẩm).

– Kĩ năng làm dạng bài so sánh văn học

d. Chuyên đề 11: Kỹ năng làm bài văn/ đoạn văn nghị luận xã hội

– Phân loại (một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời sống, vấn đề đặt ra từ tác phẩm)

– Cấu trúc bài làm, luyện tập với các dạng đề tiêu biểu (trích từ các đề thi)

e. Chuyên đề 12: Kỹ năng làm dạng đọc hiểu văn bản

Phương thức biểu đạt, tiếng Việt, xác định đặc điểm nội dung, hình thức văn bản, vận dụng vào thực tế: nêu quan điểm về vấn đề…

f. Chuyên đề 13: Kỹ năng làm bài trắc nghiệm

– Tìm hiểu các kĩ năng làm phần trắc nghiệm thông qua việc luyện tập nghiên cứu một số đề văn tiêu biểu

Trên đây là 13 chuyên đề trọng tâm và những kĩ năng các bạn học sinh chuẩn bị lên lớp 9 cần trang bị. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về khối lượng kiến thức môn Ngữ văn cũng như nhanh chóng có sự chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào 10 đang đến gần. Đặc biệt, thời gian nghỉ để phòng chống dịch như hiện này chính là cơ hội để các bạn chủ động tự học, chuẩn bị trước kiến thức, giảm tải áp lực khi bước vào năm học chính thức.

Để ôn tập toàn diện các kiến thức trong 13 chuyên đề trọng tâm nói trên, học sinh lớp 9 có thể tham khảo các bài giảng trong chương trình HM10 Tổng ôn. Khóa học có trọn bộ bài giảng với đầy đủ các chuyên đề cần ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi ở 3 môn Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh. Bên cạnh việc được củng cố kiến thức một cách hệ thống, học sinh còn có cơ hội nâng cao kĩ năng thông qua việc luyện tập với các dạng bài thường gặp trong đề thi.

Chỉ với một chiếc điện thoại hay máy tính, các bạn có thể ôn luyện ngay tại nhà cùng các thầy cô Top đầu cả nước. Toàn bộ những thắc mắc của học sinh trong quá trình học tập cũng sẽ được các giáo viên có chuyên môn giải đáp nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Với hình thức học trực tuyến an toàn, hiệu quả, HM10 Tổng ôn sẽ là một người bạn đồng hành tin cậy cho các bạn học sinh lớp 9 trong năm học mới được dự đoán sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch Covid-19. Vì vậy, đừng chần chừ nữa nhé 2k7 ơi, bứt phá cùng HM10 Tổng ôn ngay từ bây giờ nào!

>> Đăng ký nhận tài liệu và HỌC THỬ MIỄN PHÍ chương trình tổng ôn kiến thức vào 10 <<<

Chuyên đề VĂN NGHỊ LUẬN

A – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Chương trình Ngữ văn THCS hướng tới hình thành ở HS những hiểu biết và kĩ năng về các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính. Mục tiêu này không chỉ được thể hiện trong phần Tập làm văn, mà còn ở cả phần Văn học. Trong phần Văn học, HS được tiếp xúc với rất nhiều văn bản tác phẩm văn học Việt Nam và văn học nước ngoài thuộc các thể loại khác nhau, ở nhiều thời kì văn học khác nhau. Nhằm hướng vào việc hình thành những hiểu biết và kĩ năng về từng kiểu văn bản, phần Văn học cũng được sắp xếp theo từng cụm tác phẩm và thể loại phù hợp với từng kiểu văn bản. Chẳng hạn, ở lớp 6 chương trình tập trung vào văn bản tự sự, do đó phần Văn học cũng chủ yếu là các tác phẩm truyện (bao gồm truyện dân gian, truyện hiện đại); còn học kì I lớp 7 HS được làm quen với kiểu văn bản biểu cảm trong phần Tập làm văn, thì tương ứng với nó, phần Văn học có các cụm văn bản ca dao – dân ca, thơ trữ tình hiện đại và tuỳ bút – bút kí giàu chất trữ tình.

Vãn nghị luận là một trong những kiểu văn bản (và thể loại) quan trọng trong chương trình THCS, có ở cả ba lớp: 7, 8, 9. Phần văn nghị luận ở lớp 9 số lượng văn bản không nhiều và đểu là nghị luận hiện đại, bao gồm hai loại: nghị luận xã hội (Bàn về đọc sách, Chuẩn bị hành trang vào thê kỉ mới), nghị luận văn học (Tiếng nói của văn nghệ, Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten). Ngoài ra, các văn bản nhật dụng ở lớp 9 cũng đều thuộc kiểu văn bản nghị luận (Phong cách Hồ Chí Minh, Đâu tranh cho một thế giới hoà bình).

