Chuyên đề phương pháp dạy toán lớp 2 năm 2024

Để giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động trong học tập: Học mà chơi- chơi mà học. Kết hợp các phương pháp và hình thức dạy tích cực với dạy học truyền thống. Chào mừng 78 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12. Ngày 1 tháng 12 năm 2022 Đại diện Khối 2- Cô giáo Bùi Thị Phương Anh đã lên lớp thể nghiệm chuyên đề Môn Toán - Bài 24: Luyện tập chung( Tiết 1) tại lớp 2A3.

Trong tiết Luyện tập chung học sinh được cuốn vào các hoạt động học tập do cô giáo Phương Anh tổ chức và chỉ đạo. Thông qua đó, học sinh tự khám phá, ôn luyện lại kiến thức. Cô đã giúp cho từng học sinh ôn tập, hệ thống lại kiến thức và tham gia tích cực vào các hoạt động học tập.

Trong một lớp học, trình độ kiến thức, tư duy của các em không đồng đều nhưng nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò; trò và trò đã giúp học sinh ôn tập, chiếm lĩnh nội dung học tập một cách tự nhiên nhất. Thông qua thảo luận, tranh luận sôi nổi trong giờ học, mỗi ý kiến của học sinh được bộc lộ, khẳng định qua đó giúp học sinh tự nhận thức, tự trau dồi kiến thức cho mình.

Nhờ vận dụng tối đa kỹ thuật hoạt động nhóm. Mỗi nhóm 4 đến 6 bạn. Thông qua các nhóm nhỏ mà mỗi thành viên đều làm việc tích cực, không ỷ lại vào những bạn khá giỏi. Các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm cùng nhau luyện tập, ôn luyện lại kiến thức. Tiết học Toán trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau giữa học sinh và học sinh.

Tiến trình dạy học hợp lý nhẹ nhàng, các hoạt động học tập diễn ra tự nhiên, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học.

Chỉ trong thời gian ngắn 35 phút nhưng với kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm qua, cô giáo Bùi Thị Phương Anh đã giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp thu bài học để giờ học nhẹ nhàng, sáng tạo, học sinh yêu thích và say mê hơn với môn Toán.

- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi nên việc tiếp cận với chương trình mới, với việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại khá nhanh chóng, thành thạo.

- Giáo viên được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và đặc biệt là đồ dùng dạy học môn Toán lớp 2 khá đầy đủ, đẹp, phong phú về thể loại.

Bộ đồ dùng của giáo viên và học sinh giống nhau, khi sử dụng rất thuận lợi.

-Sự chỉ đạo sâu sát của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường, chuyên môn nhà trường có vai trò tích cực giúp giáo viên thực hiện đúng chương trình nội dung môn toán lớp 2+3.

- Cơ sở vật chất nhà trường được trang bị đầy đủ đặc biệt là đồ dùng dạy học .cũng tạo điều kiện thuận lợi giúp giáo viên, học sinh hoàn thành tốt việc dạy và học.

- Học sinh các lớp đều được học 2 buổi /ngày. Vì vậy có nhiều thời gian cho việc luyện tập thực hành ở buổi 2.

- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng các môn học nói chung và môn toán nói riêng.

1.2. Khó khăn:

- Giáo viên: Một số giáo viên việc sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, có đồng chí ngại dùng, còn lúng túng khi sử dụng, nên hiệu quả tiết dạy chưa cao.

- Học sinh: Ở độ tuổi các em dễ tiếp thu nhưng lại chóng quên dẫn đến việc học tập chưa cao.

Bên cạnh đó còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình, còn có quan điểm “Trăm sự nhờ nhà trường, nhờ cô”cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh.

Chính vì vậy “ Dạy học Toán lớp 2+3 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới” là một vấn đề bức xúc, cần thiết đặt ra đối với mỗi thầy cô giáo và với người quản lý chỉ đạo. Để giáo viên tự tin trong giảng dạy, học sinh chủ động trong học tập, học sinh tự tìm kiếm kiến thức mới. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán nói chung và Toán lớp 2+3 nói riêng. Đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục, theo kịp sự phát triển nhanh chóng của xã hội.