Xem thêm: Chuyên đề Thơ hiện đại Việt Nam – Ngữ văn 9 Bài thơ “Sang thu”

2. Tuỳ thuộc vào đối tượng nghị luận, về đại thể vãn nghị luận được chia làm hai loại: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Giữa hai loại ấy cũng không có sự tách biệt tuyệt đối, bởi tác phẩm văn học là sự phản ánh, nghiền ngẫm của nhà văn về đời sống; là sự sáng tạo một thế giới nghệ thuật dựa trên sự quan sát, hiểu biết về xã hội và con người. Bởi thế, có những đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí lại được rút ra từ một nhận định, một câu văn trong tác phẩm văn học, hay một câu ca dao, tục ngữ.

Nghị luận xã hội có phạm vi tương đối rộng: nghị luận về một tư tướng, dạo lí; nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; ngoài ra còn có nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (có thể coi là sự kết hợp của cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học).

Nghị luận văn học cũng có nội dung hết sức phong phú: nghị luận về một vấn đề mang tính chất nguyên lí của văn học (như đặc trưng, chức năng, ý nghĩa, tác dụng của văn học); nghị luận về một giai đoạn, một trào lưu, về tác giả, về tác phẩm hay một trích đoạn (thơ, truyện, kịch); nghị lụận về một nhân vật, một hình ảnh trong tác phẩm hoặc liên văn bản. Trong chương trình THCS, phần văn bản nghị luận văn học tập trung vào những vấn đề mang tính nguyên lí (Ý nghĩa văn chương, Tiếng nói của văn nghệ, Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten). Trong khi đó, văn nghị luận ở phần Tập tàm văn lại tập trung vào hình thành kĩ năng nghị luận về tác phẩm gắn với đặc trưng thể loại (nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích), về một bài thơ (đoạn thơ),…)-

Riêng bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten xem ở chuyên đề văn học nước ngoài.

Nghị luận văn học ngữ văn 9

 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Nghị luận văn học là dạng nghị luận mà vấn đề được đưa ra bàn luận, giải quyết là các vấn đề thuộc về lĩnh vực văn học (lịch sử văn học, sự kiện văn học, tác phẩm, tác giả, nhân vật văn học,…).

2. Một bài nghị luận văn học thường hội tụ khá nhiều tri thức: tri thức về lí luận văn học, về lịch sử văn học, về tác giả, tác phẩm (bối cảnh xã hội, trào lưu văn học, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm,…). Trên cơ sở vốn tri thức đã có, người viết đồng thời cũng xác định một lập trường, đứng từ một góc độ nào đó để phân tích, lí giải, đánh giá và bộc lộ chủ kiến của mình. Nói cách khác, kiểu bài nghị luận văn học đòi hỏi tính tích cực, sáng tạo và năng lực, bản sắc cá nhân của người viết.

Để viết một bài nghị luận văn học, cần sử dụng kết hợp các kĩ năng, thao tác như giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng, bình luận,… Thao tác chính của nghị luận văn học là phân tích. Đó không chỉ là thao tác phân chia vấn đề (đối tượng) ra từng bộ phận, từng khía cạnh để miêu tả, tìm hiểu, làm rõ đặc điểm mà còn bao hàm cả sự nhận xét, đánh giá, lí giải,… của người viết về vấn đề (đối tượng) ấy bằng nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mình. Chẳng hạn, đề bài: “Phân tích nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao” không chỉ đòi hỏi người viết phải lần lượt nêu lên rồi chứng minh từng đặc điểm của nhân vật lão Hạc (nghèo khổ, giàu tình yêu thương, giàu lòng tự trọng,…) mà còn phải thể hiện cách lí giải, cảm nhận của mình đối với các chi tiết nghệ thuật cụ thể liên quan đến nhân vật trong tác phẩm; từ đó rút ra nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Nam Cao và khái quát về ý nghĩa của hình tượng nhân vật,…

Xem thêm: Cách làm một số dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí – Ngữ văn 9

Từ những đặc điểm trên, có thể thấy, nghị luận văn học là kiểu bài vừa đòi hỏi tính tổng hợp của tri thức, của kĩ năng; vừa là sản phẩm cảm thụ có tính cá thể. Muốn viết tốt một bài nghị luận văn học thì cùng với kiến thức, năng lực cảm thụ, HS cần có kĩ năng kết hợp đồng thời, linh hoạt nhiéu thao tác lập luận để làm sáng tỏ vấn đề và trình bày một cách thuyết phục, hấp dẫn những ý kiến, nhận định của mình.