Những vấn đề trăn trở và tồn tại trên đây là động cơ thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu thực tế giảng dạy, tìm tòi tham khảo sách báo tạp chí để nghiên cứu chuyên đề: “ Vận dụng các phương pháp dạy học môn Toán lớp 2+ 3 nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh.”

Chuyên đề phương pháp dạy toán lớp 2 năm 2024
19 trang | Chia sẻ: | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 6Download

Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vận dụng các phương pháp dạy học môn Toán Lớp 2+3 nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ

năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ởcác lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức

giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.

Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất

và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Toán được ban hành theo Thông tư

32/2018/TT-BGDĐT. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở nhằm bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi.

Chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt đối với học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết để tạo cho tác

giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo.

II. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC

Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ

năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực

tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa

Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa

học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện

giáo dục STEM.

Nội dung môn Toán thường mang tính logic, trừu tượng, khái quát. Do đó, để

hiểu và học được Toán, chương trình Toán ở trường phổ thông cần bảo đảm sự cân đối

giữa “học” kiến thức và “vận dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể.

Trong quá trình học và áp dụng toán học, học sinh luôn có cơ hội sử dụng các

phương tiện công nghệ, thiết bị dạy học hiện đại, đặc biệt là máy tính điện tử và máy

tính cầm tay hỗ trợ quá trình biểu diễn, tìm tòi, khám phá kiến thức, giải quyết vấn đề

toán học.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, Toán là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến

lớp 12. Nội dung giáo dục toán học được phân chia theo hai giai đoạn:

  • Giai đoạn giáo dục cơ bản: Môn Toán giúp học sinh hiểu được một cách có hệ

thống những khái niệm, nguyên lí, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi

người, làm nền tảng cho việc học tập ở các trình độ học tập tiếp theo hoặc có thể sử

dụng trong cuộc sống hằng ngày.

  • Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Môn Toán giúp học sinh có cái

nhìn tương đối tổng quát về toán học, hiểu được vai trò và những ứng dụng của toán

học trong thực tiễn, những ngành nghề có liên quan đến toán học để học sinh có cơ sở

định hướng nghề nghiệp, cũng như có khả năng tự mình tìm hiểu những vấn đề có liên

quan đến toán học trong suốt cuộc đời. Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi

năm học, học sinh (đặc biệt là những học sinh có định hướng khoa học tự nhiên và

công nghệ) được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng

cường kiến thức về toán học, kĩ năng vận dụng kiến thức toán vào thực tiễn, đáp ứng

sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Chương trình môn Toán trong cả hai giai đoạn giáo dục có cấu trúc tuyến tính

kết hợp với “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần), xoay quanh và

tích hợp ba mạch kiến thức: Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo

lường; Thống kê và Xác suất.

III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

vấn đềtoán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện

học toán.

  1. Yêu cầu cần đạt tổng thể môn Toán lớp 2 Chương trình giáo dục phổ thông

Nội dung Yêu cầu cần đạt SỐ VÀ PHÉP TÍNH

Số tự nhiên

Số tự nhiên

Số và cấu tạo thập phân của một số

  • Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 1000.
  • Nhận biết được số tròn trăm.
  • Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số.
  • Thực hiện được việc viết số thành tổng của trăm, chục, đơn vị.
  • Nhận biết được tia số và viết được số thích hợp trên tia số.

So sánh các số

  • Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi
  • Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000).
  • Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000).

Ước lượng số đồ vật

Làm quen với việc ước lượng số đồ vật theo các nhóm 1 chục. Các phép tính với số tự nhiên

Phép cộng, phép trừ

  • Nhận biết được các thành phần của phép cộng, phép trừ.
  • Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ, có nhớ không quá một lượt) các số trong phạm vi 1000.
  • Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).

Phép nhân, phép chia

  • Nhận biết được ý nghĩa của phép nhân, phép chia.
  • Nhận biết được các thành phần của phép nhân, phép chia.
  • Vận dụng được bảng nhân 2 và bảng nhân 5 trong thực hành tính.
  • Vận dụng được bảng chia 2 và bảng chia 5 trong thực hành tính.

Tính nhẩm

  • Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20.
  • Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm trong phạm vi 1000.

Thực hành giải - Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ,

quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học

nhân, chia) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.

  • Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính (ví dụ: bài toán về thêm, bớt một số đơn vị; bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị).

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

Hình học trực quan

Hình phẳng và hình khối

Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng của một số hình phẳng và hình khối đơn giản

  • Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đường cong, đường thẳng, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan.
  • Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
  • Nhận dạng được khối trụ, khối cầu thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học

  • Thực hiện được việc vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
  • Nhận biết và thực hiện được việc gấp, cắt, ghép, xếp và tạo hình gắn với việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
  • Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến hình phẳng và hình khối đã học.

Đo lường

Đo lường

Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng

  • Nhận biết được về “nặng hơn”, “nhẹ hơn”.
  • Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: kg (ki-lô-gam); đọc và viết được số đo khối lượng trong phạm vi 1000kg.
  • Nhận biết được đơn vị đo dung tích: l (lít); đọc và viết được số đo dung tích trong phạm vi 1000 lít.
  • Nhận biết được các đơn vị đo độ dài dm (đề-xi- mét), m (mét), km (ki-lô-mét) và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học.
  • Nhận biết được một ngày có 24 giờ; một giờ có 60 phút.
  • Nhận biết được số ngày trong tháng, ngày trong tháng (ví dụ: tháng Ba có 31 ngày; sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5).
  • Nhận biết được tiền Việt Nam thông qua hình ảnh một số tờ tiền. Thực hành đo đại lượng
  • Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng (một số loại cân thông dụng, thước thẳng có chia vạch đến xăng-ti- mét,...) để thực hành cân, đo, đong, đếm.
  • Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6.
  • Yêu cầu cần đạt về năng lực Bao gồm các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của từng bộ môn cần phát

triển năng lực cho học sinh khi học xong bài học.

  1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

  1. Giáo viên:
    • TBDH:....
  2. Nội dung PBT (nếu có)
  3. Học sinh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động mở đầu: Khởi động – Ôn bài (nếu có) HĐ Hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1: Khám phá Phương pháp dạy học:................ Cách tiến hành:........................

Hoạt động 2: Hoạt động (Luyện tập) Phương pháp dạy học:................

Cách tiến hành:........................ Hoạt động 3: Luyện tập Phương pháp dạy học:................

Cách tiến hành:........................ Hoạt động:Củng cố - dặn dò

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC (Nếu có)

Mẫu Kế hoạch bài dạy:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TOÁN

Bài 19 : PHÉP CỘNG ( CÓ NHỚ ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( tiết 1)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng
  2. Làm quen với phép công (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số với cách đặt

tính

  • Vận dụng giải các bài tập có liên quan.
  • Áp dụng cộng có nhớ với đơn vị đo lít
  • Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực
  1. Năng lực chung
  • Năng lực tự chủ và tự học: HS tự giác trong học tập, chú ý nghe giảng và hoàn thành

bài tập

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các bài tập và tính huống trong

bài.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự tin trao đổi với bạn bè trong lớp. Báo cáo được

kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm, cá nhân.

  1. Năng lực đặc thù
  • Năng lực tư duy và lập luận toán học: qua việc thực hành, luyện tập
  • Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học

để giải quyết các bài tập, tình huống.

  • Năng lực giao tiếp toán học: Tự tin trao đổi với bạn bè trong lớp. Báo cáo được kết

quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm, cá nhân.

  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Hoàn thành các nhiệm vụ. Vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào

cuộc sống hằng ngày

  • Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập và mạnh dạn nói lên ý kiến của mình.
  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên: giáo án power point, SGK, ứng dụng Google meet, Azota...
  2. Học sinh: : SGK Toán 2, vở Toán, bút chì, bút mực, thước, bảng con, vở nháp...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

  • Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
  • Nội dung: Kiểm tra bài cũ qua trò chơi: Chú ếch mưu trí
  • GV giới thiệu, phổ biến cách chơi
  • GV nhận xét, tuyên dương
  • Giới thiệu chủ đề 4: Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100
  • Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
  • Lắng nghe
  • HS nhận xét
  • Lắng nghe
  • HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ
  • Mục tiêu:
  • Làm quen với phép công (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số với cách đặt tính
  • Đặt tính theo cột dọc

Chum B đựng nhiều nước nhấtì: Chum A : 59 l + 9 l = 68l Chum B: 61l + 9l = 70l Chum C: 57l + 4l = 61l